Chào LSnguyenhoanglong.1970 !
Tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến thẳng thắng của bạn nhưng các ví dụ của bạn thì tôi xin có ý kiến để mong bạn xem lại
“Ví dụ ở chủ đề http://danluat.thuvienphapluat.vn/van-de-ve-tranh-chap-quyen-su-dung-dat-102880.aspx tôi cho rằng nội dung tư vấn chưa đạt yêu cầu vì thân chủ muốn biết căn cứ pháp luật nào qui định việc họ được khởi kiện để đòi lại QSDĐ nhưng chưa được đáp ứng.”
Ở Ví dụ này, bạn đã lấy 1 trường hợp để kết luận là chưa thuyết phục . Đúng như bạn nthdieu đã có ý kiến.
Mặt khác, tôi thấy ý kiến tư vấn rất rỏ ràng là cần phải làm rỏ thêm:
“1. Cần xem lại hai sự kiện pháp lý là:
- Việc chuyển nhượng giữa cơ quan A cho bà B giá trị pháp lý đến đâu (có hợp pháp hay không);
- Căn cứ để UBND huyện cấp GCN QSD đất cho bố chồng bà B? Có việc chuyển quyền sử dụng đất giữa bà B cho bố chồng không?”
Chưa làm rỏ điều này thì làm sao đưa cơ sở pháp lý được bạn ? Bạn cho là tư vấn của luật sư khiến yêu cầu của người hỏi “ chưa được đáp ứng.” thì có lẽ hơi chủ quan : người hỏi đã thoã mãn yêu cầu nên không hỏi tiếp và đã “cảm ơn”
“Thêm vài ví dụ: tại topic http://danluat.thuvienphapluat.vn/thu-tuc-lam-giay-uy-quyen-102450.aspx hoặc tại topichttp://danluat.thuvienphapluat.vn/ban-dat-dang-tranh-chap-71406.aspx hiện có những quan điểm đối lập nhưng không có ý kiến kết luận của BQT, BĐH quan điểm nào đúng thì thân chủ biết nghe theo quan điểm nào? Mà nếu vậy thì hóa ra sau khi được tư vấn thân chủ lại càng mờ mịt, mất phương hướng! Trân trọng.”
ở diễn đàn http://danluat.thuvienphapluat.vn/ban-dat-dang-tranh-chap-71406.aspx thì việc đúng sai đã “rất” rõ, không cần phải có “kết luận” gì nữa ! Vấn đề là người tư vấn sai, dù có nhiều ý kiến góp ý, nhưng họ không nhận sai mà thôi !
tại topic http://danluat.thuvienphapluat.vn/thu-tuc-lam-giay-uy-quyen-102450.aspx thì tôi nghĩ luật sư đã có nhầm lẫn khi đọc bài viết của tôi.
Hợp đồng mà bạn QuyetQuyen nói là “hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp bất động sản, hợp đồng góp vốn bằng bất động sản, văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản là bất động sản.”
Tôi tạm gọi là hợp đồng A.
Còn tôi nói là Hợp đồng Uỷ quyền (hợp đồng B), không thuộc trường hợp điều chỉnh của luật công chứng, nên có thể thực hiện được từ nước ngoài. Mục đích thực hiện HĐ B là nhờ người khác thực hiện HĐ A tại công chứng ở VN. Không có mâu thuẩn như bạn nêu nên không cần phải có “kết luận”.
Bạn viết có vài bài viết mà đã gây tranh luận thì nên thông cảm cho các luật sư khi tư vấn nhiều bài và phải cố gắng tranh thủ thời gian vốn eo hẹp.
Bản án đươc nghiên cứu hồ sơ nhiều tháng và xét xử qua nhiều cấp mà còn có sai sót thì việc tư vấn trên mạng khi không có hồ sơ nghiên cứu thì khó mà tuyệt đối được, tuy nhiên đúng là cần hạn chế sai sót đến mức thấp nhất vì lợi ích người xin tư vấn.
Trân trọng !
Cập nhật bởi ngocloan1990 ngày 24/10/2013 01:21:18 CH