Đây là thắc mắc của nhiều người khi theo dõi vụ án liên quan đến các bất động sản ở Đà Nẵng. Được biết tất cả các bị can đều có hộ khẩu thường trú ở Đà Nẵng, các bất động sản liên quan đến vụ án đều ở Đà Nẵng, hành vi phạm tội cũng xảy ra ở Đà Nẵng nhưng lại được xét xử sơ thẩm ở TAND TP. Hà Nội.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 289 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì “đáng lẽ ra” vụ án này phải được xét xử sơ thẩm tại TAND TP Đà Nẵng.
Tuy nhiên nhiều người sẽ không để ý rằng, BLTTHS có quy định về thẩm quyền truy tố của VKSND. Theo đó, vụ án này thì việc thực hành quyền công tố và kiểm sát thuộc VKSND Tối cao.
Khoản 1 Điều 239 BLTTHS có quy định:
Đối với vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp trên quyết định việc truy tố. Chậm nhất là 02 tháng trước khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát cấp trên phải thông báo cho Viện kiểm sát cấp dưới cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án để cử Kiểm sát viên tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án. Ngay sau khi quyết định truy tố, Viện kiểm sát cấp trên ra quyết định phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử; sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng, Viện kiểm sát cấp dưới có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử theo đúng quy định của Bộ luật này.
|
Như vậy, việc phân công VKSND cấp tỉnh/thành phố trực thuộc TW để thực hiện quyền công tố, kiểm sát theo đúng trình tự tố tụng là đúng quy định theo quy định tại Quyết định 314/QĐ-VKSTC. Và không có quy định nào bắt buộc là VKSND tối cao phải phân công VKSND Đà Nẵng thực hiện quyền công tố và kiểm sát vụ án này cả. Cụ thể ở đây VKSDN TP Hà Nội là đơn vị được phân công, và kết quả là vụ án được truy tố sau đó được xét xử theo thủ tục sơ thẩm tại TAND TP Hà Nội là đúng với quy định.