Đóng dấu, ký tên có thể hiểu là việc thể hiện xác nhận tính pháp lý của văn bản, giao dịch, giấy tờ,… vì vậy việc đóng dấu, ký tên phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Tuy nhiên có phải trường hợp nào cũng cần ký tên và đóng dấu hay chỉ cần một trong hai là được? Dưới đây là nội dung phân tích vấn đề pháp lý này.
*** Trong lĩnh vực doanh nghiệp:
Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành thì con dấu của doanh nghiệp được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.
Luật doanh nghiệp 2020 quy định mới Doanh nghiệp không phải thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng (hiện hành quy định phải thông báo).
Căn cứ nguyên tắc trên có thể hiểu việc sử dụng con dấu sẽ tùy từng trường hợp cụ thể mà có bắt buộc hay không:
+ Pháp luật quy định bắt buộc;
+ Các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng con dấu
+ Điều lệ công ty có quy định
*** Trong lĩnh vực kế toán: Khoản 2, Điều 24 Luật Kế toán 2015 quy định sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.
Như đã nói trên việc sử dụng con dấu được quy định cụ thể trong luật chuyên ngành nếu trường hợp điều lệ công ty, quy định nội bộ không quy định và không vi phạm điều cấm của luật thì việc sử dụng đồng thời con dấu và chữ ký là không bắt buộc.
Trên đây là cách hiểu của mình về vấn đề này, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thành viên.
>>> Hướng dẫn đóng dấu, ký tên đúng chuẩn pháp luật áp dụng từ 05/03/2020: Xem TẠI ĐÂY
Cập nhật bởi MinhPig ngày 04/11/2020 03:53:03 CH