Đòi nợ như thế nào là đúng luật?

Chủ đề   RSS   
  • #593940 18/11/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2142)
    Số điểm: 74981
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Đòi nợ như thế nào là đúng luật?

    Trước đây, đòi nợ là một trong hình thức kinh doanh dịch vụ, là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Theo đó, nhiều người đã dựa vào dịch vụ này để đòi những món nợ dai dẳng, khó đòi. Tuy nhiên, liệu đến hiện tại pháp luật có quy định như thế nào về dịch vụ này, có được thuê người đòi nợ hay không? Nếu không thì phải đòi nợ như thế nào?

    Kinh doanh đòi nợ thuê là gì?

    Đòi nợ thuê là một ngành dịch vụ đòi nợ, là việc những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện một hành vi đòi nợ khách nợ theo yêu cầu của chủ nợ.  

    Tuy nhiên, ngành dịch vụ này đã bị cấm kể từ ngày 01/01/2021  theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020. Theo đó, dịch vụ này là một trong những dịch vụ bị pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. 

    Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 77 Luật Đầu tư 2020 cũng nêu rõ: 

    Hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ ký trước ngày 01/01/2021 chấm dứt hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021; các bên tham gia hợp đồng được thực hiện các hoạt động để thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    doi-no-dung-luat

    Xử phạt hành vi kinh doanh dịch vụ đòi nợ sau ngày 01/01/2021

    Căn cứ tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh sẽ bị xử phạt như sau:

    Phạt tiền từ 60-80 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. 

    Lưu ý: Đây là mức phạt đối với cá nhân còn tổ chức thì mức xử phạt sẽ gấp đôi (Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).

    Ngoài ra, hành vi vi phạm này còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.

    Đòi nợ như thế nào là đúng luật?

    Để không vi phạm pháp luật, người cho vay không được thực hiện một trong các hành vi: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần hoặc bắt giữ người vay trái pháp luật để nhằm đòi nợ. Những hành vi này có thể dẫn đến việc bạn bị xử phạt hành chính, hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội như: Tội đe doạ giết người (Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015), Tội xâm phạm chỗ ở của người khác ( Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS 2015).

    Trong trường hợp trên, nếu hết thời hạn cho vay mà bên vay vẫn chưa trả nợ, bên cho vay có thể khởi kiện lên tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

    Theo quy định, người dân có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân để đòi tiền vay từ các con nợ chây ỳ. Thủ tục gửi đơn khởi kiện đến Tòa án được thực hiện như sau:

    Bước 1: Viết đơn khởi kiện và chuẩn bị hồ sơ. Đơn khởi kiện đòi nợ phải có đầy đủ các nội dung như: Ngày, tháng, năm làm đơn; tên Tòa án nhận đơn; tên, nơi cư trú, làm việc của người cho vay, người đi vay; nội dung đòi nợ…Khi đó, người cho vay phải chuẩn bị các giấy tờ: Đơn khởi kiện; Bản sao hợp đồng vay, giấy vay… (nếu có); Bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân…

    Bước 2: Nộp hồ sơ. Người dân có thể nộp hồ sơ đến Tòa thông qua một trong ba cách: Nộp trực tiếp, gửi theo đường bưu điện, gửi trực tuyến đến Tòa án cấp huyện người vay tiền sinh sống, làm việc.

    Bước 3: Tòa án thụ lý và giải quyết. Sau khi nhận đơn khởi kiện, nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, Tòa án sẽ yêu cầu người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí. Sau đó Tòa án sẽ là việc xem xét và đưa ra xét xử sơ thẩm.

    Khi nhận thấy hành vi vay tiền của người đi vay có dấu hiệu của tội phạm như có hành vi gian dối để vay tiền sau đó bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì người cho vay có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS 2015) hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS 2015).

     
    3760 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #595316   07/12/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Đòi nợ như thế nào là đúng luật?

    Cảm ơn những chia sẻ của tác giả
     
    Thời gian qua có nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ để biến tướng thành các băng nhóm cưỡng đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen làm ảnh hưởng đến an ninh – trật tự xã hội, dẫn tới nhiều hệ quả xấu đối với xã hội. Nhận thấy được vấn đề đó, Luật Đầu tư 2020 đã chính thức “khai tử” dịch vụ đòi nợ này. Theo đó, dịch vụ đòi nợ thuê chính thức “khai tử”, các Hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ được ký kết trước ngày 01/01/2021 phải thanh lý, doanh nghiệp đang được cấp phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ có thể giải thể hoặc phải chuyển đổi sang ngành nghề kinh doanh khác.
     
    Báo quản trị |  
  • #595330   07/12/2022

    Đòi nợ như thế nào là đúng luật?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà tác giả chia sẻ. Việc đòi nợ không đúng cách có thể khiến chủ nợ vướng vào vòng lao lý khi mắc phải 1 trong số các tội danh sau đây:

    (1) Tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 khi người cho vay dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người vay lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. \

    (2) Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 khi người cho vay đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần người vay nhằm chiếm đoạt tài sản. 

    (3) Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015 khi người cho vay có hành vi bắt, giữ hoặc giam người vay trái pháp luật.

    Nếu thực hiện một trong các hành vi nêu trên, người cho vay sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với mức phạt tương đối nghiêm khắc. Điển hình với Tội cướp tài sản, mức phạt tù từ 03 - 10 năm, nếu có thêm các tình tiết tăng nặng, mức phạt sẽ cao hơn rất nhiều. Do vậy, nguyên tắc đòi nợ đúng luật mà người cho vay cần lưu ý là không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, không uy hiếp tinh thần và không bắt giữ người vay trái pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tranquanghung651999@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/12/2022)
  • #597484   27/01/2023

    camnhungtng
    camnhungtng
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/12/2022
    Tổng số bài viết (243)
    Số điểm: 1932
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 21 lần


    Đòi nợ như thế nào là đúng luật?

    Mình cám ơn bạn đã chia sẻ thông tin. Đòi nợ là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, tuy nhiên sau ngày 01/01/2021 thì ngành nghề này đã bị cấm. Do đó, nếu ai kinh doanh dịch vụ này sẽ được xem là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu hình sự. Nếu người vay tiền không trả tiền thì người cho vay có thể khởi kiện ra Tòa án để đòi lại tiền, tránh việc dùng vũ lực, uy hiếp, bắt giữ người trái phép,… để đòi nợ vì đây là hành vi vi phạm pháp luật, dễ dẫn đến bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự.

     
    Báo quản trị |