Doanh nghiệp trả trợ cấp thôi việc dựa trên mức lương nào là hợp lý?

Chủ đề   RSS   
  • #168410 26/02/2012

    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1499 lần


    Doanh nghiệp trả trợ cấp thôi việc dựa trên mức lương nào là hợp lý?

     

        Có một người bạn muốn trao đổi vấn đề khá "nóng bỏng" sau. Mong nhận được tư vấn của LS và các bạn.

        Vấn đề Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc, hiện nay, có rất nhiều quan điểm và thực tế thì hướng dẫn và quy định trong các văn bản pháp luật cũng hướng dẫn khá chung chung.

        Đa phần các DN hiện nay đều quy định trong HĐLĐ 2 mức lương (Lương cơ bản + Lương công việc - hoặc tên gọi khác Lương hiệu suất, Lương năng suất) hoặc quy định Mức lương chính + Phụ cấp (để đảm bảo Tiền lương Người lao động thực nhận đúng như đã thỏa thuận).

        Theo mình hiểu thì Bảo hiểm họ chỉ quan tâm đến Mức lương chính ghi trong HĐLĐ mà họ không quan tâm đến phụ cấp (miễn là Mức lương không thấp hơn Lương tối thiểu vùng). Nhưng Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc thì là Tiền lương, tiền công ghi trong HĐLĐ, bao gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực.

        Như vậy, các câu hỏi sẽ là:

        1. Nếu doanh nghiệp ghi trong HĐLĐ 2 Mức lương (Lương cơ bản + Lương công việc). Ví dụ: Lương thỏa thuận với NLĐ là 7 triệu, thì sẽ ghi Tiền lương trong HĐLĐ là Lương cơ bản = 3 triệu, Lương công việc = 4 triệu. Và Trong HĐLĐ thỏa thuận rõ ràng là Lương cơ bản là lương dùng để đóng BHXH, chi trả các chế độ trợ cấp.

        - Vậy DN quy định như vậy thì khi đóng BH thì có được BHXH chấp nhận không? (vì mình nghe bên nhân sự bên mình nói là nếu trong HĐ ghi 2 mức lương thì BHXH sẽ không chấp nhận cho đóng BH)?

        - Khi chi trả chế độ trợ cấp thì DN chỉ trả trên mức lương căn bản mà không trả trên Lương cơ bản + Lương công việc thì có được không? (Đây là vấn đề mà NLĐ rất hay thắc mắc và đề nghị được trả trợ cấp trên Tổng lương cơ bản + Lương công việc, chứ thường không đồng ý chỉ nhận trợ cấp trên Lương cơ bản).

        2. Nếu DN ghi Mức lương chính + Phụ cấp, thì khi chi trả chế độ trợ cấp sẽ chỉ trả trên Mức lương chính hay phải trả trên tổng Mức lương chính + Phụ cấp?

        3. Có nhiều ý kiến cho rằng, nếu bình thường không tranh chấp thì DN có thế làm theo 2 cách trên, nhưng nếu có tranh chấp tại Tòa án, thì Tòa án thường yêu cầu DN phải chi trả chế độ trên Lương cơ bản + Lương công việc, mà không chấp nhận chỉ trả trên Lương cơ bản. Điều này có đúng không?.

        Chân thành cảm ơn.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    9358 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (26/02/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #168413   26/02/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Có ai đã thực tế trải qua công việc này cho biết ý kiến nhỉ

    Kinh nghiệm thực tế của tôi chỉ là lương nọ = lương kia, như vậy chẳng có gì để thảo luận cả
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (26/02/2012)
  • #168802   28/02/2012

    luonglawyer
    luonglawyer
    Top 500
    Male
    Cao Đẳng

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2007
    Tổng số bài viết (323)
    Số điểm: 31058
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 143 lần


    bạn ntdieu nói thế là thế nào vậy? mình vẫn chưa hiểu "dụng ý" của bạn.

    --------------------------

    Luật sư Lê Ngọc Lương

    Điện thoại: 090.2112.383

    Email: luonglawyer@gmail.com

    * Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, tham gia tố tụng trong các lĩnh vực Đầu tư, Doanh nghiệp, Đất đai - BĐS, Dân sự, Lao động, Hành chính, Hôn nhân - Gia đình;

    * Soạn thảo, thẩm định, kiểm tra tính pháp lý của Hợp đồng, Quy chế, Văn bản thỏa thuận....

    * Đại diện ngoài tố tụng theo yêu cầu khách hàng.

    * Dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu.

     
    Báo quản trị |  
  • #168959   28/02/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    luonglawyer viết:
    bạn ntdieu nói thế là thế nào vậy? mình vẫn chưa hiểu "dụng ý" của bạn.


    Chào LS Lương, rất xin lỗi là bài viết trên của tôi quá vắn tắt làm LS khó hiểu.

    Thực ra ý tôi muốn nói rằng tôi "may mắn" được làm việc ở những nơi mà tiền lương trong HĐLĐ chính là lương thực lãnh. Do vậy câu hỏi của Maiphuong5 không có ý nghĩa với trường hợp cụ thể của tôi.

    Chữ "may mắn" của tôi ở trên ngụ ý rằng thực ra tôi không thích việc trả lương thực = lương trong HĐ. Cá nhân tôi thích chế độ lương HĐ thấp nhưng lương thực lãnh thì cao, vấn đề này tôi đã bày tỏ ý kiến trong 1 chủ đề cũng khá lâu rồi.
     
    Báo quản trị |  
  • #169412   01/03/2012

    luonglawyer
    luonglawyer
    Top 500
    Male
    Cao Đẳng

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2007
    Tổng số bài viết (323)
    Số điểm: 31058
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 143 lần


    ntdieu viết:
    luonglawyer viết:
    bạn ntdieu nói thế là thế nào vậy? mình vẫn chưa hiểu "dụng ý" của bạn.


    Chào LS Lương, rất xin lỗi là bài viết trên của tôi quá vắn tắt làm LS khó hiểu.

    Thực ra ý tôi muốn nói rằng tôi "may mắn" được làm việc ở những nơi mà tiền lương trong HĐLĐ chính là lương thực lãnh. Do vậy câu hỏi của Maiphuong5 không có ý nghĩa với trường hợp cụ thể của tôi.

    Chữ "may mắn" của tôi ở trên ngụ ý rằng thực ra tôi không thích việc trả lương thực = lương trong HĐ. Cá nhân tôi thích chế độ lương HĐ thấp nhưng lương thực lãnh thì cao, vấn đề này tôi đã bày tỏ ý kiến trong 1 chủ đề cũng khá lâu rồi.

    Chào ntdieu,

    Cảm ơn bạn đã giải thích giúp tôi, thực ra vấn đề bạn nói về việc thích ghi lương trên HĐ thấp hơn lương thực lãnh thì tôi cũng đã theo dõi chủ đề đó của bạn. Hiii, quan điểm của bạn cũng bị khá nhiều người phản đối đấy.

    --------------------------

    Luật sư Lê Ngọc Lương

    Điện thoại: 090.2112.383

    Email: luonglawyer@gmail.com

    * Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, tham gia tố tụng trong các lĩnh vực Đầu tư, Doanh nghiệp, Đất đai - BĐS, Dân sự, Lao động, Hành chính, Hôn nhân - Gia đình;

    * Soạn thảo, thẩm định, kiểm tra tính pháp lý của Hợp đồng, Quy chế, Văn bản thỏa thuận....

    * Đại diện ngoài tố tụng theo yêu cầu khách hàng.

    * Dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luonglawyer vì bài viết hữu ích
    ntdieu (01/03/2012)
  • #168955   28/02/2012

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1499 lần


    Chào LS luonglawyer,

        Tôi cũng có ý muốn mọi người chia sẻ thông tin để cùng nhau học hỏi nên mới đưa vấn đề bạn muốn trao đổi lên đây. Mong bạn thông cảm.

        Thật sự, vấn đề liên quan đến mức lương ghi trong HĐLĐ để đóng BHXH và để tính trợ cấp thôi việc (TCTV) là vấn đề nhạy cảm. Luật cũng đã quy định khá rõ nhưng các doanh nghiệp, NLĐ và cơ quan nhà nước mỗi nơi diễn giải khác nhau, nên mới gây rắc rối. Vì lẽ đó, mỗi doanh nghiệp sẽ tự “nghiên cứu kỹ” và “ứng dụng luật" cho phù hợp nhằm tránh các tranh chấp đáng tiếc.

        Bám sát sườn theo các quy định pháp luật, tôi có một số ý kiến như sau:

        1. Mức lương để làm căn cứ đóng BHXH là mức lương nào, ghi ở đâu?

        Căn cứ Mẫu HĐLĐ (mẫu số 1) ban hành kèm Thông tư 21/2003 thì:

        - Tại Điều 3, Mục (8) ghi là “Mức lương chính hoặc tiền công”: nghĩa là tiền lương theo thang lương hoặc bảng lương mà công ty áp dụng. 

        - Tại Điều 3, Mục (9) ghi là “Phụ cấp gồm”: không nói rõ là loại phụ cấp gì, nên muốn hiểu phụ cấp gì thì tùy.

        Căn cứ Điều 94 Luật BHXH: “Đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong HĐLĐ”.

        Công văn số 3052 ngày 14/9/2011 của BLĐTBXH diễn giải rõ ràng hơn: “mức tiền lương, tiền công ghi trong HĐLĐmức lương chính hoặc tiền công ghi tại nội dung (8), khoản 1, Điều 3 của mẫu HĐLĐ ban hành kèm Thông tư số 21/2003 …”.

        Trên trang web của cơ quan BHXH có trả lời hơi “ngoài luồng” như sau: “Mức lương làm cơ sở đóng BHXH là tổng mức tiền lương, tiền công (bao gồm các loại phụ cấp có tính chất như lương) ghi trên HĐLĐ”.

        Như vậy, theo cách hiểu các quy định pháp luật thì rõ ràng Mức lương để làm căn cứ đóng BHXH là mức lương chính ghi tại nội dung (8) Khoản 1 Điều 3 của HĐLĐ.

        Tuy nhiên, trên thực tế, cơ quan BHXH thường nhầm lẫn và gây khó khăn cho doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự làm khó mình bằng cách ghi “không khéo” trong HĐLĐ.

        2. Trả trợ cấp thôi việc (TCTV) dựa trên mức lương chính hay tổng thu nhập thực tế của NLĐ?

        Điều 15 Nghị định số 114/2002 cũng như Thông tư số 17/2009 đều quy định: “Tiền lương làm căn cứ tính TCTV là tiền lương, tiền công theo HĐLĐ, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có)”.

        Căn cứ theo các quy định này thì ngoài căn cứ tiền công, tiền lương (ghi tại nội dung (8) Khoản 1 Điều 3 của HĐLĐ), rồi các phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (2 loại phụ cấp này chỉ một số ít người được áp dụng) thì các khoản thu nhập khác không được làm căn cứ để tính TCTV.

        Như vậy, theo tôi, căn cứ đúng theo các quy định pháp luật thì không thể tính TCTV trên tổng thu nhập thực tế của NLĐ được. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều doanh nghiệp trả TCTV dựa trên tổng thu nhập của NLĐ là một ưu đãi cho NLĐ.    

        Khi có tranh chấp về căn cứ tính TCTV, thì mỗi tòa sẽ xử mỗi khác tùy “niềm tin nội tâm” và trình độ diễn giải pháp luật của tòa.

        Các doanh nghiệp sản xuất rất quan tâm đối với các vấn đề nêu trên vì họ thường chia nhỏ chế độ thu nhập cho NLĐ, phục vụ cho việc quản lý và lợi ích doanh nghiệp.

        Vài dòng trao đổi.
    Cập nhật bởi Maiphuong5 ngày 29/02/2012 06:56:16 SA

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (01/03/2012)
  • #169066   29/02/2012

    luonglawyer
    luonglawyer
    Top 500
    Male
    Cao Đẳng

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2007
    Tổng số bài viết (323)
    Số điểm: 31058
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 143 lần



    Cảm ơn Maiphuong5 đã trao đổi,

    Thực ra về nội dung này, trước khi trao đổi với bạn, mình cũng đã nghiên cứu các quy định và tham khảo thực tế tại các Doanh nghiệp. Vì vậy, mà những nội dung mình trao đổi với bạn là mình đưa ra từ chính thực tế trong DN hiện đã, đang thực hiện.

    Đối với ý kiến của bạn, mình cũng muốn trao đổi thêm như sau:

    1. Mức lương làm căn cứ đóng BHXH là mức lương nào, ghi ở đâu?
    Đúng như bạn trích dẫn, thì pháp luật lao động đã quy định rõ ràng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương, tiền công ghi trong HĐLĐ. Và như mình đã nói trong thì BHXH sẽ không quan tâm đến các loại phụ cấp mà DN đưa ra trong HĐLĐ, họ chỉ quan tâm đến mức tiền lương, tiền công ghi trong HĐLĐ (nếu theo đúng mẫu HĐLĐ thì ghi trong mục 8). Tuy nhiên, chính vì các DN không muốn đóng BHXH ở mức quá cao cho NLĐ (vì sẽ dẫn đến chi phí của DN tăng cao) mà thực tế các DN mới áp dụng chính sách ghi 2 mức tiền lương trong HĐLĐ hoặc ghi mức tiền lương trong HĐLĐ thấp hơn mức tiền lương thực tế, và các DN cũng thường không áp dụng đúng như mẫu HĐLĐ mà Thông tư 21/2003 đưa ra, ví dụ như cách ghi mức 2 mức tiền lương.

    Do vậy, mà để tránh đóng BHXH cao mà vẫn phù hợp với yêu cầu của BHXH thì các DN chỉ cần ghi 1 mức tiền lương, tiền công trong HĐLĐ (mức này có thể thấp hơn thực tế nhận) hoặc ghi theo mẫu HĐLĐ của TT 21/2003 là Mức lương chính = .....đồng thì sẽ đảm bảo đúng yêu cầu của BHXH. Và như vậy, việc Mức lương làm cơ sở đóng BHXH, theo tôi nghĩ, thì nội dung này đã được chúng ta giải quyết.

    2. Tiền lương làm căn cứ chi trả chế độ TCTV.
    Tiền lương làm căn cứ chi trả chế độ TCTV thì lại hơi khác so với tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, bởi theo quy định thì cũng là tiền lương, tiền công theo HĐLĐ nhưng bao gồm cả phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực (nếu có).

    - Vấn đề thứ nhất là: nếu như theo quy định, và chúng ta (NLĐ) có quyền hiểu, tiền lương- tiền công theo HĐLĐ thì có thể là tổng thu nhập (nếu DN ghi 2 mức lương trong HĐLĐ) bởi nếu ghi 2 mức lương thì nó cũng chính là tiền lương theo HĐLĐ (trừ khi DN ghi 1 mức lương + 1 mức với tên gọi khác như phụ cấp, thu nhập khác hoăc ....) và có thể Tòa án cũng sẽ hiểu theo ý này???. Còn chúng ta cũng chưa thấy hướng dẫn cụ thể như trường hợp đóng BHXH là tiền lương ghi theo Mức lương chính theo HĐ mẫu, nên chưa khẳng định là tiền lương tính TCTV là tiền lương theo Mức lương chính ghi tại Mục (8). Hoặc nếu DN chỉ ghi 1 mức lương thì đương nhiên là sẽ tính theo mức lương này rồi dù cho nó thấp hơn mức lương thực tế (Tôi cũng đồng ý với ý kiến của bạn là NLĐ sẽ không được hưởng TCTV theo mức lương thực tế nhận).

    - Vấn đề thứ hai là: Tiền lương làm căn cứ chi trả chế độ TCTV còn tính cả phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có). Vậy nếu căn cứ theo điều luật thì sẽ có thê có 2 ý hiểu:
       + Theo đúng quy định của điều luật thì có thể hiểu chỉ có phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) là được tính cộng với tiền lương để tính TCTV (Vậy trường hợp này nếu các DN chỉ quy định phụ cấp có tên gọi khác như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp thâm niên... thì sẽ không phải tính cộng với tiền lương để tính TCTV???).
       + Theo ý hiểu theo hướng có lợi cho NLĐ thì cũng có thể hiểu là điều luật đã viện dẫn đến Phụ cấp, như vậy thì mọi phụ cấp mà DN ghi trong HĐLĐ đều được hiểu và tính để trả TCTV (Và có thể Tòa án khi giải quyết tranh chấp sẽ hiểu theo hướng này????).

    Từ các trao đổi ở trên có thể thấy, nếu các DN làm theo đúng hướng dẫn tại BLLĐ thì sẽ phải có các cách khác để họ lách việc phải thanh toán quá nhiều chi phí (tất nhiên, sẽ trừ trường hợp DN nào ghi đúng mức lương thỏa thuận, thực nhận của NLĐ trong HĐLĐ). Và chính các cách này đã khiến NLĐ thắc mắc, không đồng ý và cho rằng quyền lợi của mình chưa được đảm bảo.

    Ps: mặc dù tôi đã có quan điểm của mình, nhưng chưa chắc chắn và chưa có thực tế giải quyết tại Tòa án (nếu như Tòa án hiểu theo ý tôi nêu trên) vì vậy mà tôi vẫn lăn tăn và do đó muốn trao đổi cụ thể với bạn. Tóm lại, nếu như có một bản án thực tế của Tòa án đã giải quyết tranh chấp thì chúng ta cũng sẽ hiểu được phần nào quan điểm của họ. Tiếc là chưa có, và rất mong bạn nào đã có thực tế này thì có thể chia sẻ.

    Một vài nội dung trao đổi cùng bạn. Chúc bạn tuần làm việc hiệu quả.
    Thân.
     
    Cập nhật bởi ntdieu ngày 29/02/2012 07:53:34 CH Xóa phần trích dẫn quá dài. Cập nhật bởi luonglawyer ngày 29/02/2012 08:38:05 SA

    --------------------------

    Luật sư Lê Ngọc Lương

    Điện thoại: 090.2112.383

    Email: luonglawyer@gmail.com

    * Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, tham gia tố tụng trong các lĩnh vực Đầu tư, Doanh nghiệp, Đất đai - BĐS, Dân sự, Lao động, Hành chính, Hôn nhân - Gia đình;

    * Soạn thảo, thẩm định, kiểm tra tính pháp lý của Hợp đồng, Quy chế, Văn bản thỏa thuận....

    * Đại diện ngoài tố tụng theo yêu cầu khách hàng.

    * Dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luonglawyer vì bài viết hữu ích
    ntdieu (01/03/2012)
  • #169359   01/03/2012

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1499 lần


    Chào LS luonglawyer,

        Vấn đề được tóm lại như sau (với điều kiện bỏ đi yếu tố ghi 2 mức lương trên HĐLĐ: lương chính và lương hiệu suất):

        1. Mức lương để làm căn cứ đóng BHXH là mức lương nào?

        - Quy định đã rõ ràng.

        - Còn lại, thì doanh nghiệp “chế biến”, “xử lý” hay làm thế nào để không trái quy định và không bị cơ quan BHXH làm khó (nếu bạn ghi 2 mức lương thì BHXH bắt đóng trên tổng của 2 lương là hiển nhiên). Đó là vấn đề “kỹ thuật”, mỗi nơi có mỗi cách khác nhau.

        2. Trả trợ cấp thôi việc (TCTV) dựa trên thu nhập nào?

        Gồm 2 yếu tố:
        - Lương làm căn cứ để tính TCTV: Dù không có giải thích hay định nghĩa cụ thể “tiền lương, tiền công theo HĐLĐ” trong quy định về căn cứ tính TCTV. Nhưng theo tôi, nó cũng được hiểu như mức tiền lương, tiền công để đóng BHXH.

        - Phụ cấp làm căn cứ để tính TCTV theo quy định chỉ gồm: 1) Phụ cấp khu vực và 2) Phụ cấp chức vụ, có nghĩa là loại trừ tất cả các loại phụ cấp khác (theo đúng tên gọi và cả ý nghĩa của chúng).

        Công văn số3067/LĐTBXH-LĐTL của BLĐTBXH ngày 7/9/2010 trả lời cho TAND quận Đống Đa, TP. Hải Phòng về vấn đề này cũng chỉ hướng dẫn: “Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ TCTV, trợ cấp mất việc làm theo pháp luật về lao động là tiền lương, tiền công theo HĐLĐ, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).”

        Bạn có thể tham khảo thêm các Báo cáo tham luận của Tòa Lao Động TANDTC có thể có thông tin liên quan.

        Trước khi viết bài ở phần trước, tôi đã tìm hiểu một vài LS trực tiếp tham gia tranh tụng vấn đề này, thì được biết mỗi tòa sẽ cho kết quả mỗi khác tùy trình độ và nhận định của tòa.

        Còn lại: Nếu HĐLĐ mà ghi 2 mức lương gồm: lương chính và lương hiệu suất/năng suất thì câu chuyện sẽ sang một ngã rẻ khác rồi.

        Vài dòng trao đổi. Thân.
    Cập nhật bởi Maiphuong5 ngày 01/03/2012 10:35:29 SA

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #169409   01/03/2012

    luonglawyer
    luonglawyer
    Top 500
    Male
    Cao Đẳng

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2007
    Tổng số bài viết (323)
    Số điểm: 31058
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 143 lần


    Chào Maiphuong5,

    Thực ra nếu như loại bỏ yếu tố ghi 2 mức lương trong HĐLĐ thì đúng là mọi việc sẽ rõ ràng, cụ thể và cho dù DN có lách thế nào hoặc thực hiện bằng cách nào thì nó cũng đã cụ thể, rõ ràng.

    Vấn đề tôi và bạn, hoặc cũng có thể là nhiều người khác còn thắc mắc, nghi vấn chính là ở việc ghi 2 mức lương trong HĐLĐ (điều mà thực tế hiện nay có rất nhiều DN đã và đang thực hiện). Và cái mà NSDLĐ và những người làm pháp chế, nhân sự trong DN cần quan tâm cũng là thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án, bởi lẽ nếu như DN cứ quy định 2 mức lương trong HĐLĐ và NLĐ ko có ý kiến gì thì mọi việc rõ ràng là thuận lợi và không có gì phải bàn cãi. Vấn đề là khi xảy ra tranh chấp thì sẽ như thế nào thôi?

    Như bạn trao đổi đó là trong thực tiễn có thể mỗi Tòa sẽ có những nhận định, phán quyết khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Vậy là chúng ta đều phải khẳng định rằng các DN cũng se phải tự mình chấp nhận việc quy định thế nào cho phù hợp và đến khi xảy ra tranh chấp sẽ tùy từng trường hợp mà xử lý.

    Cảm ơn bạn đã trao đổi.

    --------------------------

    Luật sư Lê Ngọc Lương

    Điện thoại: 090.2112.383

    Email: luonglawyer@gmail.com

    * Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, tham gia tố tụng trong các lĩnh vực Đầu tư, Doanh nghiệp, Đất đai - BĐS, Dân sự, Lao động, Hành chính, Hôn nhân - Gia đình;

    * Soạn thảo, thẩm định, kiểm tra tính pháp lý của Hợp đồng, Quy chế, Văn bản thỏa thuận....

    * Đại diện ngoài tố tụng theo yêu cầu khách hàng.

    * Dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu.

     
    Báo quản trị |  
  • #169419   01/03/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Các anh thảo luận chút xíu mà đứa em này xoay vòng chóng hết mắt mũi! Em gặp trường hợp thế này:
    - Bảng lương thể hiện mức lương cơ bản là lương tối thiểu vùng nhân hệ số;
    - Mức đóng BH là mức tối thiểu chung nhân hệ số;
    - Mức TCTV là mức đóng BH!
    - Ghi chú: Hợp đồng ghi ở mục 8 theo ND 204 (không ghi rõ số tiền trong hợp đồng).

    Số là TT17 kia ghi mức lương ghi trong hợp đồng lao động và bình quân trong 6 tháng.... Em hiểu:
    Dù hợp đồng lao động ghi nhận mức lương nào, thì khi tính TCTV cho người lao động, lấy mức lương thực nhận của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để tính. Hợp đồng lao động thỏa thuận mức lương khác có thể coi là các lách trái luật để doanh nghiệp trục lợi; khả năng Tòa án chấp nhận hợp đồng thực tế sẽ cao hơn.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    ntdieu (01/03/2012)