Đào mộ, lấy trộm hài cốt để “tống tiền” bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #592692 24/10/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1701 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Đào mộ, lấy trộm hài cốt để “tống tiền” bị xử lý thế nào?

    Mới đây, trên các diễn đàn xuất hiện vụ việc đối tượng đào mộ, trộm hài cốt để “tống tiền” người nhà của người đã chết. Hành vi này không những vi phạm quy định pháp luật mà còn sai trái về mặt đạo đức. 

    Theo đó hành vi này có thể xét theo Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt tại Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 và Tội cưỡng đoạt tài sản Điều 170 BLHS 2015 đối với hành vi đe dọa “tống tiền”. 

    Vụ việc đào mộ, trộm hài cốt rồi "tống tiền" người thân của người đã chết không phải vụ án đầu tiền, mà trước đó cũng đã có một vài vụ tương tự xảy ra. Đặc điểm chung của những vụ việc này là các đối tượng vì nợ nần đã lợi dụng những gia đình khá giả, có người thân đã mất và được chôn ở nghĩa trang để tiến hành hành vi vi phạm của mình.

    Chúng đào mộ, trộm đi hài cốt của ngươi đã chết, sau đó thông báo đến gia đình nạn nhân bằng cách gọi điện đe dọa, đòi tiền chuộc qua tin nhắn hay cuộc gọi bằng sim rác.

    Hành vi này không những vi phạm pháp luật mà còn trái với thuần phong mỹ tục, giá trị đạo đức. Không chỉ làm thiệt hại đến phần mồ mả của người đã mất, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của gia đình người đã mất.

    Vậy người đào mộ, trộm hài cốt rồi "tống tiền" người nhà của người đã mất có thể xử lý như thế nào?

    Xâm phạm mồ mả là gì?

    Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến vị trí mai táng xác; hài cốt, tro hài cốt của người chết theo phong tục, nghi lễ, tôn giáo của cộng đồng dân cư; xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của cá nhân người chết.

    Khi xác định hành vi xâm phạm mồ mả; còn cần hiểu theo nghĩa rộng là hành vi xâm phạm đến không gian (phạm vi); hình dáng, tường rào bao bọc xung quanh ngôi mộ. Bởi vị trí ngôi mộ được xây dựng có mối liên hệ hữu cơ với mục đích giữ gìn; bảo vệ xác, hài cốt, tro hài cốt của người có ngôi mộ đó. Do vậy mọi hành vi làm biến dạng kiến trúc liên quan đến mục đích bảo vệ người đã chết được nguyên vẹn, đều bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả.

    Xâm phạm mồ mả bị xử lý như thế nào?

    Truy cứu trách nhiệm hình sự

    Căn cứ Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, cụ thể:

    Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02-07 năm:

    - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    - Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;

    - Vì động cơ đê hèn;

    - Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.

    Biện pháp dân sự

    Bên cạnh việc phải chịu trách nhiệm hình sự; thì người có hành vi xâm phạm mồ mả sẽ phải bồi thường về dân sự; cho gia đình người bị xâm phạm về chi phí khắc phục thiệt hại; thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm gồm những khoản như: chi phí mua vật liệu xây dựng; chi phí thuê nhân công xây dựng, sửa chữa lại những hư hỏng, thiệt hại mà người gây thiệt hại đã gây ra… theo quy định tại Điều 607 Bộ luật dân sự 2015.

    Hành vi cưỡng đoạt tài sản bị xử lý thế nào?

    Căn cứ theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội cưỡng đoạt tài sản quy định:

    Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01- 05 năm.

    Mức phạt cao nhất đối với tội này có thể bị phạt lên đến 20 năm tù. 

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Như vậy, người đào mộ, trộm hài cốt không những bị xử lý về Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt theo Điều 319 BLHS 2015 với mức phạt có thể lên tới 07 năm tù; mà còn bị xử lý về Tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 BLHS 2015 đối với hành vi đe dọa, "tống tiền" gia đình của người đã mất với mức phạt có thể lên tới 20 năm tù.

    Ngoài ra, còn phải bồi thường cho gia đình của người đã chết chi phí khắc phục thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm và có thể có hình phạt bổ sung là bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản khi đe dọa, "tống tiền".

     
    288 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/10/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #593178   30/10/2022

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Đào mộ, lấy trộm hài cốt để “tống tiền” bị xử lý thế nào?

    Vấn nạn đào mộ hiện nay khá phổ biến, đa số những người đào mộ để lấy vàng trong hài cốt. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng đào trộm mộ, lấy hài cốt để tống tiền. Do đó, cần phải xử phạt nghiêm minh những hành vi trên nhằm răn đe những đối tượng có ý định đào trộm mộ sau này. Cảm ơn tác giả vì bài viết hữu ích nhé

     
    Báo quản trị |