Cổ phần hóa Doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #29774 29/07/2008

    hungcashin

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cổ phần hóa Doanh nghiệp

    Cơ quan tôi là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc TW đang chuyển sang Cty Cổ phần.

    Các hợp đồng đang thực hiện của công ty phải ký lại với khách hàng như thế nào để chuyển sang chủ thể mới?

    Nếu làm phụ lục hợp đồng thì pháp nhân mới ký với khách hàng hay pháp nhân cũ vì cả hai không tồn tại cùng lúc nên không thể ký tay ba được?

    Vậy nội dung hợp đồng, phụ lục như thế nào để tiếp tục hoạt động bình thường không bị gián đoạn và đúng pháp luật?

    Xin các bạn góp ý giúp đỡ

    Chân thành cảm ơn!

    Trần Minh Hùng

    Cập nhật bởi navelvu ngày 25/02/2010 04:15:14 PM
     
    11796 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #29775   10/06/2008

    rongcon83
    rongcon83
    Top 500
    Chồi

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (260)
    Số điểm: 1347
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Sau khi cổ phần, Hợp đồng đang thực hiện đã ký trước đó không cần phải ký lại

    Theo quy định tại Điều 154 Luật doanh nghiệp 2005 và Điều 21 Nghị định 139/2007/NĐ-CP: "Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại; công ty chuyển đổi được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty được chuyển đổi".

    Như vậy, sau khi cổ phần, công ty cổ phần sẽ kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty TNHH trước đó. Các hợp đồng trước đó công ty TNHH đã ký với khách hàng nay vẫn đang thực hiện thì không cần phải ký lại.
     
    Báo quản trị |  
  • #29776   11/06/2008

    nganhhong
    nganhhong
    Top 500
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 12341
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    những vấn đề này đã được thể hiện trong phương án cổ phần hóa rồi, cứ thế mà thực hiện, mắc gì phải lo lắng hè
    Cập nhật bởi navelvu ngày 25/02/2010 04:15:49 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #30232   22/09/2008

    Trinhnv_dn
    Trinhnv_dn

    Chồi

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2008
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 1017
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Miễn giảm lãi vay vì lý do cổ phần hoá?

    Công ty tôi chuẩn bị cổ phần hóa. Hiện nay có vay tiền của một số tổ chức tín dụng, công ty đang gặp khó khăn về tài chính.
    1.Trước khi cổ phần hóa thực hiện thanh toán các nghĩa vụ tài chính như thế nào? Phương án xử lý ra sao?
    2.Có được miễn, giàm lãi vay không? Văn bản nào quy định?
    Rất mong được sự tư vấn của quý vị.
    Trân trọng hợp tác!
     
    Báo quản trị |  
  • #30233   19/09/2008

    Trinhnv_dn
    Trinhnv_dn

    Chồi

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2008
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 1017
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    cổ phần hóa DN

    Công ty A vay của Ngân hàng B 10 tỷ VNĐ để thực hiện dự án C. Sau 3 năm xây dựng Công ty A quyết định cổ phần hóa dự án C. Vậy:
    1. Có thể CP hóa dự án C được không?
    2. Trước khi CPH khoản nợ 10 tỷ để thực hiện dự án sẽ giải quyết như thế nào?
    3. Công ty A lấy lý do CPH để miễn giảm lãi vay có đúng quy định của PL không?
    Nhờ quý vị tư vấn giúp, Trân thành cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #30234   20/09/2008

    ngodinhhoan
    ngodinhhoan

    Male
    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:04/09/2008
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có lẽ doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa phải không?

    Nếu vậy thì bạn tham khảo: Số: 146/2007/TT-BTC thông tư HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÀI CHÍNH KHI THỰC HIỆN CHUYỂN DOANH NGHIỆP 100% VỐN NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 109/2007/NĐ-CP NGÀY 26/6/2007 CỦA CHÍNH PHỦ
    điểm 1.3 phần c;

    "Nợ phải trả:

    Nguyên tắc xử lý nợ phải trả thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP, trong đó;

    a) Các khoản nợ phải trả nhưng không phải thanh toán được hạch toán tăng vốn nhà nước.

    b) Đối với khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước: Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai và gửi báo cáo quyết toán thuế đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cho cơ quan thuế để kiểm tra, xác định số thuế còn phải nộp theo quy định. Cơ quan thuế có trách nhiệm chủ động bố trí cán bộ thực hiện kiểm tra đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa phù hợp với thời gian xác định giá trị doanh nghiệp đã được thông báo.

    Trường hợp đến thời điểm tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp mà vẫn chưa hoàn thành kiểm tra thì doanh nghiệp được sử dụng báo cáo tài chính đã lập để làm cơ sở xác định giá trị doanh nghiệp (kể cả việc xác định các nghĩa vụ của doanh nghiệp về thuế và phân phối lợi nhuận). Các khoản chênh lệch về nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước (nếu có) sẽ được điều chỉnh ở thời điểm doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

    c) Đối với các khoản nợ tồn đọng vay ngân hàng thương mại nhà nước và Ngân hàng phát triển Việt Nam (gọi chung là ngân hàng cho vay), doanh nghiệp có trách nhiệm đối chiếu, phối hợp với ngân hàng cho vay xử lý theo các nguyên tắc sau:

    - Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa bị lỗ, không còn vốn nhà nước, không thanh toán được các khoản nợ quá hạn, doanh nghiệp có trách nhiệm làm thủ tục, hồ sơ đề nghị khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ lãi vay ngân hàng theo quy định của pháp luật hiện hành.

    Trong thời gian tối đa 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, ngân hàng cho vay có ý kiến xử lý bằng văn bản thông báo cho doanh nghiệp.

    - Đối với các khoản nợ gốc, nợ lãi không được xóa xử lý như sau:

    + Doanh nghiệp làm đầy đủ thủ tục để chuyển giao cho công ty cổ phần kế thừa trả nợ.

    + Thỏa thuận với ngân hàng cho vay để chuyển nợ thành vốn góp cổ phần. Việc chuyển nợ vay thành vốn góp cổ phần được thực hiện theo kết quả đấu giá. Ngân hàng cho vay phải tham gia đấu giá theo quy định.

    + Phối hợp với ngân hàng cho vay thực hiện xử lý nợ theo phương thức bán nợ cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Công ty Mua bán nợ) theo giá thỏa thuận. Căn cứ vào thỏa thuận mua, bán nợ, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm nhận nợ với Công ty Mua bán nợ; đồng thời phối hợp với Công ty Mua bán nợ lập phương án cơ cấu lại nợ để trình cơ quan quyết định cổ phần hóa xem xét, thỏa thuận với Công ty Mua bán nợ để phê duyệt phương án chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần.

    d) Đối với các khoản nợ vay nước ngoài quá hạn có bảo lãnh, doanh nghiệp và người bảo lãnh phải đàm phán với chủ nợ để có phương án xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý vay nợ và trả nợ vay nước ngoài.

    đ) Đối với khoản nợ bảo hiểm xã hội, nợ cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán dứt điểm trước khi chuyển thành công ty cổ phần để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. "

     
    Báo quản trị |  
  • #30235   22/09/2008

    Trinhnv_dn
    Trinhnv_dn

    Chồi

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2008
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 1017
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    cổ phần hóa DN

    Công ty tôi vay của Ngân hàng B 10 tỷ VNĐ để thực hiện dự án C. Sau 3 năm xây dựng Công ty tôi quyết định cổ phần hóa dự án C. Vậy:
    Có thể CP hóa dự án C được không?
     
     
    Báo quản trị |  
  • #14424   16/10/2008

    duongtuananh32
    duongtuananh32

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    THỦ TUC PHÁP LÝ CHUYỂN TÊN TRÊN SỔ ĐỎ

    Công ty chúng tôi chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần.Thủ tục chuyển tên trên GCN quyền SDĐ từ C.ty nhà nước sang tên C.ty Cổ phần như thế nào?,cần những giấy tờ gì?Liên hệ cơ quan công quyền nào?.Xin cám ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #14425   15/10/2008

    Dan_khong_chuyen
    Dan_khong_chuyen

    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2008
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    THỦ TUC PHÁP LÝ CHUYỂN TÊN TRÊN SỔ ĐỎ

    Theo tôi được biết thì thủ tục này được xem là cấp đổi Giấy Chứng nhận. Bạn nên liên hệ cơ quan đã cấp sổ (giấy chứng nhận): nộp sổ gốc, bản sao quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền v/v cổ phần hóa DN, bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh mới (sau khi làm thủ tục đăng ký lại theo hình thức Cty cổ phần).
     
    Báo quản trị |  
  • #35335   23/03/2009

    kimthy1177
    kimthy1177

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Yêu cầu hoàn trả quỹ tiền lương chi lố sau hơn 2 năm Cty cổ phần?

    #ccc" align="justify">Vui lòg gõ tiếng Việt có dấu!

    #ccc" align="justify">Các bài viết không dấu sẽ bị xem là bài viết vi phạm!
    Bài viết vi phạm sẽ bị xóa!

    Tôi có 1 vấn đề xin luật sư và các thành viên tư vấn giúp :
    Cty tôi là cty cổ phần hoá từ cty Nhà nước từ T12/2006 đến nay. Đã hơn 2 năm cty cổ phần, nay cty gởi  thông báo đến toàn bộ CB.CNV phải hoàn nộp tiền lương đã chi lố năm 2005 và năm 2006. Chúng tôi đã không đồng ý hoàn trả với lý do chỉ nhận tiền lương khi cty quyết toán tiền lương hàng tháng chứ không ký nhận khoản tiền tạm ứng lương hay vay tiền của cty (hàng tháng chúng tôi nhận lương và ký nhận trên bảng quyết toán tiền lương tháng.../200x).
    Tôi có tham khảo qua Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ v/v cổ phần hoá cty Nhà nước thì các khoản nợ về tài chính phải được giải quyết trước khi cty cổ phần hoá.
    Cty tôi gởi thông báo như vậy có đúng không?
    Xin tư vần giúp tôi có những văn bản nào liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người lao động khi cty Nhà nước được chuyển đổi sang cty cổ phần.
    Ngày 28/3/2009 cty tôi sẽ tổ chức ĐH đồng cổ đông, rất mong các luật sư và các thành viên ưu tiên tư vấn sớm.
    Trân trọng kính chào.

     
    Báo quản trị |  
  • #35336   21/03/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Suy nghĩ của bạn kimthy1177 là rất đúng: Không thể có chuyện đòi lại tiền lương đã trả từ thời DN chưa cổ phần hoá. Đó là điều chắc chắn! Tại sao ban lãnh đạo DN của bạn lại có 1 việc làm ngược đời như vậy nhỉ? Bạn có thể nói rõ hơn về lập luận của họ khi đưa ra cái đòi hỏi ngược đời này không?

     
    Báo quản trị |  
  • #35337   23/03/2009

    kimthy1177
    kimthy1177

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn anh PhanAnhCuong đã hồi âm chuyên đề của em.
    Vì lý do bảo tồn uy tín của Cty nên em dấu tên cty,các thành viên thông cảm nhé. Em xin trích dẫn văn bản thông báo của cty như sau :

     Vào những năm trước cổ phần hoá Cty A1 là đơn vị trực thuộc Cty A hoạt động sxkd theo mô hình hạch toán độc lập (lấy thu bù chi), quỹ tiền lương của Cty được xd trên dthu thực hiện. Trong 2 năm 2005-2006 Cty A1 đã không hoàn thành kế hoạch dthu nhưng vẫn đảm bảo việc chi trả lương cho người lao động theo ngày công thực tế làm việc và có ký nhận vào bảng lương hàng tháng dẫn đến việc chi lố tiền lương cho người lao động cụ thể như sau :
    Năm 2005 đã chi lố : xxxxx đồng.
    Năm 2006 đã chi lố : xxxxx đồng.
    Đến tháng 11/2006, khi Cty A1 được chuyển đổi thành cty cổ phần và hoạt động sxkd theo mô hình cổ phần. Nay căn cứ quyết toán lương của Cty A đã được kiểm toán, cty đề nghị ông/bà hoàn trả lại khoản tiền đã nhận lố của Cty 2 năm là xxx đồng

     
    Báo quản trị |