Có được làm phụ lục để gia hạn HĐLĐ thay vì ký HĐLĐ mới?

Chủ đề   RSS   
  • #590881 09/09/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2141)
    Số điểm: 74946
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1598 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Có được làm phụ lục để gia hạn HĐLĐ thay vì ký HĐLĐ mới?

    Trong quá trình làm việc của người lao động (NLĐ), khi hợp đồng lao động (HĐLĐ) sắp hết hạn thì các doanh nghiệp thường có xu hướng muốn làm phụ lục hợp đồng để gia hạn thay vì ký HĐLĐ mới. Theo một số doanh nghiệp thì việc làm này sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và đơn giản. Tuy nhiên, việc làm này có trái với quy định pháp luật hay không và chế tài đối với hành vi vi phạm này được quy định như thế nào?

    HĐLĐ phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

    Căn cứ tại Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 thì:

    - HĐLĐ không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

    - HĐLĐ xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

    Theo đó, khi HĐLĐ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

    - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới; trong thời gian chưa ký kết HĐLĐ mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;

    - Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn mà hai bên không ký kết HĐLĐ mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019 trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn;

    - Trường hợp hai bên ký kết HĐLĐ mới là HĐLĐ xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn.

    Theo quy định nêu trên, HĐLĐ có 2 loại là HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ xác định thời hạn không quá 36 tháng.

    Trong 2 loại HĐLĐ này, đối với loại HĐLĐ xác định thời hạn không quá 36 tháng thì khi loại HĐLĐ này hết hạn, người sử dụng lao động và NLĐ có thể kí HĐLĐ mới hoặc để HĐLĐ tự chuyển thành loại không xác định thời hạn.

    gia-han-bang-phu-luc-hđlđ

    Có được thay đổi thời hạn của HĐLĐ không?

    Tại Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định về phụ lục HĐLĐ như sau:

    (1) Phụ lục HĐLĐ là bộ phận của HĐLĐ và có hiệu lực như HĐLĐ.

    (2) Phụ lục HĐLĐ quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của HĐLĐ nhưng không được sửa đổi thời hạn của HĐLĐ.

    - Trường hợp phụ lục HĐLĐ quy định chi tiết một số điều, khoản của HĐLĐ mà dẫn đến cách hiểu khác với HĐLĐ thì thực hiện theo nội dung của HĐLĐ.

    - Trường hợp phụ lục HĐLĐ sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của HĐLĐ thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

    Theo quy định này, phụ lục HĐLĐ là một phần của HĐLĐ. Phụ lục HĐLĐ có thể sửa đổi các điều khoản của HĐLĐ nhưng không được sửa đổi thời hạn của HĐLĐ.

    Như vậy, khi HĐLĐ có xác định thời hạn của người sử dụng lao động và NLĐ hết hạn, thì người sử dụng lao động chỉ có thể kí HĐLĐ mới hoặc để hợp đồng tự chuyển thành loại không xác định thời hạn mà không được phép dùng phụ lục để gia hạn thêm thời hạn của HĐLĐ đã ký trước đó.

    Xử phạt hành vi sửa đổi thời hạn HĐLĐ bằng phụ lục HĐLĐ

    Căn cứ the Điều 12  Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt HĐLĐ cụ thể như sau:

    Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: 

    Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục HĐLĐ; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho NLĐ theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho NLĐ theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền cho NLĐ theo quy định của pháp luật khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của NLĐ sau khi chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật; không cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của NLĐ nếu NLĐ có yêu cầu sau khi chấm dứt HĐLĐ theo một trong các mức sau đây:

    - Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 NLĐ;

    - Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 NLĐ;

    - Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 NLĐ;

    - Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 NLĐ;

    - Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 NLĐ trở lên.

    Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

     
    438 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #590898   09/09/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 119 lần


    Có được làm phụ lục để gia hạn HĐLĐ thay vì ký HĐLĐ mới?

    Cảm ơn bài viết của bạn và mình bổ sung quan điểm của mình như sau: Nếu hợp đồng lao động của bạn đã ký kết với công ty đã hết thời hạn mà bạn với công ty chưa thực hiện thỏa thuận ký hợp đồng lao động mới trong vòng 30 ngày thì bạn cũng không cần phải ký thêm phụ lục hợp đồng với công ty nhưng nếu hợp đồng lao động của bạn chưa hết thời hạn hoặc đang trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn của hợp đồng lao động thì công ty bạn có quyền sửa đổi, bổ sung hợp đồng:

    Cụ thể tại Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, cụ thể như sau: 

    1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

    2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

    3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.

    Nếu xảy ra trường hợp này thì công ty bạn có thể thực hiện việc soạn thảo và ký phụ lục hợp đồng để gia hạn hợp đồng nhưng thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết. Còn người ký kết hợp đồng lao đông với bạn sẽ không phải là người đai diện theo pháp luật nhưng họ vẫn được phép ủy quyền của người đại diện theo pháp luật để ký kết hợp đồng lao động với bạn thì hợp đồng này vẫn có giá trị và sẽ không ảnh hưởng gìđến các quyền lợi của bạn trong hợp đồng và bạn được quyền yêu cầu người ký kết hợp đồng cung câp văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #590904   09/09/2022

    nguyenhoaibao12061999
    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Có được làm phụ lục để gia hạn HĐLĐ thay vì ký HĐLĐ mới?

    Cảm ơn tác giả đã phân tích chi tiết trường hợp này nhằm giúp người lao động hiểu rõ được quy định và bảo vệ quyền lợi cjuar mình. Tôi xin bổ sung trường hợp quy định khi hợp đồng lao động xác định thời hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì căn cứ khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

    - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết.

    - Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động có thời hạn hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

    - Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

    Nếu sau 30 ngày mà người lao động không được ký hợp đồng lao động mới thì căn cứ điểm b khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

    - Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

    Như vậy, không có quy định thay đổi phụ lục hợp đồng để giai hạn hợp đồng lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #591149   19/09/2022

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1981)
    Số điểm: 14204
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Có được làm phụ lục để gia hạn HĐLĐ thay vì ký HĐLĐ mới?

    Trước đây theo quy định của Bộ luật lao động 2012 cho phép gia hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động nhưng không được làm thay đổi loại hợp đồng lao động. Tuy nhiên, theo quy định mới tại Bộ luật Lao động 2019 đã không cho phép gia hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động nữa.

     

     
    Báo quản trị |