Chuyển nhượng Cổ phần ưu đãi biểu quyết

Chủ đề   RSS   
  • #544021 22/04/2020

    caonson

    Male
    Sơ sinh


    Tham gia:10/01/2019
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 7 lần


    Chuyển nhượng Cổ phần ưu đãi biểu quyết

    Chào anh chị..

    Muốn chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết phải làm thế nào biết rằng chưa hết thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận DKDN?

     
    3928 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn caonson vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/04/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #544035   22/04/2020

    unistars
    unistars

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/03/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    Về câu hỏi của bạn, tôi tư vấn như sau:

    Căn cứ Khoản 3, Điều 116, Luật doanh nghiệp 2014 quy định : 3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

    Như vậy, bạn không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết dù còn thời hạn hay không.

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn unistars vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/04/2020)
  • #544058   22/04/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Chào bạn, tình huống của bạn mình có chia sẻ như sau:

    Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2014 thì “Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông”.

    Và Khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác”.

    Như vậy, sau thời hạn 03 năm, sau khi chuyển đổi thành cổ phần phổ thông thì cổ đông sáng lập mới được phép chuyển nhượng số cổ phần này.

    Có thể nói cổ phần ưu đãi biểu quyết là một loại cổ phần đặc biệt trong doanh nghiệp và chỉ do cổ đông sáng lập nắm giữ và có hiệu lực trong 03, quy định như vậy là nhằm tạo ra sử ổn định về vốn và nhân sự trong công ty cổ phần trong thời gian đầu thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư khi mà có nhiều cá nhân lợi dụng việc thành lập doanh nghiệp rồi bán số vốn của mình ngay sau đó để “sinh lời”.

     
    Báo quản trị |