Theo Điều
63, luật Doanh nghiệp thì: "Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá
nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi
số vốn điều lệ của công ty."
Nếu bạn là 1 cá nhân làm chủ sở hữu thí điều lệ sao lại lấy điều lệ của Cty TNHH 2 TV trở lên để hoạt động được?!
Trong trường hợp chuyển đổi hình thức hoạt động thì
Chủ sở hữu đã góp đủ vốn điều lệ như đã cam kết
Hồ sơ thực hiện như sau:
Trường hợp 1: Chủ sở hữu công ty chuyển
nhượng, cho, tặng một phần sở hữu của mình tại công ty cho một hoặc một số
người khác.Hồ sơ chuyển đổi gồm:
1. Giấy đề
nghị chuyển đổi ( theo mẫu);
2. Điều lệ
công ty chuyển đổi theo quy định tại Điều 22 Luật Doanh nghiệp;
3. Danh sách
thành viên gồm nội dung quy định tại Điều 23 Luật Doanh nghiệp và phần vốn góp
tương ứng của mỗi thành viên;
4. Hợp đồng
chuyển nhượng, hoặc giấy tờ xác nhận việc cho, tặng một phần quyền sở hữu của
công ty;
5. Xuất trình
bản chính và nộp bản sao GCN ĐKKD của doanh nghiệp;
6.1 Giấy tờ
chứng thực cá nhân còn hiệu lực của thành viên mới được tiếp nhận vào công ty
theo quy định sau:
- Đối với
công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ
chiếu) còn hiệu lực.
- Đối với
người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấy tờ xác
nhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định.
- Đối với
người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, Thẻ thường
trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Đối với
người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam: bản sao hợp lệ hộ chiếu cũn
hiệu lực.
6.2 Nếu
thành viên mới tiếp nhận là tổ chức, cần nộp thêm các loại giấy tờ sau:
- Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu
tương đương khác.
- Bản sao hợp lệ một
trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực theo khoản 6.1 của người đại
diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng.
Trường hợp 2: Công ty huy động thêm vốn
góp từ 1 hoặc 1 số người khác. Hồ sơ gồm:
1.Giấy dề
nghị chuyển đổi ( theo mẫu);
2.Điều lệ
công ty chuyển đổi như quy định tại Điều 22 Luật Doanh nghiệp
3.Danh sách
thành viên theo quy định tại Điều 23 Luật Doanh nghiệp
4.Quyết định
của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm phần vốn góp
5. Xuất trình
bản chính và nộp bản sao GCN ĐKKD của doanh nghiệp
6.1 Giấy tờ
chứng thực cá nhân còn hiệu lực của thành viên mới được tiếp nhận vào công ty
theo quy định sau:
- Đối với
công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ
chiếu) còn hiệu lực.
- Đối với
người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấy tờ xác
nhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định.
- Đối với
người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, Thẻ thường
trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Đối với
người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam: bản sao hợp lệ hộ chiếu cũn
hiệu lực.
6.2 Nếu
thành viên mới tiếp nhận là tổ chức, cần nộp thêm các loại giấy tờ sau:
- Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu
tương đương khác.
- Bản sao hợp lệ một
trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực theo khoản 6.1 của người đại
diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng.
- Số bộ hồ sơ
phải nộp: 01 bộ ( trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày chủ sở hữu công ty chuyển
nhượng,…nộp hồ sơ chuyển đổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh )
- Thời hạn
hẹp cấp GCN ĐKKD là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
Ghi chú:
1. Đối với doanh
nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định, thì kèm theo hồ sơ
đăng ký kinh doanh phải có thêm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền.
Hồ sơ
chứng minh điều kiện về vốn:
- Biên bản
góp vốn của các thành viên sáng lập;
- Đối với
số vốn được góp bằng tiền, phải có xác nhận của ngân hàng thương mại được phép
hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập. Số tiền
ký quỹ phải bằng số vốn góp bằng tiền của các thành viên sáng lập và chỉ được giải
tỏa sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Đối với
số vốn góp bằng tài sản; phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá ở
Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn
hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ.
2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh
ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật thì việc
đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh đó phải thực hiện theo quy
định dưới đây:
a) Đối với doanh nghiệp kinh doanh
ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ
sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì Giám đốc của doanh nghiệp hoặc
người đứng đầu cơ sở kinh doanh đó phải có chứng chỉ hành nghề.
b) Đối với doanh nghiệp kinh doanh
ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc và người khác phải có chứng chỉ hành
nghề thì Giám đốc của doanh nghiệp đó và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy
định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề.
c) Đối với doanh nghiệp kinh doanh
ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh
doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy
định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề.
Chúc bạn thành công!