Chia thừa kế ^^

Chủ đề   RSS   
  • #102284 13/05/2011

    phuongnguyen.hlu.2809

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/05/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia thừa kế ^^

    chào mọi người! Mình là nem mới, muốn tham khảo í kiến của mọi người trong trường hợp sau:

    Ngày 2/3/2006 anh A chết.
    Ngày 2/3/2008 bà B  - là mẹ của anh A chết do tai nạn giao thông. Trước đó 3 năm, bà đã lập di chúc giao tất cả tài sản của mình cho anh A và chị C (con gái bà B). (Bà B chết sau anh A 2 năm)
    Anh A có con là K, M. Vậy K, M có đc chia tài sản -phần của A nếu còn sống sẽ đc B chia cho ko? (theo điều 677 BLDS qui định về thừa kế thế vị)
    Thanks mọi người rất nhiều. :)
    Cập nhật bởi phuongnguyen.hlu.2809 ngày 13/05/2011 10:56:00 SA
     
    6889 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #102311   13/05/2011

    dinhhainhat
    dinhhainhat
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2008
    Tổng số bài viết (276)
    Số điểm: 2273
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 18 lần


    Chao bạn di chúc của B có hiệu lục một phần ( phần của C). Còn một phần ( phần của A) chuyển sang chia thừa kế theo pháp luật và K, M được hưởng thừa kế thế vị theo kỷ phần A được hưởng từ thừa kế theo pháp luật.
    Cập nhật bởi dinhhainhat ngày 13/05/2011 12:45:42 CH Cập nhật bởi dinhhainhat ngày 13/05/2011 12:44:45 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #102352   13/05/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    chán thật lúc trưa dang viết bài phản hồi dang dài dằng dặc thì ôi thôi sập và mất điện hichic
    Bạn cũng học luật thì t xin nói một chút thế này nha:
    Bạn lưu ý thứ nhất là thừa kế thế vị chỉ áp dụng trong trường hợp thừa ké theo pháp luật, không đặt ra với thừa kế theo di chúc.
    Thứ 2: Người được hưởng di sản thừa ké theo di chúc thì phải là người còn sông sau khi mở thừa kế hoặc còn sống sau khi mở thừa kế nhưng phải thành thai trước khi người để lại di sản chết.
    Thứ 3: bạn xem phần các trường hợp chia thừa kế theo pháp luật, trong BLDS 2005 có trường hợp là: phần di sản của người chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản (theo dic chúc) thì phần tài sản này được chia theo pháp luật.
    Thêm vào đó bạn hãy xem xét các trường hợp cụ thể xem bà B còn người thừa kế ko phụ thuộc vào pháp luật nào hay không? Bà B còn đứa con nào nữa hay không?
    Nếu trường hợp chỉ có nhưng người trong bài bạn đưa ra không còn loại người nào nữa thì t in chia thế này:

    Di chúc của bà B có hiệu lực một phần (a A thì không có hiệu lực vì A chết trước thời điểm bà B chết)
    mà bà B không nói là cho A và C thừa kế theo tỷ lệ nào, nên tài sản coi như chia đôi cho A và C
    => C được 1/2 di sản
    còn 1/2 của A, di chúc không có hiệu lực phần này nen phần này chia theo pháp luật, Giả sử người thừa kế của B chỉ có A va C thì phần tài sản chia theo PL sẽ chia cho A và C, A chết thì các con của A sẽ được hưởng thừa kế thế vị của A.
    => C được thêm 1/4 do sản (1/2 của 1/2 )
    K=M=1/8 di sản (1/2 của 1/4 do thừa kê thế vị của cha, phần này được chia đều cho K và M)

    ==> túm lại là:
    C có 1/2 + 1/4 =3/4 di sản
    K có 1/8 di sản
    M có 1/8 di sản


    Mong mọi người cho ý kiến
    Thân!


    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khatvongttk vì bài viết hữu ích
    phuongnguyen.hlu.2809 (13/05/2011)
  • #102370   13/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Thời điểm mở thừa kế là ngày 2/3/2008, tức di chúc có hiệu lực từ ngày 2/3/2008. Ở đây, không có thông tin nào đưa ra cho thấy di chúc này vô hiệu, do đó, tôi mặc nhiên có thể hiểu là nó hợp pháp.

    +Thừa kế thế vị áp dụng được cả trong trường hợp có di chúc hợp phápkhông có di chúc nhưng thừa kế thế vị được coi là thừa kế theo pháp luật, do đó trong trường hợp này K và M sẽ được thừa kế phần di sản mà đáng ra A (cha của K và M) đuợc hưởng nếu còn sống.
    BLDS 2005 viết:
    Điều 677. Thừa kế thế vị
    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

    +Nếu như A còn sống vào thời điểm mở thừa kế, do bà B chỉ nói để lại toàn bộ tài sản cho A và C nên A = C = 1/2 di sản chia thừa kế. Do A chết trước bà B, con của A là K và M mỗi người sẽ được hưởng K = M = 1/2 * 1/2 (di sản chia thừa kế) = 1/4 di sản chia thừa kế.

    Kết luận:

    + C = 1/2 di sản chia thừa kế

    +K = M = 1/4 di sản chia thừa kế
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 13/05/2011 04:21:44 CH

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    YaKhanh (04/01/2013)
  • #102412   13/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào các bạn !

    QQ đồng ý với cách chia và kết quả của bạn Khát Vọng đã giải ở trên!

    phuongnguyen.hlu.2809 viết:


    Ngày 2/3/2006 anh A chết.
    Ngày 2/3/2008 bà B  - là mẹ của anh A chết do tai nạn giao thông. Trước đó 3 năm, bà đã lập di chúc giao tất cả tài sản của mình cho anh A và chị C (con gái bà B). (Bà B chết sau anh A 2 năm)
    Anh A có con là K, M. Vậy K, M có đc chia tài sản -phần của A nếu còn sống sẽ đc B chia cho ko? (theo điều 677 BLDS qui định về thừa kế thế vị)
    Thanks mọi người rất nhiều. :)


    Im_lawyerx0 viết:
    Thời điểm mở thừa kế là ngày 2/3/2008, tức di chúc có hiệu lực từ ngày 2/3/2008. Ở đây, không có thông tin nào đưa ra cho thấy di chúc này vô hiệu, do đó, tôi mặc nhiên có thể hiểu là nó hợp pháp.



    Chào LS, đồng ý với LS là di chúc trên không bị vô hiệu.

    Di chúc trên là di chúc không có hiệu lưc một phần như chị Đinh Hải Nhật đã nêu.

    Căn cứ!

     

    Điều 667. Hiệu lực pháp luật của di chúc

    1. Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.

    2. Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

    a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

    b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.

    Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.

    Im_lawyerx0 viết:

    +Thừa kế thế vị áp dụng được cả trong trường hợp có di chúc hợp phápkhông có di chúc nhưng thừa kế thế vị được coi là thừa kế theo pháp luật, do đó trong trường hợp này K và M sẽ được thừa kế phần di sản mà đáng ra A (cha của K và M) đuợc hưởng nếu còn sống.

    BLDS 2005 viết:
    Điều 677. Thừa kế thế vị
    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.



    QQ không đồng ý với quan điểm này của LS!

    Thừa kế thế vị chỉ áp dụng trong trường hợp thừa kế theo pháp luật chứ không không áp dụng trong trường hợp thừa kế theo di chúc. Và vấn đề này QQ xin phép sẽ không  giải thích với LS nữa, vì QQ đoán là LS đã hiểu vấn đề này rồi.


    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 13/05/2011 08:17:36 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #102431   13/05/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    chào Im_lawyerx0 t không đồng ý với bạn khi b nói
    Thừa kế thế vị áp dụng được cả trong trường hợp có di chúc hợp phápkhông có di chúc nhưng thừa kế thế vị được coi là thừa kế theo pháp luật, do đó trong trường hợp này K và M sẽ được thừa kế phần di sản mà đáng ra A (cha của K và M) đuợc hưởng nếu còn sống.
    Nếu có thể hiểu là thừa kế thế vị áp dụng cho cả thừa kế theo pháp luật thì nhà làm luật sao không để quy định của điều 677 vào phần NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ mà cất công đưa nó vào chương thừa kế theo pháp luật để tách bạch làm gì?
    Nếu bạn vẫn giữ quan điểm thì xin mời lĩnh giáo cô Hằng bộ môn Dân sự có lẽ sẽ bị cô..........(thôi em ko nói nữa cô mà nghe thấy chết em )

    Vấn đề coi như được giải quyết, khỏi tranh luận bàn cãi thêm okmen!

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khatvongttk vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (14/05/2011)