Chấp hành viên có được thực hiện việc thi hành án người thân không?

Chủ đề   RSS   
  • #604681 11/08/2023

    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Chấp hành viên có được thực hiện việc thi hành án người thân không?

    Liên quan đến việc thi hành án, thì đối với pháp luật hiện này có cấm hay cho phép đối với chấp hành viên có được thực hiện việc thi hành án người thân không là một vấn đề chắc có lẽ nhiều người sẽ quan tâm, vậy theo quy định được hướng dẫn thế nào về nội dung này.

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluat/ẢNH BÀI VIẾT/Visa CÓ ĐƯỢC THAY ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG (20).png

    Căn cứ Khoản 5 Điều 21 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định những việc Chấp hành viên không được làm như sau:

    1. Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm.

    2. Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật.

    3. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án.

    4. Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án.

    5. Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:

    - Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;

    - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;

    - Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

    Có thể miễn nhiệm chấp hành viên vì lý do sức khỏe hay không?

    Căn cứ Điều 19 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định về miễn nhiệm Chấp hành viên như sau:

    1. Chấp hành viên đương nhiên được miễn nhiệm trong trường hợp nghỉ hưu hoặc chuyển công tác đến cơ quan khác.

    2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Chấp hành viên trong các trường hợp sau đây:

    - Do hoàn cảnh gia đình hoặc sức khỏe mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ Chấp hành viên;

    - Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Chấp hành viên hoặc vì lý do khác mà không còn đủ tiêu chuẩn để làm Chấp hành viên.

    3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục miễn nhiệm Chấp hành viên.

    Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên?

    Căn cứ Điều 20 Luật thi hành án dân sự 2008  quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên như sau:

    1. Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền.

    2. Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên.

    3. Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án.

    4. Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.

    5. Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.

    6. Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật.

    7. Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.

    8. Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác.

    9. Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ.

    10. Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.

    Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín.

    Do đó, quy định sẽ cấm thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên; Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì. Và đối với miễn nhiệm chấp hành viên có thể thực hiện với lý do sức khỏe mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ Chấp hành viên;

     

     
    352 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận