“Chào hàng” gửi đi rồi có thể rút lại được không?

Chủ đề   RSS   
  • #455631 01/06/2017

    “Chào hàng” gửi đi rồi có thể rút lại được không?

    Chào hàng là giai đoạn trong đó một bên có “đề nghị về việc ký kết hợp đồng được gởi đích danh cho một hoặc vài người”.

    Theo quy định của Khoản 1 Điều 16 của Công ước viên Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 (CISG) thì:

    “ Cho tới khi hợp đồng được giao kết, người chào hàng vẫn có thể thu hồi chào hàng, nếu như thông báo về việc thu hồi đó tới nơi người được chào hàng trước khi người này gởi thông báo chấp nhận chào hàng”.

    Do đó, trên thực tế, cho đến khi chào hàng có hiệu lực, bên chào hàng có quyền đổi ý và quyết định không có ý định giao kết hợp đồng nữa, hoặc thay thế chào hàng ban đầu bằng một đề nghị khác mà không quan tâm xem đề nghị ban đầu có phải là loại chào hàng cố định hay không?. Điều kiện đặt ra ở đây, đó là: bên chào hàng phải gởi thông báo về ý định thu hồi chào hàng trước khi bên được chào hàng gởi thông báo chấp nhận chào hàng ban đầu.

    Pháp luật Việt Nam có quy định tương tự về việc thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng tại Điều 389 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:

    "1. Bền đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại lời đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây:

    a. Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại lời đề nghị trước hoặc cùng thời điểm nhận được đề nghị".

     

     
    14752 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KieuNga1109 vì bài viết hữu ích
    minhlong3110 (02/06/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #455640   02/06/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 156 lần


    Trong hình thức chào hàng còn có một hình thức khác đó là chào hàng cạnh tranh quy định cụ thể tại điều 23 Luật đấu thầu 2013. Trong đó

    "Điều 23. Chào hàng cạnh tranh
    1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
    b) Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
    c) Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
    2. Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
    a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
    b) Có dự toán được phê duyệt theo quy định;
    c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu."

    Khi hợp đồng chưa được sự đồng ý ký kết giữa 2 bên thì các cách thưc chào hàng vẫn chỉ là thăm dò, tham khảo, do đó bên nhận được chào hàng vẫn có quyền thay đổi cho đến khi nhận thấy bên chào hàng đúng với yêu cầu của mình đặt ra. Ngược lại bên đi chào hàng vẫn có sự cạnh tranh từ nhiều nguồn và được quyền rút lời đề nghị chào hàng của mình lại khi hợp đồng chưa được giao kết

    Cập nhật bởi minhlong3110 ngày 02/06/2017 07:56:52 SA

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |