Ở đây tôi chỉ phân tích về tội cướp tài sản trong tình huống trên thôi nhé:
Tội cướp tài sản là tội có cấu thành hình thức, tội phạm hoàn thành khi có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác... nhằm chiếm đoạt tài sản.
Ở đây ta thấy dấu hiệu hành vi "dùng vũ lực" đã có. Tức là B đã có hành vi dùng vũ lực (thỏa mãn dấu hiệu hành vi của Mặt khách quan của tội phạm).
Tiếp đến chúng ta sẽ em xét về dấu hiệu mục đích.
+ Nếu chỉ dừng lại ở hành vi dùng vũ lực trên mà nhằm mục đích gây thương tích cho A thì B sẽ không phạm tội cướp tài sản vì không thỏa mãn dấu hiệu mục đích.
+ Tuy nhiên, khi đã đuổi đánh A và bạn của A, đồng thời đập phá nhà A làm A và bạn A bỏ chạy, khi nhìn thấy điện thoại và số tiền 20.000, B đã "nổi lòng tham" lấy đi, điều này chứng tỏ rõ ràng một điều là mục đích chiếm đoạt tài sản của B đã thỏa mãn.
Mặc dù lúc đầu, B có thể không nghĩ tới việc là sẽ lấy tài sản của A sau khi đánh A, nhưng mục đích chiếm đoạt tài sản lại phát sinh ngay sau khi B có hành vi dùng vũ lực.
+ Tiếp theo, chúng ta xem xét, hành vi chiếm đoạt tài sản của B phạm tội cướp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản hay trộm cắp tài sản?
B không phạm tội trộm cắp tài sản vì hành vi chiếm đoạt của B hoàn toàn công khai, không hề có dấu hiệu nào của sự lén lút. Hơn nữa, trong tội trộm cắp tài sản thì yếu tố dùng vũ lực là để tẩu thoát. Nhưng trường hợp này yếu tố dùng vũ lực của B không phải để tẩu thoát.
B cũng không phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản bởi vì hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi của một người chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai, trong một khoảng thời gian kéo dài, mặc dù người bị chiếm đoạt tài sản biết, nhưng không có điều kiện ngăn cản được. Dấu hiệu không có điều kiện ngăn cản được ở đây phải xuất phát từ điều kiện khách quan (người bị chiếm đoạt biết hành vi chiếm đoạt, nhưng do những điều kiện khách quan đem lại như đang trên cây cột điện mà có người lấy xe của mình ở dưới cây cột điện chẳng hạn...) chứ không phải xuất phát từ yếu tố chủ quan (như sợ bị đánh, sợ bị đe dọa tính mạng...).
Sự khác nhau cơ bản đối với hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản và hành vi cướp tài sản ở chỗ đối với hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản thì mục đích chiếm đoạt tài sản một cách công khai không có yếu tố dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực... Còn hành vi cướp tài sản thì mục đích chiếm đoạt công khai nhưng lại kèm theo đó là yếu tố dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực...; Đồng thời, việc không ngăn cản được hành vi chiếm đoạt của người bị chiếm đoạt trong trường hợp công nhiên đó là do điều kiện khách quan chi phối, còn đối với cướp tài sản thì nó xuất phát từ ý chí chủ quan của nạn nhân.
Ta có thể thấy, trong tình huống trên, khi bị đánh A và bạn A đã bỏ chạy, không thể có điều kiện nhìn thấy hành vi chiếm đoạt của B, và giả sử có nhìn thấy hành vi chiếm đoạt của B thì việc không thể ngăn cản được hành vi đó cũng xuất phát từ ý thức chủ quan của A là sợ bị đe dọa tới tính mạng, sức khỏe.
Như vậy, B đã dùng vũ lực của mình một cách công khai, để chiếm đoạt tài sản của A, làm cho A ở trong tình trạng không thể chống cự được.
@im_lawyer: Mình nghĩ bạn nên xem lại về CTTP của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
Đối với trường hợp cụ thể này, Nếu hành vi của B
chỉ dừng lại ở việc gây thương tích cho A thì B chỉ phạm tội cố ý gây thương tích khi thỏa mãn 2 dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm là:
+ Hành vi khách quan: Hành vi cố ý gây thương tích.
+ Hậu quả: thương tích từ 11% trở lên, hoặc dưới 11% nhưng có thêm dấu hiệu về khác (dùng hung khí nguy hiểm,...).
Tội phạm của B chỉ hoàn thành khi có đầy đủ dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm, tức có dấu hiệu hành vi khách quan đồng thời thỏa mãn dấu hiệu hậu quả của hành vi. Nhưng ở đây chưa hề đề cập tới dấu hiệu hậu quả, mà nếu hậu quả không xảy ra (Hậu quả thương tích là 0%) thì không thể truy cứu B về tội cố ý gây thương tích được.
Tội phạm chưa đạt đã hoàn thành hiểu là
người phạm tội đã thực hiện hết hành vi khách quan cho là cần thiết để gây ra hậu quả nhưng hậu quả vẫn không xảy ra do nguyên nhân khách quan.
Trường hợp này có thể coi là B đã thực hiện hết hành vi khách quan cho là cần thiết để gây ra hậu quả thương tích hay chưa? Thực tế là B chưa đánh được A vì A và bạn
A đã kịp thời bỏ chạy. Do đó, không thể nói đây là trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành được.
Còn nữa, khi nói tới tội phạm, bạn đừng trích nguyên cả tên một điều luật vì có những trường hợp tên điều liệu là tên của 2 loại tội. Trong trường hợp này chỉ có thể noi B phạm tội cố ý gây thương tích hoặc là B phạm tội gây tổn hại sức khỏe của người khác chứ không thể nói là B phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được.
Thân!
Note: Betoan: Mình nhận thấy bạn đưa ra câu hỏi chỉ với một dòng. Nếu mình không nhầm thì mọi người gọi cái này là spam phải không nhỉ (Mới được bác Bachthanh và chị Vân phổ cập kiến thức xong). Mà bạn là Smod thì không nên làm vậy. Bạn nói còn nhiều tranh cãi, vậy tại sao bạn lại không đưa ra những tranh cãi và ý kiến tranh luận của mình?
Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!