Câu chuyện có thật về xử án

Chủ đề   RSS   
  • #13109 06/10/2009

    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Câu chuyện có thật về xử án

    Tôi có một người bạn thân, hiện cô ấy đang là bị đơn trong một vụ án đã qua hai giai đoạn.

    1/ xét xử sơ thẩm thẩm phán xử vụ này là bà Nguyễn Thị Vân tòa lao động : nguyên đơn thắng kiện

    2/ xét xử phúc thẩm tối cao : tuyên hủy án - trả về sơ thẩm điều tra xét xử lại

    Hiện nay vụ án này đang vẫn trong giai đoạn chờ đợi sự phán xét công minh của Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh .


    Tôi đưa câu chuyện này lên đây với một lý do tin rằng : trang website này có rất nhiều những luật sư thông hiểu luật pháp, với sự sáng suốt thông minh tài giỏi của người ngoài cuộc sẽ đọc và phần nào với kiến thức, kinh nghiệm đã có các bạn sẽ tư vấn giúp hay sẽ cho người bạn tôi những ý kiến đóng góp hữu ích . 

    .
    Và qua đó các bạn có thể biết thêm về thực trạng tố tụng của nước ta hiện nay, vai trò của Luật tại phiên toà,...

    Tôi để câu chuyện này ở bàn cafe LawSoft này nhé. để chúng ta cùng theo dõi diễn biến câu chuyện mỗi khi cô bạn tôi ra khỏi cổng Toà .

    Nội dung câu chuyện như sau:

    Vào những năm 1996 cô bạn gái tôi khi đó đang đi công tác tại CHLB Nga. Vì công việc đi lại giữa hai nước: Nga – Việt  rất nhiều. Nên thời gian đó,  bạn tôi có thay mặt một công ty ở Nga về tìm nguồn hàng cho họ . Sau một thời gian tìm hiểu hàng hóa tại VN, cô bạn tôi đã tìm ra một công ty bán hàng thực phẩm . Mặt hàng đó gọi là Mì ăn liền .Giam đốc công ty ấy từng cũng là bạn qua một người bạn khác thời sinh viên , cho nên cô bạn tôi nghĩ là mua của những người bạn này là tốt nhất, lẽ đó cô ấy đã giới thiệu công ty này cho những người bạn Nga.

    Qua trao đổi bằng điện thoại với công ty cần mua hàng,  bạn tôi có ký thay cho công ty Nga 1 container hàng sang bán thử . Thỏa thuận hợp đồng ghi rõ 1 công hàng 40’. Sau khi ký thỏa thuận này bạn tôi thay mặt công ty Nga trả trước một nửa tiền hàng là 8000 USD ., Phần còn lại sẽ trả cho công ty sản xuất sau khi hang tới Nga .

    Mọi chi phí vận tải, và việc xuất hàng ( thời đó chỉ có một số đơn vị được xuất khẩu trực tiếp. Lẽ đó nên việc xuất hàng phải qua ủy thác) . Đều được bạn tôi nhờ người giúp đỡ và chi trả sòng phẳng tiền vận tải lẫn tiền xuất ủy thác .

    Sau đó thì công ty sản xuất mì kia với công ty nước ngoài trực tiếp ký kết hợp đồng với nhau như thế nào bạn tôi không tham dự nữa.

    Bẵng đi hơn nửa năm sau bạn tôi vì thấy tiềm năng thị trường Nga phát triển tốt, lương đại diện ở Nga không phải là cao lắm cho nên nghĩ ra cách làm thêm là mua hàng tại Viện Nam đi kèm với những công hàng vải của những người khác để bán hàng kiếm thêm, mặt hang bạn tôi kinh doanh thêm này là những hang như : nước tương, nước mắm, bột ngọt, cà pháo, cà tím, thạch dừa , tương ớt, lạc rang, sau khi bán sỉ thử và thấy bán được bạn tôi đã đã liên lạc lại với công ty Nga trước đây mà bạn tôi giúp họ mua mì ăn liền .

    Công ty đó cho biết rằng hằng tháng họ vẫn có hàng đi VN sang Nga, hàng của họ chỉ có một mặt hàng đơn điệu là mì ăn liền. Bạn tôi mới đề nghị đi hàng chung công 40’ với công ty của Nga. Như thế bên công ty Nga cũng được giảm chi phí giá thành mua hàng ở Vn mà bạn tôi cũng được giảm nhiều chi phí không đáng phát sinh khác khi đi cùng với những công hàng ở vải ở ngoài chợ như trước nữa.

    Tháng 5 năm 1997 chồng bạn ấy về VN chơi , ( anh này thời điểm đó đang làm đại diện chính thức cho bộ thủy sản VN ) vì mối qua hệ đã từng có giữa người sản xuất từng là bạn vợ anh ta, cũng như những người bạn ở công ty Nga biết cả hai vợ chồng họ,nên công ty sản xuất mì trong nước kia đã đến chơi với anh, sau nhiều câu chuyện dông dài thì họ nói  nói

    -        “ anh ký dùm bọn em 1 thỏa thuận mua bán hàng cho công ty Nga để bọn em đi hàng cho nhanh chứ không thì mất hết cơ hội . “ Thế là anh chồng cô bạn tôi đã ký thay đại diện cho công ty Nga. Bản thỏa thuận này sau này được gửi về Nga đóng dấu của công ty Nga .

    Phần cô bạn tôi: cô ấy cũng có một thỏa thuận đại diện với tư cách cá nhân ký riêng với công ty Nga chịu trách nhiệm về phần cô ấy đảm nhiệm thay cho công ty Nga là : sẽ cử người theo dõi hàng dùm cho công ty Nga tại VN ,  bởi vì hàng cô ấy mua ở VN đi cùng công với công ty Nga là những mặt hàng nặng cho nên người của cô ấy phải nhận những mặt hàng đó trước, xếp vào trong cùng công hàng sau đó mới lên mặt hàng nhẹ.( tránh bị gãy công khi vận chuyện qua nhiều ngày sang Nga ) Và không chịu trách nhiệm với những gì hai tư cách pháp nhân là công ty Nga và công ty VN giao dịch với nhau .

    Với một tình bạn nhiều năm và với những giao dịch đan xen của cả tình bạn cả trong sự kết hợp buôn bán càng ngày càng trở nên thân thiết bởi các bên cùng có lợi ấy trở nên bền vững .

    Vào tháng 6 hay tháng 7 của năm 1999 ( tôi không nhớ rõ) Người bạn giám đốc công TNHHSX mì ăn liền kia đã nói với cô bạn tôi “ tớ vần mua ít bột mì mà tiền thiếu quá, cậu cho tớ mượn giấy tờ 1 căn nhà của cậu để tới đem đi thế chấp với bạn làm ngân hàng vay vài trăm triệu đi .

    Cô bạn tôi đã hồn nhiên đưa giấy tờ căn nhà đó cho người bạn mượn ( tờ giấy mượn lúc đó vẫn chưa là sổ bìa trắng bìa đỏ gì cả mà chỉ là một tờ hợp đồng mua bán nhà đứng tên cô bạn với người bán nhà ) . Vì nghĩ cô ấy sẽ quay về Nga làm việc nên trong tờ giấy “ ủy quyền” cô ấy có viết “ tôi tên là Nguyễn … đồng ý ủy quyền căn nhà số 8.. đường … quận ..  cho ông … thay tôi được quyền cầm cố thế chấp căn nhà khi cần thiết .

    Tờ giấy ủy quyền này đã không hề có công chứng theo luật cũng như không có bạn bè nào làm chứng ký tên trên tờ giấy đó cả .

    Sau đó hơn tháng trong một lần cô ấy lên thăm mộ cha mình ( vì cha cô ấy vừa chết ) .Bạn cô ấy đã gọi điện và hỏi “ cậu đang ở đâu thế ? “ cô ấy trả lời đang ở trên nghĩa trang ( nghĩa trang này gần nhà máy sản xuất của công ty kia) người bạn đã mời cô bạn ghé vào chơi vì cả nhà cũng đã chuyển luôn xuống nơi sản xuất _ ( theo bạn đó nói thì họ đã thuê được mảnh đất ấy của sở nông nghiệp trước đây là trại gà những 50 năm nên cả nhà chuyển xuống cho tiện )

    Cô bạn tôi đã hồn nhiên mà ghé đến thăm họ . Và trong ngày định mệnh ấy, mọi chuyện đã xảy ra ngoài sức tưởng tượng của cô bạn tôi .

    Sauk hi cô bạn cùng người anh đi cùng và tắc xi chạy thẳng vào trong sân thì bảo vệ công ty TNHH kia đóng cổng lại . Người bạn cũng là giám đốc công ty TNHHSX kia mời bạn tôi yên vị và chìa ra một tờ giấy “ đối chiếu công nợ” trong tờ giấy này có nội dung ghi :

    1/ Bà … số CMND, số hộ chiếu …địa chỉ cư ngụ ….Nợ công TNHHSX 228 ngàn đô la mỹ tiền làm hàng xuất khẩu

    Cô bạn tôi không ký vì trên thực tế cô ấy cũng chẳng biết gì mà ký vào tờ giấy đó . nên cô ấy đã nói “ ông chơi gì kỳ vậy, sao không đối chiếu với bọn Nga mà tìm tôi ký . Tôi có mua hàng của ông đâu, tôi không ký . Người bạn bao năm chơi với nhau ấy đã đưa dao dọa đâm cô ấy và bắt ký. Người anh đi cùng cô ấy nói “ thôi em cứ ký đi, em còn hai con bên nhỏ bên Nga, chuyện sẽ không có gì đâu “  và cô ấy đã ký vào tờ giấy đối chiếu công nợ định mệnh ấy . Sau đó thì công ty kia cùng bộ mặt hý hửng của người bạn đã mở cổng công ty cho cô ấy về . Sau đó cô gọi điện cho người bạn để đòi lại tờ hợp đồng mua bán nhà đã cho bạn mượn. Bạn cô  trả lời “ tôi đánh mất rồi, mặc xác bà “. Cô bạn tôi bay đi Nga và có nói với tôi “ lòng người thật không ai ngờ nổi “

    Vào tháng 4 năm 2003 công ty TNHHSX của người bạn kia đã làm đơn “ khởi kiện – Đòi nợ” dân sự cô bạn tôi : dựa trên những giấy tờ sau :

    -       Tờ đối chiếu công nợ 228 ngàn đô la mỹ tiền làm hàng xuất khẩu

    -        Bản thỏa thuận mua bán hàng xuất khẩu ký với ông … ( chồng cô bạn tôi) là đại diện cho công ty Nga .

    -       Tờ ủy quyền 1 mình cô bạn ký cho mượn giấy tờ không có công chứng

    Vì cô bạn tôi ở Nga làm việc và nuôi hai con đi học nên cũng không hề hay biết gì về vụ việc kiện tụng của công ty TNHHSX mà người bạn mình là giám đốc đại diện  cho nên : Tòa án dân sự và thẩm phán Nguyễn Thị Vân ( người sẽ xét xử vụ kiện này ) đã tạm đình chỉ vụ án lại .

    Năm 2005 cô bạn tôi đưa hai con về nước thăm gia đình cũng không thấy ai nhắc đến vụ việc này .Theo cô ấy nói suốt nhiều thời gian cô không về nước vì con gái cô 15 tuổi nhưng lại đỗ được vào đại học ở Nga, lẽ đó cô ở lại vừa đi làm vừa trông con . 2005 con cô tốt nghiệp đại học với bằng đỏ nên cô mới đem con về .

    Năm 2006 vào dịp hè cô cũng về nước và đến cuối năm 2006 thì mẹ cô bạn tôi bị suy tim độ 3 tưởng bị chết nên cả nhà gọi cô về nước. Trong những ngày mẹ cô bệnh vì công việc,  cô bạn tôi làm là về  du lịch ở Nga , chủ của công ty cô ấy có một giao dịch về du lịch với bên Singapore đã gọi về cử cô bạn tôi đã bay sang Singapore làm việc hai ngày. Khi cô ấy quay về lại VN thì có thể Nguyên đơn nhìn thấy cô ấy ở sân bay nên đã gửi đơn ra tòa lần nữa để vụ án được bắt đầu lại . ( đấy là 1 bút lục có trong hồ sơ vụ án mà sau này cô bạn tôi mới biết )


    Cập nhật bởi lawyerhien vào lúc 29/08/2009 15:48:48
     
    36992 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HuongAnh vì bài viết hữu ích
    pecoidexuong (15/04/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #13110   29/08/2009

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Sau khi mẹ cô ấy lành bệnh, cô bạn tôi trở về Nga và hè năm 2007 cô ấy cũng đưa con về thăm mẹ . trong thời gian này : Tòa án đã gửi giấy mời về nhà cô ấy và mời cô lên làm việc. Lúc đó cô ấy mới biết là mình chính là bị đơn của vụ khởi  “ đòi nợ” mà bạn cô  khởi xướng dựa vào tờ giấy “ đối chiếu công nợ “ cô đã ký và xuất phát nợ bạn cô đưa làm chứng cứ chính là do “ thỏa thuận mua bán “ mà chồng cô ấy ký đại diện cho công ty Nga .

    Vào đầu tháng 9 năm 2007 khi cô ấy cùng con trai chuẩn bị quay trở lại Nga thì khi ra sân bay với con cô ấy mới biết mình bị cấm xuất cảnh .Con trai cô 13 tuổi một mình bay trở lại Nga để đi học .

    Sau khi con đi rồi  cô lên Tòa án hỏi thì cô ấy mới biết Thẩm phán Nguyễn thị Vân dựa vào đơn “ Xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “ của nguyên đơn, ngày 12/3/1997 trong đó có ghi “

    Do bà … cố tình xuất cảnh sang Nga để trốn nợ 228 ngàn đô la mỹ ( chưa tính lãi phát sinh ) và ngày 28/2 bà … nhập cảnh từ Sigapore về chưa ra khỏi VN đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “ và thẩm phán Nguyễn Thị Vân đã ra quyết định “ Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “ căn cứ khoản 1 điều 100 và điều 99 của BLTTDS đế áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với cả hai vợ chồng bạn tôi . Điều 102 của BLTTDS  . Quyết định này bà Vân đã ký từ tháng 3 năm 2007 . Và trong suốt thời gian này cô bạn tôi vẫn đi về làm việc giữa hai nước mà không hề được biết.

    Phải đến tháng 10 khi vụ án chuẩn bị đưa ra xét xử sơ thẩm thì Tòa án mới đưa cho cô ấy quyết định “ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “ do bà Thẩm phán Nguyễn Thị Vân ký này  .

    Vào trước ngày tết 1 tuần vụ án được bà thẩm phán Nguyễn Thị Vân tòa lao động đưa ra xét xử. Cô bạn tôi có một luật sư do bạn bè giúp đỡ là luật sư Nguyễn Hữu Phan ( đoàn luật sư Hà Nội ) từ Hà Nội bay vào . Dù luật sư đưa ra nhiều chứng cứ thấy nguyên đơn khởi kiện không đúng và không có gì để minh chứng cho khoản kiện được gọi là “ NỢ” cá nhân  xuất phát từ thỏa thuận mua bán hàng ký kết giữa hai pháp nhân ấy . Nhưng bà thẩm phán Nguyễn Thị Vân sau khi gạt ngang những ý kiến có lý và những chứng cứ có sức thuyết phục của luật sư Nguyễn Hữu Phan đã ra quyết định Nguyên đơn là công ty TNHHSX kia thắng kiện.

    Tòa án quyết định : áp dụng điều 431 bộ luật dân sự 1995 tuyên xử :  Chấp nhận yêu cầu của công ty TNHHSX do ông … làm đại diện .Buộc vợ chồng ông bà …  phải trả 228 ngàn USD và khoản nợ lãi 166.674 ngàn đô la mỹ . Duy trì quyết đinh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số …của Tòa án  -Vợ chồng ông bà phải đóng án phí 33 triệu cho Tòa án và trả 15 triệu cho Nguyên đơn ( vì nguyên đơn đã nộp trước rồi )


    Sau đó thì cả nước nghỉ ăn tết âm lịch. Vào ngày mùng 6 tết tức ngày 11/2 Tòa án đã làm việc trở lại và như thế, chỉ còn có 1 ngày nữa là hết thời gian kháng cáo lên phúc thẩm . Bạn tôi làm đơn mang đến nộp Tòa án . Tôi có đi cùng cô bạn tôi. Ở tòa lao động trên đường Lê Thánh Tôn tất cả các thư ký tòa đều có mặt nhưng họ đang … đánh bài . Thẩm phán Nguyễn Thị Vân không có mặt .


    Các thư ký chỉ chúng tôi sang 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Ở đây cũng vắng nhưng bạn tôi may mắn khi cứ đi lang thang suốt những căn phòng và tầng trên tầng dưới của Tòa án thì gặp được một nhân viên nữ đã ở phòng lưu trữ. Người phụ nữ ấy hỏi chúng tôi đi đi đâu.? Sau khi nghe trình bày, bà ấy đã rất nhiệt tình và nói “ thế thì hôm nay phải nộp ngay kháng cáo chứ không sẽ không kịp đâu “ và chỉ chỗ cho chúng tôi đến một người khác nữa.

    Người phụ nữ tiếp chúng tôi có khuôn mặt đôn hậu và hiền lành ấy thì ra đó chính là bà chánh văn phòng tòa dân sự ( mà sau này chúng tôi mới biết )

    Vào ngày 14 tháng 7 năm 2008 . Sau 5 tháng thì Tòa án Phúc tối cao đã xét xử vụ kháng cáo của bạn tôi .

    Trên thực tế : những luật sư tham gia giúp cho cô bạn tôi đều là do bạn bè cô ấy tìm kiếm và cách giúp cô ấy đó là  trả tiền luật sư thay cho cô ấy . Và có thể đây là điều trớ trêu chăng ? luật sư “ cãi” cho bạn tôi đều là luật sư từ Hà Nội vào .

    Người giúp cô bạn tôi ở tòa Phúc thẩm không phải là luật sư Nguyễn Hữu Phan nữa mà là luật sư Nguyễn Sơn Trung, luật sư này còn rất trẻ và tiền trả luật sư này cũng do một bạn khác trong nhóm bạn bè thời sinh viên giúp cô ấy. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn học thời xưa.

    Cùng những lời khuyên chân thành của LS Nguyễn Sơn Trung. Cùng những bạn bè đang ở Nga bạn tôi đã tìm thấy 1 hồ sơ xác nhận công ty tại Nga là có thật . Hồ sơ này được niêm phong kỹ của công chứng viên Tòa án Nga gồm những giấy tờ :

    -       Giấy phép thành lập công ty ….

    -       Giấy phép đăng ký nghành nghề kinh doanh tại CHLB Nga

    -       Xác nhận của cục Thuế liên toàn Liên Bang Nga

    -       Xác nhận của cục thống kê kế hoạch toàn Công Hòa LB Nga

    -       Xác nhận của cục bảo hiểm y tế CHLB Nga

    Theo ý kiến của luật sư Nguyễn Sơn Trung, khi nhận được bộ hồ sơ này,  bạn tôi đã đem toàn bộ bộ hồ sơ của công ty Nga đang có niêm phong ấy,  đi công chứng tại Tòa lãnh sự Nga tại Việt Nam , và hợp thức hóa lãnh sự tại Sở Ngoại vụ TP Hồ Chí Minh . Sau đó dịch công chứng và nộp cùng bản tường trình cho Tòa Án Phúc thẩm tối cao .

    Cũng nhờ bạn bè tại Nga có long giúp đỡ bạn tôi vào ngày gần mở phiên Tòa cũng nhận được 1 bản” Thỏa thuận hợp đồng mua bán “ của chính giám đốc công TNHH tại Vn ký đóng dấu trức tiếp  thẳng với Phó giám đốc công ty Nga .

    Bản thỏa thuận đó có nội dung y như bản thỏa thuận mà công ty TNHHSX kia đã nhờ chồng bạn ấy ký và sau này khi khởi kiện họ đã lấy làm chứng cứ thuyết phục khoản “ đối chiếu nợ 228 ngàn đô la ” mà bạn ấy bị ép ký ( sau này có hai người làm chứng cho bạn ấy về chuyện này , ( nhưng vì lý do gì đó bà Nguyễn Thị Vân không coi chứng cứ làm chứng đó là có thật., và như bà ấy nói thì là hết hạn làm chứng rồi  )

    Trong phiên tòa Phúc thẩm tối cao này bạn tôi đã nộp lên thêm tờ “ Thỏa thuận mua bán mà đích danh giám đốc công ty TNHHSX đã ký trực tiếp với Phó giám đốc công ty Nga .

    Đồng thời luật sư Nguyễn Sơn Trung lúc đó đã bỗng làm một việc mà chưa ai từng làm đó là dựa theo những bút lục Nguyên đơn nộp tại Tòa án ( hơn 1000 bút lục ) vị luật sư này căn cứ vào những  bản kê tổng toàn bộ số hàng công ty TNHHSX tại VN đã xuất bán cho công ty Nga trị giá tiền đô la Mỹ là bao nhiêu ?  Và tổng toàn bộ tiền do công ty Nga đã chi trả về cho công ty TNHHSX kia ( những bảng kê và tiền hàng tiền trả này do Nguyên đơn nộp cho Tòa ( từ lúc còn sơ thẩm ) Thì số tiền do công ty Nga trả về cho công ty TNHHSX này đã còn dôi ra mấy chục ngàn đô la mỹ . ( tính từ thỏa thuận mua bán ) kiểu cộng trừ nào cũng vẫn thấy công ty nước Nga trả thừa tiền ra . ( Bảng kê này cũng được bạn tôi trình bày theo ý kiến của luật sư và nộp cho Tòa Phúc thẩm .

    Trong phiên Tòa phúc thẩm . Thẩm phán đã tuyên : Hủy án trả về Tòa sơ thẩm điều tra lại . Riêng phần đề nghị “ giải tỏa lệnh cấm xuất cảnh” của các luật sư bị đơn thì Tòa Phúc thẩm nói “ vì đã tuyên Hủy Án. Cho nên việc này do Tòa án sơ thẩm xem xét giải quyết .

     
    Còn tiếp ....

    Còn tiếp ....

    Cập nhật bởi HuongAnh vào lúc 29/08/2009 17:46:46
     
    Báo quản trị |  
  • #13111   29/08/2009

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Từ ngày xử phúc thẩm quyết định Hủy Án trả về Sơ thẩm đến bây giờ là đã hơn 1 năm. Bạn tôi nhiều lần làm đơn xin xét giải tỏa lệnh cấm xuất cảnh kia . 

    Nhưng, dù có bao nhiêu đơn gửi đi gõ cửa thì cũng vẫn không có một hồi âm . Tòa sơ thẩm Tòa án TP. HCM hiện đang xử lý lại vụ án này họ nhiều lần gọi bạn tôi lên giải trình . Cũng như gọi Nguyên đơn .

    Nhưng vẫn không thể có một hướng giải quyết nào hết .

    Nguyên đơn thì vẫn nhai đi nhai lại những lời tường trình cũ rích đầy mâu thuẫn và không có chứng cứ gì mới đi kèm hợp pháp cũng như hợp lý để : Khẳng định “ Nợ dân sự” nhưng lại xuất phát từ hợp đồng kinh tế ký với 1 pháp nhân nước ngoài.

     Toàn bộ bút lục nộp lên gồm hơn 100 tờ phiếu xuất kho có ghi trị giá tiền hàng bằng đô la mỹ .

    -       Hơn 100 tờ khai hải quan, xuất ủy thác và tự công ty TNHHSX xuất trực tiếp năm 1999 khi luật xuất khẩu ban hành rộng hơn

    Nhưng, điều kỳ lạ là trong toàn bộ bút lục ấy lại không hề có bất cứ một tờ hóa đơn tài chính do Bộ tài chính phát hành ( liên 1 dành cho người bán ) nào trình kèm theo. Thế nhưng Tòa án cũng không hỏi.  Còn Bị đơn là cô bạn tôi đề nghị Nguyên đơn xuất trình để đối chiếu xem tên ai mua hang và ai mới thật sự là người có nợ công ty TNHHSX kia thật  thì Tòa án, Thẩm phán đang thụ lý vụ án “ xét lại” này lại cho rằng loại  “ Phiếu xuất kho” tự đi mua, tự viết  này là hợp pháp thay được hóa tài chính do Bộ tài chính phát hành . Và chưa bao giờ Thẩm phán yêu cầu Nguyên đơn xuất trình kèm theo hóa đơn tài chính bán hàng . Và dù Nguyên đơn có giải trình đến thế nào thì cũng thể tìm đâu ra khoản nợ 228 ngàn đô la mỹ tiền hang xuất khẩu ấy .

    Theo một luật sư ở trên diễn đàn LawSoft từng tư vấn cho cô bạn tôi : ( Xin cảm ơn người bạn bí mật không muốn nêu tên đã giúp đỡ cô bạn tôi  ở đây nhé. )
    Với khoản nợ 228 ngàn đô la Mỹ dân sự nhưng lại xuất phát từ hợp đồng kinh tế  ấy là quá lớn. Nếu đích thực có khoản nợ tiền " hàng xuất khẩu " này thì công TNHHSX kia ắt phải có báo cáo thuế . Bởi vì thuế xuất khẩu một số mặt hàng là 0 % nhưng Thuế doanh thu doanh nghiệp của nhà sản xuất đóng cho nhà nước là 6 % ( phần dành cho mì ăn liền ) nếu họ không trốn thuế doanh thu thì họ sẽ có báo cáo thuế tháng hay năm về khoản nợ . Như thế, bạn có thể làm đơn đề nghị và Tòa án sẽ  giúp tìm hiểu sự thật này theo điểm B khoản 2 điều 58 của BLTTDS để tìm ra báo cáo Thuế của công ty TNHHSX kia . Như thế sẽ xác định được khoản nợ ấy có thật hay không ? và khoản nợ nếu có thật ( do số báo dư nợ ) sẽ mang tên của ai ? bạn sẽ dễ dàng trên con đường đi tìm chứng cứ nộp cho Tòa để tự bảo vệ cho mình hơn là bạn phải nhờ bạn bè ở Nga đi tìm chứng cứ dùm . Tôi tin rằng Tòa án sẽ công minh và bạn của bạn sẽ mau chóng sang với con bạn ấy . Để cháu bé dưới tuổi vị thành niên một mình nơi xứ người không tốt đâu .

    Nhưng, lại nhưng. Tòa án đền bây giờ vẫn im lặng, vị thẩm phán ( người thụ lý vụ án này bây giờ ) trong một buổi hòa giải khi bạn tôi nêu ra vấn đề này đã nói “ vậy Bị đơn cứ tự đi tìm hiểu chứng cứ để bảo vệ mình đi . Và Nguyên đơn thì cười khẩy.

    Với khoản tiền hàng trị giá gần 2 triệu đô la mỹ mà công ty TNHHSX ( Nguyên đơn _ theo những bút lục đã nộp ở Tòa án ) ) đã bán cho công ty nước ngoài bằng giấy trắng mực đen với tên người mua là công ty Nga , hay như công ty TNHHSX này đã trình bày miệng với vị Thẩm phán của Tòa án là bán cho cá nhân ( bạn tôi)  để xuất đi nước ngoài, mà không có nổi 1 tờ hóa đơn tài chính thì há chẳng phải câu chuyện này mâu thuẫn lắm sao ?  chưa kể rằng theo bút lục từ ngày công ty này thành lập năm 1994 với (vốn cố định là 2 tỷ ) cho đến năm 1996  họ mới xuất hàng ủy thác bán đi ào ạt ( theo luật thì mỗi khi có 1 công ty ra đời Thuế được miễn trừ trong 2 năm đầu ) vậy mà báo cáo thuế doanh thu doanh nghiệp từ năm 1996 trở đi lại không hề có một lượng hàng tiền nào bán ra từng lớn đến như số “ nợ” mà công ty TNHHSX này kiện “ đòi nợ “ .

    Thế mà Thẩm phán Tòa án bây giờ không cần Nguyên đơn nộp kèm hóa đơn tài chính của Bộ tài chính phát hành , chấp nhận phiếu xuất kho mua ở đâu cũng có và viết tay  . Chấp nhận đơn khởi kiện cá nhân dựa theo hợp đồng ký kết giữa hai pháp nhân với nhau của Nguyên đơn là đúng  và đưa vụ án ra xét xử.
    Tôi chưa hiểu vấn đề luật của Vụ án “ đòi nợ” mà bạn tôi là Bị đơn này nằm ở đâu theo luật VN hay các Thẩm phán của Tòa án đang xử theo luật rừng ? mà luật Rừng thì cũng có lý lẽ của luật Rừng chứ nhỉ . Hay là phải có tiền chung chi cho các thẩm phán thì may ra mới ổn ?

    Riêng về căn nhà mà bạn tôi đưa tờ hợp đồng mua bán cho mượn kèm theo giấy ủy quyền không công chứng ấy thì vì đòi không được, sau vụ bị ép ký cô ấy đã đăng báo cớ mất nhiều kỳ và lấy lại tờ giấy hợp đồng mua bán Phó bản . Sau đó đi làm sổ đỏ mang tên cô ấy và để có nuôi con ăn học bên Nga cũng như trang trả khoản do bạn bè giúp lúc cô ấy khó khăn thì cô ấy cũng đã bán đi từ rất lâu.

    Thẩm phán Nguyễn Thị Vân tòa sơ thẩm 1 lần hỏi cô ấy cũng nói “ đã bán từ lâu  “ điều này được ghi vào cả biên bản  và lên Phúc thẩm, Tòa án cũng không ai hỏi lại căn nhà này.

     Bây giờ xuống đến Sơ thẩm điều tra lại thì Thẩm phán hỏi lại lần nữa và lại bắt cô ấy “ nộp giấy tờ mua bán nhà “ . Một căn nhà đã bán từ lâu có bao giờ bên bán đi còn giữ lại giấy tờ gì không nhỉ ? và lấy gì để nộp đây ? nộp một bản phô tô sổ đỏ tên người khác cho Tòa ư ?  

    Về lệnh “ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “ của thẩm phán Nguyễn Thị Vân đã ký, cô bạn tôi sau nhiều ngày làm đơn gửi Chánh án, gửi Thẩm Phán đang thụ lý ra, sau 1 năm đúng đã được Thẩm phán gọi lên và nói “ Nguyên đơn nhờ Tòa báo với Bị đơn là muốn được giải Tỏa lệnh cấm xuất phải đóng vào một ít tiền thế chân “ .
    Cô bạn tôi có hỏi Tòa “ thế Nguyên đơn có đóng tiền gì thế chân không? Vụ án còn chưa ngã ngũ Tòa án chưa có phán quyết gì và nếu Nguyên đơn kiện " em" là sai, không đúng sự thật.,  trong thời gian bị cấm xuất cảnh này con " em" bên Nga có mệnh hệ nào ? công việc của " em " đang làm bị thất thoát và " em " bị mất việc làm bây giờ thì ai sẽ đền cho ? “ Tòa án hay Nguyên đơn ? Phải để một trong hai vợ chồng "em" đi chứ. Với lại em có người ủy quyền ra công chứng sẽ thay "em" khi có yêu cầu của Tòa . Và " em có cam kết đi và về khi Tòa cần đến rồi mà, nếu  em không đúng thì em chịu trách nhiệm chịu phán quyết của Tòa . " Em là công dân VN chịu sự quản lý của Sứ quán VN tại Nga mà ... và còn chồng em ở đây nữa mà .  

    Nguyên đơn thì không đóng khoản tiền thế chân nào cho việc đề xuất cấm xuất cảnh bạn tôi cả . Có chăng là Nguyên đơn đóng tiền riêng cho bà Nguyễn Thị Vân ngày xưa để bà ấy ra cái lệnh làm chết người ấy trong khi bạn tôi theo một bút lục do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đưa ra, thì cô ấy vẫn đi đi về liên tục VN chứ không hề chạy trốn sang Nga như Nguyên đơn nói. Nguyên đơn nộp lên một tờ giấy “ hợp đồng bán nhà “ của bạn tôi cho mượn cùng tờ ủy quyền 1 chiều mà theo luật thì đã không có công chứng thì chớ lại còn hết cả hạn ủy quyền 1 chiều theo luật trong bộ luật  TTDS . Và trong khi căn nhà  thì đã bán từ lâu, thế mà Thẩm phán Nguyễn Thị Vân cũng chẳng cần xem kỹ hay thư ký Tòa cũng chẳng tìm hiểu nhất nhất nộp một tờ giấy không có giá trị pháp lý nào nữa vào tờ trình để ‘ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh “

    Tôi không biết gì về luật, chỉ thấy có nhiều điều vô lý và cũng có lẽ là không theo một luật nào trong bộ luật cả nên tôi đưa toàn bộ câu chuyện có thật này vào đây. Vụ án này tính đến bây giờ là hơn 1 năm có lẻ  vẫn chưa có ngày xử và đang trong thời gian thụ lý .

    Trò chuyện đến đây thôi, tôi phải tạm ngưng xin hẹn các bạn cùng cô ấy lên Tòa nhé .
    Chân thành rất mong sự đóng góp ý kiến của tất cả các luật sư ở đây  .

     
    Báo quản trị |  
  • #13112   04/09/2009

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Chủ đề mà bạn HuongAnh đưa ra đã một tuần rồi mà vẫn không thấy ai có ý kiến rồi. Chắc tại nội dung dài quá nên các thành viên khác lười đọc đây .

    Hôm nay tôi không trao đổi với HuongAnh về nội dung vụ án mà chỉ trao đổi về cái biện pháp ngăn chặn mà người bạn của HuongAnh đang phải khổ sở về nó trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành.

    - Thứ nhất, theo quy định của Pháp luật về xuất, nhập cảnh thì những người đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế chưa được xuất cảnh (kể cả người nước ngoài và công dân Việt Nam).

    - Thứ hai, Việc thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được áp dụng khi xét thấy biện pháp đang áp dụng không còn cần thiết.

    - Thứ ba, khi kháng cáo thì đồng thời phải làm đơn đề nghị huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời còn nếu không thì phải làm đơn khiếu nại đến Chánh án toà án nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

    Tôi cũng chưa biết làm thế nào để giúp cho bạn của HuongAnh. Tôi rất lấy làm tiếc.

    Nếu vị thẩm phán nọ đề nghị bạn của HuongAnh nộp tiền vào để đảm bảo thì tôi không biết họ sẽ dựa vào đâu để huỷ bỏ quyết định quái ác này .

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lawyerhien vì bài viết hữu ích
    pecoidexuong (15/04/2011)
  • #13113   06/09/2009

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Xin thay mặt bạn của HA, cảm ơn bạn lawyerhien đã đưa thảo luận
    một trong những vấn đề bức xúc nhất của cô bạn HA lên đây

    Xin được nói rõ hơn một chút

    Trích dẫn:
    - Thứ ba, khi kháng cáo thì đồng thời phải làm đơn đề nghị huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời còn nếu không thì phải làm đơn khiếu nại đến Chánh án toà án nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.


    Mục này thì HA không rõ cho lắm . Nhưng ngày đưa đơn đi nộp kháng cáo , HA có đi cùng cô bạn nhưng không đọc rõ tờ kháng cáo ấy có ghi gì .

    Ngay khi đang viết những dòng này thì HA có IM với cô ấyvà cô bạn cho biết :

    Trong đơn kháng cáo lên phúc thẩm tối cao vì thời gian rất gấp chỉ còn thời hạn có 1 ngày nên chỉ ghi :

    - 1/ Kháng cáo toàn bộ bản án dân sự mang số  188/2008/DS-ST
    ( trong bản án này trang 9 trước khi Chủ tọa ký bản án thì vẫn co nguyên có cả dòng chữ trong bản án  " duy trì biện pháp áp dụng khẩn cấp tạm thời số 679/2007/QĐ-ADBPKCTT (2) ngày 16/03/2007" )

    Ngày 13/02/2008 cô ấy nộp án phí . Và 3 ngày sau nộp tiếp đơn bổ sung kháng cáo

    - 2/ Đơn bổ sung kháng cáo lên Phúc thẩm xin hủy bỏ biện pháp ADKCTT. Đơn này gửi cả Chánh án Tòa phúc thẩm, Viện trưởng Viện Kiểm sát, Bộ trưởng bộ CA

    Sau đó vẫn không được trả lời thì ngày 1/4 cô ấy làm đơn khiếu nại . Tòa sơ thẩm trả lời : đã chuyển hồ sơ lên phúc thẩm ngày 19/03/2008 .

    Lên Phúc thẩm nộp đơn kháng cáo và hỏi thì được trả lời : Kháng cáo vừa được nhận ngày 31/3/2008

    3/ Đơn bổ sung kháng cáo thứ 2 có 2 điểm kháng cáo :


    1/ Kháng cáo : Toà án cấp sơ thẩm đã vi phạm về trình tự, thủ tục tố tụng về ủy thác tư pháp và xác định sai quan hệ pháp luật.

    2
    Kháng cáo : Toà án cấp sơ thẩm chưa điều tra đầy đủ , chỉ căn cứ vào lời trình bày của bên A ( nguyên đơn ) để buộc bên bị đơn là tôi phải trả nợ là không chính xác, không khách quan: Sau này khi có luật sư thì :


    3/ Luật sư Nguyễn Sơn Trung của văn phòng Hải Hà đoàn luật sư HN cũng có kiến nghị riêng đề nghị hủy bỏ biện pháp này

    4/ Trong đơn khiếu nại giải trình với Tòa phúc thẩm cô ấy cũng nêu đầy đủ hết những yêu cầu

    Và Tòa phúc thẩm tuyên :

    - hủy án đề nghị Sơ thẩm đối chiếu lại

    - Vì đã hủy bản án nên BPADKCTT do Tòa sơ thẩm xét .

    Ngoài quyết định của ADBPKCTT trong giai đoạn này còn những điều như :

    - Về những chứng cứ hồ sơ có trong vụ án do Nguyên đơn nộp lên thì không có bất cứ một giải trình, chứng cứ, hồ sơ, sổ sách kế toán  nào hợp pháp cho cái được gọi là " đòi nợ" cả . Ngoài phiếu xuất kho ( cuốn mà mua đâu cũng có, viết sao cũng được  ) mà phiếu xuất kho thì ghi tên công ty Nga mua .  Thì không có hóa đơn tài chính, không có hóa đơn thương mại lưu lại .
    Một nghịch lý sờ sờ ra là : Gần 2 triệu USD tiền hàng ( do nguyên đơn khai đã bán để xuất khẩu sang Nga ) mà không hề có bất cứ 1 tờ hóa đơn nào do Bộ tài chính phát hành cả.

    Ngay cả lúc này : Tòa sơ thẩm đề nghị Nguyên đơn đối chiếu :  họ cũng không giải trình được khoản nợ mà họ đòi xuất phát từ đâu ? TỪ HỢP ĐỒNG HAY THỎA THUẬN MUA BÁN NÀO ? hÓA ĐƠN TÀI CHÍNH BÁN HÀNG ( liên 1 và 3 MANG TÊN AI ? ) CŨNG KHÔNG CÓ .

    Mặc dù : Đơn khởi kiện là xuất phát từ  bản " Thỏa thuận mua bán hàng xuất khẩu " cùng một nội dung như nhau nhưng khi thì ký với đại diện công ty Nga. Khi thì ký với chính phó giám đốc công ty Nga.

    Bản thỏa thuận ghi ngày :

    - 2/3/1977  ( chỉ ghi trên thỏa thuận mua bán )
    Nhưng vì sao công ty này vẫn xuất hàng đi được ( Nguyên đơn nộp luôn cả tờ khai hải quan xuất hàng sang Nga, vận đơn, INVOI ...  với tên Công ty Nga )

    - ngày 1/4/1977 ký với phó giám đốc công ty Nga

    - ngày 20/5/1977 ký với đại diện người Việt là chồng cô bạn HA và khoản nợ được đòi xuất phát từ bản thỏa thuận này

    Trớ trêu nhất là :

    Bạn HA ôm toàn bộ bút lục sao chụp được suốt Sơ thẩm, lên Phúc thẩm mà Nguyên đơn nộp cho Tòa án ( bảng kê tiền hàng xuất - và tiền thanh toán . Số  báo có từ nước ngoài chuyển về, tiền mặt nhận tại VN vvv... ) Tất cả là : NGUYÊN ĐƠN NỘP
    Rồi bạn ấy tự nhờ một người bạn khác bây giờ làm kiểm toán đối chiếu làm lại  những chứng cứ do Nguyên đơn nộp cho Tòa án thì thấy phía mà công ty TNHHSX  kia đòi thì ra con số

    - nếu bắt nguồn từ ngày ký bản thỏa thuận  2/3/1997 ( ghi trên bản thỏa thuận)  thì dôi ra số tiền gần 40 ngàn USD
     
    - nếu từ ngày người Nga ghi và ký đóng dấu bên dưới thì dư ra gần 15 ngàn USD

    - Nếu từ ngày ông xã cô bạn được nhờ  ký là 20/05 /1997 thì dư ra 4 ngàn USD

    VẬY NGƯỜI KIỆN NỢ LẼ RA PHẢI LÀ CÔNG TY NƯỚC NGOÀI CHỨ

    . ( HA nghĩ vậy )

    Thế mà bây giờ Tòa án sơ thẩm lại có thông báo :
    - Tạm đình chỉ vụ án để làm thủ tục tư pháp hay pháp lý gì đó sang Nga tìm công ty Nga xem nó còn hay không hoạt động ?
    - riêng ADBPKCTT thì : đề nghị Bị đơn đóng vào một ít rồi Tòa ... tính cho
    -  Nguyên đơn không cần nộp một khoản nào theo điều 120 ( biện pháp bảo đảm ) cả . Dù đơn xin ADBPKCTT do Nguyên đơn đề nghị .

    Theo các bạn ở đây : có luật sư hay không cần có luật sư nữa nhỉ ? và thật ra luật sư thì sẽ làm được gì với tình huống các thâm phán đưa ra như vậy .

    Gỉa xử bạn là luật sư và Bị đơn nhờ bạn ( đương nhiên có thù lao ) thì bạn sẽ cãi được Tòa không nhỉ ? hay là hết lên Phúc rồi xuống Sơ nhỉ  ???? rồi lại Phúc lại ... Sơ vì Phúc ?

    Hay là Nguyên đơn đang ... chạy án để kéo dài vụ này sẽ lợi cho một vụ khác mà chính Nguyên đơn mới là đang chết nhỉ ?

    Vấn đề : có phải luật còn quá nhiều kẽ hở không nhỉ ? và luật mập mờ ... thẩm phán cũng mờ mập luôn .

    Theo hành lang Tòa án thì những dạng án kiểu này ... sẽ giao về những thẩm phán sắp về hưu thì phải . Và ... án có mùi ... ăn được.


     
    Báo quản trị |  
  • #13114   09/09/2009

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Vụ án có thể sẽ bị tạm đình chỉ. Đây sẽ là cơ hội để người bạn của chị HuongAnh đề nghị huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trên.

    Bản án sơ thẩm cũng đã bị huỷ, như vậy có thể thấy hy vọng của người bạn chị HuongAnh rất cao. Chỉ có điều, pháp luật còn nhiều bất cập, thẩm phán đôi khi lạm quyền khiến không ít người dân thấp cổ bé họng gặp cảnh điêu đứng.

    Như trong trường hợp này chị bạn của chị HuongAnh phải bỏ con của mình mới 13 tuổi đầu một mình lạc lõng nơi đất khách quê người chỉ vì một cái đơn kiện chưa biết ai đúng ai sai.

    Trong khi đó theo quy định của BLDS thì trong tranh chấp này đương sự có thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia giái quyết tranh chấp tại toà án và nếu muốn đương sự cũng có thể xin giải quyết vắng mặt và đương sự tự chịu trách nhiệm về vấn đề này.

    Bên cạnh đó theo quy định của luật tố tụng dân sự thì đương sự đưa ra yêu cầu phải chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ. Nếu không chứng minh được thì Toà sẽ bác đơn, bà thẩm phán cấp sơ thẩm không biết vì lý do gì đã nhắm mắt tuyên ẩu để cốt đạt được mục đích cho nguyên đơn: Vì con của mình, chắc bị đơn sẽ phải nhận ẩu, nhận bừa và nhắm mắt kí chấp nhận công nợ trên .

    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 28/09/2010 05:22:59 PM

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #13115   22/09/2009

    songvu
    songvu
    Top 100
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2009
    Tổng số bài viết (780)
    Số điểm: 5036
    Cảm ơn: 393
    Được cảm ơn 234 lần


    ặc ặc...

    dài quá, đọc xong thè lưỡi, vẫn chưa nắm bắt hết được. Để suy nghĩ thêm đã.
     
    Báo quản trị |  
  • #13116   22/09/2009

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Tóm tắt vụ việc

    Vì chủ của topic bận việc nên thời gian này tạm thời không tham gia diễn đàn được. Qua ý kiến của bạn songvu tôi xin tóm tắt lại nội dung vụ việc để các bạn theo dõi. Những người liên quan tôi xin tạm gọi tắt bằng các chữ cái cho tiện theo dõi.
    A được điều động sang Nga công tác, trong thời gian này có một công ty ở Nga (tạm gọi là Công ty B) muốn nhập khẩu mì ăn liền sang Nga nên nhờ A tìm đối tác giúp. Thông qua một người bạn A đã tìm đến công ty C. A có đại diện cho B ký một lô hàng xuất khẩu sang Nga, ứng trước 50% giá trị tiền hàng. Sau đó thì hai bên tự liên hệ làm ăn với nhau, A không tham gia nữa.

    Nửa năm sau, A thấy thị trường kinh tế của Nga phát triển nên muốn làm kinh tế, A đã liên hệ đến công ty B nhờ nhập giúp một  mặt hàng vào chung contener của B, A đã thanh toán cho B đầy đủ cho việc hợp tác này.
    Tháng 05/1999, chồng A về Việt nam, Công ty C có nhờ chồng của A kí đại diện cho Công ty B để C xuất hàng được nhanh chóng.

    Tháng 07/1999, giám đốc Công ty C (là chỗ bạn bè của A) có mượn một căn nhà của A để làm ăn, A đồng ý và viết giấy uỷ quyền cho Công ty C được toàn quyền thế chấp, cầm cố (giấy uỷ quyền này do A viết tay, không được công chứng, chứng thực).
    Khoảng một tháng sau, giám đốc Công ty C gọi điện thoại mời A đến công ty chơi. Khi A đánh xe vào trong Công ty thì người này đã dùng dao khống chế ép A phải kí vào một tờ giấy đối chiếu công nợ với nội dung: "/ Bà A số CMND, số hộ chiếu …địa chỉ cư ngụ ….Nợ công C 228 ngàn đô la mỹ tiền làm hàng xuất khẩu" - việc này có người đi cùng A hôm đó làm chứng.

    Sau đó ít ngày A bay sang Nga (vì còn hai con nhỏ đang học bên đó, không có người chăm sóc).

    Công ty C đã khởi kiện A ra toà với tờ giấy đối chiếu công nợ trên kèm theo 01 bản hợp đồng mà chồng A đã kí trên đây và tờ giấy uỷ quyền viết tay.

    Tại Toà, Công ty C không chứng minh được công nợ trên do đâu mà có. Toàn bộ các công hàng có liên quan đến Công ty B đã được thanh toán dư tiền cho C. Tuy nhiên, toà án cấp sơ thẩm vẫn tuyên buộc A phải trả cho Công ty C 228.000USD.

    Bán phúc thẩm đã huỷ toàn bộ nội dung án sơ thẩm để xét xử lại.

    Vụ án kéo dài đến nay đã hơn hai năm, theo đó vợ chồng A cũng bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời "cấm xuất cảnh" đã hai năm và con A đang ở tuổi vị thành niên phải một mình bươn trải nơi đất khách quê người. A bị cơ quan cho nghỉ việc.

    Nay vụ án lại bị toà án cấp sơ thẩm tạm đình chỉ để xác minh sự tồn tại của Công ty B.

    Không biết kết quả vụ án sẽ đi đến đâu và đến bao giờ A mới được huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trên đây. Và nếu .... nếu .... như Toà án tuyên bác yêu cầu của Công ty C vì không có cơ sở thì những thiệt hại mà A phải gánh chịu do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ai sẽ phải gánh chịu??? Và nếu ... con của A đau ốm hoặc có chuyện gì xảy ra thì ... vì hiện nay con của A vẫn còn đang ở tuổi vị thành niên.

    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 28/09/2010 05:24:01 PM

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #13117   23/09/2009

    hieppoe
    hieppoe

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2009
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 255
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 14 lần


    HÌ!

    Dài quá! Hiệp sẽ nghiên cứu và qua tuần sẽ.... ý kiến nhé!

    Sơ bộ thì phần trình bày của Bạn Hương Anh khá đầy đủ, nhưng thời gian các sự kiện không rõ ràng, chính xác, các giấy tờ không được xem nên cũng khó xác định chính xác.

    Nếu cái giấy đối chiếu công nợ kia xuất phát từ hành vi mua bán hàng hoá giữa cá nhân với Cty thì đó là một tranh chấp dân sự, ngược lại nó là một tranh chấp kinh tế. Việc xác định loại tranh chấp và thời điểm chính xác rất quan trọng, vì theo Hiệp, có thể tìm cách để xem xét và viện dẫn việc hết thời hiệu khởi kiện để yêu cầu đình chỉ giải quyết vụ án.

    Còn nếu không được thì bắt buộc phải chứng minh cái giấy nhận nợ kia là giấy tờ khống, chỉ có như thế mới có thể chống lại được yêu cầu của nguyên đơn.

    Bản đối chiếu công nợ sẽ được thực hiện dựa trên những hợp đồng và chứng từ đã thanh toán. Tại sao không đòi chứng từ gốc để kiểm tra. Sau đó kiếm cái anh chàng mà "người anh" kia để xác minh coi, tình hình lúc đó ra sao? Nói chung nếu không chứng tỏ được là khống, và đây là vụ dân sự thì việc bạn của Hương Anh phải trả giá cho cái sự "dại dột" về ký giấy tờ của mình là có khả năng xảy ra.
    Cập nhật bởi hieppoe vào lúc 23/09/2009 10:40:20

    Luật sư Nguyễn Hiệp

    Phone: 0904 727 115 - 092 8989 798

    Email: hiepnguyen@luatviban.com

    http://www.luatviban.com

     
    Báo quản trị |  
  • #13118   06/10/2009

    cobemuadong173
    cobemuadong173

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2009
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Hỏi tiếp

    tui muốn hỏi bạn HA chồng của chị A( tạm gọi như vậy cho tiện) ký hợp đồng đó có đc ủy quyền để đại diện ký cho cty Nga hay ko?

    tui tạm hỏi vậy đã
     
    Báo quản trị |  
  • #51167   26/03/2010

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Thân chào mọi người,

    Thời gian qua HA bận chuyện gia đình. Hôm nay mới có thể về lại để tiếp tục theo sự kiện “ câu chuyện có thật về xử án “ở đây.

    Trước hết xin chúc tất cả mọi người trong trang website Lasoft sức khoẻ và nhiều may mắn tốt đẹp trong cuộc sống nhé.

    HA xin trở lại với “ câu chuyện đang vẫn còn - tiếp diễn này nhé “

    Như thế vụ án của bạn HA nếu tính ra từ ngày cô ấy bị Nguyên đơn khởi kiện đến này cũng là : 7 năm .

    Ngày 16/3/2007 Thẩm phán Nguyễn Thị Vân ( thuộc Toà Lao động TA TPHCM ) người phụ trách vụ án ra Quyết định : Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời” cấm xuất cảnh vợ chồng hai người bạn tôi “ .

    Sau một thời gian hoà giải không thành Thẩm phán Nguyễn Thị Vân mở phiên Sơ thẩm vào tháng 2/2008 Quyết định tuyên án hai vợ chồng người bạn tôi phải trả khoản nợ 228.908,69USD (đô la Mỹ) cộng với lãi xuất là 166.674 USD cho Nguyên đơn .

    Vợ chồng họ Kháng cáo và :

    Phiên phúc thẩm mở vào tháng 7/2008 Toà Phúc Thẩm Tối Cao dựa vào những chứng cứ mới do Bị đơn tìm nộp  :

    -       1 bộ hồ sơ chứng nhận tư cách pháp nhân của công ty tại Nga ( có hợp thức hoá lãnh sự và dịch công chứng)

    -       1 bản “ Thoả thuận mua bán hàng xuất khẩu “ do Nguyên đơn ký  trực tiếp với Phó giám đốc công ty Nga ngày 1/4 ( trước khi Nguyên đơn nhờ chồng cô bạn tôi ký ngày 20/5 )

    -       Nguyên đơn không trả lời được khoản tiền Nguyên đơn “ Khởi kiện năm 2003”  xuất phát từ bản hợp đồng nào? Ký với ai? Ký lúc nào và vì sao trong toàn bộ hồ sơ Nguyên đơn nộp lại có những lô hang được xuất bán đi? vậy Nguyên đơn bán cho công ty Nga đựa trên chứng từ nào ?

    Toà án Phúc Thẩm tối cáo tuyên hủy toàn bộ bản án trả về Sơ thẩm điều tra xét xử lại . Bởi theo nhận định của Toà Phúc thẩm : “ Căn cứ vào bản thoả thuận mua bán hàng XK do công ty Nguyên đơn ký với chồng bị đơn đại diện bên B là 20/5/1997 . Nhưng khi đại diện bên B chưa ký thì Nguyên đơn đã cho xuất hàng đi . Vậy s�� hàng Nguyên đơn xuất đi với nhiều hoá đơn xuất kho Nguyên đơn nộp Toà  ( không có hoá đơn tài chính trong suốt quá trình Nguyên đơn xuất hàng ) thì Nguyên đơn đã xuất hàng sang LB Nga người nhận là ai ? Ngoài ra trên bản “ Thoả thuận mua bán hàng XK “ ghi tên Bị đơn, nhưng sau đó lại được gạch đi ghi tên Phó Giám Đốc công ty Nga . Như vậy, có phải là ngày 1/4 Nguyên đơn đã xuất hàng cho công ty Nga ? vấn đề này Toà Sơ thẩm không làm rõ . Vì thế Toà Phúc thẩm tối cao Hủy án.

    Kể từ phiên Phúc thẩm hủy án đến nay . Kể từ khi Toá án Sơ thẩm TPHCM thụ lý xét xử lại đã qua : 20 tháng tức là  ( gần 2 năm ) . Vụ án vẫn dẫm chân tại chỗ . Nguyên đơn giữ nguyên ý kiến  đơn khởi kiện lúc đầu là : Khoản nợ xuất phát từ Thoả thuận mua bán hang xuất khẩu “ ký với công ty Nga. . Đồng thời bổ xung thêm 1 đơn khởi kiện khác với số nợ đòi là hơn 400 ngàn đô la Mỹ bao gồm  nợ Gốc và Lãi.

    Những tường trình hồ sơ Nguyên đơn nộp lại không có gì mới

    Cô bạn tôi nhiều lần làm đơn khiếu nại nhưng xem ra những tờ đơn thấm đẫm nước mắt vì phải sống xa con ấy đã được gửi vào chỗ ” không người” .

    20 tháng Toà án Sơ thẩm gọi cô bạn tôi lên 2 lần

    - 1 lần là cùng đối chiếu lại hồ sơ do Nguyên đơn nộp . Nhưng dù có ngồi cả buổi trời thì Nguyên đơn cũng vẫn không thể đối chiếu ra con số “ dư nợ” mà Nguyên đơn đòi cá nhân vợ chồng bạn tôi .

    - 1 lần là để “ hoà giải” . Lần đó Nguyên đơn vắng mặt  không có lý do ( Thẩm phán có lập biên bản) . Lần đó cô bạn tôi đã dựa vào những chứng cứ do Nguyên đơn nộp đã chứng minh cho thẩm phán thấy rằng : Hoàn toàn không có số nợ như Nguyên đơn khởi kiện. Mà bằng cácgh tính thế nào thì phiá Cty Nguyên đơn cũng vẫn còn đang giữ một khoản tiền trả dư của Cty Nga

    Ngoài Iề một chút :

      ( khoản này theo ý kiến của giới làm ăn đã cho rằng đó là tiền đặt cọc làm bao bì, khi không làm tiếp nữa thì đương nhiên là dư ra và Nguyên đơn không cần trả lại., tuy nhiên cũng theo họ thì vì sau Thẩm phán không nhìn nhận thì chỉ có Thẩm phán mới biết . Có thể vì nghiệp vụ non kém, có thể vì cũng đã bị “ mua” và theo ý kiến của khá nhiều luật sư khi nghe chuyện thì lại cho rằng : có thể Nguyên đơn đòi vì chính Nguyên đơn đang là Bị đơn ở một vụ kiện khác và đã thua. Vì họ thua và đang bị thi hành án cho nên họ phải tìm cách kéo dài vụ “đòi nợ” này .)

    Trong thời gian này cô bạn tôi tự đi tìm chứng cứ mới đã làm đơn đến Cục Hải quan TPHCM yêu cầu giúp đỡ xin lại Hồ sơ xuất hang của Nguyên đơn . Cục Hải Quan TPHCM đã có buổi làm việc và trả lời bằng công văn với những nội dung :

    1/ Hoàn toàn không thấy có Hoá đơn tài chính bán hàng của Cty Nguyên đơn lưu nộp lại Hải Quan

    2/ Đề nghị bà ( cô bạn tôi) yêu cầu phiá Cục Thuế, và khi Cục Thuế có yêu cầu cùng phối hợp thì Hải Quan sẽ có trả lời với cục Thuế .

    Cô bạn tôi có kể lại câu chuyện với vài ba người bạn . Và trong báo Pháp Luật VN ngày 24/10/2009 câu chuyện này của cô bạn được xuất hiện trên mục Pháp Luật và Bạn Đọc với tựa “ Toà “nhầm “đối tượng?” của tác giả Tố Nhi với nội dung “ Toà án TPHCM ra quyết định cấm xuất cảnh vì Nguyên đơn cho rằng Bị đơn nợ tiền không trả. Song, gần 3 năm trôi qua, sau 2 phiên Sơ Thẩm và Phúc Thẩm, đến nay vụ án vẫn chưa được giải quyết dứt điểm trong khi hai đưá con của Bị đơn vẫn bơ vơ không cha không mẹ nơi đất khách.

    Cô bạn tôi tiếp tục “ hỏi thăm” Cục Thuế vì cô ấy luôn tin tưởng ở luật pháp nhà nước có sự minh bạch và công bằng . Tuy nhiên Chi cục Thuế quận Thủ Đức nơi có trụ sở của Công ty Nguyên đơn sau khi nhận đơn đã “điều tra” và trả lời rằng :

    1/ Thời hạn lâu quá nên Chi cục Thuế không lưu giữ hồ sơ

    2/ Nguyên đơn có trình được chứng nhận của Cục Thuế TPHCM là đóng thuế đầy đủ và còn được khen là XK hàng nhiều

    3/ Hoá đơn tài chính ( do Bộ tài chính phát hành) trong tất cả những lô hàng do Nguyên đơn xuất đi trị giá hàng triệu đô la Mỹ ấy trong hồ sơ không thấy có nhưng Chi cục Thuế cho rằng Chi cục Thuế không có nghĩa vụ trả lời

    Thẩm phán vụ án này sau buổi đó khoảng gần 3 tháng ( Sau khi bà được có tên trong danh sách bổ nhiệm tiếp vị trí Thẩm phán của năm 2009 có một công văn trả lời về việc  “ giải tỏa lệnh cấm XK “ vợ chồng bạn tôi như sau :

    -       Toà đã xem xét đơn khiếu nại của ông/bà . Nếu ông/bà muốn có lệnh giải toả cấm xuất cảnh đề nghị đóng ký quỹ cho Toà .

    -       Toà án sẽ theo yêu cầu cầu của Nguyên đơn giám định lại hai con dấu của Cty Nga  ký trong bản “ Thoả thuận mua bán hàng XK “

    Trong công văn trả lời bằng giấy trắng mực đen được bà Thẩm phán vụ này đang thụ lý có một điểm rất đáng chú ý . đó là bà Thẩm phán thụ lý vụ kiện này không biết vô tình hay cố ý đã ghi nguyên văn  :

    Trước đây vụ kiện được Toà án TPHCM giải quyết bằng bản án số 188/DSST ngày 01/12/2008

    Sau đó Toà Phúc Thẩm mở phiên xét xử bằng bản án 252/DSPT ngày 14/7/2008 tuyên Huỷ án.

    Đồng thời bà Thẩm phán này lại cho rằng : Toà đang tiến hành giám định con dấu của Nga theo yêu cầu của Nguyên đơn và đây cũng là lý do Huỷ án của Toà Phúc Thẩm để thu nhập thêm chứng cứ ????

     

    Tôi xin dừng câu chuyện đang xảy ra tại đây nhé.

    Xin được hỏi lại bạn Hieppoe : Theo bạn chứng từ Gốc là chứng từ gì ? có phải là Hoá đơn tài chính do Bộ tài chính quy định không?

    Cònn nếu chứng từ gốc gồm : Phiếu xuất kho, phiếu thu tiền, thậm chí cả Paking List hay Invoi, ( do công ty tự đẻ ra ) hay Tờ khai Hải Quan  thì như tôi đã trình bày ở trên khoản tiền phiá Công ty Nga vẫn trả dôi ra nhiều nhất là gần 40 đô, mà thấp nhất là gần 7000 đô la .  

     

    Vụ kiện này vẫn đang được Toà án Sơ thẩm TPHCM thụ lý. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi lai rai café với tôi cùng câu chuyện đang xảy ra cho cô bạn tôi .

     

    Cập nhật bởi HuongAnh vào lúc 26/03/2010 15:09:29
     
    Báo quản trị |  
  • #51181   28/03/2010

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Chào các bạn,

    mình có đọc bài viết của bạn HA và cũng thấy bức xúc trước hoàn cảnh cô bạn kia nhưng mình thấy có 1 tình tiết hơi lạ là cô bạn đó có ký vào giấy đối chiếu công nợ gì đó.... mà cô bạn đó có liên quan gì đến số nợ đó không? nếu không thì tại sao lại ký? còn nếu bị đe dọa ép buộc ký thì lại khác à! cái này thì lại có mùi của 1 vụ án hình sự ^^ và vụ này chắc phải nhờ đến các anh công an điều tra xem xét !!!

    Thế trong suốt quá trình xét xử sơ thẩm rồi phúc thẩm cô bạn đó có trình bày tình tiết này cho Tòa chưa? có lời khai của các người chứng kiến hay không? ( theo bạn kể thì khi xảy ra sự việc có người anh của cô đó đi cùng) và thái độ của tòa về sự việc này ra sao? có đề cập trong các bản án  không? Và còn 1 điều nữa: cô bạn đó vào 1 ngày đẹp trời bỗng dưng bị ép buộc ký 1 tờ giấy nợ hon 200 ngàn USD mà o lo lắng băn khoăn gì sao? cũng không trình báo hoặc nhờ cơ quan chức năng can thiệp? và cũng không quan tâm tìm hiểu xem mình sẽ có những hậu quả gì? để rồi 1 thời gian dài sau đó phải gặp những rắc rối như vậy? Tôi chỉ xin được góp 1 số ý kiến riêng về nội dung bạn đã viết còn về cách giải quyết của các cấp Tòa thì nếu bạn có thể gởi cho tôi các bản án và các tài liệu liên quan ( nếu không có gì trở ngại ) hy vọng tôi có thể đóng góp được 1 vài ý kiến nào đó.

    Tất nhiên hiện nay tại đất nước ta nghề Luật sư vẫn còn nhiều khó khăn ( dù là luật sư ở bất cứ địa phương nào) nhưng điều quan trọng là chúng ta phải cố gắng vượt qua các khó khăn đó để chống lại cái xấu và bảo vệ công lý và hình như theo lời kể của các bạn bè tôi hiện đang hành nghề ở các nước phát triển thì sự khó khăn, thách thức ở những nơi đó còn khốc liệt hơn và đôi khi người luạt sư còn phải trả giá bằng chính sinh mạng cũa mình.

    Rất mong nhận được hồi âm của bạn!

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #51197   30/03/2010

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Câu chuyện có thật về xử án

    Chào Kimlalaw và các bạn,

     

    Tôi đi theo câu chuyện này và thực tế thì cũng quen biết cả Nguyên đơn lẫn Bị đơn trong vụ án này. ( cũng xin trình bày công khai luôn. Địa chỉ nhà tôi là địa chỉ tôi và chồng tôi cho cô ấy mượn để nhập làm hộ khẩu. ) cho nên địa chỉ này có xuất hiện trong địa chỉ của Bị đơn tại Toà  .


    Có một chuyện khá buồn cười đã từng xảy ra với người Thẩm phán đang xử đó là bà ấy trong 1 buổi gặp mặt hoà giải công khai ( lần 1 ) đã đề nghị cô bạn tôi sau khi được hỏi :


    -       Ngôi nhà bà đang có tên trong hộ khẩu đó có phải của bà không?

    -       - Dạ thưa Toà không phải. Vì Mẹ tôi năm nay 83 tuổi bị suy tim độ cuối đã từng một lần ngưng thở, , tôi lo ngại sức khoẻ của Mẹ nên mượn địa chỉ trên để tạm hộ khẩu

    -       Đề nghị Bị đơn nộp giấy tờ chủ quyền sở hữu ngôi nhà Bị đơn đang có hộ khẩu .

    -       Tôi nghĩ chuyện  nộp giấy tờ sở hữu một căn nhà mang tên chủ quyền người khác là không thể.

    -       Toà nói sao thì bà cứ thế thi hành, bà phải nộp giấy tờ sở hữu căn nhà đó cho Toà

        ( cái vụ này thì chúng tôi sau khi ra café ở công viên trước Toà đã từng cười đến nghiêng ngả ) và cũng đương nhiên, cô bạn tôi không thể có tờ giấy này để nộp cho Toà rồi.

    Đương nhiên tôi cũng chả có lý do gì cho cô ấy mượn cả . Ngoài lề tí cho vui nhé, tôi xin đi vào mấy điểm bạn Hienlalaw đã hỏi

     

    Xin trả lời mấy điểm bạn hỏi ở trên để bạn cùng các bạn khác được rõ :


    1/  Về tờ giấy được gọi là giấy “ Nợ” bây giờ. Có tên gọi là :


      “ Giấy đối chiếu công nợ “ . Trong đó ghi rõ “ 228.908,69 USD tiền mua hàng xuất khẩu” .


    Tờ giấy này cô bạn tôi bị người bạn Nguyên đơn dùng hung khí ( là con dao gọt trái cây ) rồi ép cô bạn tôi ký, Cô ấy khóc và nói “ nếu có nợ thì nợ của Công ty Nga mắc mới gì tôi mà ông giữ tôi bắt tôi ký tôi không ký,  tôi giúp ông đã quá nhiều rồi ." Nhưng vì dao vẫn dí và người anh đi cùng cô ấy ( tôi cũng công khai ở đây luôn. Đó là chồng tôi)  anh ấy đã nói “ thôi thế này, Nguyên đơn,  em bỏ dao xuống, còn em ( Bị đơn )  em cứ ký đi, chuyện có thể phân giải được, dù sao nó cũng chỉ là tờ” Đối chiếu “không phải giấy nhận nợ , hơn nữa em còn hai con đang ở bên kia,  em sang đó đi rồi gặp Công Ty Nga làm rõ việc này, anh tin là mọi chuyện sẽ sáng tỏ, tất cả là bạn bè của nhau, cùng chơi với nhau còn giải quyết được. “thì lúc đó cô ấy mới ký . (đó là câu chuyện của năm 1999.)

     Và sau đó năm 2003 thì cậu Nguyên đơn ấy đâm “ khởi kiện” trong đơn khởi kiện cậu ấy đưa ra Tờ giấy “đối chiếu công nợ” với số tiền câu ta cho là" Nợ“ xuất phát từ Thoả thuận mua bán hàng xuất khẩu ký với người đại diện của Công ty Nga  .


    Vụ việc này có 2 người làm chứng. Tờ khai của họ đều có tại Toà.  Sau này, khi vụ việc được Toà phân xử thì  chồng tôi cũng trình bày rõ trong 1 tờ đơn và cũng sẵn sàng ra Toà đối chất vụ việc  Nhưng, Toà án Sơ thẩm, hay Toà Phúc thẩm  cũng hề gọi lên hay không gọi đến, (và Thẩm phán là bà NTV ngày đó trả lời rằng theo điều luật bao nhiêu đó của BLTTDS thì sau 02 năm không tố cáo thì cũng không có hiệu lực. ) có thể vì thế chăng ????

    Trở lại câu chuyện kế tiếp là : Sau khi ký tờ “Đối chiếu công nợ” và được mở cổng thả ra về tối đó, ( cô đã tá túc tại nhà của tôi ) . Còn đang bàn là tại sao cậu Nguyên đơn làm thế,  thì sáng hôm sau cô ấy còn tiếp tục bị một nhóm mang hung khí tới trước cửa nhà tôi để đe dọa. Vụ việc ồn ào này đương nhiên có công an Phường lập biên bản .

    ( Nhưng, câu chuyện này cũng đã bị nhấn chìm khi mà hồ sơ lưu giữ tại công an Phường đã vì sao bị xoá sạch, thậm chí rằng công an khu vực tôi ngày đó ( sau này lên làm phó công an phường khác) đã cũng không làm chứng. ) Tôi kể lại vì đương nhiên trong mọi lời khai cô ấy cũng vẫn khai như vậy. Và Toà đi cũng đã đi kiểm chứng khi CA trả lời là “ không biết, không có vụ việc đó . Thì chúng tôi mới biết là CA bây giờ không làm chứng nữa vụ ồn ào ngày đó nữa.

    Nhưng tất cả chúng tôi thì đều nhớ, khi chúng tôi gọi CA 113 thì ở đó người ta có trả lời : “ Các đồng chí khác đang lo  giải quyết đâm chem. nhau ở 1 Vũ trường thuộc địa bàn Q1 lúc đó là 7h tối . Chị hãy tự lo cứu chị trước khi chúng tôi có thể có mặt được “ (. Ngày đó chúng tôi không biết thủ tục là phải làm đơn và gửi ngay công an thành phố nghĩ lại thấy đúng là cũng “ ngu” quá.)

     Tối ấy, cô bạn tôi nói “để khỏi rắc rối ầm làng xóm của anh chị, em ra ks sân bay ở và ngày mai có chuyến bay đi em sẽ bay luôn, thằng này nó bị quỷ ám rồi”. Cô ấy  ra khách sạn TSN ở và chiều hôm sau nữa thì cô ấy bay đi Nga .

     
    Báo quản trị |  
  • #51198   30/03/2010

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Trong toàn bô : hồ sơ lưu giữ ở Toà án trước kia và bây giờ đều có nhiều giấy tờ lưu lại do ông Ánh ký, ( theo ông này viết trong Công văn gửi Bộ Tư Pháp thì có đề nghị phải liên lạc với Công ty Nga, vì đó mới là Công ty để Nguyên đơn “đòi nợ” . và phải  gọi lại “ Bị đơn” để hỏi bà ấy khai lại cho  rõ việc này vì tờ giấy bà ấy ký trong chứng cứ là giấy “đối chiếu”, chưa đối chiếu thì cùng ngồi đối chiếu  . )

    Sau đó văn bản gửi đi ( đang có trong hồ sơ )

    -       Gửi cho người có nghĩa vụ và liên quan là Công ty Nga ( theo địa chỉ tại Nga ghi cách đó 5 năm ) . Nhưng chỉ là thông báo có vụ việc chứ không mời sang đối chất, và cũng không hề có dịch tiếng Nga khi gửi ( tờ này do bà Thẩm phán Nguyễn Thị Vân ký ) .

    -       Gửi cho cô bạn tôi qua đường Sứ quán mời lên đối chất ( Chưa bao giờ Sứ Quán gọi cô ấy lên, kể cả khi cô ấy lên đổi lại từ Hộ chiếu Công vụ sang hộ chiếu Phổ thông “ theo  luật mới ) .

    Tất cả những giấy tờ gửi sang Nga đều là tiếng Việt sau này có dấu bưu điện trả về . ( Ngay vụ việc này) tôi đã thấy có sự mờ ám bởi vì gửi cho một công ty nước Ngoài mà viết tiếng Việt thì có đến “ Bố thằng Tây” sống lại cũng chẳng hiểu đó là giấy tờ gì chứ đừng có nói đến giấy của Toà trát Toà hay là của Bộ tư Pháp Việt Nam gửi  . Rồi sau đó đương nhiên Toà trả lời “đã làm thủ tục tư pháp sang Nga “ .

    Chuyện còn buồn cười nữa là Thẩm phán nói rằng : đã gửi thư mời triệu tập công ty Nga sang Việt Nam rồi ?????  . Sau  này tôi thấy trong hồ sơ của cô ấy là những công văn gửi đi cho người Nga bằng tiếng Việt . Thậm chí vào trước ngày xử 1 tháng tôi còn thấy có một thông báo gửi công ty Nga ( Công ty có Nghĩa vụ và quyền lợi liên quan mang địa chỉ ở Nga mà dán …..trước Toà Lao Lao Động (ở đường Lê Thánh Tôn ) nữa kià. ( Ôi những là thư mời bằng tiếng Việt gửi cho Tây _ chuyện này phải đưa vào mục nào thưa các bạn ở đây ???) .

     

    Có một điều lạ lùng nữa trong vụ việc này đó là : ( năm 2000, năm 2001 cô ấy vẫn đi về  và chỉ khi con gái cô vào đại học thì cô không về nước )

    Năm 2005 khi con gái đầu của ấy 19 tuổi tốt nghiệp đại học bên cô ấy mới về nước . Và từ đó cho đến khi bị “ cấm xuất “ là tháng 3 năm 2007 cô ấy vẫn đi đi về về mỗi khi hè. Nhưng cũng không ai hỏi hay đưa lại vụ án này cho cô ấy biết . ( kể cả lệnh cấm xuất cảnh đã có đã gửi nhưng cô ấy cũng không được biết ) . Mẹ cô ấy ngưng tim, cô ấy bay về ( chỉ để làm đám) nhưng may bà cụ sống . Trong thời gian đang trông Mẹ thì có người bạn học cũ gặp cô ở ngoài đường có nói “ở thế mày ở đâu? Cô nói cô đang ở với Mẹ và đang trông Mẹ thì cô bạn kia nói  này hình như tao thấy chồng mày đưa tin trên ti vi ly hôn vắng mặt đó “ lúc ấy cô ấy đi tìm “ sự thật” thì ra có vụ việc ấy, ( thôi thì tôi công khai luôn không dấu chuyện nhà cô ấy ở đây ) thì ra anh chồng đã cắt hộ khẩu cô đã kịp có người đàn bà khác, kịp có cả con với họ  và đó cũng là lý do cô ấy nhập lại hộ khẩu, và xin gia đình tôi cho gửi hộ khẩu , để dấu câu chuyện chồng cô với bà mẹ và đến ngày 9/9 2007 khi đã thoả thuận người trông Mẹ để bay sang lại Nga với con cô ấy mới được người bạn làm CA ở A18 nói “ Này, mày có tên trong danh sách cấm xuất đấy , lên hỏi coi “ thì lúc ấy cô ấy mới biết mình bị cấm xuất “


    . Và cũng đích thực là tháng 12 năm 2007 trước  gần 2 tháng vụ án được đưa xét xử cô ấy mới được Toà Sơ thẩm đưa cho tờ “Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh” .

     

    Tôi không rõ nhiều điều về luật. Nhưng công bằng mà nói. Điều gì cần rõ ràng, cần được phân xử trắng – đen thì mới cần Toà phân xử . Tôi thấy thế này :

    Với Nguyên đơn : cậu ấy từng  ăn uống ở nhà tôi, (đến cả cơm cháy chan nước dưa chua ) chơi với cô bạn tôi cầu cạnh cô ấy giúp cho bán hàng với Nga . Họ có thân nhau không? Có chứ . Nhưng đến một ngày tự dưng cậu ta quay ngoắt 180 độ để đạt mục đích giật lấy “ cái nhà” mà ngày đó cô bạn tôi từng cho mượn giấy tờ để cậu ấy đi thế chấp, cứu nguy cho cậu ấy Thì ra, vì muốn chiếm cái nhà cô bạn cho mượn mà cậu ấy làm ra tờ “đối chiếu công nợ” . Từ cái giấy đó, cậu ta “ khởi kiện” và cho rằng “ có nợ mới mang giấty tờ nhà mình ra thế chấp cho khoản nợ .

    ( Ngoài lề cho vui vẻ tí nhé ) Mà kỳ lạ là tờ giấy nhà cô bạn tôi cho cậu ấy cho mượn đó được ký  uỷ quyền 1 chiều  ( là bạn tôi ký ) và ký trước khi cô ấy bị cậu ta ép ký giấy “đối chiếu công nợ” . Thế mà dù có vạch ra rõ rang đến thế thì Thẩm phán vẫn nói được là : có nợ mới có uỷ quyền cho mượn giấy tờ nhà ??? mà cũng kỳ lạ là căn nhà cho mượn đó cô bạn tôi đã đường hoàng chính đáng làm cớ mất đăng báo làm sang sổ  đỏ và bán đi từ lâu . Phúc thẩm thì không hỏi đến.  Nhưng Sơ thẩm bây giờ thì lại đề nghị : Nộp giấy tờ gốc căn nhà đó ?????? dù có được Bị đơn trả lời ( nhà bán từ lâu rồi, tên người mua là ai và tiền bán nhà thì đã nuôi 2 con ăn học hết rồi ) .

     

    Vụ này, sau đó nhiều bạn học cũ của cô ấy, của cậu kia  biết chuyện đã nói nói  cậu Nguyên đơn là “ lấy oán trả  ơn “ thật không sai . Và thế thì tôi cũng không hiểu nổi . Khi hiểu được thì tôi cho rằng : Lằn ranh của lòng tham, sự đểu cáng cùng sự trong sạch thật thà rất mong manh . Hoặc cậu ấy đã có những luật sư tư vấn “đểu” không có lương tâm, hoặc là thế nào đó ( trong hồ sơ vụ án có luật sư Nguyễn Vĩnh Đại làm tờ trình viết tay thật tình là “ củ chuối” và không có một cơ sở pháp lý khả dĩ nào có thể chấp nhận được. )  Cho nên Nguyên đơn khởi kiện cô bạn ra Toà bởi một tờ giấy “đối chiếu công nợ” khoản nợ không có, mà lại “được”  xuất phát từ một Thoả thuận mua bán với Công ty Nga ( giấy tờ hàng hoá đều thể hiện Công ty Nga , đều không có tên Bị đơn , tên của Bị đơn ( sau này thấy xuất hiện)  trong một số Phiếu xuất kho thì lại không có người nhận, không có ai ký nhận cho Phiếu xuất đó  ) .

    Và thế là Toà chấp nhận, hớ hớ đương nhiên, có người Kiện thì có người xử thôi mà …Nhưng xử công bằng, xử đúng luật thì cái đó phải xem xét lại .


    Với Bị đơn :
    Tôi biết cô ấy do một mối duyên từ người bạn khác đưa lại. Cậu bé con cô ấy tôi từng bế từ khi nó 6 tháng tuổi, tôi cũng từng trông dùm khi cô khi mỗi hè cô mang con về chơi và có việc đột xuất phải bay đi đâu đó không thể  mang con theo. Bố cô bệnh cô phải bay lại Nga nên cũng gửi lại gia đình tôi chăm dùm cho đến ngày ông cụ mất và cô bay về làm đám . Tất cả những gì cô ấy trải qua trong suốt thời gian đó tới nay tôi đều chứng kiến. Khi chuyện này xảy ra tôi an ủi cô rằng : “Còn có công lý, còn có Pháp luật, và còn nhiều người tốt lẫn người trong sạch lắm. Em hãy ráng lên để vượt qua. Vượt qua nó như khi em nghe tin Bố chết, khi nghe tin bạn ( Nguyên đơn)  phản bội ép mình để giật nhà, khi nghe tin Chồng có bồ có con riêng, khi bị bệnh phải cắt đi buồng trứng, khi một mình làm hai ba việc để nuôi dạy con cái nơi xứ người . Bạn bè đều bên em, hãy vững vàng lên, chúng ta hãy để Toà án phân xử, chưa “đối chiều thì giờ công khai trước công lý mà ngồi đối chiếu , em hãy tin vào sự công minh “

    Nhưng, điều tôi không ngờ đó là câu chuyện này kéo dài quá lâu, công minh đâu đó cũng không có, luật pháp luôn hô hào bảo vệ trẻ con, bảo vệ quyền lợi trẻ con nhưng với cô ấy thì 3 năm nay con vẫn sống một mình nơi xứ người, cô ăn việc làm của cô bị gián đoạn, mất việc và các luật sư giúp cô ấy (đương nhiên tiền trả luật sư do bạn bè trả cho và thậm chí cũng có luật sư không lấy tiền) thì cũng không thể “ mạnh lý lẽ “ trước sự phán quyết không hợp lý, không hợp tình, không chứng cứ , đổi trắng thành đen của Thẩm phán .

     

    Tôi tự hỏi : Thẩm phán là ai ? Luật sư bạn là ai ?

    Bao nhiêu Luật sư trong cả nước ở đây sẽ thắng kiện mà không phải đi đường vòng ? bao nhiêu Luật sư sẽ tự cho rằng lương tâm mình trong sạch mà vẫn cãi thắng bằng lý lẽ đã học bằng cả niềm đam mê yêu thích nghành luật để dành được sự công bằng đúng ?

    Bao nhiêu Thẩm phán sẽ công bằng xử đúng luật không ăn tiền ? ( chưa nói đến thể loại Thẩm phán ngửi được mùi để ăn tiền hai bên để kéo dài ra câu chuyện ) .

    Và bao giờ? Bao giờ thì có Thẩm phán giỏi, bao giờ thì có luật sư được quyền cãi  đúng theo luật, theo chứng cứ ?

     

    Tôi bỗng nhớ đến một bài hát nổi tiếng trong thời kỳ chống Mỹ “ Bác đang cùng chúng cháu hành quân” . Trong nghành Toà án, Thẩm phán là Đảng viên, nhưng có mấy Thẩm phán sống và làm việc theo gương của Bác Hồ nhỉ ?

     

    Câu chuyện vẫn đang còn… và bao giờ cô ấy sẽ được Toà xử lại nhỉ ? bây giờ là tháng 3 năm 2010 hay sẽ là tháng 7 để cho đúng hai năm sau phiên Phúc Thẩm hủy án trả hồ sơ lại ? ( hồ sơ thì không có mới nữa, nhưng lý do để kéo dài thì  không ai biết  )
    thậm chí theo công văn trả lời m��i nhất thì cô bạn tôi nhận được thì tôi còn thấy rằng

    -        Phiên phúc Thẩm với bản án số 252/DSPT tháng 7/2008 tuyên hủy bán án của phiên Sơ thẩm số 188/DSPT tháng 12/2008 ,

    Thì ra Toà Phúc Thẩm chưa biết có bản án Sơ thẩm, chưa có kháng cáo đã ra một án tuyên hủy sớm thế ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #51329   13/04/2010

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    hì hì,

    Bạn đừng nên bức xúc quá tôi cũng có cùng suy nghĩ với bạn là vì lòng tham ( và cả sự thiếu cảnh giác của ta ) mọi người vẫn có thể hại nhau bằng nhiều thủ đoạn mà mình không bao giờ ngờ tới, tuy nhiên trong câu chuyện nảy thì cô bạn của bạn cũng có nhiều sơ xuất và cả ông anh đi cùng cô ấy ( hình như là ông xã của bạn) cũng hết sức sai lầm khi kêu cô bạn đó ký vào cái giấy mà mình chẳng biết ở đâu ra? nói về sự việc gì? và không có liên quan đến mình... nhưng ác 1 cái là nó thể hiện mình đang thiếu "nợ" và đó là chìa khóa của sự rắc rối.

    Tôi cũng xin lưu ý bạn là ở Tòa, mọi lời khai phải có chứng cứ hoặc phù hợp với các sự việc khác chứ nếu tất cả chỉ là lời nói thì khó mà có sức thuyết phục. Hiện nay cách tốt nhất là bạn khuyên cô bạn đó làm đơn yêu cầu Tòa sớm xét xử vụ án để cô ấy có thể ổn định cuộc sống của mình, các tình tiết bạn cảm thấy là có vẻ không được khách quan hoặc có dấu hiệu của việc o ép, trù dập v,v,,, bạn vui lòng gởi toàn bộ hồ sơ vụ án cho chung tôi nghiên cứu để có thể góp ý cho bạn chính xác hơn, có thể 1 vài luật sư không thể chống trời nhưng với sức mạnh của cả một tập thể thì biết đâu có sự đổi mới......... 

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #51372   17/04/2010

    hoangkthanoi
    hoangkthanoi

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2009
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mong rằng Tất cả các luật sư giỏi trên lawsoft.thuvienphapluat.vn hãy ra tay giúp đõ HA

    Thật là khốn khổ cho cô bạn của HA. Tòa án giờ mà lại có bà thẩm phán như vậy nữa cơ à? Thế thì người dân biết bao giờ mới thoát hỏi sự trù dập??? Công lý đang ở đâu? Bao giờ đất nước được đổi mới đây? Bao nhiêu người tài giỏi đâu hết rồi? Mong rằng tất cả các luật sư trên lawsoft.thuvienphapluat.vn hãy giúp đỡ cô bạn của HA để bạn ấy sớm được về với con cái!
     
    Báo quản trị |  
  • #51374   17/04/2010

    winbeam
    winbeam

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vụ kiện có nhiều chi tiết khá lý thú về nhiều mặt, rất đáng để những người được gọi là dân luật phải quan tâm

    Lạ thật, ở thời điểm đó luật thuế giá trị gia tăng được ban hành ngày 10/05/1997 Ngày có  hiệu lực: 01/01/1999 (Hết hiệu lực 01/01/2009) vậy cái công ty TNHHSX gì đó xuất hàng ầm ầm qua Nga mà lại không có 01 tờ hóa đơn nào sao? kể cả ủy thác xuất khẩu cũng phải có hóa đơn giữa hai bên ủy thác và nhận ủy thác chứ. Làm sao Hải quan cho cái số lượng mì tôm đó xuống tàu ra khơi để sang Nga làm vừa lòng các bao tử dân Nga, để sự đau khổ cho người bạn của Hương Anh kéo dài cho đến bây giờ.

    - Tôi tin rằng chân lý bao giờ cũng là chân lý : giống như sợi dây dọi không thể uốn mình theo cây gỗ cong được. Tuy nhiên con đường tỉm ra chân lý thì cũng có thể gần, mà cũng có thể xa, Vụ kiện này sẽ làm mất ngủ khá nhiều dân luật có "TÂM'' bạn Hương Anh và cả cô bạn của HA cũng nên tin rằng như vậy. Thực tế cũng đã có nhiều vị Thẩm phán, nhiều vị Kiểm sát viên đã phải rời bỏ cái ghế của mình vì những việc làm sai với những quy định của luật pháp. 

    - Cũng không phải tất cả luật sư ở đất nước Việt Nam mình đều không có "tâm""như ông luật sư của tay giám đốc TNHHSX đâu bạn HA ơi! để trở thành một luật sư ở VN cũng không đơn giản, tôi chưa được hân hạnh đứng trong hàng ngủ Luật sư ( còn đang trong lò thôi ).

    Nếu như những tình tiết mà bạn HA nêu là đúng sự thật thì vụ kiện này có mùi "hình sự""rồi, đúng như bạn kimlalaw nói ở trên. Bạn HA và bạn của bạn nên tìm đến những luật sư tên tuổi. sự đời bao giờ cũng vậy. "Danh có chánh thì ngôn mới thuận". Vài lời gởi đến bạn HA cũng như bạn của bạn. rất mong bạn hiểu được những gì tôi vừa viết.

    Cập nhật bởi winbeam vào lúc 17/04/2010 09:23:39
     
    Báo quản trị |  
  • #51398   22/04/2010

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Vụ kiện có nhiều chi tiết khá lý thú về nhiều mặt, rất đáng để những người được gọi là dân luật phải quan tâm

    Chào bạn Kimlalaw, thân chào các bạn .Xin cảm ơn sự đóng góp và sự tham gia của các bạn vào chủ đề này  .

    Hôm nay tôi mới có thời gian, xin được gửi đến các bạn một số vấn đề cũ và mới nữa.

     tôi đưa câu chuyện này lên đây cho các bạn tham khảo thôi.

    Đây là câu chuyện này có thật, và đang giai đoạn xét xử Sơ thẩm lần 2 sau khi Toà Phúc Thẩm tối cao tuyên huỷ án. Nhưng xem ra, chắc là vì Toà Phúc thẩm không có chỉ rõ trong bản án là : - Tôi hủy án đấy nhé, Sơ thẩm ơi, phải A  … ( là làm thế này ) B….( là làm thế kia ) C….( làm thế nọ) …

    Cho nên Toà Sơ thẩm TP.HCM . Thẩm phán thụ lý vụ này vẫn … dầm dậm chân tại chỗ .

     

    Các bạn ạ,  theo tôi hiểu vấn đề thì “ xác nhận nợ” với “đối chiếu công nợ” nó khác nhau .

    Xác nhận là : xác thực  và công nhận chính xác

    Đối chiếu là : như bạn Kimlalaw nói “đang còn rắc rối”

    Vì rắc rối nên mới đưa nhau lên Toà. Và nhờ Toà xét xử. Toà là cán cân pháp luật xét xử nghiêm minh đúng không ạ. . Không phải chấp nhận lời “ Cung” lời mà theo tôi hiểu chỉ nên tham khảo .  Mà là chấp nhận “ chứng cứ” như các bạn nói , NHƯ TẤT CẢ ĐỀU HIỂU

    Chứng cứ là gì ? là chữ ký đúng của cô bạn tôi có ký vào tờ đối chiếu công nợ ấy

    Nhưng vì sao bị ký ? nếu như Nguyên đơn trình bày là “ chúng ta cùng đối chiều “


    -       thì tại sao kèm theo bản đối chiếu này không có bảng kê  cụ thể con số ra và cùng ký ?

    -        tại sao lại phải  đưa một người được uỷ quyền khác nữa vào tờ giấy này ?

    -       tại sao cơ quan thụ lý lại chấp nhận


    Chứng cứ là gì ? là nguồn gốc của con số “ dư nợ “ tiền hàng xuất khẩu nằm trong giấy đối chiếu ấy không có nguồn gốc rõ ràng và xuất phát từ một pháp nhân khác rồi gán vào vào nợ cho một cá nhân chăng ?


    Đã gọi là “ hàng xuất khẩu” thì phải có chứng từ, phải đầy đủ hồ sơ chứ . Có phải mớ tôm mớ cá bán rong ngoài chợ đâu mà không cần hoá đơn ? chẳng nhẽ, cơ quan hay quý Thẩm phán của Toà án đến điều cơ bản này cũng không hiểu chăng ?


    Nguyên đơn luôn khai rằng :


    Nguồn gốc khoản tiền xuất phát từ : Thoả thuận mua bán hàng xuất khẩu ký ngày 20/5/1997 do ông … đại diện Cty Nga ký 

    Và Nguyên đơn chứng minh minh luôn bằng một loạt hợp đồng đã được thanh lý , một loạt dãy số  không chứng từ , không hoá đơn, không phiếu thu, không xuất kho, không tờ khai của năm … 1996 . Rồi cho ra một con số dư nợ , sau đó kéo xuống và cung khai rằng : con số này thực tế thì không có đâu, nó có là do nó xuất phát ở thời điểm giai dịch sau đó đấy chứ . Và thế là Thẩm phán gật gù :  Yes yes yes Nguyên đơn trình bày hợp lý quá .


    (Đương nhiên là cháu thì phải đẻ ra ông bà chứ ông bà làm sao đẻ ra được cháu nhỉ )

    Tương tự như khi Thẩm phán Nguyễn Thị Vân khi gửi : báo cáo đang ký đối tượng chưa được phép xuất cảnh lấy một loạt giấy tờ làm căn cứ cho việc “ bá cáo “ này của bà là hợp lý là đúng


    -       Thoả thuận mua bán hàng xuất khẩu

    -       Giấy đối chiếu công nợ

    -       Giấy xác nhận của ông A chồng bà … (nội dung tờ giấy này có tên gọi là “ Giấy uỷ quyền “ chứ không phải là giấy xác nhận như bà Thẩm phán ấy viết thế .trong mục “ các tài liệu làm căn cứ  và là : ông ….uỷ quyền cho vợ là bà … được quyền thay mặt ông ta làm thủ tục về căn nhà mà vợ chồng ông ta đứng tên trong thời gian ông ta đi công tác vắng .

    -       Giấy uỷ quyền ngày 24/7/1999 của bà … cho cá nhân ông Nguyễn Anh … ( theo luật thì tờ giấy này cũng hết hạn từ lâu bơi vì nó không có ai công chứng cho sự có mặt hợp pháp của nó ) Hơn nữa nó cũng là tờ uỷ quyền ký trước khi cô bạn tôi bị ép ký vào giấy đối chiếu công nợ. . Chả nhẽ cái tối thiểu đó bà Thẩm phán Nguyễn Thị Vân cũng không biết mà lại đưa vào làm “ các tài liệu làm căn cứ “để yêu cầu cấm xuất cảnh trong khi chờ giải quyết án dân sự.

    Như thế không phải là “ sinh cháu rồi mới sinh ông, sinh con giữ nhà rồi mới sinh …bà nội” nó đó hay sao ?

    Phải công nhận, Thẩm phán có quyền to nhất. To hơn cả Chánh Toà, cũng như các Phó chánh Toà. Quyền được lên thiên đàng hay xuống đại ngục ở tay các Thẩm phán hết .

     
    Báo quản trị |  
  • #51399   22/04/2010

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Thẩm phán, hay nói một cách khác để tránh gây hiểu lầm là “ công kích” thì tôi phải viết: Trong Cơ quan thụ lý án các Thẩm phán trình độ “ xét duyệt” nội dung “án” còn có một số mặt hạn chế.

    Thẩm phán giỏi không hẳn là Thẩm phán tốt bụng. Cũng như Luật sư giỏi, không hẳn phải là “ cãi” lý giỏi hoặc là dẫn chứng bộ luật này, bộ luật kia ra . Dẫn nhiều quá Thẩm phán sẽ nói “ trứng mà đòi khôn hơn vịt à ? “ và “ông hoặc bà “ cứ xử không đúng luật đấy. Làm gì nhau ?

    Ví như người đẹp Thẩm phán Nguyễn Thị Vân ở vụ này thôi. (nhắc lại chút nhé, dù sao cũng lên báo Pháp luật VN rồi, công khai luôn cho dễ nhớ con số )

    Giấy đối chiếu công nợ có nội dung : Bên a… bên b … chúng tôi cùng đối chiếu xác nhận số dư nợ 228.908,69 USD . Số tiền này bà … phải trả cho  Cty TNHHSX Hoàng Lê bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt. Giấy uỷ quyền cho bà …. Ngày 15/6/1999 không còn giá trị pháp lý .

    Ngày … tháng … năm 1999 . ký tên a… ký tên b …

    ( nhắc lại đây là tờ giấy do Nguyên đơn viết và ép cô bạn tôi ký )

    -       Đơn khởi kiện từ 2003 khởi kiện “đòi nợ” khoản tiền tương đương với : 3tỷ rưỡi VN đồng. ( tỷ giá 15.450/1usd )

    -       Năm 2004 đình chỉ lại vụ án

    -       Năm 2007 Toà Sơ thẩm mang ra xét xử lại. Và ngày 1/2/2008 mở phiên xét xử công

                khai .

    Nguyên đơn tự cãi nhé, khỏi cần luật sư

    Luật sư Bị đơn thì ra sức nêu chứng cứ để phản bác .

    Và kết quả là : 11h trưa xét xử xong ( sau khi nghị án ) thì Thẩm phán Vân nói : Chiều mai, 5 giờ đến nghe bản án .

    Và trong bản án bà ta tuyên rằng : “ Buộc …ông.. bà …  phải trả cho Cty TNHH Sản xuất Hoàng Lê  228.908,69 USD và tiền lãi 166.674 USD  được thanh toán bằng tiền đồng VN theo tỷ giá mua vào của ngoại tệ đồng VN do ngân hang nhà nước công bố tại thời điểm trả tiền. “

    Sau này, lên Phúc thẩm sao chép hồ sơ mới thấy : Ngày 30/1/2007 ( trước ngày xử 1 ngày) Nguyên đơn nộp bổ xung đơn khởi kiện có ghi khoản tiền lãi này .

    Thế là bà Thẩm phán Nguyễn Thị Vân cho ngay vào bản án Sơ thẩm .

    Tôi muốn hỏi các bạn ở đây : Có cái luật nào “rừng rậm“ một cách công khai thô bỉ như thế không ? chả lẽ tôi lại văng tiếng “đan mạch” ra đây với bà Thẩm phán giữ cán cân công lý ấy ?

    Làm gì có cái lãi xuất trên trời thế . Căn cứ vào “ giấy đối chuiếu công nợ “ấy có chgữ nào nói không trả thì phải trả lãi hoặc là chữ nào quy định thời hạn trả đâu ? mà còn là đối chiếu. Không có đối chiếu lại cứ phang con nhà người ta bằng “ Buộc” với “ phải” thế .

    Thế vụ này không phải Thẩm phán Vân đang nói “ bà cứ xử thế đấy, làm gì bà được nào? đằng nào bà cũng đến tuổi về hưu rồi “.

    Đối chiếu không xong mới “ cãi nhau” và “ kiện nhau” kẻ nói có, người nói không có .

    Vậy Toà án mới có cái mà xét xử chứ . Toà án công tâm thì chỉ liếc hồ sơ cũng thấy Nguyên đơn bố láo rồi . Ai mà thụ lý đơn thế kiện với những nội dung “ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược “ ngay trong nội dung, trong bút lục tự viết, tự nộp lên. Không hoá đơn tài chính, không tờ khai hải quan, không chứng từ rõ rằng mà vẫn thắng kiện được,  mà lại còn được cả khoản tiền lãi gần bằng tiền “đòi nợ” . Thế Toà án có luật còn hơn “ Rừng” khi buộc người ta trả lãi ư ?

     

    Sang đến Thẩm phán bây giờ … theo tin vỉa hè hành lang Toà án Sơ thẩm TP HCM thì án mà vào tay bà này để xét xử lại thì từ giai đoạn Phúc thẩm trở xuống ít cũng 2 năm, mà nhiều thì 3 năm cũng chưa xử . Ngẫm lại thì thong tin hành lang Toà Sơ thẩm tin đồn không phải là không có lý. Lý thì bao giờ cũng có “ chân”. Chân thì phải đi mà … cứ đi và đi mãi . Đi cho đến bao giờ một trong hai người Bị đơn hay Nguyên đơn chết mất xác . Thế là khỏi xử . Công bằng nhất thế còn gì . Chả gì vụ án cô bạn tôi vào tay bà này thụ lý cũng sắp tròm trèm hai năm rồi đấy nhỉ.

     

    -Xử thì chưa biết ngày nào xử, có lẽ đầu tháng 5 tới, hoặc là giữa tháng 5 … mà xem hồ sơ thì có lẽ bà ấy cũng chẳng xem

    Nguyên đơn yêu cầu gì thì làm ngay, còn Bị đơn yêu cầu thì … để từ từ .. tính .

    Lại những ngày giáp tết âm lịch năm con trâu. ( hình như cái vụ này nó có rớp đấy) có ai tin không ???

    Thẩm phán mời cô bạn tôi lên và nói “ nếu muốn được giải tỏa lệnh cấm xuất thì đề nghị Bị đơn đóng tiền thế chân vào”.  Cô bạn tôi nói : Thế sao Nguyên đơn không đóng? chị nói Nguyên đơn đóng đi rồi em đóng theo. Bây giờ là đang tranh chấp, thế nếu em thắng thì ai bồi thường thiệt hại cho em ? mà điều 120 của BLTTDS quy định là Nguyên đơn khi đề nghị cấm Bị đơn xuất cảnh phải đóng một số hiện kim vào mà .  Thẩm phán im lặng cười trừ và sau đó trả lời : Nguyên đơn nói thế, là em phải đóng thế chân mới được. Luật quy định thế .

    ( Có bác nào trong thư viện này cho nhà em xin cái luật này không nhỉ ? mà giá công bố là bao nhiêu vậy ? )

    Sau đó Thẩm phán đưa ra một tờ giấy tiếng Nga và bảo “ cái này sẽ công bố tại phiên xử “ rồi dấu biệt .

    Ngày 4 đầu tháng 4-2010 Thẩm phán gửi thông báo “phiên toà xét xử công khai ngày

    13-4-2010. Thế nhưng khi luật sư lên đọc hồ sơ thì cũng hẹn … hẹn ngày mai nhé . Và phải tới ngày 6 tháng 4 thì luật sư mới được đọc hồ sơ. Hồ sơ thì không có gì mới. Luật sư mới nói : hôm nọ thấy chị có đưa một tờ tiếng Nga ra, vậy tờ đó đâu ? Hỏi mãi thì Thẩm phán mới “ tìm ra” . Khi sao chép thì có 3 bản tiếng Việt, 2 bản tiếng Nga .

    Trong ba bản đó thì có một bản dịch theo dạng thư Tôi không có nhớ kỹ lắm, nhưng đại thể có nội dung là :

    “ Cục hợp tác quốc tế - Bộ tư Pháp Nga gửi lời chào trân trọng đến Bộ tư pháp Việt Nam, theo hiệp định ký kết giữa hai nước Liên bang Xô Viết và nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam  trên tinh thần phối hợp và tương trợ …  năm 1981 theo đó chúng tôi đã gửi hồ sơ liên quan đến việc khiếu kiện nhưng chưa được thực hiện về việc thụ lý hồ sơ đối với đại diện công ty Nga theo sự uỷ nhiệm của Bộ tư pháp nước CHXHCNVN sau đó nêu ra lý do là có một số cản trở  cho công hàm này “ ký tên Phó giám đốc cục hợp tác và luật quốc tế.

    1 bản “ phán quyết “ của Toà án trọng tài thành phố Matxcova trong đó phán quyết rằng  : Sau khi xem xét đề nghị uỷ thác của Toà án nhân dân TP Hồ Chí Minh, về uỷ thác tư pháp đối với đại diện Nga đã được gửi đến Toà án trọng tài . Đã tổ chức thực hiện về việc uỷ thác tư pháp được gửi tới trọng tài Toà án Matxcova  đại diện  Công ty Nga vắng mặt. Thư mời của chúng tôi gửi đến địa chỉ đó bị trả về với dấu bưu điện : hoàn lại tổ chức không có . Căn cứ vào dữ liệu của Cục đăng ký quốc gia thống nhất của những người nộp thuế ở cấp khi vực, không thấy xuất hiện thông tin của Cty – Nga( tạm đặt tên thế nhé). Toà phán quyết về việc uỷ thác tư pháp là không thể thực hiện được .

    Lạ là Nguyên đơn thì có bản tiếng Nga để đi dịch ở phòng tư pháp quận 1 còn Bị đơn thì xin mãi mới cho, mà chỉ cho trước khi mở phiên Toà xét xử .

    Lạ nữa là Công hàm từ Nga về gửi thẳng cho Toà án nhân TP Hồ Chí Minh bằng tiếng Nga, thế mà xưa nay trong hồ sơ không thấy có bản tiếng Nga nào do Toà án TP HCM gửi sang Bộ tư Pháp Nga để uỷ thác tư pháp cơ đấy.

    Trong bút lục :  Mọi thư từ công văn do Toà gửi đều … Gửi Bộ tư Pháp trước. Rồi BTP mới gửi : Đại sứ quán VN tại Nga ….

    Thẩm phán nói rằng : Hồ sơ tiếng Nga này do Bộ tư Pháp Nga gửi về cho Toà đấy.


    Suy nghĩ về bộ hồ sơ uỷ thác này tôi xin dành lại cho các bạn luật sư ở đây bay bổng trí tưởng của mình nhé.

    Riêng cá nhân tôi phải lần nữa nghiêng mình bái phục bộ hồ sơ uỷ thác tư pháp của Toà án Dân sự TP HCM gửi bằng tiếng Việt thẳng sang Toà án trọng tài kinh tế Nga . Sau đó được Toà án trọng tài kinh tế thành phố Matxcova đọc văn bản tiếng Việt ấy , rồi cũng chịu khó mở một  phiên toà xét xử vắng mặt : Người mà trong hồ sơ luôn được ghi sau Bị đơn “ có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan” . Sau đó đánh máy  “ Phán quyết” lại bằng tiếng Nga VÀ GỬI THẲNG cho Toà án TP HCM .

    Phải xin cảm ơn những bạn đã tham gia chủ đề này đóng góp ý kiến : Mì tôm bây giờ không làm vưà long bao tử dân Nga nữa. Lẽ đó dân mátxcova Nga thuộc về  Cộng hoà liên bang Nga. Luôn nhớ đến các hiệp định tương trợ của Cộng hoà liên bang xô viết . Vì thế Toà dân sự xử kiện dân sự thì Toà kinh tế nước ngoài phải nhảy vào “ tương “ trợ cũng phải lẽ .

     

    Ngoài lề nhưng trong “ Cuộc án” này nhé .

    Xin trả lời một số bạn luật sư ở đây 1 tin vui :

    Theo Chi cục Trưởng Chi cục Thuế Thủ Đức cho biết bằng một   thông báo chính thức ( khi cô bạn tôi nhờ tìm dùm hoá đơn tài chính của Cty TNHHSX Hoàng Lê hoặc báo cáo Thuế để xác nhận khoản dư nợ có hay không? bởi vì lượng tiền trong giấy “đối chiếu công nợ” nó tương đương gần 4 tỷ .

    Theo con số các chứng từ Cty Hoàng Lê này đưa ra thì thực xuất của họ là gần 2 triệu đô la Mỹ .)  Ở Chi Cục Thuế Thủ đức trả lời : luật Thuế quy định, sau 10 năm các hồ sơ vế thuế , hoá đơn tài chính, bảng kê khai doanh nghiệp không cần giữ. Lẽ đó việc truy thu Thuế cho nhà nước là không thể thực hiện.

    Tiện đây, bạn nào muốn trốn thuế thì cố gắng dấu kỹ nhé, yên tâm, sau 5 đến 10 năm không có ai dám truy thu các bạn đâu. Cứ hô là hết thời hạn rồi nhé. Ai cần văn bản này liên lạc với tôi, tôi sẽ xin cô bạn tôi văn bản này và coppy ra cho. Tha hồ mà cãi.
     
    Báo quản trị |  
  • #51435   28/04/2010

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    bình tĩnh, bình tĩnh và hết sức bình tĩnh.......

    Chào bạn HA,

    Mình biết rằng bạn rất bức xúc nhưng theo mình nghĩ là bạn cần phải bình tĩnh, điều cần làm bây giờ là cô bạn của HA cần yêu cầu 1 luật sư bảo vệ quyền lợi cho bạn ấy.

    Bằng chuyên môn và quyền hạn của 1 luật sư, người đó sẽ làm việc ( và nếu cần thì sẽ hướng dẫn cô bạn đó làm đơn khiếu nại việc tòa án chậm xét xử gay thiệt hại cho bạn ấy) với tòa án cũng như các cơ quan liên quan để có thể làm sáng tỏ vụ án. Nếu vì lý do nào đó mà cô bạn đó chưa có luật sư, mình sẽ hỗ trợ và sẽ tham gia bảo vệ cho bạn của HA tại tòa ( không cần bận tâm về vấn đề thù lao ...).

    Nếu có chứng cứ chứng minh toàn bộ sự việc đúng như bạn trình bày, mình sẽ cố gắng hết sức để giành lại quyền lợi cho bạn đó
    .

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #53142   05/06/2010

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Cảm ơn Kimlalaw ,
    Cô bạn tôi nghe nói có luật sư tham gia rồi thì phải. Chứ không thì cô ấy đâu được đọc hồ sơ. Tôi thấy luật VN hay thật.
    - Hồ sơ phải do luật sư đề nghị
    - Phải biết trong hồ sơ có gì để làm đơn ,
    - Mà đơn không ghi đúng tên hồ sơ  thì không cho sao chép

    Tôi hơi bận nên vài bữa nữa tôi sẽ đưa thông tin vụ kiện này lên đây để các bạn tham khảo cho vui.
    1/ Cơ bản vụ án dân sự này có liên quan đến kinh tế chứ không phải là : nợ cá nhân
     - là có phiếu báo có từ ngân hàng nước ngoài vào
     - có phiếu xuất kho
    - có tờ khai hải quan
    tất cả đều dù uỷ thác xuất khẩu hay trực tiếp đều mang tên người nhận là nước ngoài
    - Nhưng, căn cứ khởi kiện " đòi nợ cá nhân"  cô bạn tôi thì xuất phát tự 1 thoả thuận mua bán hàng xuất khẩu " ký với người nước ngoài và toàn những giấy tờ lởm khởm
    Còn nữa : Theo bảng thống kê hàng tiền thì bỗng có một khoản dư nợ từ năm 1996 . Lúc thì khai là 244.758,... đô la , lúc khai là 232.998... đô la .Mà nguôn gốc thì từ một công ty khác là người mua. Có hợp đồng và có cả thanh lý hợp đồng
    Doanh thu bán ra theo bảng kê này của Cty Hoàng Lê là : tưởng đương 12 tỷ đồng . Tiền thu được tương đương 9 tỷ .

    Trong khi theo báo cáo Thuế năm 1996 và 8 tháng đầu năm 1997 . Cty TNHHSX Hoàng Lê nộp Toà thì thấy có doanh thu hơn 2 tỷ và không có doanh thu xuất khẩu miển thuế . 
     Câu trả lời phải dành cho các bạn luật sư ở đây nhé .
    Khi khác tôi ghé lên giờ bận quá rồi. Thông cảm nhé.
    Chúc mọi người khoẻ mạnh


     
    Báo quản trị |