Câu chuyện có thật về xử án

Chủ đề   RSS   
  • #13109 06/10/2009

    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Câu chuyện có thật về xử án

    Tôi có một người bạn thân, hiện cô ấy đang là bị đơn trong một vụ án đã qua hai giai đoạn.

    1/ xét xử sơ thẩm thẩm phán xử vụ này là bà Nguyễn Thị Vân tòa lao động : nguyên đơn thắng kiện

    2/ xét xử phúc thẩm tối cao : tuyên hủy án - trả về sơ thẩm điều tra xét xử lại

    Hiện nay vụ án này đang vẫn trong giai đoạn chờ đợi sự phán xét công minh của Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh .


    Tôi đưa câu chuyện này lên đây với một lý do tin rằng : trang website này có rất nhiều những luật sư thông hiểu luật pháp, với sự sáng suốt thông minh tài giỏi của người ngoài cuộc sẽ đọc và phần nào với kiến thức, kinh nghiệm đã có các bạn sẽ tư vấn giúp hay sẽ cho người bạn tôi những ý kiến đóng góp hữu ích . 

    .
    Và qua đó các bạn có thể biết thêm về thực trạng tố tụng của nước ta hiện nay, vai trò của Luật tại phiên toà,...

    Tôi để câu chuyện này ở bàn cafe LawSoft này nhé. để chúng ta cùng theo dõi diễn biến câu chuyện mỗi khi cô bạn tôi ra khỏi cổng Toà .

    Nội dung câu chuyện như sau:

    Vào những năm 1996 cô bạn gái tôi khi đó đang đi công tác tại CHLB Nga. Vì công việc đi lại giữa hai nước: Nga – Việt  rất nhiều. Nên thời gian đó,  bạn tôi có thay mặt một công ty ở Nga về tìm nguồn hàng cho họ . Sau một thời gian tìm hiểu hàng hóa tại VN, cô bạn tôi đã tìm ra một công ty bán hàng thực phẩm . Mặt hàng đó gọi là Mì ăn liền .Giam đốc công ty ấy từng cũng là bạn qua một người bạn khác thời sinh viên , cho nên cô bạn tôi nghĩ là mua của những người bạn này là tốt nhất, lẽ đó cô ấy đã giới thiệu công ty này cho những người bạn Nga.

    Qua trao đổi bằng điện thoại với công ty cần mua hàng,  bạn tôi có ký thay cho công ty Nga 1 container hàng sang bán thử . Thỏa thuận hợp đồng ghi rõ 1 công hàng 40’. Sau khi ký thỏa thuận này bạn tôi thay mặt công ty Nga trả trước một nửa tiền hàng là 8000 USD ., Phần còn lại sẽ trả cho công ty sản xuất sau khi hang tới Nga .

    Mọi chi phí vận tải, và việc xuất hàng ( thời đó chỉ có một số đơn vị được xuất khẩu trực tiếp. Lẽ đó nên việc xuất hàng phải qua ủy thác) . Đều được bạn tôi nhờ người giúp đỡ và chi trả sòng phẳng tiền vận tải lẫn tiền xuất ủy thác .

    Sau đó thì công ty sản xuất mì kia với công ty nước ngoài trực tiếp ký kết hợp đồng với nhau như thế nào bạn tôi không tham dự nữa.

    Bẵng đi hơn nửa năm sau bạn tôi vì thấy tiềm năng thị trường Nga phát triển tốt, lương đại diện ở Nga không phải là cao lắm cho nên nghĩ ra cách làm thêm là mua hàng tại Viện Nam đi kèm với những công hàng vải của những người khác để bán hàng kiếm thêm, mặt hang bạn tôi kinh doanh thêm này là những hang như : nước tương, nước mắm, bột ngọt, cà pháo, cà tím, thạch dừa , tương ớt, lạc rang, sau khi bán sỉ thử và thấy bán được bạn tôi đã đã liên lạc lại với công ty Nga trước đây mà bạn tôi giúp họ mua mì ăn liền .

    Công ty đó cho biết rằng hằng tháng họ vẫn có hàng đi VN sang Nga, hàng của họ chỉ có một mặt hàng đơn điệu là mì ăn liền. Bạn tôi mới đề nghị đi hàng chung công 40’ với công ty của Nga. Như thế bên công ty Nga cũng được giảm chi phí giá thành mua hàng ở Vn mà bạn tôi cũng được giảm nhiều chi phí không đáng phát sinh khác khi đi cùng với những công hàng ở vải ở ngoài chợ như trước nữa.

    Tháng 5 năm 1997 chồng bạn ấy về VN chơi , ( anh này thời điểm đó đang làm đại diện chính thức cho bộ thủy sản VN ) vì mối qua hệ đã từng có giữa người sản xuất từng là bạn vợ anh ta, cũng như những người bạn ở công ty Nga biết cả hai vợ chồng họ,nên công ty sản xuất mì trong nước kia đã đến chơi với anh, sau nhiều câu chuyện dông dài thì họ nói  nói

    -        “ anh ký dùm bọn em 1 thỏa thuận mua bán hàng cho công ty Nga để bọn em đi hàng cho nhanh chứ không thì mất hết cơ hội . “ Thế là anh chồng cô bạn tôi đã ký thay đại diện cho công ty Nga. Bản thỏa thuận này sau này được gửi về Nga đóng dấu của công ty Nga .

    Phần cô bạn tôi: cô ấy cũng có một thỏa thuận đại diện với tư cách cá nhân ký riêng với công ty Nga chịu trách nhiệm về phần cô ấy đảm nhiệm thay cho công ty Nga là : sẽ cử người theo dõi hàng dùm cho công ty Nga tại VN ,  bởi vì hàng cô ấy mua ở VN đi cùng công với công ty Nga là những mặt hàng nặng cho nên người của cô ấy phải nhận những mặt hàng đó trước, xếp vào trong cùng công hàng sau đó mới lên mặt hàng nhẹ.( tránh bị gãy công khi vận chuyện qua nhiều ngày sang Nga ) Và không chịu trách nhiệm với những gì hai tư cách pháp nhân là công ty Nga và công ty VN giao dịch với nhau .

    Với một tình bạn nhiều năm và với những giao dịch đan xen của cả tình bạn cả trong sự kết hợp buôn bán càng ngày càng trở nên thân thiết bởi các bên cùng có lợi ấy trở nên bền vững .

    Vào tháng 6 hay tháng 7 của năm 1999 ( tôi không nhớ rõ) Người bạn giám đốc công TNHHSX mì ăn liền kia đã nói với cô bạn tôi “ tớ vần mua ít bột mì mà tiền thiếu quá, cậu cho tớ mượn giấy tờ 1 căn nhà của cậu để tới đem đi thế chấp với bạn làm ngân hàng vay vài trăm triệu đi .

    Cô bạn tôi đã hồn nhiên đưa giấy tờ căn nhà đó cho người bạn mượn ( tờ giấy mượn lúc đó vẫn chưa là sổ bìa trắng bìa đỏ gì cả mà chỉ là một tờ hợp đồng mua bán nhà đứng tên cô bạn với người bán nhà ) . Vì nghĩ cô ấy sẽ quay về Nga làm việc nên trong tờ giấy “ ủy quyền” cô ấy có viết “ tôi tên là Nguyễn … đồng ý ủy quyền căn nhà số 8.. đường … quận ..  cho ông … thay tôi được quyền cầm cố thế chấp căn nhà khi cần thiết .

    Tờ giấy ủy quyền này đã không hề có công chứng theo luật cũng như không có bạn bè nào làm chứng ký tên trên tờ giấy đó cả .

    Sau đó hơn tháng trong một lần cô ấy lên thăm mộ cha mình ( vì cha cô ấy vừa chết ) .Bạn cô ấy đã gọi điện và hỏi “ cậu đang ở đâu thế ? “ cô ấy trả lời đang ở trên nghĩa trang ( nghĩa trang này gần nhà máy sản xuất của công ty kia) người bạn đã mời cô bạn ghé vào chơi vì cả nhà cũng đã chuyển luôn xuống nơi sản xuất _ ( theo bạn đó nói thì họ đã thuê được mảnh đất ấy của sở nông nghiệp trước đây là trại gà những 50 năm nên cả nhà chuyển xuống cho tiện )

    Cô bạn tôi đã hồn nhiên mà ghé đến thăm họ . Và trong ngày định mệnh ấy, mọi chuyện đã xảy ra ngoài sức tưởng tượng của cô bạn tôi .

    Sauk hi cô bạn cùng người anh đi cùng và tắc xi chạy thẳng vào trong sân thì bảo vệ công ty TNHH kia đóng cổng lại . Người bạn cũng là giám đốc công ty TNHHSX kia mời bạn tôi yên vị và chìa ra một tờ giấy “ đối chiếu công nợ” trong tờ giấy này có nội dung ghi :

    1/ Bà … số CMND, số hộ chiếu …địa chỉ cư ngụ ….Nợ công TNHHSX 228 ngàn đô la mỹ tiền làm hàng xuất khẩu

    Cô bạn tôi không ký vì trên thực tế cô ấy cũng chẳng biết gì mà ký vào tờ giấy đó . nên cô ấy đã nói “ ông chơi gì kỳ vậy, sao không đối chiếu với bọn Nga mà tìm tôi ký . Tôi có mua hàng của ông đâu, tôi không ký . Người bạn bao năm chơi với nhau ấy đã đưa dao dọa đâm cô ấy và bắt ký. Người anh đi cùng cô ấy nói “ thôi em cứ ký đi, em còn hai con bên nhỏ bên Nga, chuyện sẽ không có gì đâu “  và cô ấy đã ký vào tờ giấy đối chiếu công nợ định mệnh ấy . Sau đó thì công ty kia cùng bộ mặt hý hửng của người bạn đã mở cổng công ty cho cô ấy về . Sau đó cô gọi điện cho người bạn để đòi lại tờ hợp đồng mua bán nhà đã cho bạn mượn. Bạn cô  trả lời “ tôi đánh mất rồi, mặc xác bà “. Cô bạn tôi bay đi Nga và có nói với tôi “ lòng người thật không ai ngờ nổi “

    Vào tháng 4 năm 2003 công ty TNHHSX của người bạn kia đã làm đơn “ khởi kiện – Đòi nợ” dân sự cô bạn tôi : dựa trên những giấy tờ sau :

    -       Tờ đối chiếu công nợ 228 ngàn đô la mỹ tiền làm hàng xuất khẩu

    -        Bản thỏa thuận mua bán hàng xuất khẩu ký với ông … ( chồng cô bạn tôi) là đại diện cho công ty Nga .

    -       Tờ ủy quyền 1 mình cô bạn ký cho mượn giấy tờ không có công chứng

    Vì cô bạn tôi ở Nga làm việc và nuôi hai con đi học nên cũng không hề hay biết gì về vụ việc kiện tụng của công ty TNHHSX mà người bạn mình là giám đốc đại diện  cho nên : Tòa án dân sự và thẩm phán Nguyễn Thị Vân ( người sẽ xét xử vụ kiện này ) đã tạm đình chỉ vụ án lại .

    Năm 2005 cô bạn tôi đưa hai con về nước thăm gia đình cũng không thấy ai nhắc đến vụ việc này .Theo cô ấy nói suốt nhiều thời gian cô không về nước vì con gái cô 15 tuổi nhưng lại đỗ được vào đại học ở Nga, lẽ đó cô ở lại vừa đi làm vừa trông con . 2005 con cô tốt nghiệp đại học với bằng đỏ nên cô mới đem con về .

    Năm 2006 vào dịp hè cô cũng về nước và đến cuối năm 2006 thì mẹ cô bạn tôi bị suy tim độ 3 tưởng bị chết nên cả nhà gọi cô về nước. Trong những ngày mẹ cô bệnh vì công việc,  cô bạn tôi làm là về  du lịch ở Nga , chủ của công ty cô ấy có một giao dịch về du lịch với bên Singapore đã gọi về cử cô bạn tôi đã bay sang Singapore làm việc hai ngày. Khi cô ấy quay về lại VN thì có thể Nguyên đơn nhìn thấy cô ấy ở sân bay nên đã gửi đơn ra tòa lần nữa để vụ án được bắt đầu lại . ( đấy là 1 bút lục có trong hồ sơ vụ án mà sau này cô bạn tôi mới biết )


    Cập nhật bởi lawyerhien vào lúc 29/08/2009 15:48:48
     
    36993 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HuongAnh vì bài viết hữu ích
    pecoidexuong (15/04/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #54662   23/06/2010

    hienkhung
    hienkhung

    Chồi

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2010
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 1109
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Tôi rất thông cảm và chia sẻ với HuongAnh nhưng đúng là bạn đang quá bức xúc nên đã không giữ được bình tĩnh.

    Tôi biết một câu chuyện có thật 100% về sự tráo trở ở địa phương tôi. Đó là chuyện một người mua một lô đất vào thời điểm đã lâu với giá tiền thấp (gía theo thời điểm mua bán).Sau đó gặp lại người bán đất cho mình nhờ viết lại giấy tờ mua bán với giá cao hơn giá đã mua bán thực tế rất nhiều. Khi đó họ nói nhờ người bán viết giấy này để có thể bán lại với giá cao.

    Người bán cũng nhiệt tình giúp đỡ mà không hề nghĩ có kẻ tráo trở với mình. Sau đó người mua đất kia đã kiện ra tòa để yêu cầu hủy hợp đồng mua bán đất. Vì hợp đồng này vô hiệu (đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp lệ) nên lẽ dĩ nhiên tòa tuyên hủy hợp đồng và buộc người bán đất phải hoàn trả cho người mua đất số tiền theo giấy tờ họ đã viết.

    Trường hợp này chính người bán đất cũng không thể oán trách thẩm phán vì họ không thể chứng minh được tờ giấy viết sau chỉ là chứng cứ giả mạo. Đây đúng là "tình ngay, lý gian". Tôi thừa nhận trong thực tế còn có những thẩm phán đáng lên án về đạo đức nghề nghiệp nhưng cũng có nhiều thẩm phán chỉ do non yếu về nghiệp vụ thì sao. Và cũng không loại trừ cơ chế làm việc của ngành tòa án. Thẩm phán đã thực sự được "độc lập" theo đúng nghĩa chưa. Thật buồn về thực trạng thẩm phán của ngành tòa án hiện nay...

    Mong bạn của bạn sớm giành được công lý
     
    Báo quản trị |  
  • #54733   24/06/2010

    hienkhung
    hienkhung

    Chồi

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2010
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 1109
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Bạn HuongAnh thân mến!

    Tôi biết bạn rất bức xúc về câu chuyện của bạn mình. Tôi không hiểu tại sao chồng bạn (người làm chứng quan trọng trong vụ án này) lại không thuyết phục được Thẩm phán về việc bạn của bạn đã bị ép buộc ký vào giấy xác nhận nợ. Có lẽ bạn bức xúc vì bạn gần như là người trong cuộc nên nắm rõ sự tình nhưng bạn cũng phải bình tĩnh, công tâm khi đánh giá Thẩm phán vì họ là người ở giữa, phải nghe cả hai phía và đánh giá cả hai phía.

    Về nguyên tắc:nguyên đơn họ đưa ra chứng cứ là giấy xác nhận nợ có chữ ký của bị đơn rất rõ ràng. Bị đơn nói bị ép buộc thì phải chứng minh được điều đó. Vì vậy, theo tôi vấn đề cần đánh giá trong vụ án này là lời khai của chồng bạn có căn cứ pháp lý hay không. Nếu có đủ căn cứ pháp lý thì giấy xác nhận nợ của bị đơn không có giá trị pháp lý. Ngược lại thì khó có thể cứu vãn tình thế cho bạn của bạn.

    Tôi biết một câu chuyện của bạn tôi cũng có thật 100%, xin kể để chia sẻ với bạn. Chị bạn tôi bán một lô đất với giá tthỏa thuận tại thời điểm mua bán. Sau đó, người mua đất đến gặp bạn tôi và đề nghị viết lại giấy mua bán với giá cả cao hơn  giá thực tế đã mua bán.

    Họ đưa ra lý do cần tờ giấy này để có căn cứ bán cho người khác cho được giá. Bạn tôi đã sẵn lòng giúp họ theo đề nghị của họ. Không ngờ sau đó họ quay ngoắt lại kiện bạn tôi đòi hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vì đất này chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp lệ (chưa có sổ đỏ) nên đương nhiên yêu cầu của nguyên đơn được chấp nhận và với tờ giấy bạn tôi đã viết cho họ thì bạn tôi phải hoàn trả cho họ một số tiền lớn hơn rất nhiều so với số tiền thực tế.

    Đây đúng là "tình ngay, lý gian" bạn tôi bấm bụng trả tiền cho kẻ tráo trở đó mà không thể oán trách gì được tòa án. Vì vậy, chúng ta phải biết cảnh giác với những thủ đoạn gian manh để tự bảo vệ mình chứ cũng khó có thể trách người khác khi rơi vào những tình huống tương tự.

    Rất mong bạn của bạn sớm tìm được công lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #55393   27/06/2010

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Xin chào các bạn,

    Có thể cách trình bày của tôi không sáng sủa cho lắm , vì thế bạn đọc hay theo dõi câu chuyện này cho rằng tôi không bình tĩnh cho lắm. Về thực tế thì đây không phải là câu chuyện của tôi, chỉ là tôi chứng kiến chuyện và biết rõ cả hai bên nên tôi đưa lên vấn đề cùng cách xử lý của người được cho là nắm cán cân luật pháp công bằng . Tôi đưa câu chuyện có thật và cũng đang được Toà án TP HCM thụ lý lên đây là theo dòng chủ đề một bài viết của  lawyerhien  khi đưa ra vấn đề  “đạo đức thẩm phán đáng giá bao nhiêu”. Để các bạn cùng coi diễn biến và cách xử của Thẩm phán mà thôi. Câu chuyện này như tôi trình bày tóm tắt lại là : :

    -       Đơn khởi kiện có từ năm 2003

    -       Toà Lao động - Sơ thẩm Toà án TP HCM xử tháng 2 năm 2008 tuyên Bị đơn là cô bạn tôi phải trả 228.908,69 đô la Mỹ  “ nợ gốc” và 166.674 đô la Mỹ tiền lãi ( theo lãi xuất cho vay của Ngân hàng dành cho các tổ chức tín dụng trong nước . )

    -       Kháng cáo 15 của Bị đơn và tháng 7 năm 2008 Toà phúc thẩm tối cao tuyên hủy án trả về Sơ thẩm điều tra xét xử lại

    -       Hiện tại vụ án vẫn đang được Toà Sơ thẩm xem xét và chờ đưa ra xét xử .

    Trong thời gian này : từ tháng 2/2007 đến nay cô bạn tôi là Bị đơn vẫn bị Toà án cấm xuất cảnh tạm thời . Ngoài cậu con trai còn chưa đến tuổi thành niên đang sống 1 mình ở nước ngoài Bị đơn không được chăm xóc công việc làm ổn định với mức thư nhập kha khá hàng năm cũng mất theo luôn . Cho đến nay,quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vẫn chưa “ cởi” .

    Bất hợp lý trong vụ kiện này hiện nay  là :

     

    -       Nguyên đơn , người xin Toà án áp dụng biện pháp ADBPKCTT  này không cần đóng bất cứ 1 cho phí nào theo điều 120 BLTTDS ( biện pháp bảo đảm) . Vì thế không biết nếu Bị đơn thắng và đòi phải “ bồi thường” tổn thất thì ai sẽ bồi thường ? Toà hay Nguyên đơn ?

    -       Nguyên đơn “đòi nợ” bằng 1 tờ giấy ( viết 1 tờ duy nhất do Nguyên đơn đánh máy và giữ )  có dòng chữ “ GIẤY ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ _ Tiền hàng xuất khẩu chứ không phải là “ Giấy xác nhận nợ” . Căn cứ đòi nợ là xuất phát khoản iền nợ từ Thoả thuận mua bán hàng xuất khẩu năm 1997

    -       Nguyên đơn dẫn chứng bằng 1 bảng kê “ Hàng – thanh toán Tiền “ . Trong bảng kê này không có chữ ký của Bị đơn ( mặc dù tên Bị đơn được ghi kèm theo tên người thanh toán tiền hàng )

    • Chứng từ kèm theo bảng thống kê này gồm :

    - Thoả thuận mua bán hàng XK ký với đại diện công ty nưóc ngoài có địa chỉ lúc bấy tại Nga

    - 174 tờ Phiếu xuất kho gồm : ( 100 tờ phiếu có chữ ký của người được đại diện uỷ quyền đại nhận hàng ) và ( 74 tờ không có người ký nhận )

    - vài  tờ khai hàng hoá xuất qua đơn vị uỷ thác ( thời điểm 1996-1997 ) và vài chục tờ khai hàng hoá do nhà sản xuất là Cty TNHH Sản xuất Hoàng Lê xuất khẩu trực tiếp ( thời điểm 1998 và 1999)

    - Phiếu báo có của ngân hàng với những khoản tiền từ nước ngoài chuyển vào được thanh toán qua tài khoản ngân hàng

    Lưu ý : - Giai đoạn Công ty TNHH Sản xuất Hoàng Lê sản xuất bán hàng xuất khẩu trong thời gian này đều không có một tờ hoá đơn tài chính nào cả . Mà như họ thông báo trong bảng kê khai nộp tại Toà án đi kèm theo đơn khởi kiện của họ thì hị đã xuất bán những hơn 2 triệu đô la Mỹ tiền bán hàng .

    -       Toàn bộ lượng phiếu xuất kho, tờ khai hàng hoá ( có thông quan và chưa có thông quan )  Phiếu báo có ( tên người chuyển tiền nước ngoài vào tài khoản để trả tiền hàng) là tên công ty nước ngoài .

    -       Các con số thể hiện giá trị tiền hàng đã bán  giữa:  1/ bảng thống kê . 2/ phiếu xuất kho .3/ Tờ khai hàng hoá  do Nguyên đơn nộp đều không trùng khớp lẫn nhau . Cũng không có con số thật nào doể trừ qua trừ lại mà ra con số “ dư nợ”  là 228.908,69 USD như Nguyên đơn đòi .

    Lẽ đó : Theo sự chỉ dẫn của một số vị luật sư trên diễn đàn thư viện pháp luật này, Bi đơn đã đề nghị Toà án yêu cầu Nguyên đơn kiểm toán để cho công bằng và hợp lý .

    Tuy nhiên cho đến giờ phút này, khi tôi viết những dòng này và hỏi lại Bị đơn thì Nguyên đơn cũng không có kiểm toán . Như thế chứng tỏ Nguyên đơn đang có vấn đề, và Toà án cũng đang bao che điều gì khuất tất  cho Nguyên đơn .

    Để Toà án dễ xử, đồng thời tránh những tốn kém của sự “ khuất tất” mà như bạn lawyerhien đã từng nêu “đạo đức thẩm phán đáng giá bao nhiêu” .Để xem Toà án có công bằng không? cô bạn  Bị đơn của tôi  đã làm đơn yêu cầu kiểm toán lần nữa và chi phí kiểm toán sẽ do cô ấy chịu .

    Tuy nhiên : Nếu không có hồ sơ gốc được luật pháp công nhận thì cũng không có đơn vị nào “ dám” kiểm toán “ cả. Vì lẽ đó đến hôm nay sau gần 2 năm ( kể từ Toà phúc thẩm hủy án ) thì vụ kiện này vẫn đang còn chưa .. xét xử . Nguyên đơn không có chứng từ gốc hợp pháp để nộp .

    Tôi cũng muốn h���i các bạn ở đây : Xử án là thế nào ? Đạo đức thẩm phán bao nhiêu và đạo đức luật sư cũng đáng giá bao nhiêu? Luật sư bạn là ai ? bạn có công bằng khi “ cãi” cho thân chủ của mình không? bạn có lươn lẹo khi nhận một sự việc mà bạn biết 100% thân chủ của bạn đang lưà dối bạn không? Hay là thay vì khuyên thân chủ “ông/ bà sai rồi rút đơn kiện lại cho êm ” thì bạn vẫn cứ nhận và bạn sẽ : (ừ thì có người thuê thì phải có người cãi chứ  ) . Để cãi thắng bạn sẽ bày mưu tính kế mớm lời cho thân chủ . Và để thắng thì luật sư sẽ cùng thân chủ tạo chứng cứ giả ?

    -       Tôi đưa vấn đề ở đây không có mục đích nói xấu bất cứ ai , Thẩm phán, luật sư vvv… đừng có ai nhạy cảm quá nhé, tôi chỉ đưa ra sự thật đang có trong vụ án này thôi .

    Bởi vì theo tôi biết : trong bút lục đang có tại Toà án bây giờ có 1 bộ hồ sơ của Bộ tư pháp chuyển vào . Trong đó có 1 công hàm  trả lời đầy đủ của Cục hợp tác Nga  về : việc uỷ thác tư pháp sang Nga ( theo công văn số 96 do ông Huỳnh Ngọc Ánh ký tống đạt bản án sơ thẩm số 188/DSST nhờ Bộ tư chuyển sang Đại sứ quán VN tại  Nga)  không thực hiện được bởi vì thời gian này không có công ty Nga tại địa chỉ cũ .

    Thì ngay cả hồ sơ của Bộ tư pháp đưa về Toà án Sơ thẩm TPHCM ngoài không có dấu công văn đến thì cũng đã có dấu hiệu bị đánh tráo nội dung hồ sơ. Hồ sơ được đánh tráo tôi cho là  rõ ràng nhất đó là một tờ phán quyết của Toà án trọng tài Toà án Matxcova .( kẹp giữa bộ hồ sơ ) mà Nguyên đơn đang rất hứng khởi khi thấy trong đó ghi rằng : Chúng tôi đã mở phiên Toà và công ty Nga ( có nghĩa vụ quyền lợi) vắng mặt. Chúng tôi không thấy mã số Thuế của công ty Nga này .

    Lạ : -
    -  Bộ tư pháp chỉ uỷ thác tư pháp là tống đạt bản án Sơ thẩm số 188/DSST mà Toà phúc thẩm với bản bản án 252/DSPT  đã tuyên huỷ . (Trong văn bản 96 ông Huỳnh Ngọc Ánh cũng ghi rõ : nếu không thấy công ty Nga thì dán dùm bản án này ở Toà gần nhất ). Thế mà Toà án trọng tài Nga cũng chịu khó mở phiên toà, văn bản tiếng Nga đánh máy tại Toà án Nga thì “ Người Nga “đã ngoài tẩy sửa dập xoá lại còn biết ghi sai cả chính tả Nga be bét . Thế mới siêu đẳng
    J

    Vụ này còn hay hơn nữa  :

    + Trong báo cáo Thuế của Cty TNSX Hoàng Lê nộp cho Toà án năm 1996 và 8 tháng năm 1997 doanh thu cố định là khoảng 2tỷ 400 triệu. Thuế nội địa là khoảng 86 triệu . ( Không có doanh thu xuất khẩu)

    Thế mà trong bảng kê để đòi nợ Bị đơn với số dư 228.908,69 đô la Mỹ sau khi đã đối chiếu thì lại có được doanh thu bán hàng của Cty TNHHSX Hoàng Lê giai đoạn này lại là 12 tỷ và tiền bán hàng thu được không có phiếu thu, không phiếu báo có ( theo Nguyên đơn khai ) là hơn 9 tỷ .

     

    Tôi xin ngưng ở đây, kẻo các bác lại bảo tôi bức xúc quá vì những cái bất hợp lý mà mãi Toà vẫn chưa xử J

    Chúc các bác nhà mình trên diễn đàn này cùng toàn thể gia đình nhiều sức khoẻ nhé .

     
    Báo quản trị |  
  • #55442   28/06/2010

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần
    Lawyer

    Lâu nay tôi bận việc nên dù đọc nhưng chưa có thời gian trả lời nay xin đôi lời cùng bạn HA nhé:


    1. Nếu dựa trên thong tin trả lời ủy thác của Nga thì Tòa án nga đã gởi thư đến địa chỉ của công ty tại Nga nhưng sau khi tìm kiếm thì không có công ty Nga nói trên. Như vậy căn cứ theo luật Việt Nam nếu không có địa chỉ người liên quan hoặc không ủy thác được khả năng vụ kiện sẽ phải đình chỉ giải quyết.
    2. Vấn đề bạn nêu về ủy thác bằng tiếng Việt hay tiếng Nga? Theo tôi khi Ủy thác bằng Tòa sẽ  gởi bằng tiếng Việt và bản dịch tiếng Nga, Ủy thác thông qua Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao, sau đó bên Nga sẽ trả lời bằng tiếng Nga. Về Việt nam sẽ phải dịch lại sang tiếng Việt
    3. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn! Việc bản án sơ thẩm đã hủy không đồng nghĩa với việc hủy quyết định nếu trên vì vậy bạn cần xem lại bản án phúc thẩm và lý do bị hủy để biết chính xác biện pháp trên có tiếp tục áp dụng hay không.
    4. Khi áp dụng BPKCTT thì người yêu cầu chắc chắn phải đóng 1 khỏan tiền nhàm bảo đảm bồi thuờng thiệt hại nếu việc yêu cầu ADBPKCTT là sai trái.

    Tôi biết VPLS Hải Hà ở Hà Nội là 1 trong những văn phòng có uy tín đấy, hãy tin tưởng vào luật sư mình đang nhờ.Tuy nhiên nếu cần gì tôi sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ thêm những gì bạn cần.


    Luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng –VPLS Thái Hùng  

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |  
  • #55790   02/07/2010

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    LS_ThaiHung viết:


    Lâu nay tôi bận việc nên dù đọc nhưng chưa có thời gian trả lời nay xin đôi lời cùng bạn HA nhé


    1. Nếu dựa trên thong tin trả lời ủy thác của Nga thì Tòa án nga đã gởi thư đến địa chỉ của công ty tại Nga nhưng sau khi tìm kiếm thì không có công ty Nga nói trên. Như vậy căn cứ theo luật Việt Nam nếu không có địa chỉ người liên quan hoặc không ủy thác được khả năng vụ kiện sẽ phải đình chỉ giải quyết.
    2. Vấn đề bạn nêu về ủy thác bằng tiếng Việt hay tiếng Nga? Theo tôi khi Ủy thác bằng Tòa sẽ  gởi bằng tiếng Việt và bản dịch tiếng Nga, Ủy thác thông qua Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao, sau đó bên Nga sẽ trả lời bằng tiếng Nga. Về Việt nam sẽ phải dịch lại sang tiếng Việt
    3. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn! Việc bản án sơ thẩm đã hủy không đồng nghĩa với việc hủy quyết định nếu trên vì vậy bạn cần xem lại bản án phúc thẩm và lý do bị hủy để biết chính xác biện pháp trên có tiếp tục áp dụng hay không.
    4. Khi áp dụng BPKCTT thì người yêu cầu chắc chắn phải đóng 1 khỏan tiền nhàm bảo đảm bồi thuờng thiệt hại nếu việc yêu cầu ADBPKCTT là sai trái.

    Tôi biết VPLS Hải Hà ở Hà Nội là 1 trong những văn phòng có uy tín đấy, hãy tin tưởng vào luật sư mình đang nhờ.Tuy nhiên nếu cần gì tôi sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ thêm những gì bạn cần.
    Luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng –VPLS Thái Hùng  

    Chào bạn,
    Xin cảm ơn bạn đã có đôi lời trong chủ đề này.
    Tuy nhiên, cả 4 điều bạn nêu trên đều hợp lý và theo luật có lẽ là vậy
     Nhưng trong hồ sơ Toà án đang thụ lý đều có nhiều điều ( thiển ý riêng tôi) thì  không lý giải được
    1/ Toà vẫn tiến hành đưa vụ kiện ra xét xử công khai cho dù sau hơn 10 năm Cty Nga ( người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan ) đó không còn có địa chỉ ở chỗ cũ nữa.
    2/ Ủy thác do Toà án cấp Sơ thẩm TP HCM tống đạt bản án ( ông Huỳnh Văn Ánh ký ) gửi Bộ tư pháp và Đại sứ quán Việt Nam tại Nga thì có 2 bản ( trong hồ sơ lưu có thấy bản tiếng Việt và bản dịch sang tiếng Nga ).
    Không biết do vô ý hay cố tình để đạt mục đích cho ý đồ sau này của Nguyên đơn ( chuyển mục đích nợ từ Cty sang nợ cá nhân ) mà tên công ty Nga là  "
    ГЕСЕЙ " ( viết tiếng Nga dịch sang tiếng Nga ) như trong toàn bộ các bộ hồ sơ khác được dịch ra trước đó . Thì bây giờ tên công ty Nga lại được ghi bằng phiên âm tiếng Anh và viết y như tiếng Việt " Gesey"
    ( lẽ dĩ nhiên nếu ghi " Gesey" như thế thì dù có truy đến cỡ nào tại Nga cũng không thể tìm thấy Cty Nga này  rồi )
    + Tuy nhiên công văn do Bộ tư pháp gửi sang Nga , không hiểu sao thì  lại có thấy ( bút lục lưu lại ) là 01 văn bản sang Nga dạng công hàm bằng tiếng  ...Anh :)

    Cá nhân tôi thấy có nhiều khuất tất trong tất cả những văn bản này .

    + Không thấy có 1 văn bản nào bằng tiếng Nga được thông qua Bộ ngoại giao như bạn Ls đã nêu trên

    + 1 công văn duy nhất của Bộ tư pháp gửi cho Toà án TP HCM mang số 1589/BTP-HTQT là công văn đến mang số 4978 TADNTPHCM .
    + Toàn bộ công văn giấy tờ đi kèm theo công văn của BTP  đều không thấy dấu công văn đến của TANDTPHCM ngay cả quyết định  " Phán quyết " của Toà án trọng tài TP Matxcova

    ( Ngộ nghĩnh nhất là ngay cả tờ quyết định " Phán quyết"  của Toà án trọng tài TP Matxcova này cũng không hề thấy dấu đến của BTP khi BTP nhận được xem và gửi vào )  
    Tóm lại : Trong toàn bộ số công văn hồ sơ gửi đến này kể cả " công hàm"cũng đều không thấy dấu đến từ ngay BTP

    3/ Toà Phúc thẩm ghi trong bản án :

    Vì Toà đã tuyên hủy toàn bộ bản án dân sự số 188/DSST cho nên việc huỷ bỏ biện pháp áp dụng khẩn cấp tạm thời do Toà sơ thẩm quyết định.

    ( Sauk hi biết có Thẩm phán thụ lý vụ án, cô bạn tôi đã làm đơn gửi nhưng Toà Sơ thẩm vẫn không giải quyết hủy bỏ BPADKCTT , và Toà Sơ thẩm cho rằng : nếu Bị đơn muốn thì Bị đơn phải ký quỹ )

    4/ Nguyên đơn chưa hề ký 1 đồng tiền  nào vào quỹ ( theo điều 120 BLTTDS ) cho việc đề nghị ADBPKCTT đối với Bị đơn . Thẩm phán Nguyễn Thị Vân vẫn cứ ra quyết định ADBPKCTT “ cấm xuất cảnh để thi hành án ) trong khi chưa đưa vụ việc ra xét xử công khai và cũng không biết ai đúng ai sai .

    Thẩm phán mới cũng theo bước Thẩm phán Vân (đã hạ cánh an toàn về hưu ) y vậy thế luôn

    ( Cô bạn tôi nói : trong 1 lần Thẩm phán mới gọi cô ấy ( Bị đơn ) lên để giải quyết về vấn đề này thì Bị đơn cũng có hỏi : Tại sao Bị đơn phải ký quỹ trong Nguyên đơn đề nghị áp dụng biện pháp này mà Toà đồng ý và  không bắt Nguyên đơn nộp ký quỹ ? và cô ấy còn nói “ Bị đơn  đóng ký quỹ với điều kiện Nguyên đơn đóng trước đi, Nguyên đơn đóng nhiêu cô ấy theo bấy nhiêu ) . Nhưng Toà vẫn im lặng và không giải quyết hủy bỏ biện pháp này )

     

    Cả 4 điều Ls Thái Hùng nêu đều có lý, tuy nhiên tôi nghĩ về luật thì các bạn thấy thế và phải thế. Tuy nhiên để Thẩm phán xử thì tôi nghĩ chả có luật nào cả. Trù 1 luật bất thành văn bản đó là “ Thẩm phán muốn xử sao thì xử “

    Cả 4 điều Ls Thái Hùng nêu đều có lý, tuy nhiên tôi nghĩ về luật thì các bạn thấy thế và phải thế. Tuy nhiên để Thẩm phán xử thì tôi nghĩ chả có luật nào cả. Trù 1 luật bất thành văn bản đó là “ Thẩm phán muốn xử sao thì xử “

     

     

    Vấn đề hiện nay đó là : Toàn bộ các chứng từ bút lục để thể hiện ra có con số “ dư nợ” như trong đối chiếu công nợ” đều do Nguyên đơn nộp và không có bản gốc để so sánh là đúng hay không đúng và có thật hay không có thật .

    + Toà án Sơ thẩm lần 1 do bà Thẩm phán Nguyễn Thị Vân thụ lý vụ án này cũng đều chưa làm rõ đó là ‘ so sánh hay đối chiếu bản gốc và nộp Toà có đúng hay không đúng )

    + Toà án Sơ thẩm lần 2 này đến nay cũng vẫn chưa làm rõ các chứng từ đó vì thế khi cô bạn tôi ( là bị đơn), đề nghị yêu cầu đơn vị kiểm toán trực thuộc Sở tài chính hoặc Bộ tài chính  tham gia để công bằng cho kêt luật thực tế con số “ dư nợ” mà Nguyên đơn đã đòi là của cá nhân hay của công ty Nga kia thực tế có thật không thì cũng chẳng có Hoá đơn tài chính ( cả hơn 2 triệu đô la tiền hàng như Cty TNHHSX Hoàng Lê khai với Toà án là cô bạn tôi mua hàng của Cty mà lại không hề giữ lại 1 tờ Hoá đơn bán tài chính nào mang tên cô bạn tôi hay mang tên Cty Nga kia cả ).  hay Tờ khai hải quan Gốc mà đối chiếu  . Vậy ở đâu ra số tiền được gọi là “ Dư nợ” để Nguyên đơn đòi ?

    Và vì sao cho đến giờ phút này Toà án Sơ thẩm TPHCM vẫn không hề xét xử ? không hủy bỏ quyết định ADBPKCTT cho Bị đơn ?

    Như thế có phải là có khuất tất trong vụ này không?

     
    Báo quản trị |  
  • #60235   10/09/2010

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Có bác Luật sư nào biết xin trả lời hoặc tư vấn cho tôi vài vấn đề trong  câu chuyện có thật về vụ án đang được Toà Sơ thẩm TPHCM giải quyết này không ?

    1/ Giả mạo chứng cứ của cơ quan luật pháp nộp cho Toà án sẽ bị ghép vào tội gì ?  cơ quan pháp luật nào sẽ tham gia để làm sáng tỏ vụ việc trên ?

    2/ Chứng cứ không có gốc, có được gọi là chứng cứ thật để Toà dựa vào xét xử không?

    3/ Văn bản nhà nước nào quy định cho 1 doanh nghiệp tư được nhận tiền mặt đô la Mỹ khi giao dịch buôn bán mà không cần hoá đơn tài chính, chỉ cần hoá đơn xuất kho ?

    4/ Năm 2003 Nguyên đơn khởi kiện đòi nợ khoản tiền 228.908,69 USD ( tương đương 3 tỷ ) nộp án phí là 15 triệu đồng VN. Sau 7 năm số tiền này ( theo Nguyên đơn) tương đương hơn 5 tỷ khi bổ sung đơn khởi kiện thì án phí phải nộp có được giữ nguyên mức cũ không?
     
    5/ Để đối chiếu các con số doanh thu có thật hay giả mạo có thể dựa vào tờ khai Thuế năm đó được không? phòng ban nào của Cục Thuế sẽ làm sáng tỏ được ?

    Xin chân thành cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #64093   15/10/2010

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Ồ không có bác Luật sư nào tư vấn trả lời mấy câu hỏi của bạn tôi rồi ư ?

    Hôm nay, bạn gọi về bảo :


    - Phiên Toà đã hoãn ngày xử lại vào cuối tháng .
    Lý do  Nguyên đơn trình bày là : Luật sư bên Nguyên đơn bị ung thư vòm họng phải mổ gấp ở Hà Nội ( thưa quý Toà, Nguyên đơn xin lỗi vì Nguyên đơn không lường trước được việc này ạ )
    ( đây là lần xin hoãn thứ 3 từ phiá Nguyên đơn )

    Tôi bảo bạn : Rồi Toà nói sao ?

    Bạn  nói : Toà cho thêm chục ngày hơn nữa đó. Lý do bất khả kháng mà.
    Cũng đúng:
    Luật sư nhận tiền " cãi", ra Toà để " cãi" mà ung thư phần "nói"  thì phải để nó đi tìm luật sư khác chứ,  không có Luật sư thì làm sao "tâm phục khẩu phục " đi tiếp lên Phúc thẩm nữa. Xét lại sự việc thì qủa là luật " nhân quả " không phải là không có . 1 luật sư thì tai biến mạch máu nhẹ, 1 luật sư thì ung thư vòm họng,  sẽ có Luật sư nào sẽ " dính dớp"  để cùng " cãi" cho đủ " quá tang ba bận" .

    Câu chuyện bên lề trong quán cà phê đối diện Toà hôm nay tạm ngưng. Hẹn lại vào một ngày cuối tháng 10 khi phiên Toà đưa ra xét xử lần nữa .


    P/s :

    ( Bạn tôi nói, bạn xin cảm ơn các bạn Luật sư khác mà bạn không quen biết đã cùng đến động viên bạn trong  phiên " hoãn xử" hôm nay )
     
    Báo quản trị |  
  • #65372   26/10/2010

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    ( Buôn dưa lê ) bên bàn cafe :

    Hỏi nhỏ ở đây là có bác nào tham gia đi " dự xử" vụ này không ?
    Nguyên đơn sau khi "suy nghĩ " lại đã đăng ký 02 luật sư .

    Nghe cô bạn nói : Luật sư tham gia phiá Nguyên đơn là người đương thời nổi tiếng, tác giả của tập "Bút ký Luật sư "  Ls Phan Trung Hoài và một Ls nào đó nữa .

    Tôi bảo cô bạn : -  " Thôi thế là mày thua " . Ls nổi tiếng thế cơ mà .

    Cô bạn nói : - "Thắng thua bây giờ quan trọng gì nữa đâu, chỉ tội những người khác , nó muốn chọn ai làm Ls cho nó kệ nó. cứ đơn giản coi chuyện ra Toà là một cuộc dạo chơi trên hè phố đi, lòng lề đường đôi khi bị chiếm và người đi bộ đôi phải tránh , nhưng con đường mình đi thì vẫn cứ đi thôi. "

    Tôi hỏi : sao thế ? đôi lúc đi bộ rất cẩn thận cũng bị " đụng" đấy

    Bạn cười : " Số tới" thì ngồi nhà cũng tới. Lo mà làm gì, một đời sống con người không dài cũng không ngắn, " cọp chết để da, người ta chết để tiếng".

    - Thẩm phán thì  là cũng giống bà Vân, xử  vụ cuối để về hưu . ( có đáng tiếc chút xíu ở đây là bà ấy lại nghe một người không dính dáng gì đến nghành luật để " quyết án" mà em thì không muốn phí tiền "từ thiện " cho cái người quyết án thay bà ấy để được thắng)  

    - Luật sư thì tiếng tăm lẫy lừng nhưng mà cãi " thắng" được thì  xét về " hậu vận" tương lai Ls không gặp qủa báo nhãn tiền thì mới là " ngạc nhiên chưa". Chứ còn em có gì mà thua nữa đâu , về vật chất, em đang ăn nhờ ở đậu , gia tài cũng chả có , thẻ nhà bank cũng không . Còn nó đang bị thi hành án phải trả những khoản nợ cho những người khác. Nó vin vào vụ này tha hồ mà sẽ nói với những người đó " người ta nợ tôi không trả được nên tôi cũng không trả cho mấy người được " . Tội cho họ bị lưà chứ em thì quan trọng gì nữa đâu. .


    Câu chuyện xử án này kết cục thế nào,  hẹn các bạn dịp khác khi tôi sẽ xin cô bạn và đưa hết những gì gọi là " chứng cứ" lên đây để các bạn tham khảo .

     
    Báo quản trị |  
  • #65393   26/10/2010

    VUHUNGMANH
    VUHUNGMANH

    Mầm

    Bình Phước, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2009
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 748
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào chị Hương Anh!

    Ngày còn đi học, có một Thầy  (đi dạy là nghề bên cạnh nghệp chính của Thầy) đã lấy một ví dụ về vụ án dân sự có liên quan đến yếu tố nước ngoài tương tự vụ án này (tôi biết Thầy có biết vụ này), ngày đó cả Thầy cũng không có hướng giải quyết đạt lý, đã nửa thập kỷ trôi qua vụ án đã làm cho các anh chị lao tâm khổ tứ, tình tiền bạn thù ... có cả, luật sư cũng đã tham gia, khả năng pháp lý, và ý thức cá nhân của những người có trách nhiệm cũng đáng lưu tâm trong vụ này.

    Các tình tiết vụ án thì quá phức tạp, khó cập nhật nên ở đây cộng đồng cũng chỉ có thể đưa ra những câu hỏi nhiều hơn đáp án mà thôi, do vậy chị nên tư vấn cho họ hãy tìm luật sư giúp bạn giải quyết, pháp luật VN đang từng bước hoàn thiện rồi nên cũng có phần nào yên tâm đúng không chị. 
        
    Chúc chị toại nguyện sớm đạt được công lý!

    dântộcViệt

     
    Báo quản trị |  
  • #66749   03/11/2010

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào bạn VuHungManh,

    Cảm ơn lời động viên của bạn với cô bạn tôi. Tôi cũng hy vọng cô ấy đạt được công lý . Và tôi cũng hy vọng cái cân công lý như biểu tượng thật sự có giá trị .

     

    Tôi biết vụ án có nhiều tài liệu ( hơn 902 bút lục) , trong đó bao gồm :

    - 2/3 chứng từ, tài liệu là photo và không có gốc như:  Tờ khai hàng hoá đã thông quan, phiếu báo có tiền từ ngân hàng nước ngoài chuyển vào tài khoản của Cty Hoàng Lê  (cái này dễ trích lục nhất), Phiếu xuất kho nội bộ có và không có người người ký nhận .

    - 1/3 là tài liệu chứng cứ ngụy tạo của Nguyên đơn – Cty THHH Sản Xuất Hoàng Lê dưới sự tiếp tay của một số người làm việc không đúng nguyên tắc công tác tại nghành công an .

     

    Lẽ đó để đưa lên đây cho các bạn tham khảo cũng hơi mất thời gian. Tuy nhiên tôi thiết nghĩ vụ án này thật là “ thú vị” .
    Bạn tôi đồng ý đưa câu chuyện này lên đây vì cơ hồ càng ngày Nguyên đơn càng khai báo nhảm nhí thì càng được bao che . Chứng cứ chứng minh do Nguyên đơn đưa ra càng không hợp pháp thì cán cân công lý càng nghiêng về bên đó . ( có phải mạnh vì gạo bạo vì tiền hay vì thế lực để thay trắng đổi đen ) câu trả lời ở tự mỗi bạn khi đọc câu chuyện có thật này .

    Tôi tóm tắt lại sự việc một cách cơ bản với những chứng cứ trung thực nhất để các bạn dễ hình dung

     

    -       Nguyên đơn – Cty TNHH Sản xuất Hoàng Lê khởi kiện “đòi nợ” ông/ bà DPH khoản tiền hàng xuất khẩu  228.908,69 đô la Mỹ  ngày 2/4/2003 + tiền lãi phát sinh là 166.674 đô la Mỹ  (theo quyết định số 309/98/QĐ-NHNN ngày 10/9/1998 của Ngân hang nhà nước quy định về lãi xuất cho vay ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng trong nước.)

    căn cứ khởi kiện gồm  :

     1/ Thoả thuận mua bán hàng xuất khẩu ngày 2/3/1997 được ký bởi

    + bên A Cty TNHH Sản Xuất Hoàng Lê địa chỉ …

    + bên B bà DPH đại diện Cty Gesey – Nga  địa chỉ … Russia

    ( xin các bạn lưu ý ): đây là thoả thuận chung mang tính ghi nhớ vì điều 6 (điều khoản chung) trong bản thoả thuận này được ghi rõ : “ Thoả thuận được lập để làm cơ sở cho hai bên ký kết các hợp đồng mua bán về sau. Nghĩa vụ và quyền lợi hai bên sẽ được quy định cụ thể trong từng hợp đồng mua bán riêng”.

              2/ Giấy đối chiếu công nợ giữa Cty Hoàng Lê và bà DPH ngày 6/8/1999 .

    + Đây là tờ giấy mà  Nguyên đơn có hành vi cố ý  làm cho Bị đơn ( là cô bạn tôi) sợ hãy phải ký vào khi dùng dao uy hiếp. Có hai người làm chứng .

             3/ Giấy uỷ quyền ngày 24/7/1999 không có công chứng. Nội dung uỷ quyền là : “Nguyên tôi có căn nhà trị giá 300 triệu đồng VN ( tiền tính theo thời điểm cô ấy mua ) cho phép cá nhân ông NAT được xử dụng giấy tờ hợp pháp của căn nhà số …khu K300 đường Cộng Hoà  ( giấy tờ hợp pháp này là “ bản hợp đồng mua bán nhà – dành cho bên mua . Là cô bạn tôi). Khi tôi vắng mặt , được cầm cố và thế chấp khi cần thiết “  

              4/ Giấy cam kết của ông DHN ngày 22/6/1999 . Nội dung giấy này là : “ đồng sở hữu căn nhà khu k300 đường Cộng Hoà , đồng ý cho vợ là DPH được toàn quyền xử dụng . Cam đoan căn nhà trên không thuộc diện tranh chấp “

             5/ Một số giấy tờ khác mà Nguyên đơn tạo chứng cứ giả đó là làm đơn tố cáo cô bạn tôi chiếm đoạt tiền và nhờ CA Q3 gọi chồng cô bạn tôi lên buộc viết cam kết . Đồng thời cũng gửi đơn tố cáo ra C16 tố cáo “ chiếm đoạt tiền” . (Ngay sau tờ đơn này có bút ký riêng của 1 CA  gửi cho CA Việt Nam ở Nga yêu cầu “ dẫn độ” bà H về nước  thì tốt “)

    Nguyên đơn trình bày trong đơn kiện rằng :

    -       Khoản tiền hàng xuất khẩu xuất phát từ “thoả thuận mua bán hàng xuất khẩu ghi ngày 2/3/1997 “

    + Nhưng trước khi ông DHN ký thoả thuận ghi nhớ này ngày 20/5/1997 thì Cty Hoàng Lê vẫn xuất hàng sang Nga ( căn cứ vào các tờ khai hải quan và phiếu báo có từ ngân hàng)

    -       Bà DPH đã dùng căn nhà Khu K300 đường Cộng hoà thế chấp cho khoản tiền hàng 228.908,69 đô la Mỹ  

    + ( không biết đây có phải là tội danh vu khống không nhỉ ) ??? vì tờ uỷ quyền này viết ngày 24/7/1999 trước khi  tờ giấy đối chiếu công nợ 13 ngày. Cho nên ( giả xử nếu bà H có nợ thì liệu bà ấy có ngu ngốc tới độ ghi giá trị căn nhà trên khu K300 đường Cộng Hoà hàng tỷ đồng của mình bằng 1 con số rất nhỏ là 300 triệu đồng Vn để nếu bà âý vắng mặt thì ông bạn “ vàng” là Nguyên đơn bây giờ dễ đi vay mượn tiền làm vốn kinh doanh không???

    + Giấy uỷ quyền không có công chứng và được lập năm 1999 . Năm 2003 Nguyên đơn mang ra xử dụng và đưa lời vu khống . thế mà Thẩm phán Nguyễn Thị Vân toà Lao Động người nhân danh công lý lại cho rằng giấy này có giá trị pháp lý .

    -        “Giấy đối chiếu công nợ ngày 6/8/1999”. 

    + Nội dung “đối chiếu” thì không nguồn gốc .Cũng không thể hiện việc đối chiếu các chứng từ về Hàng - Tiền ( giao nhận hang và thanh toán tiền) của từng tháng hay ngắn gọn dễ hiểu hơn là của từng năm cho gọn. Hoặc là theo từng Hợp đồng mua bán hàng để ra con số 228.908,69 đô la Mỹ .

    + Chỉ  là  “ Bụp” một cái, Nguyên đơn “úm ba la” tự soạn ra một khoản tiền hàng xuất khẩu 228.908,69 USD. Ép cho cô bạn tôi ký . Sau đó căn cứ vào đó để “đòi nợ”. Căn cứ chứng minh khoản tiền này là bản “ Thoả thuận mua bán hàng xuất khẩu ngày 2/3/1997 ” và các tờ khai hải quan, phiếu xuất kho mang tên đơn vị nhận hàng là Cty Gesey – Nga .

    ( giả xử có nợ và nhận nợ thì tại sao lại không ghi là “ xác nhận nợ” đi nhỉ ? nếu Nguyên đơn không lưà đảo thì sao lại phải ghi là “ Giấy đối chiếu công nợ” và chỉ có 1 bản duy nhất do Nguyên đơn tự giữ .???

    + Nguyên đơn đưa ra một bảng nhiều con số gọi là “ thống kê hàng và thanh toán tiền của bà DPH” . để làm căn cứ chứng minh là có “đối chiếu “ nhưng bảng này có duy nhất chữ ký của Nguyên đơn .

    Mâu thuẫn với căn cứ khởi kiện là :  “đòi nợ”  228.908,69 đô la Mỹ xuất phát từ “ thoả thuận mua bán ngày 2/3/1997 .

    Nhưng bảng thống kê làm căn cứ nộp Toà thì lại đưa cả năm 1996 vào với con số đã bán  lượng hàng trị giá 1.028.316,80 USD. Thu vào tiền mặt là : 783.659,42 USD  .

    Dư nợ là : 244.657,30 USD

    Kỳ lạ là ở chỗ : hơn 1 triệu đô tiền hàng đã bán nhưng không có 1 tờ Hoá đơn tài chính nào đi kèm .Thu vào gần triệu đô la tiền mặt nhưng cũng không xuất hiện bất cứ một tờ phiêu thu nào.

    Và thế là : Thẩm phán Toà án Nguyễn Thị Vân cũng “ơ ừ nhỉ, Nguyên đơn có lý nhỉ , Bị đơn có nợ chứ còn gì nữa “  chả cần phải đối chiếu nữa Bà tuyên luôn cái rẹt nợ gốc  228.908,69 đô la Mỹ + nợ lãi 166.674 đô la Mỹ . ( quá là giang hồ tính lãi mà lại không phải là vay nợ hay xác nhận nợ ) vào ngày AL đưa ông Táo về trời và dương lịch là ngày 1/2/2008

    ( còn tiếp )

     
    Báo quản trị |  
  • #66786   04/11/2010

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Lên đến Phúc Thẩm tối cao Toà hỏi :

    -       HBĐ đối chiếu chưa ?

    -       thưa chưa được đối chiếu

    -HBĐ Toà Sơ thẩm có cho đối chiếu không ?
    - dạ không ạ
    -      
    HBĐ khi bị ép ký sao không báo CA

    -       Dạ sợ quá nên không nghĩ là phải báo CA, mà NĐ ghi ngần đó chứ ghi 1 triệu đô cũng vẫn ký. Bảo toàn mạng sống trước đã ạ, chỉ là đối chiếu công nợ chứ có phải xác nhận nợ đâu ạ

    -      

    -       HNĐ nợ này xuất phát từ đâu ?

    -        thưa từ năm 1996

    -       HNĐ đòi nợ là theo thoả thuận mua bán hàng XK ngày 2/3/1997 mà

    -       Thưa nhưng vì Bị đơn bà ấy nhờ 1 Cty có pháp nhân khác ký hợp đồng với NĐ nên “ Nợ từ đó ra

    -       HNĐ THẾ Cty đó đã thanh toán hết cho NĐ chưa ?

    -       Dạ đã thanh toán xong

    -       HNĐ thế nợ từ đâu mà có

    -       Dạ từ mua bán liên tục 

    -       HNĐ vậy sao ông vưà trả lời là đã thanh toán tách bạch hết

    -       Không trả lời
    -  HNĐ : ngày 20/5/1997 ông DHN mới ký sao trước đó vẫn xuất hàng đi được ? xuất hàng theo HĐMB nào ?
    -  không trả lời

    Sau hàng loạt câu hỏi nữa NĐ 1 là im lặng, hai là trả lời bất nhất thì đến phiên tranh  luận …

    LS Hiệp : - Ông N kháng cáo và có nộp tài liệu bổ sung chứng cứ  theo đó ông cho rằng ông không thiếu nợ CTy Hoàng Lê , sở dĩ ông ký vào thoả thuận là do ông T ( NĐ ) nhờ để có thù tục xuất hàng đi . Án sơ thẩm buộc ông DHN trả nợ là không phù hợp. Tranh chấp này giải quyết theo dân sự là không đúng vì quan hệ tranh chấp của hai Cty kinh doanh. Về nội dung : các văn bản đòi nợ đều gửi thẳng Cty Gesey không có văn bản nào đòi nợ ông DHN cả , việc đòi nợ là không có cơ sở . Án sơ thẩm ADBPKCTT là không cần thiết, gây thiệt hại lớn cho gia đình ông DHN và bà DPH .

    Đề nghị HĐXX hủy bỏ BPADKCTT để xuất cảnh chăm lo cho con
    Đề nghị hủy bản án Sơ thẩm trả hồ sơ về xét xử lại vì Toà Sơ thẩm chưa thu thập đủ chứng cứ

    LS Trung : Toà sơ thẩm không làm rõ khoản nợ của ai , ai là người phải trả nợ , khoản tiền 228.908,69 USD là khoản chưa được làm rõ nguồn gốc. Nêú có nợ là Cty Gesey nợ chứ không phải bà DPH nợ . Việc đối chiếu là không có , sự ký vào đối chiếu là do cưỡng bức . Việc áp dụng BPKCTT là gây thiệt hại tới gia đình ông DHN bà DPH . Về thủ tục tống đạt văn bản tố tụng cho phiá đương sự ở nước ngoài Toà sơ thẩm khiông tống đạt cho đương sự ở nước ngoài

    Đề nghị HĐXX bác yêu cầu của Cty Hoàng Lê và hủy bỏ BPADKCTT

    Luật sư Thông: Án sơ thẩm là có căn cứ, việc uỷ thác tư pháp là hoàn toàn phù hợp với quy định và hiệp định tương trợ tư pháp. Về nội dung không lien quan đến Cty Gesey nào đó , giấy đối chiếu bà DPH ký bà DPH phải chịu trách nhiệm trả . Những câu chữ trong đối chiếu công nợ chỉ có bà DPH cam kết chịu trách nhiệm trả nợ . Bà H cho rằng bị ép buộc là không có cơ sở vì đây không có sự bất thường nào . Việc áp dụng dân luật giải quyết vụ án là hoàn toan2 phù hợp . Các xác nhận ông N đối với vợ mình trong mối quan hệ mua bán này chứng tỏ là quan hệ mua bán giữa bà H và Cty Hoàng Lê .

    Đề nghị HĐXX y án Sơ thẩm và tiếp tục duy trì BPADKCTT để thi hành án

    Toà Phúc thẩm tối cao phiên xử ngày 14/7/2008  tuyên :
    Huỷ án về Sơ thẩm điều tra xét xử lại .
    Riêng BPADKCTT thì vì đã Huỷ án nên việc này sẽ do Toà Sơ thẩm giải quyết

    ( Còn tiếp phần Sơ thẩm lần 2 )

     
    Báo quản trị |  
  • #66995   05/11/2010

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Trở về Sơ thẩm ( lần 2) . Toà án đưa ra thụ lý số 740/TB –TLVAngày 2/10/2008

     

    + Bị đơn nhiều lần làm đơn xin hủy bỏ BPADKCTT nhưng Thẩm phán không đồng ý và Thẩm phán nói rằng : Nếu Bị đơn không ký quỹ vào Ngân hàng theo pháp luật thì Toà không thể giải toả  BPADKCTT cho Bị đơn được. Vì còn phải thi hành án ????

    -       Bị đơn nói : thế sao Nguyên đơn không thi hành Biện pháp bảo đảm ? vụ án còn đang

    tranh chấp , Bị đơn có thiệt hại thì ai chịu trách nhiệm . Toà án hay Nguyên đơn ?

    Thẩm phán không  trả lời.

    -       Nghe xong tôi bảo bạn  “ Cứ cấm xuất cảnh đấy làm gì được nhau, em thiệt chứ TP mắc gì mà thiệt , mà đằng sau là cái gì có Giời mới biết ”

    -        

    Sau phiên hoà giải giải quyết về việc  ADBPKCTT vắng mặt Nguyên đơn . 

    -       Ngày 2/10/2010 Toà án TP.HCM  có công văn số 359/2010/TANDTP-TDS trả lời “V/v yêu cầu hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp ngăn cấp tạm thời “.

    Nội dung CV này là : “ xét thấy vụ kiện còn đang tiến hành xem xét chứng cứ . Hơn nữa để đảm bảo việc thi hành án . Toà án có thể thay đổi BPADKCTT nếu bà đồng ý thực hiện việc ký quỹ vào ngân hàng nhà nước theo quy định của pháp luật . Nếu không thì Toà án không thể hủy bỏ “ .

    Thế là : sau hơn 3 năm kể từ quyết định ADBPKCTT ngày 16/3/2007 do Thẩm phán Nguyễn Thị Vân ký thì quyết định " giữ người" để thi hành án vẫn tiếp tục áp dụng .
     

    2 năm sau phiên Phúc thẩm tối cao, 2 năm xem xét hồ sơ và hoãn lên hoãn lên hoãn xuống,  ngần ấy chứng từ tài liệu , ngần ấy những buổi “ hoà giải” không thành . Và ngần ấy những giả dối điêu ngoa cùng với những tài liệu photo được coi là chứng cứ do Nguyên đơn nộp cho Toà án. 
    Điều lạ lùng trong vụ xử án này đó là : Một khoản tiền to như thế, không phải là xác nhận nợ mà chỉ là " Đối chiếu" . Nhưng Chứng cứ chứng minh của Nguyên đơn thì lại toàn là tài liệu photo . Toàn những " bản giải trình" với những lời lẽ mâu thuẫn bất nhất.
     Thay vì những buổi “ hoà giải “đó phải được công khai đối chiếu lại số liệu cụ thể để chứng minh  nguồn gốc  228.908,69 USD đó thì NĐ lại trình Toà những “ bản đối chiếu công nợ” do những người không có trách nhiệm ký với NĐ và tự cho rằng " Bị đơn có uỷ quyền cho những người đó " đối chiếu " trong khi nội dung của những " uỷ quyền đó ghi rõ rành rành từng câu từng chữ  : "kiểm tra số lượng , sản phẩm ký tên trên phiếu xuất kho và nộp tiền "

    Chưa nói đến tính chính xác của các bản đối chiếu công nợ này thực tế có phải do chin1h người đó ký tên hay không ? nhưng đầy mâu thuẫn về số liệu và không một con số nào khớp với con số nào

    VD cụ thể như  : Trong 1 ngày mà có đến hai (bút lục ) là bảng đối chiếu với các con số khác nhau được ký bởi 1 người, 1 bản thì ký với ông chồng là NAT giám đốc Cty Hoàng Lê, và 1 bản thì ký với bà vợ TLP

     

    Và kỳ lạ là trong một buổi làm việc gần đây nhất: căn nhà khu K300 đường Cộng Hoà mặc dù cô bạn đã bán cho người khác từ giai đoạn còn đang xem xét Sơ thẩm lần 1  . Toà án Sơ thẩm lần 1 hay Phúc Thẩm tối cao chưa bao giờ có một quyết định trái với pháp luật là làm động tác " tịch thu, kê biên" tài sản này khi Nguyên đơn đề nghị và xuất trình " Bản hợp đồng mua bán " mà Nguyên đơn đang giữ của Bị đơn. Căn nhà đó thực tế để bao nhiêu năm như vậy . Chỉ mãi đến năm 2006 khi gia đình Bị đơn có người nhà bệnh cô ấy mới về và khi đó vì nắm giữ toàn bộ bản gốc của (Biên  lai Thuế trước bạ, Giấy cấp đất, giấy phép xây dựng)  nên cô  ấy với suy nghĩ “ tôi đòi ông không trả thì coi như ông ăn cắp, giấy uỷ quyền tôi viết lúc đó không công chứng chỉ có giá trị với ông chỉ 1 ngày , 1 tháng, 1 năm là cao lắm ) lẽ đó cô ấy chỉ cần làm 1 thủ tục đơn giản đó là đăng báo cớ mất bản “ Hợp đồng mua bán “ và sau đó thì cô được cấp lại phó bản “ Hợp đồng mua bán “ ( dành cho bên mua) cùng với  các giấy tờ gốc tên cô , cô đã chuyển sang sổ đỏ và làm một động tác thong thả nữa đó là đăng báo bán nhà .  được giá, cô ấy bán đứt cho người khác theo đúng những gì pháp luật quy định .

    Nhưng “ nó” tới thời điểm bây giờ là sau 3 năm “bỗng nhiên” lại vẫn nằm trong diện cần được xét hỏi kỹ càng với lý do : tại sao bán được vậy ? nhà này cầm cố thế chấp cho khoản nợ cơ mà , bán để làm gì ?

    “ Giời ạ” không hiểu nổi “ luật pháp” là gì khi cho 1 tờ giấy không có căn cứ giá trị pháp lý làm “ nền tảng” của vụ án theo lời khai của Nguyên đơn mà không cần nhìn xem " tờ uỷ quyền cho phép 1 cá nhân được xử dụng giấy tờ nhà" nó hoàn toàn không có chứng thực của công chứng. ( giả xử nếu có thì có lẽ nó cũng quá hạn từ đời nào rồi)

    Cô bạn tôi nói với Thẩm phán :

    -       Thưa chị, uỷ quyền không công chứng , lẽ đó có quyền huỷ uỷ quyền bất c
    lúc nào vì nó không
    có giá trị pháp lý . Em cho “ nó “ ( xin lỗi chị cho em xử dụng chữ “ nó” ở đây vì nó không xứng đáng để em gọi tên .) Lúc nó hỏi vay em 300 triệu đồng em bảo em không giữ tiền mặt. Nó nói em “ thế cậu có giấy tờ hai căn nhà đấy, cho tớ mượn 1 căn. Tớ quen ngân hàng tớ chỉ cần đưa tờ giấy nhà cậu cho mượn vào là vay được 300 triệu ngay,  nhà cậu trị giá lớn hơn thế nhiều mà , cậu cũng biết tớ bán hang cho nhiều công ty bên ấy mà, có tiền tớ trả cậu ngay    “ . Nó là bạn em thì em cho nó mượn thôi. 3 ngày sau nó bảo em “ cậu phải uỷ quyền cho tớ kia bạn tớ ở ngân hàng bảo thế “ thế nên em cũng uỷ quyền (đó là giấy uỷ quyền ngày 24/7/1999). Sang ngày đầu tháng 8/1999 nó lại bảo em “ vẫn không được cậu ạ, giấy uỷ quyền của cậyu không có công chứng ngân hàng bạn tớ không chịu, cậu phải đi cùng tớ hoặc ra công chứng cơ “ em mới nói với nó : thôi giả tôi bản hợp đồng nhà ấy đi, tự nhiên tôi có hâm đâu mà mang giấy tờ đi thế chấp ngân hàng vay  300 triệu  mà lại là cho ông mượn, thôi đi hôm nào tôi lên ông đưa lại tôi còn không thì cầm xuống nhà chị M mà gửi lại    “ . Nó đã không trả em mà lạu còn dí em bản đối chiếu công nợ bịa ra khoản tiền 228.908,69 USD ngay sau đó 3 ngày . 

    -       Trong nội dung thực tế cũng không có ghi uỷ quyền để thế chấp cho khoản nợ nào cả

    Lẽ đó từ năm 2003 đến nay dù Nguyên đơn có giữ tờ hợp đồng đó thì Toà án cũng đâu có quyền tịch thu hay kê biên tài sản này của “ em” được . Nhà là của em, bán hay xử dụng làm gì thì Luật cũng cho phép em có quyền mà. Em bán để

     nuôi con em ăn học chứ để làm gì hở chị .

    Thẩm phán nói : Vậy đến nhà đó xin lại chủ mới bản sao HĐMBN nộp Toà nhé.

    -       Vâng , nhưng họ đôỉ sang sổ đỏ tên họ rồi chị

    -       Cứ xin họ bản photo có  sao y ở Phường rồi  nộp cho Toà nhé.

    Thực tế vụ án có phải là cần quay về với những số liệu cần đối chiếu cho ra nguồn gốc khoản tiền 228.908,69 đô la không?

    ( bởi xét cho cùng 1 kẻ đi kiện người khác 1 khoản tiền không phải là từ giấy xác nợ hay cam kết nhận nợ mà là từ " Giấy đối chiếu công nợ" và bên bị kiện không công nhận thì cũng phải cho người bị kiện người ta nói chứ . Bình đẳng cơ mà . Cái gì mà không có nguồn gốc ? chỉ có chứng cứ giả mạo mới không có nguồn gốc thôi , kẻ nói tôi " kiện đúng" kẻ nói " ông kiện sai" Vậy mới đưa nhau ra cửa công để xem xét . Cửa công muốn phân xử như " bao công" thì phải xem xét phải có chứng cứ chứng minh chứ  )
    .

     

    Toà án đề nghị đơn vị kiểm toán với Cv “ Toà án đang thụ lý vụ án “đòi nợ” giữa Cty Hoàng Lê và bà DPH ông DHN . Người có nghĩa vụ và quyền lợi lien quan là : Cty Gesey

    Nội dung vụ kiện : bà DPH và Cty Hoàng Lê có giao dịch mua bán mì ăn liền với nhau, nay bên bán là Cty Hoàng Lê khởi kiện người mua là bà DPH và ông DHN không thanh toán tiền cho Cty Hoàng Lê từ ngày 2/3/1997 đến ngày 6/8/1999 với tổng số tiền là 228.908,69 USD

    Phiá Cty Hoàng Lê  có nộp chứng từ là  bản photo

    Nay bà DPH có yêu cầu được thẩm định và kiểm toán các biên lai của số nợ trên . Đề nghị quý cơ quan cho biết có thẩm định kiểm toán mà đương sự trong vụ kiện chỉ nộp bản photo không ? và quý cơ quan có tiến hành được không ? “

    Đơn vị kiểm toán trực thuộc Sở tài chính TP HCM đã phúc đáp công văn Toà án bằng 1 câu ngắn gọn :  “ không kiểm toán bằng photo” .

     

     Cũng vẫn bằng ngần ấy chứng từ không có gì mới mẻ . Và dây dưa mãi không tìm nổi nguồn gốc, Nguyên đơn hết khai thế này lại khai thế khác và chứng minh thì lập đi lập lại .

    Kỳ lạ ở chỗ : nếu giả xử có một khoản nợ to như thế là có thật thì không lẽ lại không có bất cứ một tờ Hoá đơn tài chính nào xác định???? một pháp nhân có một giao dịch buôn bán thực tế trị giá hàng hoá bán đi hàng triệu đô la Mỹ ( tương đương với từng thời kỳ theo tỷ giá hàng chục tỷ đồng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam ) mà 1 tờ gọi là " Hoá đơn tài chính do Bộ tài chính quy định và phát hành " cũng không có nổi. Hoặc 1 tờ gọi là Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho cũng không luôn .
    Thì thực tế đây là Pháp nhân gì ??? Và khoản tiền hàng xuất khẩu ở đâu mà chui ra con trong đối chiếu công nợ ???  

     

     
    Báo quản trị |  
  • #67003   05/11/2010

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Trong hồ sơ của Toà án qua hai phiên Sơ và Phúc thẩm có tờ khai hàng hoá, có phiếu xuất kho nội bộ do Cty Hoàng Lê nộp

    ( Theo sự chỉ dẫn của các luật sư ở trang này  ( mặc dù cô bạn tôi cũng đã  có luật sư do một người bạn khác giúp cho ) tôi nói cô “ em  tự nghiên cứu hồ sơ đi , Ls bận cả chục vụ chẳng ai có thời gian ngồi mà đọc từng tờ tài liệu đâu )

     

    Căn cứ vào những chứng từ chứng cứ có trong hồ sơ vụ án . Cô bạn tôi đã đưa toàn bộ những bút lục mà Cty Kiểm toán từ chối vì là bản photo không hợp pháp ấy nhờ một kế toán chuyên nghiệp làm phép tính cộng như Nguyên đơn đã từng làm . Cộng xuôi, cộng ngược, trừ xuôi, trừ ngược chỉ thấy tiền từ Cty Gesey  trả vẫn đang dư .

    ( Cũng đúng thôi, giao dịch mua bán giữa Ctty Hoàng Lê và Gesey vẫn đang tiếp tục mà )

     Căn cứ vào chứng từ Cty Hoàng Lê nộp tại Toà án ( bút lục 332) thì : Ngày 3/8/1999 phiếu thu tiền hàng thể hiện giao dịch là : 69.650.000 đồng Việt Nam tương đương với : 5 .000 USD . Người nộp : Bà ĐKT - Địa chỉ Cty Gesey . Lý do nộp thu tiền mì XK .
    Ngày 6/8/1999 thì có “ đối chiếu công nợ “ xuất hiện khoản tiền 228.908,69 USD tự biên tự diễn của Cty Hoàng Lê . Và giấy đối chiếu này cũng là tờ giấy lần đầu tiên cô Bị đơn ký khi Nguyên đơn có hành vi cố ý làm cho cô ấy sợ hãy mà phải ký . 

    Căn cứ vào tài liệu chứng từ do Cty Hoàng Lê nộp có trong hồ sơ Toà án thể hiện :

     

    Tổng phiếu báo có từ ngân hàng mà Cty Hoàng Lê đã nhận trong 3 năm 1997-1998-1999 là : 1.551.570,57 đô la Mỹ

    Tổng tờ khai hải quan: Cty Hoàng Lê thực xuất đã thông quan trong 3 năm ( trong đó : Năm 1997 xuất uỷ thác qua Cty Chè Lâm đồng . Năm 1998-1999 Cty Hoàng Lê trực tiếp xuất khẩu ) tổng các giá trị thực xuất  là : 1.184.892,6 đô la Mỹ

    Tổng phiếu xuất kho nội bộ ( có và không có người ký nhận ) là : 1.420.444,88 đô la Mỹ

    Như thế : nếu có bản gốc các tờ khai và phiếu xuất kho kiêm hoá đơn tài chính thật thì con số thực tế đang là dương. Cty Hoàng Lê đang còn giữ của Cty Gesey Nga 131.125,69 đô la Mỹ ( trừ bét nhè cho cả những phiếu xuất kho không hợp lệ mà Toà án đang công nhận)

    + Như thế thực chất lượng hàng theo phiếu xuất kho nội bộ không hợp pháp nhiều hơn lượng hàng thực xuất đã được Hải Quan xác nhận .

    + Đối chiếu lại toàn bộ chứng từ , từng tờ khai hải quan, từng hợp đồng ngoại thương … thì hỡi ôi thật khủng khiếp. Cty Hoàng Lê lấy râu ông nọ cắm vào cằm bà kia và dài họng ra cùng với những lời khai dối trá một cách trắng trợn . 

    Để công bằng hơn nữa thì cô bạn tôi đã đề nghị Nguyên đơn nộp báo cáo Thuế để xác định coi có con số “ dư nợ tiền h àng XK 228.908,69 USD không ?

    Sau 7 năm kể từ khi có vụ kiện này ngày 2/4/2003, sau nhiều lần yêu cầu Toà án  thì  năm nay 2010 . Ngày 26/4/2010 Luật sư và Bị đơn mới được sao chép tài liệu về báo cáo Thuế của Cty Hoàng Lê .

    #ff0000;">Theo biên bản kiểm tra Thuế của Tổng Cục Thuế VN ngày 23/9/1997 xác định : thời gian kiểm tra là năm 1996 và 9 tháng đầu năm 1997 doanh thu của Cty Hoàng Lê là : 2.412.987.650 đồng Việt Nam .
    Doanh thu xuất khẩu không chịu thuế không có

    Và như thế thì, xuyên suốt vụ kiện con số dư nợ kể cả từ năm 1996 ( bút lục 226 bản viết tay và bút lục 76 bản đánh máy như Nguyên đơn khai báo có con số dư nợ 244.657,30 USD ( lúc Sơ thẩm lần 1 bà Thẩm phán Nguyễn Thị Vân xử )  ở đâu mà có nhỉ ?

    Thẩm phán phiên xử lần 2 này cho rằng :  Biên bản kiểm tra Thuế hay báo cáo Thuế chỉ dùng để tham khảo thôi ai mà chẳng trốn thuế .

    Mô Phật ! Lạy Chuá Tôi! Đức ChaTrời ơi! ( tôi nghĩ là cô ấy đã kêu đủ các đấng thần linh khi nghe câu phán xanh rờn ấy ) .

    + Cty nào cũng trốn thuế cả vì luật pháp luôn có những kẽ hở để lách. Nhưng mà trốn một cách công khai với đầy đủ chứng cứ trốn thuế ngay tại Toà án, nơi mà được coi là cán cân công lý thế thì tất cả các bạn nào đọc vụ án này cũng cần “ học hỏi” học hỏi cách trốn thuế công khai mười mấy tỷ đồng ( chứ không phải 8 hay 10 tỷ nữa ) và bạn sẽ được “ công lý “ bênh vực .

    ( tôi nghĩ thế khi nghe cô kể lại buổi làm việc ngày 19/10/2010 ) . Với những chỉ dẫn của các Luật sư tại diễn đàn này tôi bảo cô bạn : "Tốt nhất em pho to tuốt tuột bút lục làm đơn và gửi ra Cục Thuế Việt Nam, gửi cho Cục Thuế TPHCM , gửi Thanh tra Thuế hỏi họ xem Biên bản kiểm tra Thuế hay báo cáo thuế có phải chỉ dùng tham khảo không ? và việc bán hàng trị giá hàng triệu đô la Mỹ này không có bất cứ một tờ Hoá đơn tài chính nào là đúng hay sai pháp luật ? Biên bản KT của Cục Thuế VN đúng hay lời khai của Nguyên đơn đúng .
    Như thế có phải Cty Hoàng Lê có dấu hiệu trốn thuế hàng chục tỷ đồng không ?

    Thực tế đã tới nước này rồi thì cũng chả còn gì giữ lại trong một tình bạn bấy lâu nay để mà " kiêng cữ" nữa. Cái gì cũng phải có nguyên nhân , có nguồn gốc như lời phát biểu nổi tiếng của LSTS Phan Trung Hoài trong tập 1 ' Bút ký Luật Sư" Mỗi vụ án đều có những nguyên cớ của nó, trong đó là sự biểu hiện ra bên ngoài, làm phát lộ những diện mạo khác nhau của đời sống tố tụng" người đã phản ánh rõ nét nhất chặng đường đi lên của cải cách tư pháp .

    Ngoài lề bên bàn cà phê " Bách tùng DIỆP" trước cổng Toà án một chút

    Tôi đã đọc “bút ký luật sư” của ông LSTS  Phan Trung Hoài . Tôi cũng rất khâm phục kinh nghiệm nghề nghiệp của ông ấy . Và tôi cũng rất thích câu nói nổi tiếng của ông ấy : "Mỗi vụ án đều có những nguyên cớ của nó, trong đó là sự biểu hiện ra bên ngoài, làm phát lộ những diện mạo khác nhau của đời sống tố tụng. Trong quá trình hoàn thành quyển bút ký này, mặc dù còn nhiều cản ngại, nhưng tôi nhận ra những giá trị của dân chủ ngày càng được khẳng định. Những vụ án được minh oan là bằng chứng cho thấy sự phát triển tích cực của đời sống tố tụng. Được hành nghề, sống và chia sẻ với nhiều tâm trạng khác nhau trong mối quan hệ liên đới của các chủ thể tư pháp khác, đội ngũ LS ngày một trưởng thành hơn".

    Trong vụ án này LSTS Phan Trung Hoài là LS bào chữa cho Nguyên đơn Cty TNHHSX Hoàng Lê . Tôi còn nhớ mãi câu nói của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân khi đọc tập 1 Bút ký luật sư của LSTS Phan Trung Hoài : " Với Phan Trung Hoài, sau mỗi hợp đồng bào chữa, còn có một mệnh lệnh của trái tim."

    Và tôi đang nghĩ : Với những lời vu khống, bịa đặt dối trá đến trắng trợn của Cty Hoàng Lê , với những chứng cứ chứng minh theo đơn khởi kiện của Nguyên đơn chỉ bằng bản photo và với cả những hành vi trốn thuế có tổ chức của Cty Hoàng Lê khi bị phát hiện không biết ông LSTS Phan Trung Hoài nghĩ gì khi nhận vụ kiện bào chữa này. 

    ( Tôi và nhiều bạn bè đang chờ đón Tập 2 của “Bút ký Luật sư “  LSTS Phan Trung Hoài ). Ông sẽ viết gì về vụ kiện này khi ông đang đứng bảo vệ cho những việc làm sai trái ở phiá Nguyên đơn  ( tôi nói sai trái) bởi vì tôi luôn đồng ý với suy nghĩ của một LS có kinh nghiệm già dặn nhiều kiến thức như ông là “ mỗi vụ án đều có nguyên cớ “ của nó . Cái sai trái trong vụ kiện này là việc Nguyên đơn Cty Hoàng Lê suốt lần này đến lần khác xử dụng chứng từ không hợp pháp để vu khống cho người khác. ( tôi nói thế bởi vì tôi cũng như nhiều người chỉ căn cứ vào chứng cứ chứng minh) . "Anh nói người ta " nợ" tiền hàng xuất khẩu, thì anh phải chứng minh khoản nợ ấy từ đâu ra ? anh không chứng minh được thì anh lại vu khống trong " đơn khởi kiện bổ sung ngày 14/10/2010 "  là " vợ chồng họ vay tôi 200.000 USD để hoá giá nhà từ năm 1996 " vay thì phải có chứng từ vay nợ chứ đâu có thể hôm nay là 288.908,69 USD ngày mai là 200.000 USD và ngày mốt nữa là 500.000 USD ??? và cứ thể anh thay đổi sự kiện . Căn nhà trên đường Võ Văn Tần anh đưa vào bổ sung đơn khởi kiện thực tế  là nhà do nhà nước cấp cho bố mẹ người ta, khi hoá giá đã được cộng trừ những năm đi theo kháng chiến của ông bà , anh đợi ông bà chết hết rồi anh đưa lời vu khống bôi nhọ người ta gán ghép người ta " nợ" anh . Trong khi báo cáo thuế doanh thu năm 1996 và cả 9 tháng năm 1997 anh chỉ có hơn 2 tỷ đồng . Không có doanh số bán hàng xuất khẩu . Anh lấy đâu ra 200.000 USD trong số tiền hàng anh khai là XK để cho vay"  ????

    ( còn tiếp)

     

     
    Báo quản trị |  
  • #67178   06/11/2010

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Trong việc "tạo chứng cứ giả " để "chuyển nợ " Cty Gesey sang nợ cá nhân đó là xử dụng và dùng "Bộ hồ sơ uỷ thác tư pháp từ Bộ tư pháp " gửi vào Toà án TPHCM sau đó đánh tráo đưa tài liệu giả vào một cách công khai    

    ( đây bộ hồ sơ tài liệu do Toà án thu thập tài liệu )
     Lưu ý : Hồ sơ gốc công văn, và những tài liệu đính kèm được Ls và bạn chụp ngày 26/10/2010 . Sau đây là những nội dung cơ bản  mà  cô bạn tôi đã  tách bạch ra để yêu cầu VKS tham gia tố tụng theo khoản 2 điều 21 Bộ luật TT Dân sự. Tuy nhiên đề nghị này có được xem xét và VKS có tham gia hay không đến nay cũng chưa có kết quả trả lời .

     

    + Công văn của Bộ tư pháp số 1589/BTP-HTQT ngày 28/7/2009 gửi vào TANDTPHCM mang số “ Công văn đến 4978” ngày 30/7/2009 của TANDTPHCM có nội dung :

     

     “Bộ tư pháp nhận được Công hàm số 06-86-2734/08/09 ngày 16/3/2009 của Bộ Tư Pháp CHLB Nga thông báo kết quả thực hiện hồ sơ uỷ thác tư pháp quốc tế theo đề nghị của Bộ tư pháp nước CHXHCN Việt Nam tại Công hàm số 47/BTP-PLQT ngày 24/4/2008 và đề nghị của Toà án nhân dân TP Hồ Chí Minh tại công ván số 96/TAND –TLĐ ngày 19/02/2008 liên quan đến Công ty Gesey . Địa chỉ - Moscow 121099, Smolensky 2 Street House 3/4 Rom 406. Đồng thời chuyển toàn bộ kết quả nói trên để Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giải quyết theo thẩm định”.

    -       Công hàm số 47 mang nội dung : chuyển giao sau đây những văn bản đến Cty Gesey Nga

    -       Công văn 96 của TAND ngày 19/2/2008 là tống đạt bản án số 188/DSST ngày 1/2/2008 đã đóng dấu kháng cáo 01 bản do ông  Huỳnh Ngọc Ánh Phó Chánh Toà ký gửi Bộ Tư Pháp . 2 bản do Thẩm phán Nguyễn Thị Vân gửi Toà án có thẩm quyền và gửi Cty Gesey – Nga ( người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan ) tất cả đều là bản tiếng Việt và được dịch tiếng Nga .
     Thực tế chứng cứ TRONG HỒ SƠ Toà án cho thấy Nguyên đơn có chủ mưu từ trước nên cố tình và cố ý thông đồng với người dịch là Trần Xuân Diệp số CMND 022594748 cấp ngày 27.4.2006 tại CATPHCM  cam kết dịch đúng từ tiếng Việt sang tiếng Nga . ( ông /bà Diệp cam kết dịch đúng ) thế mà tên công ty Nga khi dịch sang tiếng Nga phải là ГЕСЕЙ thì ông /bà Diệp lại để nguyên Gesey không dịch ????
    Chứng cứ cho thấy : Nguyên đơn là người lấy bản án đi dịch
    ( but lục số 700 lúc 15h30' ngày 22/2/2008 tại trụ sở toà án 26 Lê Thánh Tôn Nguyên đơn có sự xác nhận đã nhận bản án số 188/2008/DSST ngày 1/2/2008 để đi dịch và sẽ nộp lại Toà án ngày 29/2/2008. )

    -       Công hàm của Bộ tư pháp Nga do ông Phó giám đốc phòng hợp tác và Luật QT thông báo#ff0000;"> “ lý do cản trở cho việc thực hiện các lưu ý được thể hiện ở phụ lục đính kèm#ff0000;">

    #ff0000;"> Phụ lục : trang 45

     

    1/ Nhưng thật kỳ lạ, kỳ lạ ngay từ Phiếu giải quyết văn bản đến của TANDTPHCM

    -       Phiếu này không có số , không có ngày tháng năm . Dưới dòng chữ “ Phiếu giải quyết văn bản đến số CVĐ 4978 ngày 30/7/2009 của ông bà Bộ tư pháp thông báo kết quả uỷ thác tư pháp quốc tế do Bộ tư pháp thực hiện
    -       Ý kiến lãnh đạo  ghi : K/chuyển Lãnh đạo Toà Lao Động ( hồ sơ của Thẩm phán Nguyễn Thị Vân) . Do ông  Nguyễn Xuân Tùng ký

    -       Ý kiến lãnh đạo Toà chuyên trách Thẩm phán Trần Thị Thanh Mai ghi : Theo đ/c Phan Thái Bình Nguyên thư ký của Thẩm phán Nguyễn Thị Vân báo lại là bản án sơ thẩm số 188/DS-ST ngày 1/2/2008 của TANDTPHCM đã bị Toà Phúc thẩm tối cao tuyên huỷ . Do đó chuyển các tài liệu này trở lại văn phòng giao cho TP xử lý lại vụ án

     

    + Ngaỳ 2/10/2008 Toà án có thông báo cho cô bạn tôi về việc thụ lý  vụ án mang số 470/TB-TLVA do ông Thẩm phán Nguyễn Xuân Tùng ký và bà Thẩm phán Nguyễn Thị Vân đã về hưu . Thế mà gần 1 năm sau ngày 30/7/2009  khi nhận được thông báo của Bộ tư pháp. Ông Nguyễn Xuân Tùng lại có thể gửi hồ sơ ngược lại cho thẩm phán Nguyễn Thị Vân ????

    2/ Kỳ lạ nữa đó là Công hàm của Bộ tư pháp Nga ghi rõ có 45 trang tài liệu kèm theo và “ lý do không thực hiện các lưu ý của Bộ tư pháp lại nằm ở phụ lục  trang số 45 . như vậy nếu không có ‘”thiểu năng trí tuệ” thì đọc cũng hiểu kèm theo Công hàm này là tập tài liệu có đánh số, có niêm phong chì của Bộ tư pháp Nga .( nói là niêm chì vì 10 bộ hồ sơ gửi từ Nga về thì cả 10 đều được đánh số trang và niêm rất cẩn thận – cô bạn tôi nói Luật pháp Nga họ luôn luôn có quy định về chuyển giao hồ sơ là như vậy) và hiểu hơn nữa đó là CV của Bộ tư pháp ghi rõ “chuyển toàn bộ kết quả trên  đến TANDTPHCM giải quyết theo thẩm định” . ( có nghĩa Bộ tư pháp đã chuyển toàn bộ những gì nhận được từ Nga cho TA TP HCM )

    Thế nhưng có lẽ  tập tài liệu 45 trang này biến mất không dấu tích . Đột nhiên xuất hiện kèm theo Công văn BTP và Công hàm Nga là tờ “ Phán quyết “ của Toà án trọng tài tp. Matxcova . thực tế tờ này cũng chả có đánh số nên cũng không thể nói “đây là lý do nằm ở trang số 45 được “

    (có ai cãi chày cối thì cá nhân tôi cũng cho rằng là sự thật là tờ Phán quyết có số A-40-8/Uỷ thác này không có đánh số trang 45 như Công hàm Nga thể hiện vậy ).

    “Phán quyết “ của một Toà án mà câu văn thì lủng củng với những giải thích lòng vòng :

    Dòng trên trên thì ghi là : đã tổ chức thực hiện theo yêu cầu của Toà án nhân dân TP HCM gửi trực tiếp đến Toà án trọng tài Tp Matxcova , giữa thì lồng vào câu ; đại diện Cty Gesey không có mặt tại Toà, phong bì với phán quyết của Toà triệu tập gửi đến địa chỉ nêu trong thư uỷ thác  nhưng bị bưu điện hoàn trả với ghi chú “ Hoàn lại tổ chức không có “ . " Căn cứ vào dữ liệu của Cục đăng ký Quốc gia thống nhất của những người nộp thuế không thấy xuất hiện thông tin đăng ký của Cty Gesey "
    Dưới thì xét thấy Toà án trọng tài đã thực hiện mọi cách để hoàn thành uỷ thác tư pháp của Văn phòng Bộ tư pháp Liên Bang Nga

    Cuối cùng thì Đề nghị uỷ thác của TANDTPHCM là không thực hiện được . Hồ sơ gồm 42 trang gửi đến VPBTP Nga ngày 26/8/2008 số 05-9-08/14420) - Thẩm phán ký tên đóng dấu

    -Như vậy cũng theo " Phán quyết" này 42 trang đánh số  và CV số 14420 đâu ???

    - Trong hồ sơ chỉ có hai trang rời là phán quyết trên và 2 tờ gọi là “ chuyển giao hồ sơ” thực tế tờ này ngoài dòng chữ “ hoàn lại tổ chức không có “ thì mục bên trái là : tên hồ sơ , số trang, tên người nhận . Nhưng bên tay phải thì tất cả những cần thiết để ghi thì vẫn để trắng mà lạui có 1 lúc 2 tờ bản gốc  “ chuyển giao hồ sơ” như vậy trong hồ sơ . Như thế cũng chả có căn cứ gì  để mà cho rằng “Cty Gesey không có mặt tại Toà, phong bì với phán quyết của Toà triệu tập gửi đến địa chỉ nêu trong thư uỷ thác  nhưng bị bưu điện hoàn trả” . Chưa nói đến là cách đây 10 năm thì có Cty GESEY còn sau 10 thì cũng chả biết Cty này đã chuyển đi đâu mà nằng nặc gửi về địa chỉ đó .

    Câu chữ nằm lòng trong con người Nga là CCCP thì #ff0000;">viết  sai là CCCB sau đó vì thấy sai chữ bút bi sửa đè chữ #c00000;">P lên trên chữ B đã viết sai đó , tên Cty của Nga là " ГЕСЕЙ" do người Nga đánh thì được đánh theo phiên âm tiếng Anh là " Gesey" trong một văn bản tiếng Nga .

    ( cô bạn nói cũng đúng thôi, bởi vì khi dịch người ta cố tình không dịch thì người đọc sẽ hiểu đúng những gì thể hiện đó là tính chính xác của văn bản, chỉ có chữ CCCP được viết sai thành CCCB rồi sửa bằng bút bi thì em cho là nó giả vì người Nga rất kỹ trong các văn bản trả lời và tuyện đối họ không bao giờ sai chính tả với 1 lỗi cơ bản như vậy. )

    ( tôi nhớ 1 lần đi dịch công chứng khai sinh cho con trai tôi, trên khai sinh chỉ có 1 chữ N hoa ở chữ đệm được viết tay đậm hơn những chữ khác ( do sự tắc trách của người viết khai sinh)  . Nhưng lúc đó sau khi dịch công chứng tiếng Anh xong nhất định không có phòng công chứng nào dám chứng thực, phải nhiều thời gian sau tôi làm đơn đề nghị và được đóng 1 dấu mộc nhỏ lên chữ N của UBND Phường thì tờ khai sinh này mới có tính chính xác của chữ N in đậm  ).

    Chỉ 1 chi tiết nhỏ vậy ngay tại VN thôi mà công chứng còn không đồng ý và cho là có dấu hiệu sửa chữa huống chi trở lại vụ án này : 1 tờ " phán quyết của một Toà án trọng tài tại nước ngoài có dấu sửa đổi mà không có dấu đóng, không ai giải thích lý do sửa đổi . ( mà làm sao tin nổi người Nga sẽ sai cơ bản chữ CCCP của họ để viết thành chữ CCCB . ) .


    Vậy có ai trong chúng ta ở đây tin được tờ " Phán quyết" này không??? (câu trả lời có lẽ chỉ có Toà án mới trả lời nổi) . Và 45 trang tài liệu kèm theo Công hàm Nga đâu ? ????

    P/s :  ngày nào đó ... khi phiên xét xử công khai vào tuần tới sau khi sao chép đầy đủ chán chê mê mỏi và sau bài viết này thì hồ sơ này đột nhiên xuất hiện 45 trang đánh số thì sao nhỉ  ????



    ( còn tiếp)

     
    Báo quản trị |  
  • #71433   03/12/2010

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


     

    Ngày  10/4/2010 cô bạn tôi theo chỉ dẫn của các LS đã làm đơn , đính kèm  toàn bộ hồ sơ về uỷ thác tư pháp mà Toà án nhận đến phòng tiếp công dân Bộ tư pháp để nộp, yêu cầu xin xác minh và trả lời về hồ sơ này.


    Ngày 19/4/2010 cô bạn tôi nhận được công văn trả lời của Bộ tư pháp ( người ký công văn này cũng là người đã ký công văn gửi TANDTPHCM về việc nhận được Công hàm của Nga )


    Nội dung công văn trả lời cô bạn là : Xin báo để bà biết Bộ tư pháp đã gửi hai Công hàm đến Bộ tư pháp Nga nhưng đến nay kết quả về thực hiện uỷ thác tư pháp “ Chưa nhận được kết quả thực hiện” .

     

    Như vậy : nói riêng về hai công văn từ Bộ tư pháp gửi đi đã trái ngược nhau về nội dung rồi .

    ·         Công văn nào đúng đây ? tài liệu do Toà án thu thập được dù mang tính tham khảo hay là mang tính quyết định thì cũng có tính xác hay không ? ( câu trả lời dành cho tất cả những ai đọc về tài liệu này)

     

    Ngày 26/10/2010 sau khi Luật sư được sao chụp tài liệu bản gốc của bộ hồ sơ do Toà án thu thập được thì mới phát hiện thêm :


    + Công hàm Nga ngoài chữ ký của Phó giám đốc phòng HTQT không có dấu, tài liệu kèm 45 trang không có

    + Tên quốc gia theo hiệp định CCCP viết sai chính tả rồi sửa chữa bằng bút thủ công


    + Có hai giấy giao chuyển hồ sơ cũng do bà Thẩm phán ( người ký Phán quyết của toà án Trọng tài kinh tế Matxcova  nhưng không có địa chỉ người nhận là ai ngoaì dòng chữ “ hoàn lại tổ chức không có “ . và câu này cũng có trong nội dung của tờ phán quyết”


    + Không có công văn nào của Toà án NDTPHCM gửi Toà án trọng tài kinh tế Matxcova yêu cầu mở phiên toà và triệu tập Cty Gesey đến để giải quyết


    Như vậy : Tài liệu do Toà án thu thập được có phải đã bị đánh tráo không? Ai đã đánh tráo tài liệu ? Công hàm Nga là giả ???? Phán quyết của Trọng tài Toà án kinh tế Matxcova cũng giả ???? ai làm giả ??? ai đưa vào ????

     

    Theo chỉ dẫn của các LS, với những bất thường không ai lý giải nổi kể cả Thẩm phán người đang phụ trách vụ án lần nữa , theo khoản 2 điều 21 của BLTTDS cô bạn làm đơn yêu cầu VKS tham gia đồng thời gửi toàn bộ tập hồ sơ này đến Bộ tư pháp và yêu cầu xác minh và trả lời .


    Cho đến nay, VKS chưa có công văn trả lời chính thức là tham gia hay không tham gia với những dấu hiệu bất thường của chứng cứ do Toà án thu thập được này.


    Liệu VKS có tham gia hay không ? hay những chứng cứ do Toà án thu thập này thực tế đã được ai đó bảo chứng cho việc làm giả đưa vào làm sai lệch vụ án để bao che cho Nguyên đơn ????


    Như vậy : Những chứng cứ có trong hồ sơ vụ án này sẽ được hiểu thế nào ????

     

    Về những chứng cứ chứng minh của Nguyên đơn trong vụ kiện “đòi nợ” 228.908,69 USD này

     

    + Toàn bộ chứng cứ chứng minh nguồn gốc khoản tiền 228.908 USD là bản pho to . Trong hồ sơ Toà án không hề có dấu “đã đối chiếu với bản gốc” hay chữ ký của bất cứ ai  xác nhận “ bút lục” pho to này đã được đối chiếu với bản gốc.


    + Không có tài liệu chứng minh liên quan đến việc cá nhân( là cô bạn tôi)  mua bán mặt hàng mì ăn liền của Cty Hoàng Lê.


    + Cty Hoàng Lê có một giải thích trong một văn bản khác gửi đến một cơ quan chức năng là Chi Cục Thuế Thủ Đức là : Do đang thi hành bản án số 301/HSPT ngày 11/3/2005 của Toá án Phúc thẩm Tối cao nên không thể xuất trình hồ sơ ( Hoá đơn tài chính bán hang) do thời gian quá lâu ( hơn 10 năm) đã thất lạc hồ sơ.

    ??????


    + Lời giải thích này theo các bác LS ở đây có thể tin được không ? với một lô hàng mì ăn liền đã bán đi trị giá hơn 1 triệu đô la Mỹ mà không hề còn xót lại 1 tờ Hoá đơn tài chính nào do phải “ di chuyển nhà xưởng” nghe có lý không? Trong khi phiếu XK nội bộ thì “ ngập tràn”


    + Cty Hoàng Lê luôn khẳng định trong các bản giải trình, trong “ Bổ sung đơn khởi kiện ngày 14/10/2010 ghi rõ là : “ Gesey là Cty Ma, Cty Hoàng Lê không hề hay biết đến Cty Gesey này ” . Nhưng chứng cứ chứng minh trong hồ sơ Toà án thể hiện ở các bút lục thì cho thấy : năm 1998, 1999 Cty Hoàng Lê ( khi đã có chức năng XK trực tiếp) đã liên tục XK hàng cho Cty Gesey tại Nga .


    Như vậy : Cty Hoàng Lê đã xuất hàng trực tiếp cho Ma… ???? với những Tờ khai hải quan có đến hai cán bộ HQ ký xác nhận hàng thực xuất đã thông quan, và các vận đơn đường biển với tên người nhận là Cty Gesey “ma” … Tiền thanh toán thì vẫn nhận đủ, thậm chí còn đang nhận dư ra . Mà vẫn giải thích là “ Cty Ma”


    Có ai trong chúng ta chấp nhận lời giải thích này của Cty Hpàng Lê không  ?  

           

    + Cũng những bút lục là “ phiếu xuất kho “ năm 1998 thể hiện nhiều đơn giá xê xích từ 0.56 đến 0.59 USD/Goi mì …

    Vậy : Bản hợp đồng mua bán mì ăn liền hay thoả thuận mua bán với điều khoản thay đổi đơn giá bán mì của Cty Hoàng Lê với cá nhân ( cô bạn tôi) hay với Cty Gesey đâu nhỉ ???

     

    ( còn tiếp)

     
    Báo quản trị |  
  • #71456   03/12/2010

    anhham289
    anhham289

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2010
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn của chị có thể nhờ người anh họ là người làm chứng và thực tế thì bên nguyên đơn cũng chưa có cơ sở pháp lý vững vàng vì tờ đối chiếu công nợ cũng chưa được công chứng chứng thực.

    Còn chuyện ba Vân có nhận tiền từ phía nguyên đơn hay không thì chúng ta cũng chưa có chứng cứ để khẳng định điều đó nhưng tôi tin công lý sẽ được thực thi, tôi rất cảm thông với hoàn cảnh cùa bạn chị.

    Hãy cố lên nhé!
     
    Báo quản trị |  
  • #71654   04/12/2010

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào bạn anhham,

    Cảm ơn bạn cho lời khuyên đối với cô bạn tôi, ngày khi về nước cô ấy đã đi tìm người lái xe tắc xi hôm đó để họ ra làm chứng, cũng vất vả. Vì sau nhiều năm người kia cũng không còn lái xe ở hang cũ nữa. Nhưng cũng là ơn Trời phụ hộ cô ấy cũng tìm ra. Còn người hôm đó chứng kiến cô ấy phải ký vào giấy đối chiếu công nợ kia là chồng tôi. (Chồng tôi vưà qua giai đoạn hiểm nghèo của căn bệnh ung thư). Chồng tôi cũng sẵn sàng ra Toà làm chứng sự việc ngày hôm đó vì trên cơ sở chúng tôi biết cả Nguyên đơn lẫn Bị đơn . Nhưng vấn đề là sau đơn tường trình sự việc của chồng tôi, Toà án chưa bao giờ mời lên để hỏi. thì ra Toà hay tham dự phiên Toà có được nói gì không ?

    Bạn có đề cập tới “ giấy đối chiếu công nợ phải công chứng là sao ? bạn có thể tư vấn rõ hơn vấn đề này không ? cảm ơn bạn nhiều.

    Riêng chuyện Thẩm phán Vân,  tôi cũng nói rõ ở đây hơn ( kể từ khi bà ấy ra quyết định ADBPKCTT cấm bạn tôi xuất cảnh theo yêu cầu của Nguyên đơn mà không cần Nguyên đơn ký quỹ bảo chứng , đồng thời Quyết định ADBPKCTT Thẩm phán Vân ghi “ cấm xuất cảnh để thi hành án “ Quyết định này ký ngày 16/3/2007 .

    Tôi nói rõ vấn đề này để các bạn ở đây ( ngẫm xem ) việc xét xử của Thẩm phán Vân toà lao động  thế nào nhé.  

    • Theo các bạn ở đây, một vụ án chưa xử, chưa biết bao giờ xử, chưa phân thắng hay thua thì việc giữ người cấm xuất cảnh sẽ để thi hành cái án nào ? Hơn thế trước phiên xử ngày 16/10/2007 bà Vân mới đưa Quyết định này cho bạn tôi. Và tháng 2/2008 bà Vân mới xét xử công khai.
    • *Trong bản án số 188/DS-ST Bà Vân tuyên án cô bạn tôi phải trả ngay 228.908,69 USD + với lãi xuất 166..674 USD cho Nguyên đơn. ( lãi xuất này được bà Vân thay mặt Toà án dựa trên cái gì để tính ? trong khi nội dung Giấy đối chiếu công nợ ngày 6/8/1999 không phải là Giấy xác nhận nợ và cũng không có dòng chữ nào ghi thời hạn phải trả, nếu không trả thì sẽ được tính lãi) .

    + Bà thẩm phán Vân căn cứ vào đâu để quyết định cô bạn tôi phải trả lãi xuất cho Nguyên đơn với cách tính hơn cả luật  “ giang hồ” ấy ngay tại Toà án ???  Bà Vân đồng ý với Nguyên đơn đưa  “ tài liệu tham khảo “ về “  Lãi xuất cho vay dành cho các tổ chức tín dụng đối với khách hàng “để tính ra là giấy đối chiếu công nợ ghi 228.908,69 USD thì khoản lãi theo tài liậu của Ngân hang dành cho các tổ chức tín dụng phải là 166.674 USD . Vậy có nghĩa là trong vụ này Cty Hoàng Lê không phải là một Cty sản xuất và bán mì ăn liền và tranh chấp không cần đối chiếu lại nữa vì Cty Hoàng Lê là một tổ chức tín dụng cho vay tiền USD ư ?

    Như vậy vụ kiện này ( theo Thẩm phán Vân ) là đang xét xử tranh chấp về “Hợp đồng vay tiền USD ???? “ và người kiện Cty Hoàng Lê là một Tổ chức tín dụng ???? đã cho bạn tôi vay Đô la Mỹ ???

    Các bạn LS ở đây hiểu vấn đề này thế nào ?

     

    Đối với bạn tôi, cô ấy cũng không thể nói gì được nữa, vì bà ấy đã về hưu. Chuyện bà ấy có nhận hối lộ hay không nhận hối lộ thì tự lương tâm bà ấy biết ( tôi cho rằng ở đời sẽ có nhân quả báo ứng và không sớm thì muộn bà ấy cũng sẽ nhận lại những gì bà ấy đã từng tuyên trái với những hiểu biết của một Thẩm phán mà thôi). Với một Thẩm phán nắm cán cân của công lý và thực thi theo luật pháp việc xét xử phải công bằng khách quan . Bà Vân khách quan hay là không khách quan trong vụ này hay không thì giờ đây cũng chả thể nói gì được nữa.

     

    Về những sự kiện tôi vưà đưa hôm qua. ( về đơn yêu cầu VKS tham gia, và đơn đề nghị xác minh chứng cứ uỷ thác tư pháp – đơn này Bộ tư pháp chưa trả lời)

    Chiều qua cô ấy nhận được công văn trả lời của VKS đối các chứng cứ mà “ Toà án thu thập” khi Uỷ thác tư pháp đó VKS không tham gia theo khoản 2 điều 21 của BLTTDS được. ( Như vậy VKS theo nguyên tắc chưa thể tham gia hay VKS cho rằng đó không phải chứng cứ nằm trong vụ án Sơ thẩm này ) tôi cũng không hiểu được.

    Đồng thời cô ấy cũng nhận được thông báo vào cuối tuần thứ 6  sẽ mở phiên xét xử công khai vụ án này.  

    * ******* Trong đây có bạn Hiệppoe  từng cho ý kiến :

    Ý kiến 1 :

    Trích dẫn:
    Nếu cái giấy đối chiếu công nợ kia xuất phát từ hành vi mua bán hàng hoá giữa cá nhân với Cty thì đó là một tranh chấp dân sự, ngược lại nó là một tranh chấp kinh tế. Việc xác định loại tranh chấp và thời điểm chính xác rất quan trọng, vì theo Hiệp, có thể tìm cách để xem xét và viện dẫn việc hết thời hiệu khởi kiện để yêu cầu đình chỉ giải quyết vụ án.

    Tôi xin đưa lại đoạn trích này và có lời giải thích theo Thẩm phán mới ( vì cô ấy có đơn đề nghị xin xét lại như ý kiến này) thì được  Thẩm phán trả lời  là:

    “  vụ kiện này đươc “ xét theo LTDS năm 1995” cho nên thời hạn khởi kiện của Nguyên đơn là vẫn còn .

    Ý kiến 2:

    Trích dẫn:
    Bản đối chiếu công nợ sẽ được thực hiện dựa trên những hợp đồng và chứng từ đã thanh toán. Tại sao không đòi chứng từ gốc để kiểm tra. Sau đó kiếm cái anh chàng mà "người anh" kia để xác minh coi, tình hình lúc đó ra sao? Nói chung nếu không chứng tỏ được là khống, và đây là vụ dân sự thì việc bạn của Hương Anh phải trả giá cho cái sự "dại dột" về ký giấy tờ của mình là có khả năng xảy ra.

    + Đã nhiều lần Thẩm phán bây giờ yêu cầu Nguyên đơn trình bản gốc của Hợp đồng mua bán mì ăn liền và nhiều lần yêu cầu đưa bản gốc của các hoá đơn tài chính để xác nhận giao dịch và nguồn gốc khoản tiền tiền hàng XK dư nợ 228.908,69 USD nhưng Nguyên đơn không thực hiện .

    + Căn cứ vào các bút lục do Nguyên đơn nộp có trong hồ sơ vụ án cộng trù lại thì không có khoản tiền dư nợ đó .

    + Toàn bộ chứng cứ chứng minh của Nguyên đơn xuất trình để “đối chiếu “ với Toà đều thể hiện

    -+   Một số tờ bản đối chiếu công nợ trước ngày 6/8/1999 ( được Toà ghi nhận là có đối chiếu với bản gốc ) là của Nguyên đơn ký đối chiếu công nợ với những người khác chứ không phải cô bạn tôi .

    -+      Nguyên đơn bán mì và xuất mì cho pháp nhân là Cty Gesey Nga chứ không phải cho cá nhân bạn tôi. ( không có bất cứ một hoá đơn hay giấy tờ nào thể hiện cá nhân cô bạn tôi mua hang của Nguyên đơn)

     Tôi xin tạm dừng ở đây và sẽ đưa thông tin tiếp sau vụ xét xử diễn ra vào ngày 10/12/2010 tới để các bạn tham khảo.

    Luật sư của Nguyên đơn là : TS LS Phan Trung Hoài và 1 luật sư nào đó tên Linh

    Luật sư Bị đơn là : PTS LS Lương Khải Ân .

     

    Cập nhật bởi HuongAnh ngày 04/12/2010 10:54:40 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #73067   13/12/2010

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Sau nhiều ngày được hoãn đi hoãn lại vì một số lý do được cho là  “ bất khả kháng” từ phiá Nguyên đơn …

    Chiều ngày 10/12/2010 phiên xét xử  Sơ thẩm lần 2 đã diễn ra tại TANDTPHCM số 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa . Qua điện thoại lúc 19h21’ cô bạn tôi cho biết “ em vừa ra khỏi Toà, cho em ngồi nghỉ mệt uống nước tí “ Tôi ngạc nhiên “ủa tưởng xong từ lúc 5h chiều chứ “ Cô bạn nói “ Không chị, tới gần 7h tối mới xong, a mà chưa xong….Ngày mai Ls Nguyên đơn ông Hoài đi công tác nước ngoài, thế nên bao giờ bác ấy về mới xử tiếp “ . Tôi hỏi : Hoãn tiếp à ? “ cô bạn nói “ không phải hoãn mà là chỉ tạm ngưng một tuần thôi “ .

     

    Đây là câu chuyện bên bàn café quán  trước cổng Toà

    Cô bạn ghé thăm và nói :  “ may nhé, anh nhà chị mà đi làm nhân chứng cho em vụ này thì sẽ xin phép Toà cho về sớm thôi, ngồi một lúc 5 giờ đồng hồ mệt chết được” .

    Tôi hỏi “ nói gì mà lắm thế “ cô bạn nói “ thì Toà hỏi, Nguyên đơn trả , Bị đơn trả lời … rồi Ls hai bên đồng nghiệp họ hỏi lại Bị đơn, rồi các Ls có ý kiến … rồi …

    tóm lại : Hội đồng xét xử lần này làm việc khá kỹ,  và cũng có nhiều chi tiết cần được làm rõ, đồng thời các con số do Nguyên đơn chứng minh tại toà có  mâu thuẫn .

     

    Xin được nhắc lại lần nữa tất cả nội dung sau được ghi lại theo lời kể của Bị đơn
    1/ Theo đơn khởi kiện ngày 2/4/2003 Nguyên đơn đề nghị Toà án thụ lý việc “Đòi nợ” 228.908,69 USD tương đương  3.536.639.260 đồng Việt Nam ( tỷ giá 15.450đ/1USD ) với án phí đã nộp là : 15.268.320 đồng .

    Và Toà án đã xử lý đơn với số công văn 409/DSST ngày 7/4/2003  loại việc “Đòi nợ “

    Có  giá  trị  tranh chấp:    3.536.639.260 Đồng Việt Nam

    Án phí tạm nộp : 15.268.320 Đồng Việt Nam

    Xử lý Đơn :  “ Nguyên đơn kiện yêu cầu đòi nợ có xác nhận nợ “

    Lãnh đạo Toà án ký duyện ngày 21/4/2003

    • Ngày 1/2/2008 Sơ thẩm lần 1 bản án 188/DSST do Thẩm phán Nguyễn Thị Vân ký yêu cầu Bị đơn trả 228.908,69 USD + lãi xuất 166.674 USD ( Bản án này bà Thẩm phán Nguyễn Thị Vân không ghi giá trị tươnh đương bằng tiền Việt Nam đồng trong bản án theo thời điểm tuyên án năm 2008 )

    + Như vậy : Việc tuyên án một Bị đơn mang quốc tịch Việt Nam  phải trả tiền mặt đô la Mỹ trực tiếp cho một đơn vị sản xuất bán hàng bằng tiền đồng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam như vậy có đúng không? Và có vi phạm pháp lệnh Ngoại hối hay không ???????? trong khi :

     

    Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối

    Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

     

     

    ( Theo lời cô ấy nói thì trong phiên xét xử lần này Thẩm phán có hỏi Nguyên đơn liên quan đến Pháp lệnh ngoại hối này, và phiên xét xử này đi theo đúng chỉ đạo của Toà án phúc thẩm tối cao để giải quyết lại vụ án )

    2/ Ngày 14/7/2008 Toà án nhân dân Phúc thẩm tối cao tại TPHCM tuyên : Huỷ bản án dân sự Sơ thẩm số 188/DSST của Toà án nhân dân TPHCM . Chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân TPHCM giải quyết lại vụ án.

     

    Dựa trên các yếu tố : -1/  Có chứng cứ mới là bản Thoả thuận mua bán hàng XK Nguyên đơn ký trực tiếp với Phó giám đốc Cty Gesey là ông DmitriSmirnov  .
    2/ Bị đơn chưa bao giờ được đối chiếu lại con số căn cứ vào các chứng cứ Nguyên đơn chứng minh.
    3/ Trước khi có bản thoả thuận mua bán ngày 20/5/1997 thì Nguyên đơn có xuất hàng , vậy Nguyên đơn xuất hàng cho ai ? là cá nhân Bị đơn hay Cty Gesey ? ai là người nhận hàng ? căn cứ vào HĐMB nào đã ký vơí Bị đơn để xuất hàng ?

    3/ Ngày 10/12/2010 Toà án đưa vụ án ra xét xử .

    + Ngay tại phiên xét xử Sơ thẩm lần thứ 2 . Nguyên đơn trình bày trước HĐXX " yêu cầu Toà án căn cứ vào đơn khởi kiện ngày 2/4/2003 buộc Bị đơn phải trả cho Nguyên đơn số tiền 4.463.719.455 Đồng Việt Nam .Tương đương 228.908,69 USD và tiền lãi là : hơn 6 tỷ …. tổng số tiền Bị đơn là ông DHN và bà DPH phải trả cho Nguyên đơn là hơn 10 tỷ …. đồng Việt Nam
    Trong phiên xét xử Sơ thẩm Thẩm phán có hỏi Nguyên đơn :

    Hỏi NĐ : bán mặt hang mì ăn liền nhãn hiệu Samex bằng tiền đô la Mỹ à ? không quy đổi theo tỷ giá tiền đồng Việt Nam à ?

    Nguyên đơn trả lời : - Vì nguyên đơn bán hàng xuất khẩu và xuất khẩu hàng qua uỷ thác nên Nguyên đơn được phép đó không cần quy đổi theo tỷ giá tiền đồng Việt Nam.

    Bị đơn hỏi Nguyên đơn : Ông nói bán hàng cho cá nhân tôi, vậy ông có thể cho tôi xin tất cả Hoá đơn tài chính bán hang cho cá nhân tôi không ? và có thể trình HĐXX Hoá đơn tài chính không?

    NĐ trả lời trước HĐXX  : Tôi không có trách nhiệm phải đưa Hoá đơn tài chính bán hàng cho bà. Đòi hỏi của bà là vô lý . Tôi chỉ có trách nhiệm đưa Hoá đơn tài chính cho đơn vị uỷ thác mà thôi .

    Bị đơn : Vậy tôi không còn gì để hỏi ông nữa. Để HĐXX xem xét câu trả lời của ông.

     

    Cô bạn tôi trò chuyện với tôi :  Nghe “ nó” trả lời thế em “ choáng luôn” để xem Hội đồng xét xử xem xét thế nào ? em tin là họ hiểu vấn đề hơn em và em cũng tin TSLS  Phan Trung Hoài mặc dù ông được “ nó”  mời ông bào chữa . Vì lý do gì ông Hoài nhận vụ kiện này thì em không rõ. Nhưng em chỉ biết, qua phiên xét xử chiều 10/12/2010 ấy thì “ Nó” còn dấu ông Hoài rất nhiều chứng cứ “ biết nói” khác . Có thể khi tham gia vụ án ông Hoài có hỏi nó về những chứng cứ gốc và nó cũng sẽ khẳng định với ông Hoài là “đều có “ . Nhưng đích thực trong vụ này , ngay trong phiên xét xử này tất cả các chứng cứ là con số nói lên sự thật của số “ dư nợ” thì không có . Nó trình HĐXX phiếu Xuất kho. Nhưng là phiếu xuất kho nội bộ chứ không phải là Phiếu xuất kho kiêm Hoá đơn tài chính thời kỳ đó Bộ tài chính quy định. Như vậy, với kinh nghiệm dày dạn của một Tiến sĩ Luật học như ông Hoài, ông ấy có lẽ đến lúc đó trong phiên xét xử mới biết thân chủ mình đang lưà dối mình  nhiều điều .

    Tôi bảo cô : - Sao lại nói thế ?

    Cô bạn bảo : Em phân tích cho chị coi là cho là “nó”  dối trá Toà và dối trá ngay cả với Luật sư Phan Trung Hoài  của nó thế nào nhé :

    -        “ Nó” là Ngyuyên đơn đang kiện đòi nợ cá nhân em số tiền 228.908,69 USD tiền hàng XK còn thiếu theo “ Giấy đối chiếu công nợ ngày 6/8/1999” . Vậy khoan nói đến chuyện em bị nó ép ký đi đã nha , đây vẫn là “ Giấy đối chiếu công nợ “ chứ không phải ghi “ xác nhận nợ” nha . Như thế có nghĩa rằng : con số này chỉ đang là đối chiếu số dư. Vì thế mà kiện nhau . Nhưng Toà muốn xử thì phải làm rõ như Toà Phúc thẩm yêu cầu :  khoản tiền này ở đâu mà có ? vậy  tất nhiên là phải do quá trình mua bán với nhau và phải có hợp đồng mua bán mì đàng hoàng rồi .

     Như vậy nó phải trình Hợp đồng mua bán mì ăn liền ra . Nó đã trình 1 bản Hợp đồng mua bán mì ( theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 . Nhưng trong Hợp đồng này lại ghi rất rõ : Số lượng 01 Container và không có trị giá số tiền phải trả là bao nhiêu . Vậy tính bét nhè đi 01 Container hàng mì ăn liền theo đơn giá 0.64 USD/ gói chỉ có 10.240 USD là hết sức . . OK nếu có nợ em nợ hợp đồng này, vì hợp đồng này không có thanh lý , vậy nếu " cãi cùn" thì sẽ còn  một nửa tiền vì Hợp đồng này cũng quy định rõ trả ngay 50%. Và theo điều 5 HĐMB này thì sẽ phải đưa nhau ra Trọng tài kinh tế . Như thế cũng không thể cãi cùn được nữa. Mà phải hiểu nó đã thanh toán xong, còn muốn kiện thì giờ cầm HĐMB này mà kiện sang Toà kinh tế. Vậy là ' rồi" nhé

    + Như thế : những hợp đồng khác sau cái Hợp đồng 01 Container này ra nó không xuất trình nổi bất cứ 1 hợp đồng nào khác nữa.  Vậy có nghĩa ( theo như  LS Hoài trình bày ở HĐXX là thời gian năm 1996 này hay bán hàng bằng miệng ) Rồi, ok em cũng đồng ý với kiến đó luôn , và cho là thế đi . Thế nếu mua bán bằng miệng có nghĩa là  việc em mua hàng của nó phải là bằng Hoá đơn tài chính đúng không ? vì là như vậy nó bán hàng nội địa mà .

    Thế nên em mới hỏi nó và yêu cầu đưa hoá đơn tài chính là vậy . ( 1 lượng hàng trị giá hàng triệu đô la Mỹ bán nội địa mà không có 1 tờ hoá đơn tài chính nào thì công nhận mua bán miệng được không? )  Nhưng khi em hỏi thì nó “ông cho tôi xin Hoá đơn tài chính” Thì nó lại bảo “ Tôi không có trách nhiệm cung cấp Hoá đơn tài chính cho bà mà là “  tôi đã cung cấp cho đơn vị uỷ thác” . Uả vậy thế nó ra Toà đòi nợ em làm gì ? vì nó đưa hoà đon cho đơn vị uỷ thác mà . Vậy nếu uỷ thác xuất hàng cho em thì em phải trả tiền cho Uỷ thác chứ sao em trả cho nó ? và nếu thiếu tiền thì nó đòi uỷ thác chứ sao đòi em được ?

     

    Theo cách nó trình bày trước Toà thế, theo cách LS Hoài hỏi em thì em hiểu là khi tìm đến ông Hoài hoặc có thể do ai đó vì nó đang nợ người ta nên đã giới thiệu nhờ  giúp đỡ nó , đòi cho nó có nghĩa là hy vọng của họ được nó trả nợ. vì bản thân nó đang nợ rất nhiều người khác trong các hồ sơ khác tại Toà án , thế nên  khi nó trình bày sự việc với TS Luật sư Phan Trung Hoài nó đã nói dối ông ấy và dấu bớt chứng cứ bất lợi cho nó đi rồi, bởi nếu nó đưa ra, thì với kinh nghiệmn nghề nghiệp và viết nhiều sách Luật thế  ông ấy đâu nhận vụ này làm gì để cho thân chủ mình làm tổn thương danh tiếng của mình.

    Luật sư có dăm bảy đường LS chứ chị . Hơn nữa liệu ông ấy có biết nó đang phải thi hành bản án PTHS số 301 ngày 11/3/2005 buộc phải di dời nhà xưởng trả lại đất cho Sở nông nghiệp không? vì địa chỉ 77 khu phố 1 phường Linh Xuân Thủ Đức này ngày xưa là trại gà của sở Nông nghiệp thuộc xã Xuân hiệp 1 , Linh Xuân -Thủ đức làm gì có số nhà đâu, Tờ khai XK hàng của nó có hai địa chỉ ( 1 là 6/6 QL 13 Hiệp Bình Chánh-TĐ sau này là trạm đăng kiểm xe gì đó gần ga Bình Triệu, 2 là xã Xuân Hiệp 1 mà ) làm gì có cái nào theo địa chỉ 77/ khu phố 1 mà nó đang khởi kiện em này ?địa chỉ này là em nhớ nó từng nói, nó thuê lại 50 năm từ trước qua ông Giao, sau đó nó tự đăng ký số nhà và khi ông Giao ra Toà vì vụ đất đai nào đó đương nhiên nó bị trả lại địa chỉ này cho Sở nông nghiệp rồi. Nhưng để khỏi phải thi hành án, nó cù nhây ra kéo em theo để mục đích " địa chỉ này đang có trong vụ kiện khác cho nên chưa thể thi hành án được chứ làm gì có nợ mua bán gì cá nhân với nhau mà kiện cáo. 
    ( Tôi thăm cụ Gogle thấy có đọan này " Tuy nhiên, VKS cũng đề nghị HĐXX tuyên bố Trần Văn Giao không phạm tội lừa đảo đối với Nguyễn Anh Tuấn (giám đốc Công ty TNHH Hoàng Lê, 613 triệu đồng). Theo VKS, đây là các quan hệ dân sự" #5c7996;">http://vnexpress.net/GL/Phap-luat/2004/07/3B9D4C92/ Như thế tôi đã tạm hiểu lý do vì sao mà cô bạn đã thành bị đơn của Cty Hoàng Lê và vụ án xét xử được dựa trên toàn bộ chứng cứ minh là bản photo copi và vụ án cứ kéo dài ra mãi. Giá đất trên địa chỉ này bây giờ ai mà không ham nhỉ ? vì nó đã thành mặt tiền ngã ba chứ đâu còn nồng nặc mùi phân gà như xưa nữa.  )
    Cô bạn nói tiếp :
    Hoặc nó đã không hề đưa ông ấy bản Hợp đồng uỷ thác gốc để ông LS  Hoài coi  , vì nếu được nó đưa ông ấy coi thì ông ấy sẽ biết ngay . ( em thuộc thuộc làu em đọc cho chị nghe này )  :

      1/ Căn cứ vào nghị định số 64/HĐBT ngày 10/6/1989 của HĐBT ban hành quy định về chế độ và tổ chức kinh doanh XNK  
    2/ Căn cứ 2 căn cứ vào quy định số 184/HĐBT ngày 16/4/1989 về việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế 

    Bên A (NHẬN UỶ THÁC )

    Bên B ( ( UỶ THÁC) Cty Hoàng Lê

    ĐIỀU 3 VỀ THANH TOÁN lại được ghi rõ : Bên B chịu trách nhiệm thu tiền hàng với khách nước ngoài theo số lượng thực xuất trên Tờ khai hải quan. Bên A không chịu trách nhiệm thanh toán, chỉ chịu trách nhiệm làm thủ tục và chứng từ cho khách nước ngoài 

    Như vậy : “ Nó “ khai là Hoá đơn tài chính đưa cho Uỷ thác thì nó lấy cái gì để thu tiền khách hàng? Khách hang không có Hoá đơn tài chính thì để biết con số thì lấy gì trả cho nó ?

    Chị không thấy như vậy nó vưà chứng minh cho Toà án thấy là “ Nó “ không hề có bán mì cho em và cũng là vưà chứng minh luôn với Luật sư của nó là “ tôi đã lưà dối ông và tôi lợi dụng ông để ông cãi dùm tôi “đấy ư ?  Em tiếp xúc với LS Hoài trong phiên xử này em biết ông ấy cực giỏi .

    Lý luận và dẫn dẵn người nghe rất hợp lý rất thông minh. ( trộm viá,với chị nha  ông ấy mà là LS của em thì sẽ không mất tí nào thời gian của toà và mới là xứng đáng với cương vị ông ấy đang có ) Cô bạn nói : đến với một LS Bị đơn hay Nguyên đơn đều phải “ khai bệnh” một cách trung thực với LS thì LS mới “ gỡ” cho được . Rồi cô ví von rằng : Nguyên đơn hya Bị đơn trong một vụ “ kiện” tìm đến LS cũng như tìm đến bác sĩ mà thôi,  “ bệnh nhân”  đã khai “ láo” thì người bác sĩ nào nhận con bệnh này cũng phí thuốc chữa bệnh.

    Bởi thật sư nó “ chí phèo và điên điên mà nó cứ khai bệnh với bác sĩ là “ em đau bụng lắm, hôm nay em đau gan, mai đau lá lách đây này bác sĩ. Thì làm sao bác sĩ chẳng tin ? em cho là  Bệnh tâm thần thì phải vào khoa tâm thần chứ vào khoa nội hay khoa ngoại thì phí cả thuốc mà bệnh không thuyên giảm .

    ( còn tiếp)

     

     

    Cập nhật bởi HuongAnh ngày 14/12/2010 02:22:18 AM Cập nhật bởi HuongAnh ngày 13/12/2010 01:34:55 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #80823   24/01/2011

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Thân chào tất cả,

    Tôi bận chút việc riêng nên không thể trình bày tiếp nối sự việc của vụ án này. (xin hẹn các bạn vào một thời điểm khác tôi sẽ dành thời gian đưa hết vụ việc lên đây để các bạn theo dõi và tham khảo. 

    Thưa các bạn, Vụ án thì có đã lâu, gần 10 năm. Sau án Sơ thẩm lần 1 tháng 2/2008 và Phúc thẩm hủy án tháng 7/2008 đến ngày tôi thay mặt cô bạn đưa vụ việc lên đây thời gian cũng đã hơn một năm.

    Ngày 28/12/2010 Toà án cấp Sơ thẩm TPHCM đã mở phiên Sơ thẩm lần 2. Và ngày 5/1/2011 với Hội đồng xét xử có trình độ và công minh ( tôi sẽ đưa chi tiết về những " xét thấy" trong bản án của Hội đồng xét xử lên đây sau) đã  tuyên án:

    - Bác yêu cầu khởi kiện của Cty TNHHSX Hoàng Lê do ông NAT đại diện đòi bà DPH và ông DHN trả nợ

    - Huỷ bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 679/QĐBPADKCTT ngày 16/3/2007 của toà án nhân dân TPHCM về việc cấm bà DPH và ông DHN xuất cảnh.

    ( Đương nhiên thì Nguyên đơn kháng cáo toàn bộ bản án , lẽ đó cuộc chiến công lý này vẫn còn tiếp diễn ở phiên xét xử Phúc thẩm lần 2 diễn ra trong năm 2011 này )

    Tôi cũng không biết là nếu một pháp nhân luôn cho rằng đã bán hàng cho cá nhân mà không có một tờ hoá đơn tài chính, không có một chứng cứ dẫn chứng cụ thể bản gốc nào xuất hiện để đối chiếu ra được nguồn gốc con số được cho là " nợ" ghi trong một giấy " đối chiếu nợ" thì Phúc thẩm sẽ y án hay " huỷ án" . Có lẽ cũng nên chờ thêm ý kiến của các nhà báo Pháp luật hôm đó đã đến tham dự phiên xét xử này nhìn nhận thế nào về vụ án này)

    Tuy nhiên đây là lần đầu tiên sau nhiều năm cô bạn tôi mới được công lý dựa vào chứng cứ để ngó mắt đến để phán xử một cách công bằng.

    Cô bạn tôi nhờ tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn LS trong diễn đàn Dân Luật đã tư vấn cho cô ấy trong thời gian qua, nhờ những góp ý chân tình với cách nhìn nhận sự việc cũng như quan điểm của từng Ls ở đây khi đọc câu chuyện này đã công khai và không công khai tại đây giúp cô ấy, đồng thời cũng nhờ luật sư Lương Khải Ân người đã bảo vệ cô ấy chịu khó nghiên cứu hồ sơ vụ án khá kỹ cũng đã giúp cô ấy rất nhiều quan điểm khi trình bày phản biện trước Toà án.

    Gửi lời cảm ơn thật nhiều đến  lawyerhien nhé.

    Lần nữa xin cảm ơn các bạn, và chúc Ban điều hành diễn đàn Dân Luật cùng các bạn Luật sư ở đây một năm mới Tân Mão sắp tới cùng gia đình sức khoẻ và cuộc sống an khang thịnh vượng.

    (P/s: xin thứ lỗi và hẹn một ngày khác tôi sẽ đưa sự việc cụ thể lên đây sau)

     
    Báo quản trị |  
  • #83676   18/02/2011

    DealingHonestly
    DealingHonestly
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2008
    Tổng số bài viết (320)
    Số điểm: 1873
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 50 lần


    Chúc mừng bạn Hương Anh và nguyên đơn bước đầu đã tìm lại được công lý.


    Theo nhận định chủ quan của DH, nếu Cty TNHH SX Hoàng Lê do ông NAT đại diện không xuất trình được Hóa đơn tài chính của các lô hàng xuất khẩu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm lần 2 sẽ tiếp tục bác yêu cầu khởi kiện … chỉ trừ khi thành phần Hội đồng xét xử phiên phúc thẩm này là các Thẩm phán đã tham gia phiên xử phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TAND TC tại Tp. HCM ngày 06 và 11/12/2007.


    Do lẽ tại phiên xử phúc thẩm đã dẫn, Hội đồng xét xử phúc thẩm này đã không cần xem xét đến các chứng cứ hóa đơn của 4 lô hàng nhập khẩu bị đơn đã nhận (kèm theo tờ khai hàng hóa nhập khẩu của các lô hàng), chấp nhận 4 chứng cứ bản dịch 4 hợp đồng thương mại (giả mạo) của bị đơn mà trước đó Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm không coi đó là chứng cứ có giá trị (!).


    Ngoài ra còn có một số tình tiết khác đã trình bày trong chủ đề “Án kinh tế có yếu tố nước ngoài, các thẩm phán muốn xử sao thì xử”, chuyên mục “Luật bất thành văn” 

     
    Báo quản trị |