Câu chuyện có thật về xử án

Chủ đề   RSS   
  • #13109 06/10/2009

    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Câu chuyện có thật về xử án

    Tôi có một người bạn thân, hiện cô ấy đang là bị đơn trong một vụ án đã qua hai giai đoạn.

    1/ xét xử sơ thẩm thẩm phán xử vụ này là bà Nguyễn Thị Vân tòa lao động : nguyên đơn thắng kiện

    2/ xét xử phúc thẩm tối cao : tuyên hủy án - trả về sơ thẩm điều tra xét xử lại

    Hiện nay vụ án này đang vẫn trong giai đoạn chờ đợi sự phán xét công minh của Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh .


    Tôi đưa câu chuyện này lên đây với một lý do tin rằng : trang website này có rất nhiều những luật sư thông hiểu luật pháp, với sự sáng suốt thông minh tài giỏi của người ngoài cuộc sẽ đọc và phần nào với kiến thức, kinh nghiệm đã có các bạn sẽ tư vấn giúp hay sẽ cho người bạn tôi những ý kiến đóng góp hữu ích . 

    .
    Và qua đó các bạn có thể biết thêm về thực trạng tố tụng của nước ta hiện nay, vai trò của Luật tại phiên toà,...

    Tôi để câu chuyện này ở bàn cafe LawSoft này nhé. để chúng ta cùng theo dõi diễn biến câu chuyện mỗi khi cô bạn tôi ra khỏi cổng Toà .

    Nội dung câu chuyện như sau:

    Vào những năm 1996 cô bạn gái tôi khi đó đang đi công tác tại CHLB Nga. Vì công việc đi lại giữa hai nước: Nga – Việt  rất nhiều. Nên thời gian đó,  bạn tôi có thay mặt một công ty ở Nga về tìm nguồn hàng cho họ . Sau một thời gian tìm hiểu hàng hóa tại VN, cô bạn tôi đã tìm ra một công ty bán hàng thực phẩm . Mặt hàng đó gọi là Mì ăn liền .Giam đốc công ty ấy từng cũng là bạn qua một người bạn khác thời sinh viên , cho nên cô bạn tôi nghĩ là mua của những người bạn này là tốt nhất, lẽ đó cô ấy đã giới thiệu công ty này cho những người bạn Nga.

    Qua trao đổi bằng điện thoại với công ty cần mua hàng,  bạn tôi có ký thay cho công ty Nga 1 container hàng sang bán thử . Thỏa thuận hợp đồng ghi rõ 1 công hàng 40’. Sau khi ký thỏa thuận này bạn tôi thay mặt công ty Nga trả trước một nửa tiền hàng là 8000 USD ., Phần còn lại sẽ trả cho công ty sản xuất sau khi hang tới Nga .

    Mọi chi phí vận tải, và việc xuất hàng ( thời đó chỉ có một số đơn vị được xuất khẩu trực tiếp. Lẽ đó nên việc xuất hàng phải qua ủy thác) . Đều được bạn tôi nhờ người giúp đỡ và chi trả sòng phẳng tiền vận tải lẫn tiền xuất ủy thác .

    Sau đó thì công ty sản xuất mì kia với công ty nước ngoài trực tiếp ký kết hợp đồng với nhau như thế nào bạn tôi không tham dự nữa.

    Bẵng đi hơn nửa năm sau bạn tôi vì thấy tiềm năng thị trường Nga phát triển tốt, lương đại diện ở Nga không phải là cao lắm cho nên nghĩ ra cách làm thêm là mua hàng tại Viện Nam đi kèm với những công hàng vải của những người khác để bán hàng kiếm thêm, mặt hang bạn tôi kinh doanh thêm này là những hang như : nước tương, nước mắm, bột ngọt, cà pháo, cà tím, thạch dừa , tương ớt, lạc rang, sau khi bán sỉ thử và thấy bán được bạn tôi đã đã liên lạc lại với công ty Nga trước đây mà bạn tôi giúp họ mua mì ăn liền .

    Công ty đó cho biết rằng hằng tháng họ vẫn có hàng đi VN sang Nga, hàng của họ chỉ có một mặt hàng đơn điệu là mì ăn liền. Bạn tôi mới đề nghị đi hàng chung công 40’ với công ty của Nga. Như thế bên công ty Nga cũng được giảm chi phí giá thành mua hàng ở Vn mà bạn tôi cũng được giảm nhiều chi phí không đáng phát sinh khác khi đi cùng với những công hàng ở vải ở ngoài chợ như trước nữa.

    Tháng 5 năm 1997 chồng bạn ấy về VN chơi , ( anh này thời điểm đó đang làm đại diện chính thức cho bộ thủy sản VN ) vì mối qua hệ đã từng có giữa người sản xuất từng là bạn vợ anh ta, cũng như những người bạn ở công ty Nga biết cả hai vợ chồng họ,nên công ty sản xuất mì trong nước kia đã đến chơi với anh, sau nhiều câu chuyện dông dài thì họ nói  nói

    -        “ anh ký dùm bọn em 1 thỏa thuận mua bán hàng cho công ty Nga để bọn em đi hàng cho nhanh chứ không thì mất hết cơ hội . “ Thế là anh chồng cô bạn tôi đã ký thay đại diện cho công ty Nga. Bản thỏa thuận này sau này được gửi về Nga đóng dấu của công ty Nga .

    Phần cô bạn tôi: cô ấy cũng có một thỏa thuận đại diện với tư cách cá nhân ký riêng với công ty Nga chịu trách nhiệm về phần cô ấy đảm nhiệm thay cho công ty Nga là : sẽ cử người theo dõi hàng dùm cho công ty Nga tại VN ,  bởi vì hàng cô ấy mua ở VN đi cùng công với công ty Nga là những mặt hàng nặng cho nên người của cô ấy phải nhận những mặt hàng đó trước, xếp vào trong cùng công hàng sau đó mới lên mặt hàng nhẹ.( tránh bị gãy công khi vận chuyện qua nhiều ngày sang Nga ) Và không chịu trách nhiệm với những gì hai tư cách pháp nhân là công ty Nga và công ty VN giao dịch với nhau .

    Với một tình bạn nhiều năm và với những giao dịch đan xen của cả tình bạn cả trong sự kết hợp buôn bán càng ngày càng trở nên thân thiết bởi các bên cùng có lợi ấy trở nên bền vững .

    Vào tháng 6 hay tháng 7 của năm 1999 ( tôi không nhớ rõ) Người bạn giám đốc công TNHHSX mì ăn liền kia đã nói với cô bạn tôi “ tớ vần mua ít bột mì mà tiền thiếu quá, cậu cho tớ mượn giấy tờ 1 căn nhà của cậu để tới đem đi thế chấp với bạn làm ngân hàng vay vài trăm triệu đi .

    Cô bạn tôi đã hồn nhiên đưa giấy tờ căn nhà đó cho người bạn mượn ( tờ giấy mượn lúc đó vẫn chưa là sổ bìa trắng bìa đỏ gì cả mà chỉ là một tờ hợp đồng mua bán nhà đứng tên cô bạn với người bán nhà ) . Vì nghĩ cô ấy sẽ quay về Nga làm việc nên trong tờ giấy “ ủy quyền” cô ấy có viết “ tôi tên là Nguyễn … đồng ý ủy quyền căn nhà số 8.. đường … quận ..  cho ông … thay tôi được quyền cầm cố thế chấp căn nhà khi cần thiết .

    Tờ giấy ủy quyền này đã không hề có công chứng theo luật cũng như không có bạn bè nào làm chứng ký tên trên tờ giấy đó cả .

    Sau đó hơn tháng trong một lần cô ấy lên thăm mộ cha mình ( vì cha cô ấy vừa chết ) .Bạn cô ấy đã gọi điện và hỏi “ cậu đang ở đâu thế ? “ cô ấy trả lời đang ở trên nghĩa trang ( nghĩa trang này gần nhà máy sản xuất của công ty kia) người bạn đã mời cô bạn ghé vào chơi vì cả nhà cũng đã chuyển luôn xuống nơi sản xuất _ ( theo bạn đó nói thì họ đã thuê được mảnh đất ấy của sở nông nghiệp trước đây là trại gà những 50 năm nên cả nhà chuyển xuống cho tiện )

    Cô bạn tôi đã hồn nhiên mà ghé đến thăm họ . Và trong ngày định mệnh ấy, mọi chuyện đã xảy ra ngoài sức tưởng tượng của cô bạn tôi .

    Sauk hi cô bạn cùng người anh đi cùng và tắc xi chạy thẳng vào trong sân thì bảo vệ công ty TNHH kia đóng cổng lại . Người bạn cũng là giám đốc công ty TNHHSX kia mời bạn tôi yên vị và chìa ra một tờ giấy “ đối chiếu công nợ” trong tờ giấy này có nội dung ghi :

    1/ Bà … số CMND, số hộ chiếu …địa chỉ cư ngụ ….Nợ công TNHHSX 228 ngàn đô la mỹ tiền làm hàng xuất khẩu

    Cô bạn tôi không ký vì trên thực tế cô ấy cũng chẳng biết gì mà ký vào tờ giấy đó . nên cô ấy đã nói “ ông chơi gì kỳ vậy, sao không đối chiếu với bọn Nga mà tìm tôi ký . Tôi có mua hàng của ông đâu, tôi không ký . Người bạn bao năm chơi với nhau ấy đã đưa dao dọa đâm cô ấy và bắt ký. Người anh đi cùng cô ấy nói “ thôi em cứ ký đi, em còn hai con bên nhỏ bên Nga, chuyện sẽ không có gì đâu “  và cô ấy đã ký vào tờ giấy đối chiếu công nợ định mệnh ấy . Sau đó thì công ty kia cùng bộ mặt hý hửng của người bạn đã mở cổng công ty cho cô ấy về . Sau đó cô gọi điện cho người bạn để đòi lại tờ hợp đồng mua bán nhà đã cho bạn mượn. Bạn cô  trả lời “ tôi đánh mất rồi, mặc xác bà “. Cô bạn tôi bay đi Nga và có nói với tôi “ lòng người thật không ai ngờ nổi “

    Vào tháng 4 năm 2003 công ty TNHHSX của người bạn kia đã làm đơn “ khởi kiện – Đòi nợ” dân sự cô bạn tôi : dựa trên những giấy tờ sau :

    -       Tờ đối chiếu công nợ 228 ngàn đô la mỹ tiền làm hàng xuất khẩu

    -        Bản thỏa thuận mua bán hàng xuất khẩu ký với ông … ( chồng cô bạn tôi) là đại diện cho công ty Nga .

    -       Tờ ủy quyền 1 mình cô bạn ký cho mượn giấy tờ không có công chứng

    Vì cô bạn tôi ở Nga làm việc và nuôi hai con đi học nên cũng không hề hay biết gì về vụ việc kiện tụng của công ty TNHHSX mà người bạn mình là giám đốc đại diện  cho nên : Tòa án dân sự và thẩm phán Nguyễn Thị Vân ( người sẽ xét xử vụ kiện này ) đã tạm đình chỉ vụ án lại .

    Năm 2005 cô bạn tôi đưa hai con về nước thăm gia đình cũng không thấy ai nhắc đến vụ việc này .Theo cô ấy nói suốt nhiều thời gian cô không về nước vì con gái cô 15 tuổi nhưng lại đỗ được vào đại học ở Nga, lẽ đó cô ở lại vừa đi làm vừa trông con . 2005 con cô tốt nghiệp đại học với bằng đỏ nên cô mới đem con về .

    Năm 2006 vào dịp hè cô cũng về nước và đến cuối năm 2006 thì mẹ cô bạn tôi bị suy tim độ 3 tưởng bị chết nên cả nhà gọi cô về nước. Trong những ngày mẹ cô bệnh vì công việc,  cô bạn tôi làm là về  du lịch ở Nga , chủ của công ty cô ấy có một giao dịch về du lịch với bên Singapore đã gọi về cử cô bạn tôi đã bay sang Singapore làm việc hai ngày. Khi cô ấy quay về lại VN thì có thể Nguyên đơn nhìn thấy cô ấy ở sân bay nên đã gửi đơn ra tòa lần nữa để vụ án được bắt đầu lại . ( đấy là 1 bút lục có trong hồ sơ vụ án mà sau này cô bạn tôi mới biết )


    Cập nhật bởi lawyerhien vào lúc 29/08/2009 15:48:48
     
    36997 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HuongAnh vì bài viết hữu ích
    pecoidexuong (15/04/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #84284   21/02/2011

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào bạn,
    Cảm ơn bạn đã có theo dõi bài viết về vụ án này, tôi có ghé qua mục " Án kinh tế có yếu tố nước ngoài muốn xử sao thì xử" của bạn. Thú thực là tôi đọc và cũng không hiểu nhiều lắm vì chứng cứ của bạn đưa lên khá nhiều và tôio cũng không có mấy thời gian để theo hết. Vụ của bạn nói gì thì nói cũng là " được xử" ở Toà Kinh tế. Còn vụ của của cô bạn tôi thì thật éo le bởi vì gọi là " đòi nợ" dân sự nhưng không có " giấy xác nhận nợ" mà chỉ có " giấy đối chiếu công nợ " chứng cứ nguyên đơn đưa ra " đòi nợ" cá nhân cho là cô ấy nợ này lại không phải của cô ấy mà là của công ty nước ngoài .
    Trong các phiên Toà đã xử, Nguyên đơn chỉ xuất trình được các phiếu xuất kho nội bộ mang tên người nhận là Cty Gesey Nga chứ không phải mang tên người mua hay người nhận hàng là cô bạn tôi.  ( loại phiếu XK của Nguyên đơn trình Toà là dùng để di chuyển từ kho nọ sang kho kia). Nguyên đơn luôn cho rằng " hàng giao tại kho bên B người mua chở đi đâu họ không cần quan tâm. Tuy nhiên Tờ khai hàng hoá do chính họ trực tiếp xuất khẩu cho Cty Gesey Nga thì lại là FOB HCM. ( hàng giao tại cảng) và thực tế các tờ khai hàng hoá toàn bộ là bản photo copi .
    Không hề có một tờ Hoá đơn tài chính nào. ( hơn 2 trệu đô tiền hàng có trong vụ án này mà không hề có 1 tờ hoá đơn tài chính nào hỏi có ngộ không chứ
    Xin nhân vào Link sau đây:
    http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/www.phapluatvn.vn/Bao-gio-duoc-doan-tu-gia-dinh/5718914.epi)

    Tôi không biết phải nói thế nào với các bạn, từ từ tôi sẽ xin cô ấy hồ sơ và scan rồi đưa lên đây để các bạn tham khảo sau.
    Tiện đây, tôi xin gửi các bạn bài viết bên báo Pháp luật Việt Nam của phóng viên Trần Tố. (  bạn phóng viên này tuy đã đưa chủ đề " bao giờ được đoàn tụ " nhưng nội dung trong phiên Toà bạn ấy đã diễn giải gần hết nội dung của vụ án. )
    P/s :
    Cá nhân tôi  vẫn không hiểu nổi vụ án này lý do vì sao nó kéo dài thế, và vì sao một Toà án công minh khi nhận thụ lý đơn lại có thể nhận toàn bộ chứng cứ bằng photo và dựa trên những chứng cứ không có gốc này để mà xử án. Ngoài ra toàn bộ chứng cứ trong vụ dân sự này lại là các con số, các hợp đồng kinh tế và điều khoản hợp đồng kinh tế thì ghi rõ " tranh chấp ở Toà kinh tế" ,
     
    Báo quản trị |  
  • #87403   09/03/2011

    hoadainhan1
    hoadainhan1
    Top 150
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2011
    Tổng số bài viết (586)
    Số điểm: 3773
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 190 lần


    chào bạn Huonganh,
    tôi đọc qua sự việc bạn đề cập. tôi hướng dẫn cho người bạn của bạn như sau:
    hiện nay vụ án đang trong quá trình xét xử lại sơ thẩm. tôi có mấy vấn đề cần nói trong vụ án này như sau:
    - theo giấy xác nhận nợ mà phía công ty sx mì ăn liền trong nước (nguyên đơn) đưa cho bạn cuả bạn ký vào để xác nhận số công nợ là 228 ngàn USD tiền hàng xuất khẩu. đây là lý lẽ chính của nguyên đơn đưa ra. vậy để bác bỏ lý lẽ này, ta cần phải xác định lại với nguyên đơn một số vấn đề sau ngay tại phần xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa :
    01. số công nợ 228 ngàn USD này diễn ra làm mấy đợt, hay ra là diễn ra chỉ một đợt ?
    02. Là phải xác định lại hàng xuất khẩu là mặt hàng gì ghi trong giấy xác nhận nợ này ?
    03. ai là người đã đứng ra nhận xuất khẩu toàn bộ lô hàng này sang Nga ? việc xuất khẩu hàng diễn ra  mấy đợt ?
    04. việc nguyên đơn cho rằng bạn của bạn nhận đứng ra xuất khẩu toàn bộ lô hàng này qua Nga thì trước đó giữa Nguyên đơn với bạn của bạn có ký với nhau thỏa thuận mua bán nào không (đây là Hợp đồng mua bán như tôi đã đề cập ở mục 01 nêu trên) ?
    05 . và một điều quan trọng nhất : là làm sao chứng minh cho được việc bị ép ký vào bản đối chất xác nhận công nợ kia là có thật ! phải có nhiều nhân chứng, trực tiếp biết được toàn bộ diễn biến buổi làm việc mà bạn nói là định mệnh kia.
    nói chúng các vấn đề tôi đề cập ở trên đều tựu chung về một mối là cần phải xác minh lại số tiền 228 ngàn USD kia là có thật hay không, chứ chứng cứ bên Nguyên đơn đưa ra là hoàn toàn bất lợi cho bạn của bạn lắm đấy.
    ngoài ra, tôi nghĩ vẫn còn rất nhiều vấn đề khác cần phải mổ sẻ, phân tích thêm trong vụ án nữa. nhưng rất tiếc là hồ sơ tôi chưa được xem, nếu tôi được xem toàn bộ hồ sơ thì hay biết mấy. vụ án này phức tạp, tôi thích những vụ án phức tạp như vậy.
    mong rằng bạn của bạn sẽ thành công trong việc đi tìm công lý cho mình
    chào thân ái,
    Luật sư NGUYỄN HÒA thuộc Văn Phòng luật sư NGUYỄN HOÀ
    Địa chỉ: 168 Quốc lộ 1A, tt Đập Đá, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định
    điện thoại: 0903376602

    Luật sư Nguyễn Hòa, thuộc Văn phòng luật sư NGUYỄN HÒA. ĐT 0903376602

    Địa chỉ: 276 đường Lê Duẩn, Phường Đập Đá, Thị xã An Nhơn, T. Bình Định

    Điện thoại : 0903376602

    Email: luatsuhoa@yahoo.com.vn

    Luật sư sẽ sẵn sàng trực tiếp nhận hồ sơ vụ việc để trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

    Hân hạnh được phục vụ hài lòng quý khách.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoadainhan1 vì bài viết hữu ích
    HuongAnh (29/07/2011)
  • #88042   13/03/2011

    hoadainhan1
    hoadainhan1
    Top 150
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2011
    Tổng số bài viết (586)
    Số điểm: 3773
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 190 lần


    chào chị Huonganh,
    tôi vừa đọc qua sự việc bạn đề cập. và không biết là vụ việc bây giờ tiến triển tới đâu rồi. nhưng qua đây tôi cũng góp ý kiến thêm cho bạn để hướng dẫn cho người bạn của bạn như sau:
    có phải hiện nay vụ án đang trong quá trình xét xử lại sơ thẩm ?. Nếu vậy, tôi có mấy vấn đề cần tranh luận trong vụ án này như sau:
    - Theo giấy xác nhận nợ mà phía công ty sx mì ăn liền trong nước (nguyên đơn) đưa cho bạn cuả bạn ký vào để xác nhận số công nợ là 228 ngàn USD tiền hàng xuất khẩu. đây là lý lẽ chính của nguyên đơn đưa ra. vậy để bác bỏ lý lẽ này, ta cần phải xác định lại với nguyên đơn một số vấn đề sau ngay tại phần xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa :
    01. Số công nợ 228 ngàn USD này diễn ra làm mấy đợt, hay ra là diễn ra chỉ một đợt ?
    02. Là phải xác định lại hàng xuất khẩu là mặt hàng gì ghi trong giấy xác nhận nợ này ?
    03. ai là người đã đứng ra nhận xuất khẩu toàn bộ lô hàng này sang Nga ? việc xuất khẩu hàng diễn ra  mấy đợt ?
    04. việc nguyên đơn cho rằng bạn của bạn nhận đứng ra xuất khẩu toàn bộ lô hàng này qua Nga thì trước đó giữa Nguyên đơn với bạn của bạn có ký với nhau thỏa thuận mua bán nào không (đây là Hợp đồng mua bán như tôi đã đề cập ở mục 01 nêu trên) ?
    05 . và một điều quan trọng nhất : là làm sao chứng minh cho được việc bị ép ký vào bản đối chất xác nhận công nợ kia là có thật ! phải có nhiều nhân chứng, trực tiếp biết được toàn bộ diễn biến buổi làm việc mà bạn nói là định mệnh kia.
    nói chúng các vấn đề tôi đề cập ở trên đều tựu chung về một mối là cần phải xác minh lại số tiền 228 ngàn USD kia là có thật hay không, chứ chứng cứ bên Nguyên đơn đưa ra là hoàn toàn bất lợi cho bạn của bạn lắm đấy.
    ngoài ra, tôi nghĩ vẫn còn rất nhiều vấn đề khác cần phải mổ sẻ, phân tích thêm trong vụ án nữa. nhưng rất tiếc là hồ sơ tôi chưa được xem, nếu tôi được xem toàn bộ hồ sơ thì hay biết mấy. vụ án này phức tạp, tôi thích những vụ án phức tạp như vậy.
    mong rằng bạn của bạn sẽ thành công trong việc đi tìm công lý cho mình
    chào thân ái,
    nếu cần bạn liên lạc trực tiếp để được hướng dẫn chi tiết, đừng ngại !

    Luật sư Nguyễn Hòa, thuộc Văn phòng luật sư NGUYỄN HÒA. ĐT 0903376602

    Địa chỉ: 276 đường Lê Duẩn, Phường Đập Đá, Thị xã An Nhơn, T. Bình Định

    Điện thoại : 0903376602

    Email: luatsuhoa@yahoo.com.vn

    Luật sư sẽ sẵn sàng trực tiếp nhận hồ sơ vụ việc để trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

    Hân hạnh được phục vụ hài lòng quý khách.

     
    Báo quản trị |  
  • #88043   13/03/2011

    hoadainhan1
    hoadainhan1
    Top 150
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2011
    Tổng số bài viết (586)
    Số điểm: 3773
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 190 lần


    Chào huonganh,
    Sau khi tham khảo câu sau của bạn, tôi cần nói bổ sung thêm bài viết trên của tôi như sau: nếu như bạn trình bày thì việc bây giờ, phải buộc bên nguyên đơn đối chất và giải trình lại từng mục so với tổng số nợ 228 ngàn USD kia ! con số này từ đâu mà có ! còn việc Tòa án hiện đang thu thập các tài liệu bằng bản photo để đưa vào hồ sơ vụ án là vi phạm nghiêm trọng BLTTDS hiện nay.Do vậy, khi ra Tòa đây cũng là một trong những thuận lợi cho bạn của chị.
    ngoài ra, nếu có gì góp ý tôi sẽ góp ý cho.
    hẹn gặp lại, thân ái.

    Luật sư Nguyễn Hòa, thuộc Văn phòng luật sư NGUYỄN HÒA. ĐT 0903376602

    Địa chỉ: 276 đường Lê Duẩn, Phường Đập Đá, Thị xã An Nhơn, T. Bình Định

    Điện thoại : 0903376602

    Email: luatsuhoa@yahoo.com.vn

    Luật sư sẽ sẵn sàng trực tiếp nhận hồ sơ vụ việc để trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

    Hân hạnh được phục vụ hài lòng quý khách.

     
    Báo quản trị |  
  • #90348   24/03/2011

    kienanls
    kienanls
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2008
    Tổng số bài viết (687)
    Số điểm: 4065
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 203 lần


    Chào bạn.

    Câu chuyện bây giờ ra sao rồi ?

    Tại TP Hồ Chí Minh

    CÔNG TY LUẬT MINH MẪN

    02 Hoa Phượng - Phường 02 - Quận Phú Nhuận - Tp Hồ Chí Minh

    Tổng đài tư vấn: 1900585847 - DD: 0902078630

    Website: www.luatminhman.net Email: vanphong@luatminhman.net

    ------------------------------------------------------------------------------------

    Tại Bạc Liêu

    CÔNG TY LUẬT KAO KIẾN

    87 Bà Triệu - Phường 03 -TP Bạc Liêu - Tỉnh Bạc Liêu

    Website: www.luatkaokien.com.vn Email: luatkaokien@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #94277   11/04/2011

    hoadainhan1
    hoadainhan1
    Top 150
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2011
    Tổng số bài viết (586)
    Số điểm: 3773
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 190 lần


        Chào chị HuongAnh,
        Như vậy cuối cùng công lý cũng thuộc về phía chị bạn của chị. Tôi chúc mừng !
        Việc bây giờ là làm đơn khiếu nại cái quyết định áp dụng khẩn cấp của bà Thẩm phán Vân để yêu cầu bà này phải chịu trách nhiệm trong việc ngăn cản không cho chị xuất cảnh, gây thiệt hại cho bạn của chị hoặc chí ít ra yêu cầu xem xét trách nhiệm của bà Vân trong chuyện này.
        Theo tôi nghĩ, tranh chấp này không phải là đòi nợ như Tòa án đã xác định. Đây là tranh chấp "Hợp đồng dân sự mua bán" việc Tòa án xác định tranh chấp đòi nợ là sai !
        Thân ái.

    Luật sư Nguyễn Hòa, thuộc Văn phòng luật sư NGUYỄN HÒA. ĐT 0903376602

    Địa chỉ: 276 đường Lê Duẩn, Phường Đập Đá, Thị xã An Nhơn, T. Bình Định

    Điện thoại : 0903376602

    Email: luatsuhoa@yahoo.com.vn

    Luật sư sẽ sẵn sàng trực tiếp nhận hồ sơ vụ việc để trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

    Hân hạnh được phục vụ hài lòng quý khách.

     
    Báo quản trị |  
  • #118994   21/07/2011

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    @ Bạn Kienanls : Cảm ơn bạn quan tâm theo dõi . Câu chuyện này vẫn đang tiếp diễn. Toà Phúc thẩm tối cáo chưa mở phiên. Tôi thấy có giấy báo cho bạn tôi gửi về nhà tôi 2-3 lần rồi. Nhưng nghe cô bạn nói là Ls bên Nguyên đơn xin hoãn lại . Tháng tới mới mở phiên Phúc thẩm . Cô bạn có nói là : Ls Nguyên đơn gồm : Ts Ls : Phan Trung Hoài và họ mới đăng ký thêm Ls Nguyễn Đăng Trừng . Hiện tại Nguyên đơn vẫn chưa nộp phản biện kháng cáo chi tiết .

    @ Bạn Hoadainhan 1: Cảm ơn theo dõi và có nhã ý giúp đỡ . Về những ý kiến của bạn tôi có gửi link này cho cô ấy đọc . Cô bạn tôi nói là Đơn khiếu nạn Biện pháp áp dụng khẩn cấp tạm thời cô bạn tôi nói là đã gửi nhiều lần nhưng cũng chỉ là “ dầy” hồ sơ Toà lên thôi chứ chẳng ai đọc cả. Bà Thẩm phán Vân đã về hưu lâu rồi khiếu nạn gì nữa. Hơn ấy cô ấy “ cá nhân cô ấy  hỷ xả cho bà ấy “ còn cá nhân tôi thì cho rằng ( tất cả những người dính đến Nguyên đơn đều không có kết quả tốt trong đời sống gia đình họ. Tôi không “ trù rủa ai cả” nhưng tôi thấy vậy . Từ từ thì họ cũng dính cái gọi là ‘ qủa báo” khi nắm nhiều luật thế mà vẫn làm thầy cãi thay vì khi thân chủ tìm đến thì họ khuyên nhủ )

    + Trở lại vụ án như bạn nói : Tôi không biết Toà Phúc thẩm sắp tới sẽ tuyên án bạn tôi như thế nào là những “ chứng cứ chứng minh của Nguyên đơn là tài liệu  photocopy mà đơn vị Kiểm toán của Sở tài chính từ chối không kiểm toán, đồng thời tờ giấy “Đối chiếu công nợ” trong đó Nguyên đơn gài chữ và dùng vũ khí cũng hăm dọa  Bị đơn là cô bạn tôi tôi ký xác nhận khoản nợ : 228.908,69 USD ghi bằng số và chữ “đô la Mỹ” đó ( theo điều 22 của luật ngoại hối năm 1988 ??? hay là ngay  bây giờ cũng không đúng luật . Không biết có luật nào cho phép bán hàng , ký kết hợp đồng và thu tiền mặt bán hàng đó bằng tiền đô la Mỹ không thông qua Uỷ thác hay không thông qua ngân hàng hay không? Thứ nữa là nói là “ Nợ tiền hàng xuất hàng xuất khẩu “ nhưng không hề có bất cứ một tờ Hoá đơn tài chính bán hàng nào cho cá nhân là cô bạn tôi cũng như cho đơn vị uỷ thác ( tài liệu Nguyên đơn đưa ra năm 1996 hay 1997 ) .  Một điều lạ lung nữa đó là ( Nguyên đơn khai rằng : vì phải di chuyển nhà xưởng thể thi hành bản án Hình sự Phúc thẩm tối cao số 301PTHS tối cao  ngày 11./03/2005 . Một tờ giấy bỏ đi Nguyên đơn cũng giữ nhưng quan trọng nhất Hoá đơn tài chính xác định bán cả triệu đô tiền mì thì lại không có và Nguyên đơn nói là “đã giao cho Uỷ thác “ như vậy họ đã giao cả 03 liên cho Uỷ thác chăng ? điều này ( tôi xin lỗi cho tôi dung chgữ hơi nặng nề )  chỉ có ai thiểu năng trí tuệ mới tin vậy .

    Và như vậy phiên xử tới Phúc thẩm tối cao sẽ tuyên thế nào ?  sẽ là    : Y án Sơ thẩm hay là Huỷ án trả về làm lại với  chứng cứ đến 2000 bút lục  là “ mớ giấy lộn” không hề có tính pháp lý vậy vụ án này sẽ kéo thêm bao nhiêu nữa nhỉ ???  Nguyên đơn là Cty TNHH Sản xuất Hoàng Lê sẽ vin vào vụ này khỏi trả nợ cũng khỏi thi hành án trong những vụ đoì nợ thực sự mà họ là bị đơn.

     Hơn nữa trong phiên Toà này Bị đơn là cô bạn tôi  sẽ hân hạnh diện kiến  đối diện với 02  luật sư danh tiếng lẫy lừng nhiều chức danh và giỏi giang là Ts Luật Phan Trung Hoài và Ls Nguyễn Đăng Trừng Đại biểu Quốc hội khoá XII và cũng là Chủ nhiệm Đoàn  Ls TPHCM  của Nguyên đơn  thế .

    Điểm lại các vụ án “ lớn” ra xét xử … gần đây hay trong quá khứ cũng chẳng mấy khi có đến hai Ls danh tiếng như trong vụ án này của cô bạn tôi. Một vụ án liên quan đến nước ngoài mà cô bạn tôi là đại diện . Chứng cứ chứng minh cho cái gọi là “ có nợ” hay gọi là “ tranh chấp” thì thuộc về Cty nước ngoài và toàn bộ không có Hoá đơn tài chính, và Hợp đồng, phiếu xuất kho là những bản photocopy và nếu có cái gọi là “ gốc” của phiếu xuất kho thì cũng không có đại diện nào ký nhận. Chưa nói đến việc Cty TNHHSX Hoàng Lê cho rằng Cty Gesey – Nga là “ MA”  nhưng trong 02 năm 1998-1999 thì họ không thông qua đơn vị XK uỷ thác mà là trực tiếp xuất khẩu mì ăn liền cho “ MA”  . Nói như Hoadainhan 1 nói là cần đối chiếu, nhưng đối chiếu không có mà thuê Kiểm toán đối chiếu thì không ai làm kiểm toán với giấy tờ không hợp pháp. Vậy phải làm sao????

    Có lẽ bạn Ls nào ở đây dù bận rộn nhưng cũng có thể nhín chút thời gian của các bạn thì nên đến phiên Toà xử vụ án này để nghe , thiển nghĩ nghề Luật sư và những Ls có tâm hay nhẫn tâm thì ở phiên xử này các bạn cũng sẽ có nhiều điều để suy ngẫm và học hỏi.

    Cảm ơn các bạn quan tâm và theo dõi.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #119088   21/07/2011

    vplsquangle
    vplsquangle

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào bạn Hương Anh, 

    Vụ án của bạn đưa ra rất nhiều điều lý thú - hy vọng bạn sẽ thông báo ngày giờ phiên phúc thẩm để mình có thể tham dự với tư cách khán giả nhé;

    Chúc cho bạn của Hương Anh dành được công lý về mình;

    Thân ái, 

    hiep_baocong

    Văn phòng Luật sư Quang Lê

    266/6 CMT8 P10, Q3, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vplsquangle vì bài viết hữu ích
    HuongAnh (29/07/2011)
  • #120723   29/07/2011

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    @ chào bạn, tôi sẽ đưa thông báo sau, vì không biết có còn thay đổi nữa không. Lịch xử theo tôi thấy trong giấy triệu tập gửi cho cô ấy về nhà tôi là khoảng sau đầu tuần lễ đầu tháng 8/2011

    Sau đây là thông tin vụ án Phúc thẩm để các bạn tiện theo dõi . Tôi sẽ đưa từng phần, phần Nguyên đơn, phần Bị đơn và phần sự thật của chứng cứ chứng minh mà Nguyên đơn nộp .
    Lần nữa, thay mặt Bị đơn là bạn tôi. Tôi cảm ơn sự quan tâm theo dõi của các bạn với vụ án này và toàn bộ sự thật của nó

    Thông tin t cô bạn tôi cho biết : Nguyên đơn đã nộp giải trình lên Phúc thẩm tối cao

    -       Giải trình bổ sung đơn khởi kiện ngày 2/4/2003 . Bản giải trình này ghi ngày 14/5/2011. Cô ấy cho biết (từ bây giờ cho đến ngày xét xử Phúc thẩm Nguyên đơn còn nộp tiếp theo nữa hay không thì không biết ) kèm theo giải trình này khoảng hơn 500 tờ hồ sơ nữa đính kèm .  ( Sơ thẩm nộp lên Phúc thẩm là hơn 2000 bút lục)

    -       Sơ đọc giải trình cô ấy cho biết :

    Nội dung giải trình của Nguyên đơn ở Phúc Thẩm là  :

    1/ trình bày lại diễn tiến của sự việc có từ  tháng 4 năm 1996 và con số 228.908,69 USD ghi trong giấy đối chiếu công nợ ngày 6/8/1999 được Nguyên đơn cho là có nguồn gốc xuất phát từ năm 1996 bởi những Hợp đồng mua bán sau :

    a)    01 Hợp đồng mua bán mì ăn liền ngày 8/4/1996 do Bị đơn ký  mua 01 Container  mì làm hàng mẫu đơn giá 0.064USD/gói . Tổng thành tiền 10.240 USD . Kèm Hợp đồng này là  Hợp đồng Uỷ thác xuất khẩu ngày 9/4/1996 và Tờ khai hang hoá của hải quan đã thong quan ngày 10/4/1996 tổng trị giá tiền mì ghi trong Hợp đồng Uỷ thác và Tờ khai đều ghi 10.240 USD . (Điều 5 của Hợp đồng mua bán mì ngày 8/4/1996 có ghi : nếu có phát sinh tranh chấp kiện ở Toà án Kinh tế )

    b)    02 Hợp đồng mua bán mì ăn liền do Nguyên đơn – Cty TNHH Sản xuất Hoàng Lê  ký với một pháp nhân trong nước . ( Mỗi hợp đồng 03 Container) trị giá 03 Hợp đồng mua bán mì với một pháp nhân này là 67.392 USD . Kèm theo 02 Hợp đồng mua bán với Pháp nhân này là : Hợp đồng uỷ thác trị giá 102.000 USD .

    (ở phần trình bày này Nguyên đơn khai rằng : Bà H ( Bị đơn) yêu cầu Nguyên đơn bán hàng cho bà ấy thông qua 02 Hợp đồng mua bán mì ký với pháp nhân này)

    c)    Những giải trình khác về những chứng cứ có trong hờ sơ vụ án như : Hợp đồng ngoại thương , hợp đồng uỷ thác, hợp đồng ngoại 3 bên ký với nhau ( Cty bán mì – Nguyên đơn, đơn vị nhận Uỷ thác , Cty Gesey ký bởi đại diện khác (đại diện này không phải Bị đơn )

    ( Nguyên đơn cho rằng tất cả những Hợp đồng trên do Bị đơn “ chỉ đạo” ký )

    d)    03 Giấy uỷ quyền của Bị đơn ký cho 03 người ở Việt Nam có trách nhiệm thay mặt Bị đơn kiểm tra chất lượng, số lượng ( giấy này không có dấu mộc Cty Gesey )

    ( theo Nguyên đơn trình bày : trong 03 người này có 01 người ký đối chiếu công nợ với Nguyên đơn theo “ chỉ đạo “ của Bị đơn. )

    e)    Cty Gesey là Cty “ MA” . Nguyên đơn không biết công ty này. Nguyên đơn chỉ biết hang giao tại kho . Bị đơn chở đi đâu Nguyên đơn không cần biết

    f)     Ls Phan Trung Hoài ( bảo vệ quyền lợi cho Nguyên đơn) chứng minh rằng từ ngày 08/04/1996 đến ngày 20/5/1997 Bị đơn đã nhận đủ 177 Container mì . Lý do Ls Phan Trung Hoài đưa ra là “ sở dĩ không có các Hợp đồng mua bán chứng minh là do “ căn cứ vào pháp luật Việt Nam tại thời điểm 1996-1997 Nguyên đơn đã bán mì qua điện thoại cho Bị đơn từ Nga về “ và trong một bức thư fax (Bị đơn dùng chữ “ tôi” đã có viết câu “ông còn nhớ không? Tính đến hôm nay sau 1 năm chúng ta đã đi ~ 177 Container “ Theo quan điểm Ls Hoài và Nguyên đơn thì : cách viết thân mật thế thì chứng minh là cá nhân Bị đơn là người mua hàng chứ không phải Cty Gesey .  

    g)    Nguyên đơn giải trình là : Từ ngày 10/4/1996 đến hết tháng 2/1997 Bị đơn nhận tại kho Cty Hoàng Lê là 19.635.850 gói mì trị giá 1.256.694,4 USD . Và không có bất cứ khiếu nại gì .  Bị đơn đã nộp tiền mặt tại thủ quỹ Cty Hoàng Lê là : 833.659,42 USD  ( không thấy có đính kèm phiếu thu tiền mặt khoản tiền này) . Và chồng bà H đã trả qua tài khoản Vietcombank là 180.000 USD ( kèm theo phiếu báo có .)

    h)    Ngày 20/5/1997 ông N ( chồng bà H ) ký bản “ Thoả thuận mua bán hàng xuất khẩu “

    Nội dung có ghi : bên  A Cty Hoàng Lê … bên B bà H đai diện Cty Gesey - bản thoả thuận một số Nguyên tắc này ghi ngày 2/3/1997 và Cty Hoàng Lê gửi sang Nga 08 bản . Căn cứ vào thoả thuận mua bán hàng XK này mà Cty Hoàng Lê bán mì cho cá nhân ông bà Bị đơn .

    (theo tôi được mục kích nội dung Thoả thuận gồm mấy ý chính sau :

    1/ điều 01 giá bán 1 gói mì 0.0635/gói . Mỗi tuần đi 4 đến 6 Container mì .( trong đó có 02 Cont hang kèm khác)

    2/ điều 6 của bản thoả thuận này có ghi : Thoả thuận này được ký làm cơ sở cho các Hợp đồng mua bán riêng và các thoả thuận riêng )

    i)      Ngày 15/6/1999 bà H uỷ quyền cho bà ĐKT là người thay mặt kiểm tra số lượng, chất lượng mì . uỷ quyền này có đóng dấu Cty Gesey

    j)      Ngày 24/7/1999 bà H thế chấp căn nhà trên đường cộng hoà cho Cty Hoàng Lê để trừ vào khoản nợ ???

    a)    Ngày 3/8/1999 giao dịch vẫn bình thường, bà T đại diện theo uỷ quyền ngày 15/6/1999 vẫn lên Cty Hoàng Lê nộp tiền

    b)    Ngày 6/8/1999 bà H ký “đối chiếu công nợ” với nội dung “ hai bên cùng đối chiếu xác nhận bà H còn nợ 228.908,69 USD tiền hàng xuất khẩu . Tiền này sẽ được trả bằng tiền mặt  không thông qua người đại diện . Kể từ nay, giấy quyền ngày 15/6/1999 cho bà ĐKT không có giá trị pháp lý

    c)    Ngày 22/9/2000 Cty Hoàng lê đại diện ông NAT làm đơn tố cáo vợ chồng bà H vay nợ không trả đến CA quận 3. Và CA Q3 đã thụ lý đơn của Cty Hoàng Lê mở hồ sơ giải quyết vụ án ??? Bà H ở Nga nên CA quận 3 mời ông N lên và ngày 23/5/2001 CA mời ông Nam lên nữa,  với uy lực của CA . ngay tại chỗ ông N phải viết cam kết trả nợ thay cho bà H  . Nội dung “ nếu bà H có nợ, với trách nhiệm là chồng tôi đồng ý sẽ bán nhà giá 150 lượng 9999 để trả . Ngày 20/7/2001 với áp lực của CA Q3 ngay lúc đó ông N buộc phải viết “ thoả thuận” đồng ý uỷ quyền cho luật sư Nguyễn Thị C … toàn quyền quyết định theo hợp đồng uỷ quyền ký tại công chứng số 3

    ( thực tế Hợp đồng này không có )

    d)    Ngày 2/4/2003 Cty Hoàng Lê khởi kiện bà H ông N ra Toà án TPHCM . Nội dung khởi kiện “đòi nợ 228.908,69 USD tiền hàng xuất khẩu cộng lãi xuất  . Giải trình khoản nợ này Nguyên đơn viết “ thời gian đầu vợ chồng họ chi trả song phẳng, thời gian sau họ xử dụng tiền để mua căn nhà trên đường Cộng hoà. Ngày 6/8/1999 bà H cam kết nợ tiền và đưa toàn bộ giấy tờ nhà ra thế chấp …

    e)    Ngày 7/4/2003 Toà án cấp Sơ thẩm TPHCM thụ lý vụ án đòi nợ 228.908,69 USD ( tương đương 3 tỷ … ĐVN ) với hồ sơ kèm là “ có xác nhận nợ” và địa chỉ Bị đơn được ghi là : xã … huyện cần giờ … sau đó vụ án đình chỉ vì thực tế Bị đơn ở Nga còn chồng Bị đơn ở VN ( vì sao thư mời của Toà án mãi mới đến tay ông N thì không ai biết trong khi ông ấy thường trú và ở căn nhà to lù lù với Bố mẹ ngay đường Võ Văn Tần )

    f)     Sơ thẩm 1 Nguyên đơn nộp toàn bộ hồ sơ nêu trên và làm đơn đề nghị Toà án cấm xuất cảnh vợ chồng Bị đơn . Năm 2007 mở lại hồ sơ vì nhìn thấy bà H từ Singapor về

     

    ( còn tiếp )
     
    Báo quản trị |  
  • #121224   01/08/2011

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Trong suốt thời gian từ năm 2000 đến 2005 cô bạn Bị đơn của tôi không về nước. Cô làm đủ việc để nuôi hai con ăn học. 1 con gái 14 tuổi đang dở dang lớp học hệ 1 năm dành cho cấp 3 , con bé phải thi tốt nghiệp tring học phổ thong ở tuổi 15 và con trai mới 6 tuổi bắt đầu đi học.  Năm 2005 con gái Bị đơn tròn 19 tuổi và tốt nghiệp đại học và nhận bằng đỏ hạng ưu tại Nga.  Bị đơn lúc ấy mới “ cho mình” quyền được về Vn liên tục để chăm xóc Mẹ già nằm suốt trong viện . Chứ không phải “ trốn nợ “ như trong các đơn “đòi tiền vay nợ” mà Nguyên đơn gửi đi khắp nơi vu khống .   ( ngay cả những điều không có và Nguyên đơn lợi dụng Bị đơn không có mặt ở Việt Nam để gán ghép cho là cô ấy vay nợ và trốn đi . Lợi dụng mối quen biết bên anh vợ có ngưòi làm công an và một số “ con sâu” của nghành công an để hình sự hoá một việc không có thật. ) Lợi dụng được cả Toà án TPHCM đưa Bị đơn ra xét xử với địa chỉ thuộc một xã ở Huyện Cần Giờ. Trong khi nhà Bị đơn ở ngay đường Võ Văn Tần Nguyên đơn đến nhiều lần và rất hâm mộ.

    Như tôi đã trình bày bấy lâu nay , Phiên xét xử Sơ thẩm tôi có đi dự :

    Sơ thẩm 1 Nguyên đơn không cần Luật sư, không cần người đại diện uỷ quyền ung dung ra Toà và thao tao tại Toà .

    Còn Bị đơn : Ls Bị đơn là ông Nguyễn Hữu Phan đoàn LS Hà Nội . Đại diện uỷ quyền của ông N (đồng bị đơn) là Ls Cù Lê Huy đoàn LS TPHCM … tại phiên xét xử này các Ls và đại diện có nói gì Chủ tọa là bà Thâm phán Vân cũng không ghi nhận. Thậm chí sau này đọc biên bản phiên Toà mới thấy thư ký Phan Thái Bình ghi sai sự thật trình bày của Luật sư , của LS đại diện và của Bị đơn .

    Và sau đó thì Toà án xét thấy với những chứng cứ trình bày của Nguyên đơn ( như tôi đã viết lại thời gian qua) là hợp lý tuyên án … Nguyên đơn thắng kiện > Toà tuyên nguyên văn : “buộc Bị đơn phải trả Nguyên đơn 228.908,69 USD + lãi xuất là 166.674.USD thanh toán bằng tiền mặt theo tỷ giá mua vào lúc trả tiền “ . Không biết Thẩm phán Vân đại diện nhân danh luật pháp trong vụ án này, không cho các bên đối chiếu số liệu cụ thể, không cho Ls và Bị đơn sao chép hồ sơ và không biết bà Vân đã căn cứ vào cái gì để tính lãi xuất cao hơn cả “ xả hội đen” . ???

    Với “đống giấy không có một chút chứng từ hợp pháp nào “ sau đó bà tuyên án . Cũng như khi bà Vân ra quyết định “áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh bị đơn” bà Vân căn cứ vào yêu cầu của Nguyên đơn mà không cần buộc phải theo bất cứ một điều luật nào của Bộ luật tố tụng dân sự khi yêu cầu không cho người khác xuất cảnh, bà Thẩm phá  chỉ dựa vào tờ giấy Uỷ quyền không có giá trị pháp lý, kèm theo Hợp đồng mua bán nhà (là các giấy tờ biên lai thuế, giấy phép xây dựng tên người đã bán căn nhà đó cho bà H) với bộ hồ sơ không có  giá trị được luật pháp công nhận này,  bà Vân đính kèm theo đơn thủ tục yêu cầu cấm xuất cảnh công dân và tự cho rằng “ công dân bà cấm xuất cảnh đó có thế chấp khoản nợ kèm theo giấy tờ như sau … “ ( thật tội cho công dân nào nhận được quyết định án của bà. Là người nắm cân công lý,  không biết bấy lâu nay bà có thấy hạnh phúc vì sự kém cỏi của mình mà vẫn được ngồi ghế Thẩm phán để phán và quyết không nhỉ ) .

    + Trong xét xử có 01 chứng cứ do bà H nộp lên tại Toà đó là : khi Thẩm phán hỏi “ bà có giao dịch mua bán với Cty Hoàng Lê từ năm 1997 không? khoản nợ Nguyên đơn đòi bà là xuất phát từ thoả thuận mua bán hang XK ngày 2/3/1997 phải không “ bà H trả lời : Thưa chủ Tọa tôi không giao dịch với Nguyên đơn ở thoả thuận ghi ngày 2/3/1997. Thoả thuận này tôi không ký dù là ghi tên tôi . Tôi không có nợ TIỀN HÀNG xk CỦA Nguyên đơn. Tôi có từng ký 01 bản hợp đồng mua bán mì ăn liền năm 1996 . Tôi trình Toà bản hợp đồng này , trong đó ghi là tôi mua 01 Container hang . Và không có tranh chấp nợ nần gì cả .

    ( Nhưng không hiểu vì sao những gì bà H trình bày lại không có trong biên bản Sơ thẩm này, đồng thời cái bản Hợp đồng do bà H nộp ấy sau này lại thuộc về “ chứng cứ của Nguyên đơn trình Toà chứ không phải là Bị đơn  và “nó “trong quá trình “đi lên đi xuống” đã không còn là 01 bản mà là 02 bản trong đó 01 bản là gốc ) ??? được biến tấu theo lời khai của Nguyên đơn sau này là  từ “ Hợp đồng mua 01 Container mì “ này mà có cả hơn 1 triệu đô la Mỹ tiền bán mì xuất hiện ???

    + Chứng cứ Ls Phan (đoàn HN ) đưa ra chứng minh “ Cty Hoàng Lê – Nguyên đơn số nợ này thuộc về Cty Gesey – Nga  thì … sau này cũng thuộc về chứng cứ của Nguyên đơn .

    + Trong hồ sơ có 01 tờ giấy “ xác nhận nợ”  ngày 16/9/2000 bà H ký với nội dung viết tay  “ Tôi làm giấy này để xác nhận rằng từ nay đến hết năm 2000 tôi sẽ trả cho chị Phương 500 USD vào mỗi cuối tháng để trừ vào khoản nợ đã xác nhận với chị Phương - trả vào ngày 30 trả mỗi tháng bắt đầu từ tháng 9/2000.

    Giấy thì ghi rành rẽ rõ nghĩa thế ( nếu có nợ, bà H đã nợ cá nhân bà P 2000 USD chứ không phải 228.908,69 USD như bà Thẩm phán đọc xong thì phán theo ý Nguyên đơn cho rằng “ tờ giấy này là xác nhận khoản nợ 228.908,69 USD nhưng vì trả mỗi tháng 500 USD nên Cty Hoàng Lê mới không đồng ý . ( Giả xử : là nếu đúng bà H nợ 228.908,69 USD thì liệu là bà Phương có ghi trong giấy này là “ từ nay đến hết năm 2000 trả hết mỗi tháng 500 vào mỗi cuối tháng và bắt đầu từ tháng 9”  rồi đưa cho bà H ký không? Vì tờ giấy này thì không phải chữ viết bà H )

    + Ngày 15/6/1999 bà H đang thụ tang Cha, bà H (đại diện chính thức theo Hợp đồng đại diện của Gesey ) nghĩ rằng mình đang tang gia “ vận áo sám” không nên giao dịch mua bán với bất cứ ai cả  nên sau khi xin ý kiến của Cty Gesey, được sự đồng ý bà đã uỷ quyền cho bà T thay mặt bà H kiểm tra hàng và nhận hàng, thay bà H đóng tiền mua hàng của Cty Gesey với Cty Hoàng Lê . ( giấy này có đóng dấu Cty Gesey )

    + Ngày 24/7/1999; Ông Tuấn đến nhà tôi chơi, ông ta than vãn thiếu khoảng 300 triệu đồng VN  để mua bột mì làm hàng cho Gesey . Khi đó bà H còn đang đội tang Cha cũng ngồi đó ông Tuấn có hỏi  mượn tiền mặt. Bà H nói không có giữ nhiều tiền mặt thế trong ngưồi. Ông Tuấn đã bảo “ làm sao bây giờ nhỉ, mình có người than làm trong ngân hang, nhưng mình phải có gì đó thế chấp mới mượn được” bà H mới nói “ có bản hợp đồng nhà mới xong này, chưa thấy cần tiền mua các mặt hang khác lắm, vậy cho Tuấn mượn tờ Hợp đồng nhà mang đi mà thế chấp , quen thế mượn 300 triệu thì dễ vì nhà mình thời điểm này cũng mấy tỷ rồi . ông Tuấn nói “ thế tốt quá, nhưng bà phải làm giấy uỷ quyền cho mình được toàn quyền đấy nhé “ bà H nói “được mà, nhà của mình mà mình cho bạn mượn OK thôi , có cả giấy ông xã vưà xác nhận bên Nga cho mình toàn quyền làm gì thì mà, ai chả có lúc khó khăn “ . Lẽ đó mà mới có tờ giấy “ Uỷ quyền” cho phép cá nhân ông Tuấn giữ bản hợp đồng nhà K85 khu K300

    ( Ngoài Iề : )  nói câu chuyện thì phải nói cho rõ, tôi sẽ kể những gì tôi biết và mục kích đó là :   lúc đó bà H có 1 căn bên cạnh, căn K85 bà H mua để đập ra lấy mặt tiền 8m dài 22m với mục đích rảnh thì sẽ xây biệt thự lấy chỗ đi về với các con, và căn K86 1 trệt 03 lầu thì bà H chỉ làm mỗi bàn thờ trên tầng 3 và hồi Cha bà bệnh thì ông cụ có ở đó còn lại ngôi nhà này vẫn bỏ trống không ai ở)  Chứ không phải như ông Tuấn trình bày trong đơn mua hàng không trả tiền để mua căn nhà này. Về giá trị tài sản nếu cho rằng “bà H nếu có nợ “ thì bà ấy cũng đang dư tài sản để trả nợ . Bởi trị giá 02 căn nhà kề nhau của bà H trị giá hơn 5 tỷ đồng VN lúc ấy, thì với khoản tiền được Cty Hoàng Lê cho là “ Nợ” này lúc đó ( nếu xuất hiện như ông Tuấn luôn cho rằng nợ 228.908,69 USD ngày 6/8/1999 ) trị giá khoảng hơn 2 tỷ đồng Vn ( với giá usd năm 1999 là 11.5) thử hỏi rằng việc bà H nợ và trả nợ khó khăn gì trong tầm tay bà ấy ? thay vì đưa cho ông Tuấn mượn giấy tờ ghi đúng trị giá trước bạ khi bà H sang tên mình là 300 triệu . Bà H có nợ thì đã bán luôn căn nhà cũng dư tiền trả ông Tuấn hoặc trong giấy gọui là “ thế chấp” như ông Tuấn khai trước Toà đó bà Hường sao không ghi giá trị thực theo thời điểm mua bán nhà lúc đó mà cấn trừ có phải lợi cho bà ấy không ? chứ cần gì thương bạn mà cho mượn cho mất thời gian và để cho 13 ngày sau bị ông ta dí cho cái tờ “ giấy đối chiếu công nợ 228.908,69 USD “ một khoản tiền nếu tính theo tiền đồng lúc đó có khoảng 2 tỷ 6 triệu.  

    + Và tôi cũng nói như tất cả đều nói “ nếu con H có nợ thật thằng T thật thì với tờ tờ Uỷ quyền mới toanh, với hợp đồng đang giữ khó khăn gì nó không cấn trừ  hay là ghi luôn vào là “ giấy đối chiếu công nợ “ ngày 6/8/1999  với nội dung  “ bà H xác nhận nợ 228.908,69 USD tiền hàng xuất khẩu, kèm theo là bà H đã uỷ quyền và thế chấp căn nhà K85 cho chúng tôi giá trị thực là 300 triệu đồng Việt Nam, chúng tôi và bà H sẽ tham khảo giá nhà theo thời điểm bán ra để triừ nợ khoản tiền Bà đã xác nhận ở trên .”  Như vậy có phải rõ ràng là có nợ không ? bởi ông Tuấn đang giữ chứng cứ của bà H mà, viết sao lúc đó không được ???? cần gì phải “ Giấy đối chiếu công nợ “ và ép người làm gì ?

    Thực tế : Không có khoản tiền 228.908,69 USD của cá nhân bà H và cũng không có ai nợ ông Tuấn hay Cty Hoàng Lê lúc ấy cả. Cty Hoàng Lê thưà biết giao dịch bấy lâu nay là giữa họ và Cty Gesey Nga là hai pháp nhân với nhau chứ không phải là cá nhân bà H .

    ( Ngoài lề) : Trong cuộc sống, với bất cứ ai cũng vậy . Một khoản tiền được cho là “ nợ” như trong khoản tiền của vụ án này, theo khởi kiện thì xuất phát từ giao dịch mua bán hàng xuất khẩu mà thành. Nhưng, không một bản Hợp đồng mua bán, không một tờ Hoá đơn tài chính, không một Hợp đồng ngoại thương nào thế hiện cá nhân và pháp nhân này giao dịch với nhau và để chứng minh 1 số liệu được cho là thật , Nguyên đơn dưới sự giúp đỡ tham mưu của các Luật sư danh tiếng ( như một lần cô bạn tôi nói “ nếu em là người được ông Hoài bảo vệ thì nó chỉ có nước đi bốc đất “ và tôi đưa lên đây , Ls cô ấy đọc thì trách cô là “ chị thần tượng hoá Ls Phan Trung Hoài quá “ Cô ấy chỉ cười, đích thực cô ấy phục tài hung biện của  Ls Phan Trung Hoài . Bởi vì chẳng cần chứng từ, chẳng cần cái gọi là Hợp đồng mua bán giữa hai bên chẳng cần Hoá đơn tài chính , chỉ vin vào mấy tờ thư cô bạn tào lao nói vống lên cùng một tình bạn thân thiết mà nhiều khi vợ Nguyên đơn phát ghen vì cô bạn xinh đẹp này thì Ls Hoài cũng đã “ buộc” tội cô bạn tôi được rồi. Thử hỏi nếu với tài liệu Nguyên đơn nộp cô bạn tôi cộng trừ lại chứng minh ngược lại ( vâng, cô ấy không có bất cứ một tài liệu nào ) đổi ngược lại , Ls Hoài là Ls bảo vệ cô ấy ông sẽ phản biện thế nào nhỉ ???? khi mà Nguyên đơn thân chủ của ông lúc này khi thì cho rằng : hôm nay nó từ thoả thuận không có cơ sở giá trị pháp lý bởi ràng buộc điều 6 của thoả thuận, ngày mai nó là khoản “ vay tiền hoá giá nhà” mà không có chứng từ xác nhận là “ xin vay 200.000 USD “ ngày mốt nó từ “ một cuộc điện thoại  nhờ tôi đi vay của ông này bà kia “ mà ông bà kia là ai thì Bị đơn hoàn toàn mù tịt. và Nguyên đơn chứng minh bằng ( phụ lục số … ) lại là bản Hợp đồng vay tiền do Nguyên đơn ký với ông bà Dương Hồng Vân nào đó trước công chứng.

     

    Chỉ có một sự thật bất di bất dịch mà không ai phủ nhận được mà sau Phúc thẩm tối cao mọi người mới vỡ lẽ đó ra là : Ông Tuấn hay Cty Hoàng Lê mới chính là “ Con nợ” của những người khác .

    1/ Bản án  số 301 /PTTC ngày 11/3/2005 tuyên buộc Cty Hoàng Lê phải di dời nhà xưởng trả lại địa chỉ số 77, hẻm 63, đường số 8. Khu phố 1 Phường Linh Xuân quận Thủ Đức.

    2/ Hợp đồng vay tiền ký trước công chứng số 1 với ông Dương Hồng Vân nào đó vào tháng 2 năm 1998 thoả thuận sẽ bị phạt với lãi xuất 1,5% nếu không trả đúng hẹn .

    ( Có phải vì cái hợp đồng ông Tuấn vay nợ này và bị ông Dương Hồng Vân đòi, muốn xù nợ ông Dương Hồng Vân chỉ có 1 cách  mang bà H vào làm vật tế thần , tạo chứng cứ giả để khỏi trả nợ ông Vân cho đến khi nào đòi được bà H không ?????) 

     

    Lưu ý : Ở tại Sơ thẩm khi Bị đơn nhận được Toà mời lúc đó bà H Bị đơn mới biết mình bị kiện và sau khi nhận giấy mời bà H lên Toà Sơ thẩm ( Toà lao động) ở đường Lê Thánh Tôn . Nhận và đọc Đơn khởi kiện của Nguyên đơn xong bà H xin phép Thẩm phán cho chụp hồ sơ Nguyên đơn nộp kèm. Thẩm phán Nguyễn Thị Vân trả lời :” Về làm đơn đi, yêu cầu sao chép cái gì thì viết tên ra …” ??? bà H về làm đơn “ yêu cầu được sao chép toàn bộ hồ sơ kèm theo vụ án “  Khi lên nộp thì Thẩm phán trả lời : Đơn này không chấp nhận “ hồ sơ kèm theo là hồ sơ gì ? nêu rõ tên ra Toà sẽ cho sao chép “ . ( Lạy Chuá tôi lòng lành! ) . Một người bị kiện ngoài tờ đơn Toà đưa cho coi ra người ta làm sao biết trong hồ chứng minh đơn khởi kiện của người đi kiện có “ của khỉ” gì kèm theo …. Bà H về làm lại đơn căn cứ vào nội dung Nguyên đơn nộp để ghi tiêu đề những hồ sơ như Thẩm phán nói . Và rồi bà Vân cũng tội nghiệp Bị đơn đã cho sao chép . ( Sao chép này thực tế là do thư ký Phan Thanh Bình copi rồi đưa cho bà H chứ bà H cũng chả được nhìn thấy) và thực tế thì lượng chứng cứ đi kèm Đơn khởi kiện này cũng rất ít . Khi Luật sư Nguyễn Hữu Phan – đoàn LS Hà Nội tham gia bào chữa cho bà Hường lên đọc hồ sơ thì cũng ở tình trạng như bà H . Những hồ sơ Ls Phan sao chụp được, hay thư ký Bình copi cho bà H thực tế  hoàn toàn không có những hồ sơ mà sau này khi bà H kháng cáo . Sơ thẩm nộp lên Phúc thẩm  

    Phúc thẩm lần 1 . Trong giải trình kháng cáo bà H chỉ trình bày chứng minh sự việc được căn  căn cứ theo các chứng cứ, chứng từ kế toán và cộng trừ lại theo các bản thống kê ( bút lục ) mà Nguyên đơn nộp tại Sơ thẩm,

    Theo những hồ sơ chứng cứ có tại Phúc thẩm tối cao . (So với những tai liệu thẩm phán Nguyễn Thị Vân cho sao chụp thì còn thiếu rất nhiều) căn cứ vào đó bà H cộng lại thì không thấy khoản nợ.

    Đồng thời bà H cũng nộp Bộ hồ sơ pháp nhân Cty Gesey đã được Toà án án Nga công chứng năm 2001 và vì không sang Nga được nên sau khi con gái bà ấy lục trong những giấy tờ tại Nga đã gửi về cho mẹ . Hồ sơ này nguyên đai, nguyên kẹp chỉ đỏ của Toà án Nga . theo yêu cầu của Ls Nguyễn Sơn Trung ( lúc đó ) bà H đi đã đến Lãnh Sự Nga công chứng và hợp thức hoá tại Sở Ngoại vụ theo đúng thủ tục.

    Tại Phúc thẩm tối cao : chồng bà H ( hợp pháp lúc đó ) là ông DHN đồng Bị đơn ( vì can tội) ông N đã ký vào bản thoả thuận ghi ngày 2/3/1997 một số nguyên tắc hàng xuất khẩu . (nếu đọc nội dung bản thoả thuận này có nhờ tôi ký tôi cũng ký ) ông N ký vào ngày 20/5/1997 . Ông N nhờ bạn bè ở Nga đi tìm và trình ra 01 bản Thoả thuận mua bán hàng xuất khẩu ông DmitriSmirnov ký ngày 1/4/1997 sau khi ông DmitriSmirnov gạch tên bà H đại diện và đóng mộc tên ông và dấu Cty Gesey lên. Bản thoả thuận này có nội dung y như thoả thuận ông Nam đã từng ký . ( ngay khi ông N nộp bản này thì ông Tuấn công nhận chữ ký ông ta trên đó là thật và Toà hỏi ở đâu ra bản Thoả thuận này thì ông Tuấn đứng im không trả lời. )

    Chỉ mãi về sau ông Tuấn mới bịa nổi là tôi ký những 08 bản gửi sang Nga ông N lấy cầm về chứ tôi không biết Cty Gesey - Gesey là CTY MA ( MA) nên năm 1998 và 1999 Cty Hoàng Lê xuất khẩu trực tiếp ầm ầm sang Nga cho ( MA) mà  không thấy Ma và Người kiện cáo đưa nhau ra Toà Kinh Tế  .

    Căn cứ vào những chứng từ có trong hồ sơ của vụ án và những giải trình kháng cáo của Bị đơn. Toà Phúc thẩm mở phiên Toà cũng nhận thấy rằng :

    1/ bà H chưa được đối chiếu tại Sơ thẩm cho nên khoản tiền 228.908,69 USD từ đâu mà có,  lý lẽ  của của Toà Sơ thẩm không đủ thuyết phục buộc Bị đơn trả nợ.

    2/ khi ông N chồng bà ấy chưa ký thoả thuận một số nguyên tắc mua bán hàng XK thì Nguyên đơn vẫn xuất hàng liên tục . Vậy ai là người nhận hàng ? ai ký các Hợp đồng mua bán mi với Nguyên đơn , khoản nợ 228.908,69 USD xuất phát từ đâu ? có trước khi thoả thuận ông N ký ngày 20/5/1997 hay là sau ? vvvv..

    3/ có chứng cứ mới là bản thoả thuận ký ngày 1/4/1999 mang nội dung giống bản thoả thuận ông N ký ngày 20/5/1999 .

    Lẽ đó Toà tuyên Huỷ án chuyển hồ sơ về Sơ thẩm giải quyết lại .

    ( Còn tiếp)

     
    Báo quản trị |  
  • #121395   02/08/2011

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Tiếp theo và .... tạm dừng

    Tại Sơ thẩm lần hai : ( Như tôi đã viết lại trong thời gian qua ) .

    Thẩm phán cấp sơ thẩm lần hai là bà Nguyễn Thị Sáu .

    Ở cấp Sơ thẩm này . Từ ngày Toà Sơ thẩm thụ lý đơn cho đến ngày 10/12/2010 (phiên đầu tiên) thời hạn giải quyết để đưa được vụ án ra xét xử là hơn 02 năm

    Thực tế thì tháng trước đó Toà Sơ thẩm đã mở phiên xét xử. Nhưng Nguyên đơn công bố vào ngày mở phiên xét xử và xin hoãn với lý do là “ Ls của Nguyên đơn là ông Nguyễn Đình Thơ  (đoàn Ls Khánh Hoà) bất ngờ bị bệnh ung thư, Nguyên đơn chưa tìm được Ls khác nên xin hoãn . ( Cô bạn tôi nói rằng : may phước cho ông Thơ không tiếp tục làm Ls cho thằng “điên” này, và  cô ấy nói em sẽ góp lời cầu Nguyện với Phật Dược Sư  cầu cho Ls Thơ mau hết bệnh.
    ( Ngoài lề) : Quả thật, nếu Ls Thơ đúng là bị ung thư, cũng giống chồng tôi (người đi cùng  cô Bị đơn ) ngày " định mệnh" có chứng kiến cô bị Nguyên đơn đe dọa lúc ấy và cũng đã bảo cô  “đối chiếu thôi, đâu còn có đó, kệ nó ký và cứ giữ mạng sống trước về với con đã “ sẵn sàng ra Toà làm chứng) . Chồng tôi bị ung thư đầu tụy ở giai đoạn cuối. Nhưng cũng được ơn lớn của Đấng bề trên từ những cầu nguyện của bạn bè, chồng tôi hiện nay đã khỏi hẳn và không còn thấy khối u nữa, cho đến giờ phút này nếu Toà mời chồng tôi cũng vẫn sẵn sàng ra toà làm chứng .

    Trong những ngày Sơ thẩm 2 :
    Hồ sơ chứng cứ theo cô bạn và những sao chụp cô ấy mang về nhà tôi xem chẳng có gì mới hơn Sơ thẩm 1 và Phúc Thẩm hủy án . Chỉ trừ một số yêu cầu của hai bên về giám định mà cũng gần cuối năm 2010 với yêu cầu nhiều lần của Bị đơn đề nghị đối chiếu , nhưng tình trạng đối chiếu đi vào ngõ cụt thì cô Bị đơn ( theo ý kiến của một Luật sư dấu tên trên diễn đàn đã đề nghị kiểm toán và đọc lại cộng lại từng bút lục có trong hồ sơ vụ án do Nguyên đơn nộp)  tôi sẽ viết lại ý kiến của Ls dấu tên này ở cuối bài

    -
           Nguyên đơn yêu cầu : Giám định coi hai con dấu đóng trên hợp đồng có giống nhau không? ( không có mẫu dấu gốc của Cty nước ngoài ) ????, nhưng CA TP Hồ Chí Minh cũng giám định được là nó không đóng ra cùng 1 con dấu ???

    -       Bị đơn yêu cầu 02 vấn đề:

    ++++ 1/ Yêu cầu Toà án đề nghị Cty Hoàng Lê nộp báo cáo Thuế ( bởi không lý nào khoản tiền to “ vật vã” thế lại không có báo cáo thuế ??? và nếu báo cáo thuế xuất hiện chắc chắn phải có số gọi là “ nợ khách hàng chưa trả” và cũng sẽ biết năm 1996-1997-1998-1999 Cty Hoàng Lê xuất khẩu thế nào? Có đúng như họ khai với Toà án không ?  )

    +++++2/  Đề nghị Toà án công bằng xác minh tính chính xác, sự trung thực , hợp lý và minh bạch của các số liệu , tính pháp lý của các báo cáo tài chính thuế của Cty Hoàng Lê yêu cầu Toà án cho kiểm toán toàn bộ những chứng cứ chứng minh của Cty Hoàng Lê có trong hồ sơ vụ án để kiểm toán đơn vị trung gian này sẽ có ý kiến về sự trung thực các con số, sự hợp lý bình thường của các số liệu kế toán có đúng có các khoản nợ của cá nhân Bị đơn phải trả không? Có đúng có đối chiếu không ? ( cho dù những bản đối chiếu này Bị đơn không uỷ quyền cho họ  được quyền ký đối chiếu ) . Kiểm Toán trả lời bằng văn bản : Không kiểm toán trên những giấy tờ Photocopi .

    Quá trình điều tra xét xử lại theo Quyết định của Toà án cấp Phúc thẩm tối cao  : bà Thẩm phán Nguyễn Thị Sáu nhiều lần tổ chức cho hai bên đối chiếu chứng từ và số liệu. Nhưng không có kết quả, có những ngày làm việc giữa Thẩm phán, Nguyên Đơn , Bị đơn từ 2h đến 5h chiều không kết quả ( vì lấy gì làm bằng mà có kết quả ).
    ( ngoài lề) Người không được quyền ký đối chiếu thì ký, mà chắc đúng cô ấy ký không ? ( chết rồi lấy gì mà cho rằng cô ấy ký ) hay là vì chết rồi nên mang cô ấy ra làm bình phong ? ….  Hơn nữa, tất cả những tờ gọi là “đối chiếu” gửi đích danh Cty Gesey ( chứ không phải gửi đích danh bà H ) để mà cho rằng “ bà H có giao dịch mua bán và phát sinh nợ “ những đối chiếu kiểu này đương nhiên có thể hiện những khoản tiền gọi là “số dư nợ “ . Tuy nhiên 1 điều lạ lùng khi so sánh là : +++++có những tờ trong cùng 1 ngày thể hiện lúc ký với ông chồng GĐ số liệu khác,  lúc ký với bà vợ chả có chức vụ gì trong công ty lại số liệu khác ( mà người ký là người chỉ có mỗi  nhiệm vụ kiểm tra chất lượng, số lượng hàng) chứ không có nhiệm vụ ký đối chiếu (đó là trường hợp bà ĐTV – 1 trong những người được bà H uỷ quyền ) .+++ Có 1 tờ đối chiếu công nợ với khoản dư nợ khoảng 195 … ngàn đô la Mỹ  ngày 1/4/1997 thì nội dung tờ này ghi là : Chúng tôi gồm : Cty Hoàng Lê, và bà DPH- DKT đại diện Cty  Gesey cùng đối chiếu lúc 14h15’ số dư nợ 195 … và 03 Container nợ treo … kết thúc lúc 14h30’ do bà DKT ký . ( tại sao bà H có mặt và nợ nếu cho là của bà ấy thì không để bà ấy ký mà “ hồn nhiên để bà T ký  1 chữ ký mà nếu so với một số giấy tờ bà T ký thì rõ ràng nó là 1 bản đối chiếu giả nhỉ ???? hơn thế trong vòng 15’ mà đối chiếu xong tất cả số liệu cho ra được con số gọi là “ dư nợ” thì quả là quá siêu đẳng. Mà kèm theo tờ này cũng chẳng phải là 1 danh sách thống kê Hàng - Tiền nào cả. Đồng thời theo 1 bút lục Toà án Sơ thẩm lần 1 yêu cầu A.18 cho thông tin chi tiết về những lần xuất nhập cảnh của Bị đơn. Trong công văn trả lời chi tiết của A.18 gửi thể hiện ngày 1/4/1997 bà H chưa nhập cảnh mà 3/4/1997 bà H mới nhập cảnh bằng hộ chiếu công vụ. (  Phải chăng )chỉ vì Phúc thẩm căn cứ vào có 1 thoả thuận mới ngày 1/4/1997 do ông DmitriSmirnov ký mà Cty Hoàng Lê đã phải làm vội 1 tờ gọi là “đối chiếu công nợ” để cho vào hồ sơ ???  . Rồi qua nhiều lần đối chiếu các số liệu không thống nhất, cuối cùng thì Thẩm phán đành phải nói “ Nguyên đơn về làm lại rồi đối chiếu “ Nguyên đơn, một doanh nghiệp sản xuất có tư cách Pháp nhân với cả trăm công nhân làm việc, một bộ máy kế toán đồ sộ thế nhưng ….: hôm nay 1 bản có số liệu kết khác, ngày mai một số liệu khác và thậm chí trong phiên Toà xét xử HĐXX hỏi trước sự chứng kiến của các nhà báo tham dự thì cũng …“để tôi nộp sau cho Toà “ . ( giả xử nếu phiên Toà ấy không bắt đầu từ 1h30’ chiều đến 7h tối , và nếu ngày hôm sau  Ls Phan Trung Hoài không có vụ án khác ở nước ngoài phải tham dự và ngay hôm sau Toà xử tiếp thì sao nhỉ ? sẽ nộp số liệu nào để công khai mà đối chiếu đây ?????

    +++ Khi bà H hỏi : ông nói bán hàng cho tôi vậy cho tôi xin Hoá đơn tài chính để tôi đối chiếu được không? Vì chắc chắn 03 liên Hoá đơn đưa ai thì đưa ông phải giữ lại 1 liên chứ .Nguyên đơn trả lời : Tôi chả việc gì đưa cho bà, bà không có quyền, tôi đưa cho uỷ thác rồi … “ (ủa vậy chứ Nguyên đơn đang đòi nợ ai vậy ? và Hợp đồng Uỷ thác thì ghi rõ “ bên B người uỷ thác tự thu tiền với khách hàng nước ngoài “ vậy nếu Cty Hoàng Lê và như ông Tuấn trả lời vậy trước HĐXX thì sang Uỷ thác mà đòi chứ sao đòi bà H nhỉ , chả nhẽ đưa Uỷ thác mà không giữ lại ??? trong  khi đó 1 bản fax thư vớ vẩn cũng giữ lại ) .

    Câu trả lời y như câu ông Tuấn trả lời với Chi Cục Thuế Thủ Đức khi bà  H lên đây yêu cầu sao lục chứng cứ cho vụ án để tự bảo vệ mình . Cục Thuế Thủ Đức do ông Bá (đội kiểm tra Thuế 2 làm việc với Ls Ân và bà H thì trả lời bằng công văn là :  ( công văn này có cả đoạn trích giải trình của ông Tuấn với Chi cục Thuế Thủ Đức ) +++ bôi xấu ông N bà H chiếm đoạt tài sản Cty Hoàng Lê và đồng  khẳng định “ vì phải thi hành bản án 301/HSPT ngày 11/3/2005 phải di dời nhà xưởng nên không giữ lại giấy tờ quá 10 năm . đồng thời khẳng định các Hoá đơn tài chính trong vụ mua bán này ông trao nộp đủ cho Uỷ thác Cẩm Thành ????

    ( Ngoài lề )

    +++ Quả là ông Nguyễn Anh Tuấn “ cao thủ” theo kiểu “ gái đĩ già mồm “ chứ chẳng vưà. ( xin lỗi bạn đọc ở đây) . Tuy nhiên,  “ gái đĩ” ở một số nước trên thế giới cũng phải “đóng thuế bán trôn” mà. ( mà hình như nước mình cũng định cho thành " nghành nghề" thì phải .
    -
           Ông Tuấn nộp cho Chi cục Thuế Thủ đức những báo cáo Thuế từ năm 1998  báo cáo Thuế 1999 . Còn biên bản kiểm tra Thuế của Tổng cục thuế năm 1996 và 9 tháng đầu năm 1997 trong đó có doanh thu nội địa hơn 2 tỷ ông ta dấu biến đi. đồng thời ông ta đưa cho Chi cục Thuế Thủ đức một số giấy tờ mà cho là của “ Bộ tư pháp gửi vào” trong đó có phán quyết của Toà án Nga nhập nhèm sửa chữa ( phán quyết 1 điều mà không cần ai yêu cầu nhưng Trọng tài Toà án Nga cũng “ nhiệt tình” mở phiên xét xử)  đưa cho Chi Cục Thuế với giải trình bà H và ông N ( người đang yêu cầu chi cục thuế cho số liệu báo cáo Thuế ) là kẻ " lưà đảo chiếm dụng tài sản của Cty Hoàng Lê" Và ông Bá ( đội kiểm tra Thuế thủ đức ) chả biết chấm mút bao nhiêu đã ôm luôn giải trình của ông Tuấn vu khống Bị đơn và không cần xem xét lại gửi trả lời bà H và gửi cho Cục Thuế TP HCM.
     

         ( Chỉ có điều là sau khi bà H có một công văn trả lời của Bộ tư pháp về vụ việc này thì bà Đào ( nào đó ) ngoài Bộ tư pháp cuống lên vì sợ luôn gọi điện vào hỏi Thẩm phán “ bà H đã nộp giấy tờ gì chưa “ ??? ( vì sao tôi biết là “ gọi liên tục ư ?”  vì Thẩm phán khi mời bà H lên đối chiếu và cho coi tờ “ Phán quyết” của Trọng tài kinh tế Toà án Nga bà thẩm phán đã bảo bà H là “ ngoài bộ tư pháp hỏi chị đã nộp giấy tờ ngoài đó trả lời chưa “  Không có dấu hiệu dối trá mắc chi phải sợ ??? chưa nói đến là bỗng dưng hồ sơ của Bộ tư pháp gửi vào Toà án Sơ thẩm TPHCM trong lúc Toà Sơ thẩm đã thụ lý sau Phúc thẩm tối cao và đã có Thẩm phán theo dõi vụ án thì…. “ hồn nhiên”  lại được chuyển sang Toà án lao động và từ Toà lao động chuyển sang Toà 131 NKKN

    -       Mà điều kỳ lạ là một bộ hồ sơ theo thủ tục từ VN sang Nga thì công hàm viết tiếng Anh ???? ( hình như các cán bộ của Bộ tư pháp tuyền học ở  Anh về ??? và không có ban tiếng Nga thì phải ????) ủa hay tiếng Anh là tiếng giao dịch quốc tế nhỉ  ???? và hồ sơ  Nga chuyển về VN qua thủ tục ngoại giao thì chả có dấu hiệu nào thể hiện. Hồ sơ lem nhem không niêm chì kẹp chỉ …. Khá khen thay cho cả một “đường dây “ làm giả giấy tờ và được ủng hộ nhiệt liệt rồi vu giá cho Bộ tư pháp bằng cái gọi là “ công văn Bộ Tư Pháp “ số 1589/BTP-HTQT . Có thể Bộ tư pháp có công văn này, nhưng kèm theo nó là hồ sơ trả về vì tống đạt không được bởi Cty Gesey không còn ở địa chỉ cũ . Nhưng thế thì “ bất lợi “ với Nguyên đơn quá. Lẽ đó mà phải có tổ chức làm giả 1 tờ phán quyết rồi rút ruột hồ sơ kèm theo công văn Bộ tư pháp đưa “ phán quyết của trọng tài Toà án kinh tế Matxcova vào hồ sơ .

    -       Bởi căn cứ vào  các công văn của Bộ tư pháp chuyển sang Đại sứ quán Việt Nam tại Nga thì chả có công văn nào “ yêu cầu Toà án Nga mở phiên xét xử “ mà chỉ là nhờ Đại sứ quán Việt Nam thậm chí công hàm tiếng Anh từ Việt Nam sang Nga cũng là nhờ tống đạt bản án, nếu thấy không còn Cty đó ở địa chỉ đó thì dán ngay đó dùm “

    -       Điều lạ lùng hơn ở đây là giữa Việt Nam và Nga xưa nay không bao giờ có các công hàm bằng tiếng Anh gửi sang Nga . ( Chưa nói đến những tình tiết khác )

    ( nói câu chuyện vui, ngay tại cửa khẩu Nga, cô bạn tôi nói “ thích nói tiếng Anh khi vào Nga hở thì đưa hộ chiếu đây, d0ứng sang 1 bên … đứng đấy mà chờ, bao giờ làm thủ tục hết các khách thì bọn Nga xét đến cho dù đi hộ chiếu ngoại giao và lãnh sự đón ngay đó ) .

    -       Công hàm Nga trả lời có 45 trang hồ sơ hoàn lại … nhưng thực tế không hề có 45 trang này

    -       Cty Hoàng Lê trong 1 giải trình mới nhất còn cho rằng : Thoả thuận mua bán hàng XK được ký bởi ông DmitriSmirnov ngày 1/4/1997 là không đúng vì “ Nga không bao giờ có sự xoá như thế “ biết nói thế mà Cty này lại cố tình quên là : Trong tờ Phán Quyết mang tên Trọng tài Toà án kinh tế Matxcova “ nó” còn xoá đi viết đè bút lên một cái tên mà bất cứ người dân Nga nào cũng không thể viết sai, đánh sai đó là chữ CCCP . ( Chưa nói đến là 1 phán quyết của Toà án ) chứ không phải Cty mà lại tẩy xoá

    +++ quả là Cty Hoàng Lê đại diện ông Nguyễn Anh Tuấn cao thủ thật chứ chẳng vưà.. Chẳng hạn như : ở Phúc thẩm tối cao khi Chủ tọa đưa Thoả thuận ngày 01/4/1997 ký với DmitriSmirnov ra ông ta công nhận chữ ký nhưng im lặng giải trình. Nhưng xuống Sơ thẩm lần 2 ông ta bỗng “ sang trí” ra hay là được cố vấn của các LS biện hộ cho ông là cần phải “ phủ” cái thoả thuận này . Lẽ đó mới nghĩ ra ‘08 bản “ ( trong khi thoả thuận này làm khỉ gì có dòng chữ “ làm thành 08 bản mỗi bên giữ 04 bản có giá trị như nhau ) để mà .. “ cho rằng tôi ký những 08 bản ” ??? Thoả thuận này chỉ có 01 điều khoản không thể “ phủ “được làm cơ sở nền tảng cho toàn bộ vụ án căn cứ vào đó mà xét xử đó là : điều 6 : Thoả thuận này được  lập làm cơ sở cho hai bên ký kết các các Hợp đồng mua bán về sau, Nghĩa vụ và quyền lợi sẽ được các bên quy định cụ thể trong từ hợp đồng mua bán riêng” và điều 7 “ trường hợp phát sinh thay đổi phải được thông báo bằng văn bản và chỉ được thay đổi có sự chấp thuận bên kia bằng văn bản .

    ( Như vậy : Bản thân thoả thuận này đã không phải là gốc của khoản tiền 228.908,69 USD rồi. ( tôi sẽ “ phân tích” nó ở phần dưới)

    Tuy nhiên những buổi đối chiếu suốt 2 năm qua . Nguyên đơn thực tế không thống kê và nộp số liệu chứng từ bản gốc để đối chiếu

    về số liệu thực năm 1996 : mà sau này Nguyên đơn cũng như Ls cho rằng … “ Nợ” có từ đây mang sang ????

    Các Hợp đồng mua bán hàng mì và các Hợp đồng khác giữa bà Bị đơn với Nguyên đơn giai đoạn này gồm :

    -        01 bản Hợp đồng có ghi giá trị 01 Container mì

    -       02 Bản Hợp đồng Nguyên đơn ký với một pháp nhân khác là Cty Thiên Minh ( cả 03 bản Hợp đồng này cơ bản đã thanh lý ) .

    -       01 Hợp đồng Uỷ thác hàng xuất khẩu do Nguyên đơn tự ký với Cty XNK DV Cẩm Thành - Quảng Ngãi trị giá 102.000 USD . ( Giải trình phần này Nguyên đơn cho rằng : Bị đơn là cá nhân bà H yêu cầu Nguyên đơn bán mì thông qua Cty 02 Hợp đồng với Cty Thiên Minh ) ???

    -       17 tờ phiếu xuất kho nội bộ trên phiếu ghi tên bà H ( nhưng không có ai ký nhận) . Và nếu có so sánh số liệu hang, tiền ghi trên những tờ phiếu xuất kho này với các bảng thống kê Hàng – thanh toán tiền do Cty Hoàng Lê “đẻ” ra thì cũng không có một số liệu nào trùng khớp trừ 01 con số trùng khớp thì nó lại nằm trong Hoá đơn tài chính Cty Hoàng Lê bán mì cho Cty Thiên Minh và đã thanh lý )

    + Ở những điều vưà nêu trên có mấy vấn đề thực tế như sau

    • Kèm theo HỢP ĐỒNG MUA BÁN MÌ ĂN LIỀN mà Bị đơn ký mua 01Container hàng mẫu trị giá 10.240 USD ngày 8/4/1996 là Hợp đồng Uỷ thác XK của Cty Hoàng Lê ký với Cty XK Cẩm Thành trị giá 10.240 USD và 01 Tờ khai hàng hoá đã xác nhận thông quan ngày 10/4/1996 trị giá thực xuất 10.240 USD

    Như vậy : về tranh chấp thì Hợp đồng ngày 08/4/19996 giữa Nguyên đơn ký với cá nhân bà H này không có tranh chấp . Và nếu có phát sinh tranh chấp thì giá trị tranh chấp của Hợp đồng này là 5120 USD ở Toà án kinh tế . ( như điều 5 Hợp đồng mua bán này quy định)

    • 02 Hợp đồng mua bán mì ăn liền giữa Hoàng Lê ký với pháp nhân khác là Cty Thiên Minh . Hồ sơ vụ án do Nguyên đơn nộp chỉ thể hiện kèm theo là Hợp đồng Uỷ thác Nguyên đơn ký với Cẩm Thành trị giá 102.000 USD với giải trình “ bà H nhờ Cty Thiên Minh ký hợp đồng và chưa thanh toán ??? (Trong khi tại Phúc thẩm tối cao ngày 14/07/2008 Thẩm phán Chủ toạ là bà Trương Thị Minh Thơ hỏi Nguyên đơn : “giữa Thiên Minh và Hoàng Lê có thanh toán sòng phẳng trả hết tiền chưa” 

    -        Nguyên đơn trả lời : Thanh toán xong hết rồi )

    Căn cứ vào chứng từ có trong hồ sơ vụ án, căn cứ vào những ý liến khi này khi khác  trong lời giải trình mới trong bản giải trình ngày 14/01/2008 của Nguyên đơn, kiểu  mập mờ và lươn lẹo trong chứng cứ chứng minh của Nguyên đơn  như thế .

     ++++Bị  đơn là bà H đã tìm đến Cty Thiên Minh . Tại đây, Cty Thiên Minh cung cấp cho bà H bản thanh lý Hợp đồng mua bán mì giữa Thiên Minh và Hoàng Lê được ký Giám đốc đại diện là ông Lê Kiên Thành – GĐ Cty Thiên Minh và ông Nguyễn Anh Tuấn GĐ – Cty Hoàng Lê ngày 30/8/1996 . Kèm theo bản Hợp đồng thanh lý này là : Hoá đơn tài chính Cty Hoàng Lê xuất bán cho Cty Thiên Minh (ồ thì ra khi mua bán họ cũng phải xuất hoá đơn ) và Hợp đồng uỷ thác XK . Nhưng Hợp đồng này do ông Lê Kiên Thành GĐ Cty Thiên Minh tự ký với Cty nhận uỷ thác Cẩm Thành nhờ xuất khẩu mì sang Nga cho Cty Gesey ++++ Toàn bộ chứng từ chứng minh 02 Hợp đồng mua bán 06 Container mì  trị giá 67.392 USD . Với bộ hồ sơ về mua bán giữa hai pháp nhân này, bà H nộp trình Toà án cấp Sơ thẩm lần 2 .

    Như vậy : 03 Hợp đồng mua bán mì như nêu trên thực tế không có giá trị pháp lý và không có tranh chấp trong vụ án này . Vậy nếu tranh chấp “ nó “ sẽ được tranh chấp ở đâu ? ở … Toà án kinh tế .

    +++ Riêng Hợp đồng uỷ thác Nguyên đơn ký với Cty Cẩm Thành cũng có giá trị 102.000 USD với giống nội dung, số liệu tổng trị giá tiền giống hệt Hợp đồng uỷ thác Cty Thiên Minh trực tiếp với Cty Cẩm Thành (và đã thanh lý ) . Chỉ khác là thì kèm theo bản Hợp đồng này không có Hoá đơn tài chính, không có Tờ khai hàng hoá xuất khẩu của hải quan chứng thực đã có xuất hàng theo Hợp đồng này .  

    Tuy nhiên, Để giải trình cho lý do không có các chứng từ kèm theo bản hợp đồng Uỷ thác mà Nguyên đơn ký với Cẩm Thành, Nguyên đơn lại “ cho rằng “ : Bị đơn là bà H nhận hàng tại kho Cty Hoàng lê từ ngày 10/4/1996 đến tháng 2/1997 là 19.635.850 gói mì trị giá 1.256.694,4 USD ( tương đương 13.899.040.064 ĐVN), Bị đơn chở những gói mì này đi đâu, thậm chí vứt đi đâu, xuất sang Nga như thế nào, ai nhận trên giấy tờ thì Cty chúng tôi không quan tâm, không biết , chúng tôi chỉ biết căn cứ theo phiếu xuất kho ??? .

    -       Lý giải cho việc Nguyên đơn không xuất trình được Hợp đồng mua bán và các chứng từ hợp pháp theo Pháp luật như Hợp đồng mua bán đi kèm lô hàng này. Ls Phan Trung Hoài ngay tại phiên xét xử Sơ thẩm lần 2 ngày 10/12/2010 và 28/12/2010 trước Hội đồng xét xử và khá đông học trò của ông cũng như đại diện các báo pháp luật Ls Hoài cũng cho rằng : Thời gian này việc ký kết hợp đồng mua bán bằng điện thoại miệng là thường ??? sau đó không biết ông Hoài nghĩ sao đã nói tiếp “ thân chủ của tôi cũng có chút khuyết điểm là ký Hợp đồng mua bán với bà H qua điện thoại …. ????

    ( Ngoài lề ) : (Tôi rất hâm mộ ông LS Hoài, cô bạn tôi cũng là mộ hâm mộ chạy theo tất cả những sách ông ấy )  Nhưng chúng tôi thật không hiểu Ls đáng kính này vì sao trả lời thế ???? +++ căn cứ vào những kiến thức và các chức danh Ls Phan Trung Hoài thưà sự hiểu biết về một vấn đề đơn giản khi mua bán chứ đừng nói đến việc mua bán giữa 1 pháp nhân với cá nhân , Ls Hoài thưà hiểu rằng để xuất được hơn mười chin triệu gói mì ấy, thu hơn triệy đô la Mỹ phải cần đến cái gì để chứng minh và chứng cứ nào mới là quan trọng chứ đừng nói đến không biết, cần “ phủi” nó đi . Và hơn thế  vì sao Ls Phan Trung Hoài có thể chứng minh được cô bạn bị đơn của tôi đã mua những 177 công 40’ mì ăn liền ??? vào năm 1996  hay ông Hoài đã dựa vào bức thư cô ấy tếu táo với ông bạn “ nối khố’ bây giờ đang kiện cô ấy là “ông nhớ không? Chúng ta đã đi đi được 177 Cont hàng kể từ ngày 7/4/1996 (đến ngày đi hàng cô ấy còn không nhớ để viết cho đúng ) thì làm sao có thể lấy một bức thư ra để “làm chứng cứ chứng minh” ???

    Nói một câu chuyện vui ví dụ thế này : “ 1 bạn Ls nào đó ở đây viết thư rồi  fax cho bạn mình và nói “ nhất định chúng tôi sẽ làm luật sư biện hộ ra Toà cho bạn, bạn có nhớ không? Chúng ta đã hợp tác với nhau 100 vụ kiện rồi ” Liệu là vào ngày ra Toà để tranh chấp thì thân chủ của bạn có thể cầm bức fax này đề nghị Toà án cho bạn tham gia tranh tụng không nhỉ ??? Hay các bạn sẽ phải có cái gọi là “ Hợp đồng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp với thân chủ “ và trình Toà thì mới được vác cặp và hiên ngang đứng trước Toà ? và liệu là vì trong bức thư Ls đã có câu viết chúng ta đã đi với nhau 100 vụ kiện rồi” thì Toà án sẽ căn cứ vào bức thư này cho Luật sư đứng trước Toà bảo vệ than chủ  mà không cần Hợp đồng không ???  Hơn thế,  Một doanh nghiệp tư nhân sản xuất bán hàng mì ăn liền , có nghĩa doanh nghiệp này để sản xuất ra thành phẩm 1 gói mì thì doanh nghiệp này không thể tự “đẻ” ra được bột mì, dầu ăn, gia vị để làm thành một gói mì . Như vậy, sẽ có đầu ra và đầu vào muốn đi mua những thứ cần thiết ấy liệu có không cần Hợp đồng không ? và cứ thế đến kho của nhà máy sản xuất Bột hay dầu ăn bảo với họ là “ông chỉ cần xuất cho tôi phiếu xuất kho thôi tôi đi đâu làm gì mặc xác tôi ???? .

    Có lẽ nào : Cty Hoàng Lê không phải là một pháp nhân, không có con dấu riêng và là 1 tổ hợp sản xuất “ thủ công” ra một gói mì ăn liền và chỉ cần bán hàng bằng điện thoại và sẽ thu tiền khách hàng , ( có là tổ hợp cũng có sổ ký vào mỗi khi nhận hang và trả tiền mà ) và Cty Hoàng Lê sẽ  “nộp thuế “ theo kiểu tổ hợp “ chứ không cần nộp thuế doanh thu ??? không cần báo cáo thuế chăng ????  – Xin dành những câu hỏi này cho các bạn Ls ở đây . Các bạn sẽ biện hộ thế nào trong khi chứng cứ trong hồ sơ vụ án là CHỨNG CỨ CHỨNG MINH  cho các lời nói của Nguyên đơn, của Luật sư Hoài là :

    -       Biên bản kiển tra Thuế của Tổng cục Thuế Việt Nam ngày 11/7/1997 với thời gian kiểm tra Thuế là : năm 1996 và 9 tháng đầu năm 1997 xác định :

    +++ Doanh thu nội địa có chịu thuế  : 2.412.987.650 Đồng Việt Nam

    Trong biên bản này không có thể hiện câu : Doanh thu xuất khẩu không chịu thuế . Như vậy cũng có nghĩa Tổng cục Thuế xác định Cty Hoàng Lê năm 1996 ( chưa nói đên việc T963ng cục Thuế ghi nhận biên bản này gồm cả 9 tháng đầu năm 1997 Cty này mới có số doanh thu nội địa là hơn 2 tỷ nhé )

    Biên bản Thuế không thể hiện bán hàng để xuất khẩu mà chỉ thể hiện doanh thu nội địa miễn thuế . Và NẾU DOANH THU NỘI ĐỊA MIỄN THUẾ VẬY thì đến một sinh viên luật cũng có cũng hiểu Cty này không thể bán hàng giao tại kho một lượng mì có trị giá thành tiền là 13.899.040.064 Đồng Việt Nam mà không xuất nổi 1 tờ hoá đơn tài chính cho người nhận hàng . Và  người này  “ muốn chở đi đâu thì chở “ và với cái phiếu xuất kho nội bộ trong phạm vi nhà máy liệu người mua có ra khỏi cổng nhà máy với bảo vệ không nếu không đủ chứng từ hợp pháp ???. Còn nữa “ Cty Gesey là Ma và tôi không biết “ nếu có 1 tàu chở bột mì cập bến Cảng Sg , Cty Hoàng Lê có thể cầm mấy tờ phiếu xuất kho vào Cảng và bảo Hải quan Cảng hay là bảo chủ tàu là “ phiếu xuất kho này” trên phiếu xuất kho là tên người nhận VD là tên bà Thẩm phán Nguyễn Thị Vân chẳng hạn, rồi ông Tuấn chià phiếu xuất kho ra bảo cho tôi nhận lô bột mì đi …. được không nhỉ . Chủ tàu có cho không ? Hải quan cho không ????? mà làm việc với “ Gesey MA “ sao lại có được doanh thu XK năm 1998-1999 nhỉ ????

    Với khai báo như vậy có phải là trốn thuế và được bao che chăng ??? còn nữa,  Nguyên đơn khai ở Phúc thẩm tập mới nhất ngày 14/5/2011 : Bị đơn bà H nộp tại thủ quỹ Cty 833.659,42 USD mà không có bất cứ một tờ phiếu thu tiền nào thể hiện có trong hồ sơ vụ kiện.??? Trả chuyển khoản qua Vietcombank 180.000 USD  mà người thực hiện chuyển số tiền 180.000 USD cho Cty Hoàng Lê  là Cty Gesey . chứng cứ là phiếu báo có ghi nhận từ tháng 1/1997. Như vậy các bản Hợp đồng mua bán thực tế với Cty Gesey – Nga nói riêng năm 1996 chứng minh cho lô hàng trị giá hơn triệu đô la ấy đâu ? Liệu là một khoản tiền to đến gần triệu đô la Mỹ ( như Cty Hoàng Lê khai rằng nộp tại quỹ Cty ) mà cả người bán lẫn người mua cũng không cần phiếu thu tiền ??? không cần hợp đồng mua bán kinh tế  ( thảo nào ở Toà kinh tế các Thẩm phán ngồi chơi cả ) tranh chấp chỉ xảy ra trong dân sự thôi nên các bác dân sự thật vất vả.

    ( Ngoài lề ) vậy có phải Cty Hoàng Lê lại lại dấu đi như dấu đi những chứng cứ và bản Hợp đồng đã thanh lý với Cty Thiên Minh không? Và “ thuở ấy” mình đã được sự ủng hộ của Thẩm phán Vân cấm xuất cảnh vợ chồng nhà BỊ ĐƠN KHÔNG ĐƯỢC XUẤT CẢNH.  “ chúng nó “ còn lâu sang Nga mà tìm chứng cứ mà tự bảo vệ mình nên cứ bịa ra rồi lấy cái nọ chồng cái kia ai mà đọc . Lại được các Luật sư nổi tiếng bảo vệ cho nữa.Tha hồ hô mưa gọi gió theo kiểu “ gái đĩ già mồm “ . (xin lỗi ai đọc đoạn này có bất bình với tôi thì cứ lên tiếng,  nhưng tôi cho Nguyên đơn là dạng là thế, ( tuy nhiên dạng gái này ở một số nước khác khi hành nghề “ làm đĩ” cũng phải nộp thuế)  huống chi một Cty có pháp nhân con dấu đầy đủ Biên bản kiểm tra Thuế rành rành ra thế lại cứ dài miệng nỏ mồm mà “cho rằng “ … hết lần này sang lần khác lúc thì : khoản nợ xuất phát từ Thoả thuận mua bán hàng xuất khẩu ( mà đây là thoả thuận 1 số nguyên tắc,và phải có các Hợp đồng mua bán riêng mới có giá trị)  lúc thì từ bức thư tay ( mà thư tay thì không hề có nói đến con số chốt nợ ) lúc thì họ vay 200.000 USD để hoá giá nhà họ ( mà giấy vay nợ không có ) lúc thì tại họ điện thoại bảo tôi vay tiền của ông bà Dương Hồng Vân năm 1998 với lãi xuất 1,5%trên số nợ quá hạn – hơp đồng vay công chứng đây này … (Trong khi về quan hệ ngoài đời người tên Dương Hồng Vân là ai mặt mũi thế nào ? cả đời vợ chồng nhà Bị đơn chưa hề thấy – hay tại vì cái họ Dương giống như họ chồng cô Bị đơn nên nhập nhằng thế Toà chả để ý Toà sẽ tin đấy, các luật sư nếu mình trình bày họ sẽ tin và cho là vậy đấy . Có phải vì khoản nợ cá nhân với nhà ông Vân kia có công chứng và ông Tuấn muốn giật nợ nên năm 2003 khởi kiện cô bạn ra không ?

      - ĐIỂM LẠI : Nguyễn  Anh Tuấn đại diện Cty Hoàng Lê chẳng đã bày trò thiếu tiền để mượn hợp đồng nhà của cô bạn rồi không trả và gài cô ấy vào một giấy “đối chiếu công nợ” đó ư ? vậy có phải vì vay tiền với ông Dương Hồng Vân không trả  và tìm cớ giật nợ mới kiếm cô bạn thân người giúp mình mang nhãn sản phẩm “ mì nước cống” làm lên sự nghệp ra nước ngoài làm vật tế không? bởi vụ án càng dài thì ông Dương Hồng Vân nào đó càng chả có cơ hội mà lấy lại tiền trên những “ cơ sở “ kiểu như : bởi vì ông không thấy ư ? tôi nói với Toà và Ls của tôi rồi, vì vợ chồng nhà kia nó “ nợ” tôi nên tôi mới không có mà trả ông chứ thực tế thì 1 con số không có thật thì làm gì có chứng cứ . Trong suốt gần 10 năm mà đến 1 phép cộng cũng không ra . Lúc số này, lúc số nọ. Nếu làm ăn đàng hoàng và khoản nợ đúng là thật thì chả có một lý do gì mà trong gần 10 năm ( kể từ ngày khởi kiện và trong 12 năm vẫn không cộng ra con số 228.908,69 USD tiền xuất khẩu có nguồn gốc từ Xuất khẩu nào )  .

    Cũng không thể phủ nhận được những báo cáo tài chính, báo cáo thuế mà ở đó không hề có xuất hiện con số nào được gọi là “ dư nợ” cả.

    Lại nữa, địa chỉ 77 hẻm 63 đường số 8 khu phố 1 P Linh Xuân Thủ Đức . Thực tế là mảnh đất trại gà của nông nghiệp được Cty Hoàng Lê thuê lại của ông Giao . (để đánh lận trong vụ án ông Giao, đưa ông Giao hơn 700 triệu nghĩ là ông Giao sẽ bị “ tử hình” đây  thì cũng “ hô lên là đưa cho ông Giao 1,4 tỷ để mua đất) . Mà bản án Phúc thẩm hình sự số 301/PTHS ngày 11/3-2005 nghe đâu là có tuyên phải trả lại miếng đất này để xây nhà cho công nhân sở NN . Vậy “ nó” cũng đang là địa chỉ để “đòi nợ” vợ chồng nhà Bị đơn thi hành bản án 301 HSPT ngày 11/3/2005 này cũng … khó nhỉ .

    Tôi đã đưa lên đây sự thật tất cả những gì có trong hồ sơ vụ án này qua từng trang ở đây . Vì thế tôi sẽ không đưa lại nữa. Hồ sơ chỉ có thế . Các con số các chứng từ thì đều có tiếng nói đều có tên người trên đó . tất cả có thể làm giả được chỉ trừ Hoá đơn tài chính do Bộ tài chính phát hành những năm đó và những báo cáo kiểm tra Thuế là không giả được thôi. ( tôi cho là vậy) chứ nếu giả được có lẽ ông Tuấn cũng chẳng tha . Bởi vì làm sao bịa được các chữ ký người mua nữa .

    Ở vụ án này, các con số cộng trừ lại và các chứng từ hợp pháp chứng minh ra số sẽ là tiếng nói duy nhất . Bà bạn tôi gõ cửa nhà một kế toán trưởng và “ xin em làm ơn kiểm tra dùm chị với “ Kết qủa cho ra từ những số liệu của Nguyên đơn cho thấy : Cộng bét nhè các bút lục kể cả phiếu xuất kho “đểu” vẫn dư ra  khoảng 611 USD . Còn nếu tính đúng theo các chứng từ là Tờ khai hải quan thì … dư quá nhiều .

    ( Ngoài lề : )

    Một Ls nói với cô bạn tôi rằng : sao mà dư được nhỉ ? có ai dư mà không lấy lại tiền không ? cô bạn tôi nói : thật ra tiền dư là phải vì luôn luôn các nhà sản xuất phải giữ một khoản tiền cọc … bao bì . Bao bì tiếng Nga, và bao bì thùng cũng tiếng Nga có thêm các số điện thoại và địa chỉ người bán hang tại Nga bằng tiếng Nga cho nên nếu người mua bỏ không mua thì chỗ bao bì đó vứt làm sao bán được ở đâu . Cho nên kiểu gì chả dư

    Rồi cô kể 1 ví dụ gọi là ( phạt) : có một lần VN  in sai chữ tiếng Nga (mì làm từ nước cốt  heo) thì chữ heo đó dư thưà dấu gì đó thành ra “ mì làm từ nước cốt chất độc “ chỉ có mỗi cái dấu chữ thế là cả mấy lô có chữ đó đều bị phạt và đốt sạch . Mà như thế là người sản xuất in sai, so sánh lại bản gốc khi đặt hàng thì cứ vậy mà phạt lại chứ làm sao tính cho người mua được . Nhưng vì người bán luôn giữ một số tiền của người mua làm cọc bao bì nên nhiều nhà sản xuất cũng “ chuối” lắm .

    Ở v ụ án này quan trọng để chứng minh việc bán hàng đó là Hoá đơn tài chính do Bộ tài chính phát hành hoặc loại giấy ghi rõ chữ “ Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho “ của Bô tài chính chứ không phải mớ phiếu xuất kho mà “ ai đẻ ra cũng được” . Nhưng cái vụ này nó chẳng có gì cả .  

     

     

    Có người từng nói với tôi  : Ls bảo vệ Nguyên đơn vì làm từ thiện cho vụ án vì thấy … tội nghiệp Nguyên đơn … và vì nể nang ai đó nhờ giúp đỡ mà đứng ra bào chữa… cho Nguyên đơn chị hãy nói cô bạn chị đọc lại hồ sơ và phải cẩn thận …”  

    Xin trả lời các bạn ấy ở đây : Tôi có nói với cô bạn tôi y như vậy .. Cô ấy bảo là : Em không quan tâm đến các chi tiết, tiểu chi tiết cũng như những lời khai của nó ( Nguyên đơn) trong vụ án này nữa. Cái gì thì cũng quá rõ ràng rồi, lâp đi lập lại chỉ có vậy thôi . Với em: mở mắt ra, hít thở không khi trong lành ở phiá nam thành phố và sống 1 ngày vui vẻ hoan hỉ trong lòng là được rồi. Các con khoẻ mạnh, những người thân yêu khoẻ mạnh thế là có đủ phước báu của ơn trên rồi . Còn các Ls bào chữa cho nó em cũng chả ý kiến gì cả. Tự lương tâm họ biết họ đang làm gì và bảo vệ điều gì. Chả có ai từ thiện cho một sai trái để gọi làm phước đâu . Phật dạy vậy rồi họ tạo nghiệp thêm thôi kệ đi chị, ai cũng “ thầy cô” cả vấn đề sẽ dạy gì với sinh viên của mình qua vụ này thôi. Lẽ đó tuỳ Toà phán quyết  em chả cần phải đọc lại nữa, 4  năm em không đi ra nước ngoài , đủ cho em đọc rồi. Càng đọc càng không chấp. Chí ít mỗi người ở lưá tuổi bọn em “ ngũ tri thiên mệnh” thì cũng chả còn gì để mà phàn nàn nữa. Không đáng để bận tâm . Cái bận tâm là con cái mình, người thân của mình khoẻ không . Không khoẻ thì lo đây. Con hư thì lo đấy . Chứ còn chả vấn đề gì cả. kệ đi chị .

    Sau những lời này, tôi nghĩ tôi cũng không còn bức xúc thay cô ấy nữa. Và vụ án này có là thế nào thì sự thật vẫn là sự thật . Tiền đôi khi quan trọng với người này nhưng không quan trọng với người kia vì cơ bản   “ 1 cơn nhức đầu hết 60 quan” và sau khi chui v ào 4 tấm dài và 2 tấm ngắn thì cũng chẳng mang được gì cả.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #121832   04/08/2011

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    +++++ Trong diễn đàn pháp luật này có một bạn Luật sư ở đây và Luật sư này xin được  dấu tên ( bạn ấy nói )  em là luật gia có đăng ký thành viên của diễn đàn, để tránh mất lòng các luật sư của bạn chị , xin chị không công khai tên em, thấy các chị cứ “ luẩn quẩn mãi” em tư vấn cho các chị một số lời khuyên Chị nói với bạn chị những điều sau hy vọng sẽ phần nào giúp ích cho bạn chị  :

     

    +++“ Hồ sơ VỤ ÁN này theo em nghĩ :

     

    ++ Căn cứ vào đơn khởi kiện của Nguyên đơn với bạn chị và những vấn đề chị thay bạn diễn trình tại đây thì bạn chị và chồng ( bị kiện) chị ấy cùng liên đới đến đến trả nợ tiền hang xuất khẩu còn thiếu 228.908,69 USD ( và Nguyên đơn cộng them lãi xuất phát sinh- lãi xuất này không biết có thoả thuận nào do anh chị ấy ký quy định không? Hay đây chỉ là ý kiến riêng của Nguyên đơn ? ) . Vì thế, vấn đề mấu chốt cơ bản của vụ kiện này là :

    • Cần xem xét giữa cá nhân anh chị ấy ( em gọi là Bị đơn) với pháp nhân Công ty TNHH sản xuất Hoàng Lê  ( Nguyên đơn - người khởi kiện) có ký kết mua bán hang xuất khẩu không? Quá trình mua bán giữa Bị đơn và Nguyên đơn này được thực hiện trực tiếp thế nào ?
    • Trong các hợp đồng mua bán với nhau là mặt hàng gì ? những mặt hàng khác như Bị đơn trình bày có được quy định trong các hợp đồng này không? ( có thể nhờ mua dùm, trả tiền dùm khi những mặt hàng đó tập kết tại địa điểm lên hàng) điều khoản thanh toán được ghi trong các hợp đồng mua bán này thế nào? , Bị đơn và Nguyên đơn sẽ thực hiện thanh toán thế nào ? trả trước? trả hết? trả sau bao nhiêu ngày? ( mỗi lần trả có ký nhận với nhau để xác định đã thanh toán xong? hoặc còn phải tiếp tục thanh toán và thanh toán bao nhiêu ? bao giờ thanh toán ? nếu không thanh toán thì xác nhận từ ngày đó đến ngày đó phải chịu phạt bao nhiêu tiền không?
    • Liên quan đến một công ty nước ngoài trong giao dịch mua bán ở vụ án này.(Nguyên đơn yêu cầu khi khởi kiện căn cứ vào con dấu của pháp nhân này khi Bị đơn là đại diện và toà án xác định thế )  .  Vậy, khi khoản nợ phát sinh thì có bằng văn bản của công ty nước ngoài này yêu cầu Bị đơn (đại diện) phải trả các khoản tiền nợ còn lạị của công ty nước ngoaì khi mua bán hàng không?
    • Theo ý kiến của toà Phúc thẩm tối cao khi huỷ án xác định : Trước khi Bị đơn đại diện công ty nước ngoài ký thoả thuận mua thì công ty trong nước vẫn xuất hang. Hô xuất hàng cho ai ? và khoản “ nợ” Nguyên đơn đòi này thuộc về ai ? xuất phát từ đâu ? giữa Nguyên đơn và Bị đơn đã được đối chiếu chưa ? (đây mới là lý do Toà án Phúc thẩm hủy án trả về , chứ bản thoả thuận hàng XK mới không phải là mục đích chính. Vì bản thoả thuận nào thì cũng có một điều khoản quan trọng đó là : sẽ có những hợp đồng mua bán riêng và thoả thuận riêng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa người mua và người bán  )

    Như vậy trở về Toà sơ thẩm cần làm rõ  :

    -       Khoản tiền pháp nhân kia đòi xuất phát đểm từ đâu ? hợp đồng mua bán nào ? ( các Hợp đồng này do ai ký? Và trong hợp đồng đó nghĩa vụ quyền lợi hai bên xác định như thế nào? Khi phát sinh tranh chấp thì sẽ khởi kiện tuân thủ theo pháp luật tại Toà án nào ? Việt Nam hay nước Ngoài ? kinh tế hay dân sự ? )

    -       Chứng từ chứng minh gồm những chứng từ nào ? so sánh đối chiếu lại có trùng khới nhau không? Có hoá đơn tài chính ( gọi là hoá đơn đỏ) hay Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho ( cũng màu đỏ trên đó có tiêu đề ghi rõ “Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho”như thế mới được công nhận) đính kèm không?

    -       Số liệu cuối cùng được đối chiếu dựa trên những giấy tờ hợp pháp khi mua bán tuân thủ theo pháp luật  tại Việt Nam sẽ xác định còn nợ hay không còn nợ và ai sẽ phải trả nợ? ai sẽ được hưởng lợi từ số tiền dư khi đối chiếu

    Từ những chứng cứ và những trình bày điều tra xem xét lại Toà án Sơ thẩm sẽ bác đơn của Nguyên đơn hay chấp nhân đơn của họ. Đồng thời Toà án Sơ thẩm lần tới sẽ căn cứ lại đơn khởi kiện để xác định “đòi nợ cá nhân” hay “ tranh chấp về những hợp đồng mua bán “ mà hai bên có giao dịch.

    Theo những gì chị đưa lên diễn đàn em nhận thấy : Những chứng cứ hợp pháp liên quan đến giao dịch mua bán kinh tế được công nhận trong vụ án của bạn chị “không có cửa” để xuất hiện trong hồ sơ đâu khi mà người ta không muốn nó xuất hiện vì nếu nó xuất hiện cũng có nghĩa : Vụ kiện này Nguyên đơn khởi kiện sai đối tượng, vì thế không dễ gì người ta nộp chứng cứ bất lợi vào .  thứ 2/  nữa chứng cứ để chứng minh cho khoản tiền được gọi là “ nợ cá nhân” trong vụ án này (đọc trên diễn đàn như chị nói) đều thuộc về chứng cứ giao dịch giữa các pháp nhân với nhau . (bạn chị ) chỉ có một phần nào trách nhiệm liên quan đến bởi một số giấy tờ bạn chị có  ký  uỷ quyền cho một số người thay mặt giao dịch ( xem thời hạn uỷ quyền và nhiệm vụ của ngưồi được uỷ quyền ) . Nhưng giao dịch này gồm những vụ việc gì thì phải xem xét kỹ lại. ( người được uỷ quyền công việc có làm đúng chức năng của mình không) khi có phát sinh tranh chấp thì người đó chịu trách nhiệm gì trong uỷ quyền có nêu không) . Thứ 3/ Vấn đề chính của đối chiếu là các con số vì thế bạn chị phải công tất cả lại, xem từng bút lục rồi lọc ra so sánh lại từng tờ một  Vd : chứng từ như phiếu xuất kho, hoá đơn tài chính, tờ khai hải quan, phiếu báo có từ ngân hàng ( nếu chuyển tiền qua ngân hàng) phiếu thu tiền mặt ( nếu thu trực tiếp) những chứng từ đó thể hiện tiền mua hàng ( số tiền mì trong các tờ khai hang hoá bạn chị phải tac1h riêng ra vì tờ khai là tờ khai chung ) Trong các tờ khai này có tên và địa chỉ người nhận hàng So sánh lại có tờ nào mang tên bạn chị không ? so với số liệu Nguyên đơn chứng minh có khớp nhau không? Cái nào khớp thì lọc ra, cái nào không khớp thì ghi riêng ra , vì đó là sự mâu thuẫn giữa chứng cứ và giải trình. Thứ 4/ Những chứng từ đó có hợp pháp không ? các Hợp đồng mua bán được căn cứ theo (Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989) do ai ký ? trong các Hợp đồg mua bán đó có nội dung gì ? mặt hàng mua bán là gì ? đơn giá mặt hàng, số lượbng bao nhiêu ? thành tiền bao nhiêu ? thanh toán thế nào ? trả ngay hay trả chậm ? thời gian trả . Trả qua ngân hàng ( tài khoản)  hay trực tiếp thu ? tất cả những điều đó đều có trong những hợp đồng mua bán riêng hoặc những thoả thuận bằng văn bản giữa hai bên (theo như thoả thuận mua bán hàng XK mà họ căn cứ vào để khởi kiện). 5/ Có hoá đơn tài chính không? Ai ký nhận ? tên người mua hàng là ai ? so sánh với các Hợp đồng mua bán đó có khớp không ? vì ký hợp đồng xong chưa chắc đã có thực hiện mua bán .

    Có mấy điểm cần các chị lưu ý :

    1/ xác định là giữa pháp nhân với cá nhân ( căn cứ vào những bài viết tại diễn đàn) thì không có phát sinh mua bán với nhau. Và nếu có thì việc mua bán này được thực hiện bởi các pháp nhân với nhau mà bạn chị chỉ là người đại diện . (nếu không có giấy chuyển nợ ) được ký kết giữa hai pháp nhân sang đại diện thì đại diện không phải chịu trách nhiệm về hành vi giao dịch  khi hai pháp nhân giao dịch mua bán.

    2/ Giữa hai bên cá nhân bạn chị và Cty nếu bạn chị thấy khó khăn quá thì đề nghị yêu cầu đơn vị kiểm toán tham gia và bạn chị là người phải trả cho phí cho đơn vị kiểm toán . ( theo em thì họ tính phí khá cao, nhưng tính an toàn tuyệt đối chính xác và trung thực của kiểm toán có giá trị về pháp lý. ( nếu có nợ) bạn chị phải trả nợ. mà kiểm toán xác định (không có nợ) thì thôi. Kiểm toán rất công bằng

    3/ Nguyên đơn có thể đã dấu hồ sơ được luât pháp công nhân đi ví dụ  như  : Hợp đồng mua bán kinh tế, hoá đơn tài chính, phiếu xuất kho, tờ khai hải quan  ( vì đưa ra sẽ là chứng cứ bất lợi cho họ) bởi vì chỉ cần căn cứ vào những giấy tờ như : Hợp đồng mua bán bao nhiêu hàng? Đơn giá, thành tiền ? thời gian thanh toán , so sánh đối chiếu với Hoá đơn tài chính với phiếu xuất kho, với tờ khai hàng hoá xuất khẩu của Hải quan chứng nhận ( trên những giấy tờ em vưà nêu ở trên sẽ có tên người giao dịch ( là bên mua ) . Đối chiếu khớp đúng tên bạn chị và dư nợ  thì việc khởi kiện là đúng. Mà đối chiếu không khớp thì là Nguyên đơn kiện sai đối tượng . Hoặc để chuyển nợ từ pháp nhân sang cá nhân . Vì thế Nguyên đơn sẽ không nộp chứng cứ chứng minh mà bất lợi cho họ đâu , họ sẽ  cho lời khai nhập nhằng . Còn nữa : với kiểu nộp chồng chồng các chứng cứ trùng nhau liên tục như chị nói, chị nói bạn chị coi có đúng vậy không ? số lượng bút lục kèm với lời giải trình của họ sẽ không có thẩm phán nào đọc hết đâu.

    +++ Trong khi mỗi giải trình một khác nhau dù là một vụ việc (xào qua nấu lại thôi) . Chắc chắn nhất để xác minh em khuyên chị nói bạn của chị đến Thuế mà hỏi vì HỒ SƠ THUẾ SẼ LƯU GIỮ RẤT LÂU. ( nếu Thuế  khô ng còn lưu giữ nữa) vì tính đến hôm nay bạn chị mới yêu cầu . Thì  ở đây bạn chị phải lưu ghi nhớ (  thời gian Nguyên đơn khởi kiện bạn chị là năm 2003)  như thế các chứng từ pháp lý trong giao dịch mua bán giữa hai bên ( như hoá đơn tài chính ) người bán họ vẫn phải giữ ( nếu không có tức cũng không có giao dịch mua bán phat1 sinh) . Khoản tiền 228.908,69 USD là một số tiền lớn nếu quy đổi ra tiền đồng Việt Nam thời gian này cũng gần 3 tỷ đồng ( có cả số lẻ đồng và hào ) nếu khách mua hàng nợ thì sẽ phát ở  báo cáo là “ nợ “ chưa trả . Thuế sẽ có tất cả những gì bạn chị cần tìm .

    -       Nếu họ bán theo nội địa cho bạn chị và bạn chị xuất đi thì phải có hoá đơn tài chính ,( căn cứ vào hoá đơn này để báo cáo khi thuế kiểm tra , và thuế của nội địa gọi là có thuế doanh thu của người bán hang.  

    -       Nếu xuát khẩu thì em (biết thời điểm này thuế xuất là 0 % ) số 0% được miễn này là để khuyến khích tất cả các nhà sản xuất trong nước. Cho nên khi làm hàng họ sẽ có thu mua vật liệu mua đầu vào, sản xuất thành phẩm và bán xuất đi. Nếu Cty này có xuất khẩu thì họ sẽ được miễn thuế doanh thu. (để miễn thuế doanh thu người sản xuất bán hang  sẽ có đủ giấy tờ chứng minh với cục thuế như:  các tờ Hoá đơn ngoại thương, tờ khai hải quan , Hơp đồng uỷ thác XK ( khi họ ký Uỷ thác XK với đơn vị có chức năng XK nhận uỷ thác ) căn cứ vào những giấy tờ được miễn thuế doanh thu  mặt hang do sản xuất mà bán ra ( thời điểm này, căn cứ vào những chứng từ này họ sẽ được hoàn thuế)

    Như vậy : Trong báo cáo Thuế sẽ có : +++Doanh thu bán hàng ( doanh thu này sẽ bị theo biểu thuế đối với từng mặt hàng bán trong nước .+++ doanh thu xuất khẩu được miễn thuế .( doanh thu này căn cứ vào các tờ khai hàng hoá xuất ( nhà sản xuất hàng bán hàng để xuất khẩu ) +++ khách hang còn nợ .

    -       Các chị phải hiểu là  thuế xuất 0% được ưu đã dành cho cả người bán lẫn người mua . Người bán sẽ được miển thuế doanh thu khi trình đủ giấy tờ. Còn nếu không sẽ bị phạt và giá trị mặt hàng không giấy tờ xuất khẩu sẽ bị tính thuế doanh thu ( vậy trong báo cáo thuế có thấy họ bị phạt không? mức phạt là bao nhiêu ? vì có thể để che dấu họ sẽ đổ thưà tại bạn chị . Căn cứ vào mức phạt không có giấy tờ chứng minh bạn chị sẽ biết là “ sự đổ thưà” của Nguyên đơn dành cho mình hay cho người có nghĩa vụ và quyền lợi lien quan là đúng hay sai ?

    -       1 lưu ý nữa là : một hợp đồng uỷ thác xuất khẩu có thể là xuất cho nhiều người . vì thế chỉ cần căn cứ vào 2 chứng cứ gốc  Hoá đơn tài chính và Tờ khai hải quan

    Em cũng muốn nhắc chị lần nữa chắc là không thừa : Nguyên đơn khởi kiện thì Nguyên đơn  sẽ chứng minh bằng chứng cứ ( chứng từ, hợp đồng, số liệu kế toán, hoá đơn gốc ). Chị cứ từ coi lại và phải so sánh kỹ coi khớp không? Có đúng không.

    3/ Về tờ giấy bạn chị ký ngày 6/8/1999 chị phải nhớ nhắc bạn chị “ trên đó như chị viết ở câu chuyện vụ án trên diễn đàn ghi rõ là “đối chiếu công nợ” vậy chị nhớ nhắc bạn chị Nếu tiêu đề  “đối chiếu công nợ” tức là “đối chiếu “ chứ không phải “ xác nhận “ mà đã gọi là “đối chiếu” thì phải có những nội dung được đối chiếu như : ghi rõ con số dư nợ tiền xuất khẩu này xuất phát từ Hợp đồng mua bán kinh tế xuất khẩu nào ? ai ký ? từ những Hoá đơn tài chính bán hàng nào ? đã trả bao nhiêu ? còn lại bao nhiêu trong đó không? tiền đồng Việt Nam quy ra tiền đô la Mỹ hay thế nào ? hay chỉ tiền đô la Mỹ ? ( nếu là đô la Mỹ thì phải theo quy định của Pháp lệnh ngoại hối điều khoản 22 . Hoặc phải có các quyết định chính thức của Thủ tướng cho phép nhận đô la Mỹ giao dịch bán buôn bằng ngoại tệ. ( các ngoại tệ không phải là đồng tiền Việt thì không được mua bán và niêm yết giá , trừ ngân hang và các tổ chức tín dụng )

    Nếu không có những khoản mục em vưà nêu ra thì tờ giấy này sẽ là vô hiệu .

    -        Chị có nói chồng chị là người nhìn thấy Nguyên đơn đe dọa tính mạng bạn chị để ký nói câu “ em cứ ký đi chỉ là đối chiếu thôi” thì chồng chị ra làm chứng tại phiên Toà là tốt nhất . Vì như thế tờ giấy bạn chị ký bởi sự ép buộc và hành vi đe dọa tính mạng cũng sẽ là vô hiệu .

    Những điều em vưà nêu Ls nào bọn em cũng biết rất rõ. Nhưng triển khai nó thế nào mà thôi . Chị nhắc bạn chị lưu ý đến và tìm tài liệu đọc. Cái gì không hiểu lên diễn đàn có các Ls chuyên ngành họ sẽ giải thích và tư vấn thêm để bạn chị có thêm kiến thức cho cá nhân

    Chúc bạn của chị dành được công lý .

    Thay mặt cô bạn Bị đơn của vụ án này: Xin chân thành và rất biết ơn bạn . Chúc bạn và gia đình sức khoẻ . Vạn sự như ý.

    P/s : xin hẹn các bạn ngày khác sau xét xử Phúc thẩm tối cao vào đầu tuần sau

     
    Báo quản trị |  
  • #124037   16/08/2011

    giodong_lkt1
    giodong_lkt1
    Top 500
    Female


    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2011
    Tổng số bài viết (171)
    Số điểm: 1660
    Cảm ơn: 197
    Được cảm ơn 43 lần


    em mới chỉ là sv năm 3,ko giúp đc j cho chị,chị thông cảm nhé.vụ án quá phức tạp do sự cố tình không chịu hiểu của bà thẩm phán.
    nhiều chứng cứ đưa ra rất thuyết phục như vậy mà bị gạt đi hêt.
    hỏi gì hỏi lạ,nêu vấn đề ngôi nhà đã bán từ lâu và việc đang cư trú tại ngôi nhà không thuộc quyền sở hữu của chị ấy vào đây làm gì hả bà thẩm phán.?

    lại còn muốn gỡ bỏ lệnh cấm xuất cảnh phải nộp tiền thế thân?

    hóa đơn tài chính,khai báo thuế...........

    thành thật chia sẻ nỗi vất vả mà các chị đang gặp phải.
    nói mọi người cố lên cũng chỉ là nói suông.chúc mọi người sớm tìm lại được công lý.

    family=father and mother,i love you.

    learn to love yourself!

     
    Báo quản trị |  
  • #129042   08/09/2011

    namdhhd
    namdhhd

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:25/08/2011
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    em đọc từ 10h sáng mà đến 4h chiều mới xong, hoa cả mắt. đúng là một vụ án ly kỳ. không biết kết quả của vụ án sao rồi chị HuongAnh. nhớ thông tin lên đây chị nhé sớm, thấy lập luận của chị trong này cũng chẳng khác gì một luật sư thực thụ. chúc chị và bạn chị sẽ thành công.
     
    Báo quản trị |  
  • #130793   15/09/2011

    HuongAnh
    HuongAnh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2009
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Xin chào các bạn,

    Xin các bạn thứ lỗi, hôm nay tôi mới về lại và mới đưa tin về vụ án này đến với các bạn được.

    Cảm ơn tất cả các bạn đã quan tâm và theo dõi câu chuyện có thật này.

    ( tôi xin được viết ra dưới dạng vưà viết vưà “ bình loạn ngoài lề” về vụ án nhé .

     

    Như đã đưa tin : Ngày 9/8/2011 Phiên Toà Phúc thẩm tối cao đã mở phiên xét xử công khai vụ án “ Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá – đòi tiền nợ còn thiếu “

     

    Hội đồng xét xử gồm : Chủ Tọa - Thẩm phán Phạm Hùng Việt. Thẩm phán Trương Vĩnh Thuỷ - Thẩm phán Huỳnh Sáng .

     

    Luật sư bảo vệ cho Nguyên đơn ( Cty TNHH Sản xuất Hoàng Lê ) : Ls : Phan Trung Hoài và Ls Nguyễn Đăng Trừng .

     

    Luật sư bảo vệ cho Bị đơn : Ls Cao Ngọc Khuynh ( bảo vệ cho bà DPH) và Ls Nguyễn Văn Hiệp ( bảo vệ cho ông DHN) .

     

    Vụ án bắt đầu từ 08h sáng ngày 9/8/2011 và kết thúc  lúc 16h30’ cùng ngày .

    Thay mặt Hội đồng Thẩm phán Phúc thẩm đã tuyên : bác  yêu cầu kháng cáo của Nguyên đơn và giữ nguyên quyết định của bản án Sơ thẩm

    Xử :

    -       Bác yêu cầu khởi kiện của Cty TNHH Sản xuất Hoàng Lê ( có ông Nguyễn Anh Tuấn làm đại diện theo pháp luật ) đòi bà DPH và ông DHN  trả nợ .

    -       Huỷ bỏ toàn bộ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 679/QĐADBPKCTT ngày 16/03/2007 của Toà án nhân dân TP HCM về việc cấm bà DPH và ông DHN xuất cảnh sang Nga.

    Theo một số người tham dự phiên Toà hôm ấy và theo cô bạn Bị đơn ( là cô âý gặp may mắn và được ơn trên ban phước lớn ) khi gặp được Hội đồng xét xử Phúc thẩm Toà án tối cao xét xử rất đúng trình tự, đúng thủ tục và rất chặt chẽ, rất sáng suốt đặc biệt là rất công minh rõ ràng và cũng rất vô tư rất công bằng theo đúng luật pháp.

     

    DIỄN BIẾN CỦA PHIÊN TOÀ PHÚC THẨM TỐI CAO NGÀY 9/8/2011 NHƯ SAU :

    Ngoài lề :  :  tôi sẽ cố gắng đưa lên đây phần diễn biến của phiên Toà này để các bạn LS ở đây biết và tham khảo.

    Vì cá nhân tôi thấy rằng : đây là diễn đàn có hầu hết các bạn Ls có trình độ hiểu biết cao và có nhiều Ls ở đây thì có tài về hùng biện trước Toà tham dự . Hy vọng là qua câu chuyện  có thật này các bạn chiêm nghiệm được nhiều điều trước mỗi khi nhận một vụ kiện nào đó, để tránh một số những đáng tiếc xảy ra khi chính mình ( người biện hộ, người bênh vực thân chủ mình ) trở thành trò cười của chính thân chủ mình và bị thân chủ mình “ mắng” mình trước mặt HĐXX  như trong câu chuyện có thật về vụ án này . ( theo tôi được biết Nguyên đơn còn có vài ba vụ kiện nữa tại Toà. Hy vọng bạn LS nào đã nhận biện hộ cho Nguyên đơn thì cũng nên cẩn thận)

    ****( Lần trước ngay tại xét xử Sơ thẩm trước mặt HĐXX Nguyên đơn ông Nguyễn Anh Tuấn mắng LS Lương Khải Ân của Bị đơn khi ông Ân hỏi ông Tuấn “ông nói ông bán hàng cho Bà H nhưng báo cáo thuế của ông năm 1996 và 9 tháng đầu năm 1997 không thể hiện doanh thu Xuất khẩu được miễn thuế, ông giải thích vấn đề này thế nào khi ông cho rằng năm 1996 ông có xuất bán hàng cho bà H và khoản nợ thực tế lại là số dư của thời gian này  “ thì Nguyên đơn quát lên  “ hỏi gì mà ngu thế, LS có học không, làm LS mà không biết là thuế xuất 0% à ”.

    ***** ( trong phiên xét xử Phúc thẩm Tối cao lần này Nguyên đơn 2 lần mắng của mình là Ls Phan Trung Hoài khi ông đặt khá nhiều câu hỏi hay để “ mở” cho thân chủ của ông giải trình. Tuy nhiên,  thay vì trả lời trả lời câu hỏi của LS Hoài trước HĐXX thì Nguyên đơn nói ngay “ LS không đọc hồ sơ à ? đề nghị LS mở bản Hợp đồng uỷ thác XK ra đọc lại điều 4 đi rồi hãy hỏi chứ  “ .

    Cũng may, LS Nguyễn Đăng Trừng chỉ trình bày phản biện chứ không hỏi thân chủ của ông ở phần xét hỏi . ( giả xử phần này ông cũng hỏi thân chủ Nguyên đơn của ông những câui hỏi có lợi cho thân chủ mình ) thì tôi cũng tin chắc ông cũng không thoát được sự “ bị mắng” của than chủ trước HĐXX  như LS Hoài . ( tôi sẽ đưa chi tiết lên đây sau )

    ************Phiên Toà diễn ra với phần xét hỏi theo thông lệ giữa Hội đồng xét xử đối với các Nguyên đơn, Bị đơn .

    Ở phần này, sau khi Chủ tọa phiên Toà hỏi Nguyên đơn kháng cáo những điều gì và sau khi nghe Ls Nguyên đơn trình bày : “xin kháng cáo toàn bộ bản án Sơ thẩm, đề nghị Toà Phúc thẩm xét xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của CTy TNHH Sản xuất Hoàng Lê đòi bà DPH và ông DHN trả cho Cty Hoàng Lê số tiền 228.908,69 USD tương đương 4.463.179.455 đồng VN và tiền lãi là : 545.234, 98 USD tương đương là : 10.632.082.110 đồng VN .

    Tiếp tục duy trì BPADKCTT : cấm xuất cảnh đối với ông DHN và bà DPH theo quyết định 679/QĐADBPKCTT ngày 16/03/2007 của TA ND TP HCM “

    1/ *********Ông Nguyễn Anh Tuấn, GĐ – Cty TNHH SX Hoàng Lê trình bày bổ sung thêm : ông cho rằng hai bản thoả thuận mua bán hàng XK 1 do ông DHN ký ngày 20/5/1997 và 1 do ông DmitriSmirnov ký ngày 1/4/1997 có hai con dấu khác nhau, có thể là 2 Cty khác nhau ( tôi sẽ đưa rõ vấn đề này ở phần sau  - phần các Luật sư tranh tụng ) . Đồng thời ông Tuấn khẳng định trước HĐXX là Cty ông không mua bán với người nước ngoài, không làm ăn với công ty nào ở Nga . Ông chỉ mua đứt bán đoạn và giao hàng tại kho ở Việt Nam . ( bán mặt hàng mì ăn liền mang nhãn hiệu Samex  tại nội địa) .

    Tuy nhiên khi Hội đồng xét xử hỏi chứng cứ chứng minh việc bán hàng nội địa thế nào thì ông Tuấn đại diện Cty Hoàng Lê chỉ xuất trình được phiếu xuất kho nội bộ ( loại phiếu này bất cứ ai cũng biết đó là loại phiếu xuất kho dùng để di chuyển từ kho này sang kho kia trong phạm vi của nhà máy) .

    Ông Tuấn không xuất trình được toàn bộ Hoá đơn tài chính bán hàng để làm cơ sở chứng minh cho sự khẳng định việc bán mì cho bà H và ông N là bán nội địa “.

     

     Lẽ đó : Khẳng định của ông Tuấn đại diện Cty Hoàng Lê trước hội đồng xét xử là không có cơ sở .

    ( thực tế thì  toàn bộ các tài liệu chứng từ chứng minh chứng cứ có trong toàn bộ hồ sơ của  vụ án này ( gồm gần 2000 bút lục) cũng không hề  thấy xuất hiện bất cứ 01 tờ  Hoá đơn tài chính nào, để có thể khả dĩ tạo thành 01 chứng cứ chứng minh rằng:  lời khai của đại diện Cty Hoàng Lê “ bán hàng nội địa”  trước các Hội đồng xét xử ( từ cấp Sơ thẩm đến cấp Phúc thẩm tối cao) là hợp lý và đúng sự thực).

     2/ ***********Nguyên đơn và Bị đơn đều thống nhất xác định : Bản đối chiếu công nợ đề ngày 6/8/1999 do bà DPH ký là sau quá trình đối trừ công nợ với các Hợp đồng mua bán mì ăn liền từ năm 1996 đến năm 1999.

    Tại phiên Toà các Bị đơn Nguyên đơn cho rằng :

    -       bà H cho rằng : bà không nợ Cty Hoàng Lê . Không ký kết hợp đồng kinh tế ( nội địa hay ngoại thương) về việc mua bán mì ăn liền với Cty Hoàng Lê. Bản đối chiếu công nợ ngày 6/8/1999 ghi số tiền 228.908,69 USD tiền hàng xuất khẩu là do ông Nguyễn Anh Tuấn GĐ Cty Hoàng Lê tự lập, tự ghi và ép buộc bà ký ( có 02 người làm chứng ). Bà H lập luận rằng  Để giữ mạng sống mình ( 02 đưá con của bà thời gian đó lớn nhất 12 tuổi và nhỏ nhất 5 tuổi đang ở Nga ) và để thoát ra khỏi nhà máy lúc đó  thì ngần đó chứ hơn vậy bà cũng ký . Bà H khẳng định  “đâu cũng còn có đó”  tờ giấy ngày 6/8/1999 là tờ giấy “đối chiếu công nợ” chứ không phải là giấy xác nhận nợ .

    -       Ông T cho rằng : bà H và ông N còn nợ Cty Hoàng Lê 228.908,69 USD và yêu cầu bà H ông N phải trả.

    Như vậy : Toà án Phúc thẩm phải xem xét toàn bộ các Hợp đồng mua bán giữa Nguyên đơn là Cty TNHH Sản xuất Hoàng Lê với bà DPH và ông DHN do phiá Nguyên đơn đã đưa ra. Xem xét các chứng từ là Phiếu xuất kho, Tờ khai hải quan, các giấy cam kết của ông DHN đối với Cty TNHH Sản xuất Hoàng Lê tại CAQ3 . Xem xét Cty Hoàng Lê có có mua bán với Cty Gesey – Nga hay không? Cần phải đối trừ công nợ các phiếu thanh toán do Cty Hoàng Lê đưa ra và kết luận số nợ do Nguyên đơn khởi kiện có thật hay không? Và ai là người chịu trách nhiệm thanh toán trả nợ cho Cty Hoàng Lê .

    Tại Phiên Toà xét xử Phúc thẩm ngày 9/8/2011 phần xét hỏi các Nguyên - Bị đơn trả lời như sau :

    1. ***Nguyên đơn có bán hàng xuất khẩu cho ông N bà H không? Hợp đồng mua bán ký kết thế nào ?

    +++++Nguyên đơn trả lời khẳng định : Thưa HỘI ĐỒNG XÉT XỬ, Nguyên đơn bán mì cho ông N và bà H bằng “ Thoả thuận mua bán hàng xuất khẩu ghi ngày 2/3/1997” Thoả thuận này Nguyên đơn đã ký đóng dấu trước 08 bản và gửi sang Nga nên ông N bà H nhận được thì đã  ký tên vào . Nguyên đơn không biết Cty Gesey là Cty gì . Sau đó bà H ông N còn ký nhiều Hợp đồng mua bán mì ăn liền với Cty Hoàng Lê. Cụ thể là bà H ông N nhờ Cty Thiên Minh ký mua bán mì với Cty Hoàng Lê ( năm 1996 ) và năm 1997 vì Cty Hoàng Lê chưa có chức năng XNK trực tiếp nên bà H ông N đã nhờ ông ký Hợp đồng ba bên ( Hoàng Lê – Gesey – XNK Chè Lâm đồng). Nguyên đơn bán mì cho bà H ông N là bán Nội địa. Hàng giao tại cửa kho. Bên người mua muốn chở đi đâu hay mang đi vứt, đốt thì Nguyên đơn cũng không quan tâm . Toàn bộ Phiếu xuất kho của Nguyên đơn đã có trong hồ sơ Toà án đấy.

    1. ***Bị đơn bà H có mua bán mì với Cty Hoàng Lê không ? bà đã ký bao nhiêu hợp đồng mua bán mì với Cty Hoàng Lê ? tại sao bà lại uỷ quyền cho một số người thay mặt bà kiểm tra số lượng chất lượng mì tại Cty Hoàng Lê ?

    Bà H trả lời trước Toà :

    a)    Bà có ký trực tiếp duy nhất  với Cty Hoàng Lê 01 Hợp đồng mua bán mì ăn liền ngày 8/4/1996 ( Container mì này là hàng mẫu ) .Hợp đồng mua bán ,mì này là dựa trên các điều luật quy định của Chính phủ về Hợp đồng kinh tế năm 1989 . Tôi mua của Cty Hoàng Lê 01 Container mì ăn liền với đơn giá 0.064USD/ gói . Trị giá 01 Container mì này là 10.240 USD. Điều khoản thanh toán là : trả ngay lập tức 50% và trả sau 2 tháng là 50% . Sau đó để xuất được 01 Container mì này sang Nga cho bà H thì Cty Hoàng Lê ký Hợp đồng uỷ thác XK với Cty XNK DV Cẩm Thành ở Quảng Ngãi . Hợp đồng này cũng ghi rõ xuất 01 Cntainer mì trị giá 10.240 USD . Vào ngày 9/4/1996 và ngày 10/4/1996 việc xuất hang thành công thể hiện tại Tờ khai Hải quan xác định đã thông quan 01 Container mì cũng trị giá tổng là 10.240 USD . Nếu tôi còn nợ tiền Hợp đồng mì năm 1996 do tôi đơn phương ký này thì khoản nợ sẽ là 5120 USD và theo điều 5 quy định của Hợp đồng này thì Cty Hoàng Lê đã khởi kiện tôi tại Toà án kinh tế . Nhưng tôi cũng đã trả hết nợ lẽ đó mà Cty Hoàng Lê không khởi kiện bởi Hợp đồng này . Vì lý do gì bây giờ Cty Hoàng Lê đưa Hợp đồng này vào vụ án thì tôi không rõ. Đề nghị HĐXX xem xét kỹ để xét xử công bằng cho tôi .

       b) Sau 01 Container mì mua làm hàng mẫu này  bà H  không ký bất cứ một Hợp đồng mua bán mì nào với Cty Hoàng Lê nữa mà chuyển sang làm đại diện cho Cty Gesey . Hưởng lợi nhuận là  % hoa hồng trị giá trên những Hợp đồng sẽ do bà ký kết . Tuy nhiên sau khi Cty Gesey ký Hợp đồng đại diện với bàH thì cũng đồng lúc những Hợp đồng mua bán mì giữa hai bên Gesey và Hoàng Lê quá lớn nên ( như bà H trình bày) “họ trực tiếp ký kết với nhau không thông qua tôi  nữa. Tôi chỉ còn chịu mỗi trách nhiệm trước Cty Gesey đó là : thay mặt Gesey kiểm tra số lượng và chất lượng mì khi xếp vào Container. ( Phần này tôi xin được trình bày rõ sở dĩ tôi nhận việc này từ Gesey và sau này có ký một số giấy uỷ quyền cho những người khác thay mặt tôi theo dõi số lượng và chất lượng lên container như Cty Hoàng Lê trình Toà án là vì cá nhân tôi có những mặt hàng mua trôi nổi khác như : nước tương Nam Dương, đậu phộng Tân tân, cà pháo, tương ớt Cholimex, nước mắm, dây thun, vvv…) . Tôi chưa hề ký uỷ quyền cho bất cứ ai thay mặt tôi đối chiếu công nợ với Cty Hoàng Lê

     

    ( Còn tiếp)

     
    Báo quản trị |  
  • #131355   16/09/2011

    luanvivan
    luanvivan

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/04/2011
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    chào chị HUONGANH
    em đã theo dõi vụ việc này rất lâu, quả thật rất phức tap, người bạn của chị đã chịu nhiều oan khuất, nay công lý đã được thực thi. chúc mùng cho người bạn của chị. 
    quả thật con đường đi tìm công lý rất khó khăn, việc xét xử của các thẩm phán chưa nghiêm minh, còn nhiều sai trái. tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vị thẩm phán công chánh, làm việc công bằng, mong chị và người bạn của chị luôn có niềm tin.
     
    Báo quản trị |