Khảo sát thực tiễn cho thấy tình hình sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác ở Việt Nam đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng nhanh qua các năm, xác định những ảnh hưởng của rượu, bia. Mới đây, Quốc hội đưa ra Dự thảo luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia với những nội dung nổi bật sau:
1. Với mục đích kiểm soát rượu, bia bảo đảm an toàn giao thông tại Điều 16 của dự thảo, người điều khiển xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng đường bộ; tàu bay, tàu hỏa và các phương tiện giao thông đường thủy không được có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi tham gia giao thông.
Có 2 Phương án sau đây:
+ Phương án 1: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không được có nồng độ cồn trong máu vượt quá 30mg/100ml máu hoặc 0,15mg/l lít khí thở khi tham gia giao thông.
+ Phương án 2: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không được có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi tham gia giao thông.
2. Nghiêm cấm khuyến mại rượu, bia trực tiếp cho người tiêu dùng; dùng rượu, bia làm giải thưởng cho các cuộc thi; cung cấp rượu, bia miễn phí. (Điều 8)
3. Khoản 1, Điều 9 quy định Cơ sở sản xuất; cơ sở kinh doanh phân phối, bán buôn, đại lý bán lẻ rượu phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đối với bán lẻ rượu trực tiếp đến người uống tại chỗ có 2 phương án:
+ Phương án 1:
Cơ sở bán lẻ rượu trực tiếp đến người uống tại chỗ phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Phương án 2:
Cơ sở bán lẻ rượu trực tiếp đến người uống tại chỗ không phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải tuân thủ các quy định khác của Luật này.
4. Các trường hợp không được uống rượu, bia
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang trong thời gian làm việc, thời gian nghỉ giữa các ca trong ngày làm việc.
- Uống rượu, bia tại địa điểm không được bán rượu, bia theo quy định tại Điều 12 Luật này.
- Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới tham gia giao thông theo quy định tại Điều 15 Luật này.
- Người dưới 18 tuổi.
Dự thảo quy định các biện pháp kiểm soát giảm mức tiêu thụ rượu, bia bao gồm: Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia; Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư trong phòng, chống tác hại của rượu, bia; Trường hợp không được uống rượu, bia; Các biện pháp kiểm soát trong khuyến mại, quảng cáo, tài trợ rượu, bia….
>>> Xem chi tiết tại file đính kèm dưới đây