CÁCH HỌC HIỆU QUẢ VÀ MỘT SỐ ĐỀ THI MÔN LUẬT DOANH NGHIỆP

Chủ đề   RSS   
  • #447421 22/02/2017

    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    CÁCH HỌC HIỆU QUẢ VÀ MỘT SỐ ĐỀ THI MÔN LUẬT DOANH NGHIỆP

    >>> Toàn bộ điểm mới Luật doanh nghiệp 2014

    >>> So sánh công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần

    >>> So sánh Công ty TNHH 1 thành viên với DNTN

    >>> So sánh chi nhánh và văn phòng đại diện

    >>> Phân biệt hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp

    >>> Những điều cần biết về con dấu tròn, con dấu vuông

    >>> So sánh giữa pháp nhân và thương nhân

    >>> 18 câu hỏi – đáp phổ biến về hộ kinh doanh

    >>> Các trường hợp thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư

    >>> Sự khác nhau giữa công ty con và chi nhánh

    >>> Tập hợp văn bản hướng dẫn 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

    >>> Sơ đồ các mối quan hệ thân thiết bị cấm tại doanh nghiệp

    >>> Chuyên trang nghiên cứu dành cho doanh nghiệp

    CÁCH HỌC VÀ LÀM BÀI THI MÔN LUẬT DOANH NGHIỆP ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO

    Chúng ta cần học môn Luật doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả?

    Để học hiệu quả luật doanh nghiệp, mình vận dụng các bước sau:

    Bước thứ nhất: Chia ra theo từng chủ đề chính, làm thành các chuyên mục.

    Bước thứ hai: Trong mỗi chủ đề, cần nắm được nội dung chính của nó , khái niệm cơ bán và các văn bản pháp lí liên quan.

    Bước thứ ba: Lập sơ đồ tư duy, chi tiết hóa những nội dung trên

    Bước thứ tư: Liên hệ thực tiễn thông qua nhiêu phương tiện khác nhau.

    Sau khi vững kiến thức cơ bản cũng như có một số thông tin về một số ví dụ cụ thể trên thực tiễn, mình thường bình luận, xem xét, đưa ra quan điểm cá nhân quy định đó đã phù hợp thực tiễn hay chưa. Ngoài ra, mình còn liên hệ giữa các văn bản pháp luật liên quan khác.

    Trong những buổi học hoặc sinh hoạt với các thành viên trong nhóm luật, mình sẽ đưa chủ đề đó ra bàn luận, mọi người cùng nhau nêu ý kiến.

    Về phương pháp làm bài thi hiệu quả,mình xin chia sẻ như sau:

    Đề thi các môn luật thường có ba phần, các bạn cần đọc kĩ đề , và phân nó vào chủ đề nào bạn đã chia trước đó.

    - Phần nhận định đúng sai: Nếu đã có học bài và nắm được tinh thần của luật, khi đọc và xác định phạm vi của câu nhận định, bạn sẽ hình thành ngay quan điểm đúng/sai về câu nhận định đó trong não bộ. Vấn đề còn lại của bạn là trình bày câu trả lời và tìm điều luật quy định làm căn cứ.

    Có môt lưu ý cho các bạn như sau: Đa số, khi làm phần nhận định các bạn có xu hướng đưa  cơ sở pháp lí và kết luận ngay hoặc tìm một ví dụ sai thì câu nhận định đó sẽ sai. Cách làm của các bạn không sai nhưng sẽ không đạt được điểm tối đa. Bởi lẽ, giảng viên sẽ đặt ra một nghi vấn liệu bạn hiểu bài , có kiến thức hay chỉ “ học vẹt” hoặc đó không phải sản phẩm của bạn, thiếu tính logic,….

    - Phần lí thuyết: phần này không yêu cầu quá nhiều kĩ năng. Cốt yếu bạn phải hiểu đúng đề, trả lời đúng trọng tâm , đưa ra căn cứ rõ ràng và lập luận logic. Cá nhân mình thường xem câu trả lời có bao nhiêu ý chính, từ đó sắp xếp các ý chính thành các luận điểm theo một trình tự thích hợp.

    - Phần bài tập tình huống: các bạn cần lưu ý thời gian sự kiện pháp lí sảy ra, đối tượng mà luật điều chỉnh, hiệu lực của văn bản pháp luật,… Từ các yếu tố trên, bạn phải chọn ra đúng văn bán pháp luật phù hợp để làm căn cứ, giải quyết tình huống nêu ra.

    Sau đây là một số văn bản pháp luật Luật doanh nghiệp thường sử dụng nhất:

    Luật doanh nghiệp 2014 :được Quốc hội ban hành ngày 26/11/2014, có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2015

    Nghị định 78/2015/NĐ-CP: Được Chính phủ chính thức ban hành ngày 14/9/2015 quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đăng ký hộ kinh doanh; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2015.

    Nghị định 81/2015/NĐ-CP: : Về Công bố thông tin của Doanh nghiệp Nhà nước do Chính phủ ban hành ngày 18/9/2015, có hiệu lực kể từ ngày 5/11/2015.

    Nghị định 96/2015/NĐ-CP: Được Chính phủ chính thức ban hành ngày 19/10/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp 2014, có hiệu lực kể từ ngày 8/12/2015.

    >>> Xem toàn bộ văn bản pháp luật doanh nghiệp tại đây.

    MÌNH SẼ LIÊN TỤC ĐĂNG LÊN CÁC BÀI TẬP NHẬN ĐỊNH, TÌNH HUỐNG, CÂU HỎI LÍ THUYẾT LIÊN QUAN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP, CÁC ĐỀ THI LUẬT DOANH NGHIỆP TẠI TOPIC NÀY. CÁC BẠN NHỚ THEO DÕI THƯỜNG XUYÊN NHÉ! MỌI THẮC MẮC VUI LÒNG ĐỂ LẠI TẠI ĐÂY!

    CHÚC CÁC BẠN MỘT NGÀY LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP TỐT!

     
    67361 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn Anh_Trinh vì bài viết hữu ích
    conan1979 (26/03/2018) HIEN032012 (21/10/2017) HoaBatTu1209_d (16/10/2017) fdfdsfd (09/03/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

9 Trang «<2345678>»
Thảo luận
  • #447386   21/02/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100064
    Cảm ơn: 3496
    Được cảm ơn 5362 lần
    SMod

    "quy định của BLHS" và "thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự" là hai khái niệm khác nhau. Nên dùng thuật ngữ cho đúng.

    vothiphuongthu viết:

     

    ntdieu viết:

     

    Không thể đồng ý với các ý gạch chân bên dưới

    Theo luật Việt Nam thì cả BLHS 1999 điều 111 hoặc BLHS 2015 điều 141 đều chỉ quy định "người nào" chứ không nói rằng chỉ có nam giới mới có thể gây tội hiếp dâm.

    Còn ở Mỹ thì 10 U.S. Code § 920 - Art. 120 cũng nói về "any person".

    Như vậy nói về chủ thể gây tội hiếp dâm thì luật của Việt Nam hay luật của Mỹ đều có quy định giống nhau.

     

    vothiphuongthu viết:

     

    Tội hiếp dâm thực ra là một tội khó xử ngay từ khâu định nghĩa. Chẳng hạn theo luật pháp Việt Nam, chủ thể gây tội hiếp dâm là nam giới, nạn nhân là nữ giới (theo quy định ở Bộ luật Hình sự). Tuy nhiên, luật pháp của một số nước, ví dụ Mỹ, lại cho rằng chủ thể của tội này là bất kỳ kẻ nào buộc một người khác ở bất kỳ độ tuổi nào phải tham gia vào quan hệ tình dục với mình bằng cách sử dụng vũ lực, đe dọa mà người đó không đồng ý, hoặc không ý thức được, hoặc bị mất khả năng kiểm soát hành vi… Có nghĩa là chủ thể của tội này có thể là nam giới, nữ giới hoặc người đồng tính, thậm chí là hai vợ chồng, nếu một trong hai người bị buộc phải quan hệ tình dục trái ý muốn của bản thân.

    ...

     

     

     

     

    Theo mình thấy thì tuy quy định của BLHS không chỉ rõ giới tính của chủ thể của tội hiếp dâm nhưng thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự chỉ coi nam giới là chủ thể của tội phạm này!

     
    Báo quản trị |  
  • #447408   21/02/2017

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    vothiphuongthu viết:

    Theo mình thấy thì tuy quy định của BLHS không chỉ rõ giới tính của chủ thể của tội hiếp dâm nhưng thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự chỉ coi nam giới là chủ thể của tội phạm này!

    Chào bạn.

    Bạn tham khảo tại đây: http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/hanh-trinh-pham-toi-kho-tin-cua-my-soi-12816.html

     

     
    Báo quản trị |  
  • #384246   20/05/2015

    hưởng án treo

        K biết gia đình anh G thường không có người ở nhà vào buổi sáng. Khoảng 9 giờ sáng ngày 10/02/2013, k phá khóa vào nhà anh G để trộm cắp tài sản. Khi K đang đắt chiếc xe SH ( trị giá 150 triệu đồng ) của anh G ra đên sân thì đúng lúc đó anh G về nhà, phát hiện và bắt giữ. K bị Tòa án xử phạt 3 năm tù về tội trộm cắp sản. Hỏi:

    1.     Xác định loại tội phạm ( theo cách phân loại tội phạm theo khoản 3 Điều 8 BLHS) và giai đoạn thực hiện tội phạm đối với tội trộm cắp tài sản mà K đã thực hiện trong vụ án trên và giải thích rõ tại sao?

    2.     Giả sử K mới 15 tuổi 6 tháng khi thực hiện hành vi nói trên thì K có phải chịu TNHS không? Tại sao?

    3.     Tòa án có thể xét cho K được hưởng án treo không? Tại sao?

    4.     Giả sử K đã chiếm đoạt được chiếc xe máy và theo thỏa thuận từ trước với N ( người chuyên mua bấn xe máy cũ ), K đã bán chiếc xe này cho N lấy 30 triệu đồng thì N có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao?

    câu 2. về vấn đề hưởng án treo của K thì theo phần lí luận mình được học thì nó có ghi là thời gian thử thách từ 1 năm đến năm( thời gian thử thách gấp đôi mức phạt tù). Mà án của K là 3 năm vậy thì thời gian thử thách là 6 năm vượt quá theo quy định. nên mình không biết cho K được hưởng án treo trong vụ án trên không nữa. 

    mong mọi người giải đáp giúp mình! chân thanh cảm ơn mọi người

     
    Báo quản trị |  
  • #403018   18/10/2015

    thuong372
    thuong372

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    hành vi sau đây sẽ bị xử lí như thế nào

    tùng thường xuyên bỏ học dùng tiền đóng học phí để chơi điện tử.một lần tùng vào trường lấy cắp xe đạp cuả một bạn đem đến bà minh chủ quán điện tử để lấy tiền học phí và chơi điện tử

     
    Báo quản trị |  
  • #447167   20/02/2017

    vothiphuongthu
    vothiphuongthu

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2017
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    thuong372 viết:

    tùng thường xuyên bỏ học dùng tiền đóng học phí để chơi điện tử.một lần tùng vào trường lấy cắp xe đạp cuả một bạn đem đến bà minh chủ quán điện tử để lấy tiền học phí và chơi điện tử

    Bạn cần cung cấp thêm thông tin về chủ thể: độ tuổi, năng lực TNHS và giá trị của chiếc xe mới xác định được nhé!

    Võ Thị Phương Thu

    phuongthuhcmulaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #402811   16/10/2015

    Anhhhh
    Anhhhh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/10/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Định tội thế nào đây???

    Để được Q (người đàn ông lớn tuổi, nhiều tiền và đã có vợ con) cung phụng tiền bạc cho việc ăn chơi, T (16 tuổi 3 tháng) rủ M, H, N (đều trên 16 tuổi) tổ chức liên hoan đồng thời lén bỏ thuốc ngủ và thuốc kích dục vào cốc nước uống của N làm cho N ngủ say để Q quan hệ tình dục với N. Vụ việc sau đó bị phát hiện, Q và T bị bắt.

    Câu hỏi:

    1. Xác định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của Q và T. 

    2. Hình phạt nặng nhất mà T có thể phải chịu do hành vi phạm tội của mình? .

    3. Giả sử N mới 15 tuổi 8 tháng thì tội danh và khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của Q và T có thay đổi không? Tại sao? Hình phạt nặng nhất mà T có thể phải chịu do hành vi phạm tội trường hợp này là bao nhiêu năm tù? 

    4. Giả sử, khi Q quan hệ tình dục với N, T đã dùng điện thoại chụp ảnh, quay video. Một thời gian sau Q không cho T tiền nữa, T  đã đưa các hình ảnh này cho  Q xem và yêu cầu Q với số tiền 50 triệu đồng để đổi lấy việc xó bỏ các hình ảnh trong điện thoại. Q chưa đưa tiền cho T và vụ việc bị phát hiện. Hành vi  của T có phạm tội không? Nếu có tội thì đó là tội gì và giải thích rõ giai đoạn phạm tội mà T đã thực hiện? 

     
    Báo quản trị |  
  • #400817   29/09/2015

    Công nhiên hay trộm cắp tài sản

    Các bác cho em hỏi, trong tình huống này xác định có dấu hiệu của tội gì? B chở C đến nhà E chơi thấy E đang nói chuyện với A. Sau đó E đi chợ còn A B và C ở nhà, một lúc sau A mượn xe máy của B chở Tài sản của E đi đâu không rõ, một lúc sau E đi chợ về được nghe B và C kể lại là A chở tài sản của E đi rồi A B C E là quan hệ xã hội Em mong các bác chỉ giáo!
     
    Báo quản trị |  
  • #389831   28/06/2015

    anh_vonhuc
    anh_vonhuc

    Sơ sinh

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:28/06/2015
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    xác định tội danh của các nhân vật trên

    Anh LONG và chị PHỤNG yêu nhau được hai năm nhưng cha mẹ của chị PHỤNG ngăn cản không cho hai người qua lại.và gia đình chị PHỤNG cho em trai là HẢI(9t) quan sát hành động của chị mình rồi mách lại.một hôm chị PHỤNG ra dạo phố và có em trai ở phía sau theo giỏi.vì tình yêu anh LONG cũng muốn gặp chị PHỤNG ngày ngày chờ đợi người yêu.và giờ cơ hội tới hai người gặp nhau ngoài đường và hẹn chiều nay 5h gặp tại chỗ củ.và dô tình thì em trai của chị PHỤNG nge thấy và đến trước chổ hẹn và leo lên cây dừa muốn rình xem hai người làm gì để về mách mẹ.đúng như hẹn ước thì hai người đến gặp mặt và ngồi xuống gốc dừa tâm sự.sau một hồi thì HẢI mỗi tay quá nên sửa tư thế,thì bất ngờ HẢI nhìn thấy ông BA là chủ vườn.ông BA tưởng HẢI trộm dừa nên chỉ vào mặt và lụm khúc cây lên dọa cho HẢI sợ.trong lúc sợ hãi thì HẢI tuột lẹ xuống và đạp trúng vào buồng dừa khô rớt vào đầu của chị PHỤNG và anh LONG bị đứt lưỡi mà chết....

    vậy xin các bạn anh (chị) xác định người gây ra cái chết cho anh LONG để anh ấy được thanh thản ra đi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #387773   13/06/2015

    duckiaba
    duckiaba

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Mọi người giúp e làm bài tập này với ạ

    Câu 1 : Dấu hiệu về mặt khách quan của đồng phạm ? Cho tình huống xác định có phải là đồng phạm không ? Vì sao ?

    Câu 2: So sánh sự kiện bất ngờ với lỗi vô ý vì cẩu thả. Cho ví dụ minh họa ?

    Mọi người giúp e với ạ !

     
    Báo quản trị |  
  • #398621   04/09/2015

    hoanglai94
    hoanglai94

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/09/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    mối quan hệ giữa tội phạm cụ thể và tình hình tội phạm

    ai chỉ giùm mình với .. mối quan hệ giữa chúng là gì z ??

     
    Báo quản trị |  
  • #380155   21/04/2015

    eck123
    eck123

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2013
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 1 lần


    Trưởng ông an xã phạm tội Cưỡng đoạt TS hay Lạm dụng chức vụ quyền hạn?

    Thưa chú Luật sư, cháu có thắc mắc về việc định tội danh của một tình huống như sau:

    "A, M,N, H cùng xã.  A là trưởng công an xã. M và N là hai xã viên. A cùng M và N đến tiệm vàng của H (H là chủ tiệm vàng ) và Nói là có tin báo cho rằng H đang tàng trữ trái phép số vàng và đòi H 150 triệu đồng để giải quyết "êm thấm". H sợ hãi và đưa 150 triệu cho 3 đối tượng này. Định tội danh cho A, M,N "

    Thưa chú, A  phạm tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản(điều 280blhs), M, N đồng phạm hay A phạm tội Cưỡng đoạt tài sản(điều 135), M, N đồng phạm?

    Dấu hiệu chủ thể tội của A ? A có chức vụ quyền hạn không? căn cứ cụ thể là gì?

    Kính mong chú giải đáp giúp cháu trong thời gian gần nhất ạ. Cháu cảm ơn chú ạ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #359448   28/11/2014

    mjtbu0n
    mjtbu0n

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Lấy một ví dụ về một hành vi thực hiện pháp luật hình sự. Hành vi đó làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật nào?

    Giúp mình với ạ :)

     
    Báo quản trị |  
  • #406344   12/11/2015

    hieukhotinh
    hieukhotinh

    Sơ sinh

    Đồng Tháp, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào luật sư

     A có laptop trị giá 15 triệu, khi A đi vắng B kêu C lại và nói bán laptop đó cho C với giá 5 triệu, C đồng ý và đưa trước cho B 1 triệu. Khi C vừa ra tới cửa thì cùng lúc đó A về tới và phát hiện được hành vi của B nên báo công an. Vậy B có phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không thưa ông?

     
    Báo quản trị |  
  • #398699   06/09/2015

    linhnguyen6496
    linhnguyen6496

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đinh tội và xác định khung hình phạt

    21g Ngày 10. 4. 2014, tại phường X, Trần Văn M đến nhà Q, đợi cho Q đi ngủ rồi bí mật cắt khóa mở cửa. Sau khi lọt vào nhà, M đi các phòng ở tầng 1 tìm kiếm tài sản. M phá tủ và lấy được 10 triệu đồng. Sau đó, M lên tầng 3 vào một phòng khác thì bất ngờ gặp P (là người nhà của Q mới ở quê lên chơi). P chưa kịp phản ứng gì đã bị M dùng một tay bịt chặt mồm và tay kia với chiếc bình hoa bằng thủy tinh gần đó phang mạnh vào đầu. Sau khi P ngã xuống đất, M lục túi quần P lấy 1 điện thoại di động (trị giá 15 triệu đồng) giấu vào người rồi ra ngoài tẩu thoát. Q do say rượu ngủ say đến 12 đêm mởi tỉnh giấc biết sự việc xảy ra và đưa P đi cấp cứu.

    P bị tổn hại sức khỏe, tỷ lệ thương tật 35%.

     

    Hỏi:

    1. Định tội danh và xác định khung hình phạt đối với các hành vi đã thực hiện của M ?

    2. Hãy xác định các dấu hiệu khách quan của tội phạm có trong tình huống nêu trên?

    3. Nếu M bị xét xử về nhiều tội mà Tòa án chỉ áp dụng phạt tù có thời hạn  thì mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với M là bao nhiêu năm tù?

     
    Báo quản trị |  
  • #402088   09/10/2015

    quocdienda13lg
    quocdienda13lg

    Sơ sinh

    Trà Vinh, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    định tội

    Nguyễn Văn Tý là cán bộ phụ trách một trạm bơm nước ở nông trường Bắc Sơn huyện B, được nông trường giao cho 3 sào ruộng để tập thể nhân viên trạm cấy lúa cải thiện, khi lúa chín, Tý thuê chị Kỳ là người ở xã gần đó thu hoạch cho tập thể trạm. Ở liền khu vực đó nông trường còn có 4 sào lúa đã chín nhưng chưa gặt, Tý gọi bán luôn cho chị Kỳ 2 triệu đồng chị Kỳ đưa trước 1 triệu đồng,y đưa luôn cho tập thể 860 ngàn đồng để trả vào khoản tiền ăn của anh em mà y giữ và đã làm thiếu hụt. Sau khi thu hoạch xong được tất cả (24 bao = 1200kg) đang trên đường vận chuyển thì bị bảo vệ của nông trường phát hiện bắt giữ,chị Kỳ khai mua của Tý chứ không hề biết lúa của Nông trường. Do địa bàn của Nông trường rộng, tình trạng mất mát xảy ra nhiều nên địa phương quyết định đưa vụ này ra xử lí bằng pháp luật. Công an huyện B đã quyết định bắt Tý để điều tra, xử lí trước pháp luật. Hãy định tội cho TÝ?

    Nhờ luật sư giúp em ?

    em xin cam ơn 

     
    Báo quản trị |  
  • #399020   09/09/2015

    trinh294
    trinh294

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2014
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 0 lần


    Tội phạm về tham nhũng

    Nguyễn Văn Q là giám đốc công ty vận tải đường biển Hải Long (doanh nghiệp nhà nước). Qua một người quen giới thiệu, Q đã tiếp xúc với một Việt Kiều Campuchia tên là Harri Nguyễn, ông Harri Nguyễn có một tàu vận tải biển mang tên The Narrow và muốn hợp tác kinh doanh với công ty Hải Long với lợi tức được chia theo giá trị con tàu và hoa hồng từ số hàng được vận chuyển. Tuy nhiên, do tàu không có hồ sơ pháp lý, chưa được đăng ký, đăng kiểm nên Q bàn với nhân viên cấp dưới là E (trưởng phòng kinh doanh), F (trưởng phòng tài vụ) và G (trưởng phòng duy tu, bảo dưỡng) cho chuyến tàu The Narrow ra địa phận Thành phố HP để tạo tình huống bị hải quan bắt giữ. Ngày 8/6/2008, Cục Hải quan TP HP đã phát hiện, kiểm tra, tạm giữ tàu The Narrow. Sau đó, qua 12 tháng, tàu The Narrow bị đưa ra bán đấu giá. Trong phiên bán đấu giá, Công ty Hải Long đã mua tàu này với giá 1 tỉ đồng, (trước đó, Q đã hối lộ ông T 100 triệu, ông T là trưởng ban tổ chức phiên đấu giá đã tạo điều kiện thuận lợi cho Q mua được con tàu với giá 1 tỉ đồng). Đồng thời, Q đã chỉ đạo E, F, G giả mạo chứng từ việc công ty Hải Long đã mua tài The Narrow của công ty vận chuyển Nam Việt và nâng giá trị tàu The Narrow từ 1 tỉ đồng lên 105 tỉ đồng. Đồng thời, H chỉ đạo cấp dưới E, F ,G hoàn thiện hồ sơ với nội dung tàu The Narrow là tài sản mới mua của công ty  Hải Long đưa vào kinh doanh, khai thác, còn việc chỉ trả lợi tức hàng tháng cho ông Harri Nguyễn là ngoài sổ sách chứng từ chính thức. Cơ quan điều tra xác minh Q, E, F, G đã cũng nhau chiếm đoạt số tiền là 89 tỉ đồng (sau khi trừ đi tiền sửa chữa tàu và tiền trả cho ông Harri Nguyễn và các chi phí khác). Hãy định tội danh cho hành vi của Q, E, F, G.

     
    Báo quản trị |  
  • #349092   08/10/2014

    khanhkien9x
    khanhkien9x

    Male
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thắc mắc về tình huống xử lí nghiệp vụ của cơ quan chức năng gây ra án mạng???

    Nguyễn Văn Luân là Phó trưởng ban quân sự xã và Trần Văn Tâm là dân quân xã được quyền sử dụng vũ khí. Đêm ngày 16/03, Luân thường trực tại UBND xã và đã giao khẩu súng CKC cho Tâm đi tuần tra. Khi giao súng cho Tâm, Luân dặn : '' Không đươc lắp đạn sẵn, nếu kẻ gian chống lại chỉ được bắn chỉ thiên để cảnh cáo và báo hiêu cho dân quân"

    Vào hồi 22h ngày hôm đó, trong lúc đi tuần tra ở ven sông Tâm thấy 1 thuyền dưới sông đang hút cát trái phép. Khi Tâm gọi thuyền đó vào để kiểm tra thì chiếc thuyền lại quay mũi ra sông chạy trốn. Tâm đã cầm súng nhằm vào con thuyền bắn cảnh cáo 2 phát nhưng 1 phát lại trúng vào Trần Văn Tĩnh là chủ thuyền làm ông chết tại chỗ, thấy bố bị bắn. Tư là con trai của chủ thuyền liền nhảy xuống dòng sông tìm cách trốn nhưng vì nước chảy xiết nên bị chết đuối

    Vậy cho mình hỏi là trong tình huống này Luân có phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của TÍnh và Tư không? Vì sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #365318   29/12/2014

    nguyenvandat52
    nguyenvandat52

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/12/2014
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 205
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 3 lần


    TRAO ĐỔI về tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tội

    Mình đang nghiên cứu về tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tội (điểm n, khoản 1, điều 48 BLHS).

    Ai thấy có khó khăn, vướng mắc gì không? trao đổi nhé!

    Ai có tài liệu nghiên cứu về tình tiết này cho mình xin với.

     
    Báo quản trị |  
  • #447339   21/02/2017

    vothiphuongthu
    vothiphuongthu

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2017
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    nguyenvandat52 viết:

    Mình đang nghiên cứu về tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tội (điểm n, khoản 1, điều 48 BLHS).

    Ai thấy có khó khăn, vướng mắc gì không? trao đổi nhé!

    Ai có tài liệu nghiên cứu về tình tiết này cho mình xin với.

    Mình có thắc mắc là nếu người chưa thành niên xúi giục người chưa thành niên khác phạm tội thì có áp dụng tình tiết này?

    Võ Thị Phương Thu

    phuongthuhcmulaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #382528   09/05/2015

    Thanhtung9x11
    Thanhtung9x11

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/05/2015
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có phải vô ý làm chết người không????

    các anh giúp em tình huống này với

    Anh A và chị B yêu nhau và cùng hẹn hò tại gốc cây xoài sau nhà. Tuy nhiên anh A và chị B không biết trước có 01 thằng cùng xóm tên C đang hái trộm xoài trên cây. Lúc anh A và chi B đang hôn nhau dưới cây xoài thì tình cờ thằng C trượt chân té xuống trúng anh A, chị B làm anh A cắn trúng lưỡi của chị B. Kết quả chi B chết!!!!!!

    Sau đó Công an có xuống mời C lên đồn làm việc thì mới biết là C không hề biết chị B và anh A đang ngồi phía dưới. 

    Vậy đay có phải vô ý làm chết người không mấy anh???? giúp em với

     
    Báo quản trị |