CÁCH HỌC HIỆU QUẢ VÀ MỘT SỐ ĐỀ THI MÔN LUẬT DOANH NGHIỆP

Chủ đề   RSS   
  • #447421 22/02/2017

    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    CÁCH HỌC HIỆU QUẢ VÀ MỘT SỐ ĐỀ THI MÔN LUẬT DOANH NGHIỆP

    >>> Toàn bộ điểm mới Luật doanh nghiệp 2014

    >>> So sánh công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần

    >>> So sánh Công ty TNHH 1 thành viên với DNTN

    >>> So sánh chi nhánh và văn phòng đại diện

    >>> Phân biệt hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp

    >>> Những điều cần biết về con dấu tròn, con dấu vuông

    >>> So sánh giữa pháp nhân và thương nhân

    >>> 18 câu hỏi – đáp phổ biến về hộ kinh doanh

    >>> Các trường hợp thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư

    >>> Sự khác nhau giữa công ty con và chi nhánh

    >>> Tập hợp văn bản hướng dẫn 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

    >>> Sơ đồ các mối quan hệ thân thiết bị cấm tại doanh nghiệp

    >>> Chuyên trang nghiên cứu dành cho doanh nghiệp

    CÁCH HỌC VÀ LÀM BÀI THI MÔN LUẬT DOANH NGHIỆP ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO

    Chúng ta cần học môn Luật doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả?

    Để học hiệu quả luật doanh nghiệp, mình vận dụng các bước sau:

    Bước thứ nhất: Chia ra theo từng chủ đề chính, làm thành các chuyên mục.

    Bước thứ hai: Trong mỗi chủ đề, cần nắm được nội dung chính của nó , khái niệm cơ bán và các văn bản pháp lí liên quan.

    Bước thứ ba: Lập sơ đồ tư duy, chi tiết hóa những nội dung trên

    Bước thứ tư: Liên hệ thực tiễn thông qua nhiêu phương tiện khác nhau.

    Sau khi vững kiến thức cơ bản cũng như có một số thông tin về một số ví dụ cụ thể trên thực tiễn, mình thường bình luận, xem xét, đưa ra quan điểm cá nhân quy định đó đã phù hợp thực tiễn hay chưa. Ngoài ra, mình còn liên hệ giữa các văn bản pháp luật liên quan khác.

    Trong những buổi học hoặc sinh hoạt với các thành viên trong nhóm luật, mình sẽ đưa chủ đề đó ra bàn luận, mọi người cùng nhau nêu ý kiến.

    Về phương pháp làm bài thi hiệu quả,mình xin chia sẻ như sau:

    Đề thi các môn luật thường có ba phần, các bạn cần đọc kĩ đề , và phân nó vào chủ đề nào bạn đã chia trước đó.

    - Phần nhận định đúng sai: Nếu đã có học bài và nắm được tinh thần của luật, khi đọc và xác định phạm vi của câu nhận định, bạn sẽ hình thành ngay quan điểm đúng/sai về câu nhận định đó trong não bộ. Vấn đề còn lại của bạn là trình bày câu trả lời và tìm điều luật quy định làm căn cứ.

    Có môt lưu ý cho các bạn như sau: Đa số, khi làm phần nhận định các bạn có xu hướng đưa  cơ sở pháp lí và kết luận ngay hoặc tìm một ví dụ sai thì câu nhận định đó sẽ sai. Cách làm của các bạn không sai nhưng sẽ không đạt được điểm tối đa. Bởi lẽ, giảng viên sẽ đặt ra một nghi vấn liệu bạn hiểu bài , có kiến thức hay chỉ “ học vẹt” hoặc đó không phải sản phẩm của bạn, thiếu tính logic,….

    - Phần lí thuyết: phần này không yêu cầu quá nhiều kĩ năng. Cốt yếu bạn phải hiểu đúng đề, trả lời đúng trọng tâm , đưa ra căn cứ rõ ràng và lập luận logic. Cá nhân mình thường xem câu trả lời có bao nhiêu ý chính, từ đó sắp xếp các ý chính thành các luận điểm theo một trình tự thích hợp.

    - Phần bài tập tình huống: các bạn cần lưu ý thời gian sự kiện pháp lí sảy ra, đối tượng mà luật điều chỉnh, hiệu lực của văn bản pháp luật,… Từ các yếu tố trên, bạn phải chọn ra đúng văn bán pháp luật phù hợp để làm căn cứ, giải quyết tình huống nêu ra.

    Sau đây là một số văn bản pháp luật Luật doanh nghiệp thường sử dụng nhất:

    Luật doanh nghiệp 2014 :được Quốc hội ban hành ngày 26/11/2014, có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2015

    Nghị định 78/2015/NĐ-CP: Được Chính phủ chính thức ban hành ngày 14/9/2015 quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đăng ký hộ kinh doanh; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2015.

    Nghị định 81/2015/NĐ-CP: : Về Công bố thông tin của Doanh nghiệp Nhà nước do Chính phủ ban hành ngày 18/9/2015, có hiệu lực kể từ ngày 5/11/2015.

    Nghị định 96/2015/NĐ-CP: Được Chính phủ chính thức ban hành ngày 19/10/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp 2014, có hiệu lực kể từ ngày 8/12/2015.

    >>> Xem toàn bộ văn bản pháp luật doanh nghiệp tại đây.

    MÌNH SẼ LIÊN TỤC ĐĂNG LÊN CÁC BÀI TẬP NHẬN ĐỊNH, TÌNH HUỐNG, CÂU HỎI LÍ THUYẾT LIÊN QUAN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP, CÁC ĐỀ THI LUẬT DOANH NGHIỆP TẠI TOPIC NÀY. CÁC BẠN NHỚ THEO DÕI THƯỜNG XUYÊN NHÉ! MỌI THẮC MẮC VUI LÒNG ĐỂ LẠI TẠI ĐÂY!

    CHÚC CÁC BẠN MỘT NGÀY LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP TỐT!

     
    67356 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn Anh_Trinh vì bài viết hữu ích
    conan1979 (26/03/2018) HIEN032012 (21/10/2017) HoaBatTu1209_d (16/10/2017) fdfdsfd (09/03/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

9 Trang <1234567>»
Thảo luận
  • #357743   20/11/2014

    tienlucl
    tienlucl

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/03/2011
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Có khởi tố tội Trộm cắp tài sản được hay không?

    Em đang gặp một tình huống như thế này, mong các luật sư cùng trao đổi và cho em xin ý kiến

    A, B, C, D, E là những thanh niên không có nghề nghiệp, chưa có tiền án, tiền sự, tụ tập với nhau thành một nhóm để trộm cắp tài sản. Tài sản trộm được đều dùng vào việc ăn xài chung và các thành viên trong nhóm khi đi trộm về đều kể cho nhau nghe, người không đi trộm biết rõ tài sản có được là tài sản trộm. Trong thời gian 01 tháng, nhóm này đã trộm được 05 vụ, với tài sản được định giá là 51 triệu. Trong 05 vụ này thì có lúc từ 2 đến 3 người tham gia thực hiện. Cụ thể:

    - A trộm 04 vụ được 49 triệu

    - B trộm 04 vụ được 49 triệu

    - C trộm 03 vụ được 26 triệu

    - D trộm 02 vụ được 10 triệu

    - E trộm 01 vụ được 1.800.000 đồng

    Vậy quan điểm khởi tố và sau này truy tố đối với A, B, C, D, E thế nào cho đúng? 

    1. Có phải là phạm tội có tổ chức không?

    2. Có thể khởi tố 05 người theo điểm a, e khoản 2 Điều 138 BLHS được không?

    3. Hành vi của E có cấu thành tội trộm cắp tài sản hay không? Nếu có thì theo điểm, khoản nào của BLHS

     

    Cập nhật bởi tienlucl ngày 20/11/2014 02:38:51 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #359140   27/11/2014

    nguyenthihuong310
    nguyenthihuong310

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    giải đáp thắc mắc

    cháu chào luật sư ạ. cháu có một vài tình huống xin luật sư trả lời giúp cháu ạ
    1. M tham gia giao thông bằng xe máy, đi đúng phần đường và đủ điều kiện tham gia giao thông. trên đường đi có 1 ng say rượu bất ngờ lao ra khiến M ko kịp xử lí và đâm vào người đó gây ra thương tích trầm trọng. khi xảy ra tai nạn, M đã kịp thời đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu. trong trường hợp này M có bị truy tố trách nhiệm hình sự ko? vì sao?
    2. Lan mua của Huy chiếc ô tô nhưng hai bên chỉ kí hợp đồng viết tay mà ko thực hiện theo thủ tục pháp luật quy định. sau đó Huy khởi kiện yêu cầu đến TA hủy hợp đồng mua bán ô tô với Lan. Hỏi Quyền sở hữu của Lan có đc pháp luật bảo về ko? tại sao?
    Cháu xin cảm ơn ạ.
     
    Báo quản trị |  
  • #360610   04/12/2014

    buithihuyenthuong
    buithihuyenthuong

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2014
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    phân biệt khái niệm tội phạm và khái niệm cấu thành tội phạm, với điều luật quy định về tội phạm và với tội phạm xảy ra trên thực tế?

    em chào các anh chị.

    anh chị ơi, anh chị cho em hỏi "phân biệt khái niệm tội phạm và khái niệm cấu thành tội phạm, với điều luật quy định về tội phạm và với tội phạm xảy ra trên thực tế?"

     vì em không hiểu rõ câu hỏi nên còn một số vướng mắc,,,

    em rất mong được anh chị giải đáp  ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #447350   21/02/2017

    vothiphuongthu
    vothiphuongthu

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2017
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    buithihuyenthuong viết:

    em chào các anh chị.

    anh chị ơi, anh chị cho em hỏi "phân biệt khái niệm tội phạm và khái niệm cấu thành tội phạm, với điều luật quy định về tội phạm và với tội phạm xảy ra trên thực tế?"

     vì em không hiểu rõ câu hỏi nên còn một số vướng mắc,,,

    em rất mong được anh chị giải đáp  ạ

    Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính chất đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong Luật hình sự.

    Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội  chủ nghĩa.

    Tội phạm do Bộ luật hình sự quy định tại Khoản 1 Điều 8, khác với hành vi xảy ra trên thực tế!

    Võ Thị Phương Thu

    phuongthuhcmulaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #360679   04/12/2014

    cuadinh2007
    cuadinh2007

    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    xác định trường hợp xử lý

    A và B là bạn thân của nhau, A và B bàn bạc nhau cùng mở công ty tư vấn trong lĩnh vực xây dựng. Năm 2006 công ty tư vấn T được thành lập, đến năm 2008, A bận làm việc riêng nên chuyển đổi công ty sang cho B đứng tên đại diện theo pháp luật. Từ năm 2008, A đã giả chữ ký của B để ký các hợp đồng tư vấn với chủ đầu tư và mượn con dấu pháp nhân của công ty T để đóng dấu vào các hợp đồng, kết quả chủ đầu tư chuyển tiền thành toán hợp đồng cho Công ty T, A yêu cầu B rút tiền và chuyển vào tài khoản của A, B thực hiện yêu cầu của A vì B tưởng đó là hợpđồng do A ký trước khi chuyển sang tên mình, viecj B cho A mượn con dấu pháp nhân B tin tưởng A là bạn bè và ngỡ rằng đóng vào các tài liệu trước đó không nghỉ A giả chữ ký của mình sau đó đóng dấu vào hợp đồng. Như vậy, hành vi của A có dấu hiệu của tội phạm không? nếu có thi tội gì?

     
    Báo quản trị |  
  • #362342   12/12/2014

    quangbinh1910
    quangbinh1910

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Tài liệu về điều kiện truy cứu trách nhiệm pháp lý.

    Em là sinh viên và đang làm một đề tài TIỂU LUẬN về đề tài "Điều kiện truy cứu trách nhiệm pháp lý".
    Ai có tài liệu có thể chia sẻ giúp em được không ạ?
    Em cám ơn !

     
    Báo quản trị |  
  • #363875   21/12/2014

    dinhvanthua
    dinhvanthua

    Male
    Mầm

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:15/12/2014
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 600
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 1 lần


    diển biến tâm lý..

    Từ ví dự minh họa về 1 vụ án cụ thể,hảy phân tích diển biến tâm lý của bị can,người làm chứng,bị hại.ở giai đoạn hỏi cung bị can lấy lời khai người làm chứng,bị hại..

     Mong mọi người tận tâm giúp với..

        em cám ơn rất nhiều !

     
    Báo quản trị |  
  • #366949   09/01/2015

    hmtlth
    hmtlth

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2012
    Tổng số bài viết (100)
    Số điểm: 1286
    Cảm ơn: 77
    Được cảm ơn 23 lần


    Tố tụng hình sự giai đoạn XX phúc thẩm

    Các anh chị cho em hỏi là giai đoạn khi VA đã XXST tại TA quận, bị cáo đã làm đơn kháng cáo ngay sau khi HĐXXST tuyên án.

    VÀ từ giai đoạn này bị cáo có nhờ LS bào chữa.

    1. Em muốn hỏi là gđ này thì LS sẽ cần những giấy tờ cụ thể gì để được gặp bị cáo trong trại giam và thủ tục như thế nào? Căn cứ ? Em đã tìm nhưng không thấy văn bản nào điều chỉnh vấn đề này ạ

    2. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bào chữa cho LS trong TH này? Theo như em nghĩ là VKS có đúng ko ạ

     

     
    Báo quản trị |  
  • #377285   02/04/2015

    boconganh060206021996
    boconganh060206021996

    Female
    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:25/11/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    trình bày cách hiểu

    Anh nguyễn văn A vào lúc 22h30p ,trời rất tối, dùng xe công nông không đèn, không còi, không có biển báo phản quang ( luật giao thông đường bộ cấm những phương tiện dạng này ) chở gỗ quá khổ quá tải, đi trên đường quốc lộ 1A Nguyễn văn B đi xe máy phía sau cùng chiều đâm vào đuôi xe công nông và chết. 1. Phân tích hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của A. 2. Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của A với hậu quả chết người (B)
    Cập nhật bởi boconganh060206021996 ngày 02/04/2015 09:20:20 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #423786   06/05/2016

    tititi241295
    tititi241295

    Female
    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2016
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    miễn trách nhiệm hình sự

    Mọi người ơi cho mình hỏi là : giờ mình muốn tìm các số liệu thống kê những vụ án được miễn trách nhiệm hình sự trên cả nước thì mình phải tìm ở đâu vậy ạ?mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người

     
    Báo quản trị |  
  • #422044   20/04/2016

    hoangthainguyet
    hoangthainguyet

    Sơ sinh

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    ad giải quyết hộ vấn đề này được không

    Năm 2014, A từ Lào sang Việt Nam mua bán nông sản và quen biết với bà B- giám đốc Công ty TNHH xuất khẩu thuỷ sản BB. Tuy đã có vợ con nhưng A vẫn làm cho bà B tin rằng còn độc thân. Hai người chung sống với nhau như vợ chồng và có một con riêng. Khi phát hiện ra A có gia đình tại Lào, bà B đòi chấm dứt quan hệ. Cho rằng người vợ hờ tạo cớ hòng chiếm hết khối tài sản của mình gồm nhiều nhà xưởng ở thành phố Hồ Chí Minh nên A tìm thuê người giết bà B. A tìm được T, trú tại phường 3, quận 4, Thành phố HCM. Tháng 6/2015, B về Lào mua 1 khẩu súng ngắn K59 với 1 ống giảm thanh và 12 viên đạn. A trở lại Việt Nam và đưa cho T 100 triệu đồng và số vũ khí giảm thanh và 12 viên đạn. Từng là chỗ quen biết với gia đình bà B, sợ bị phát hiện nên sau 1 tháng suy nghĩ, T đã “nhượng lại” toàn bộ “hợp đồng” và bàn giao khẩu súng cho anh ruột là Q. Q kéo theo K, 15 tuổi, cháu vợ Q tham gia và đòi tăng lên 150 triệu đồng. A chấp nhận nhưng yêu cầu thực hiện xong mới đưa nốt 50 triệu đồng phát sinh. Sau nhiều ngày tập bắn súng và theo dõi quy luật đi lại của bà A, khoảng 9h ngày ngày 15/08/2015, theo sự phân công của Q, K chờ Q đến trước cổng Công ty BB phục sẵn. Khi bà B xuống ô tô đi vào công ty, Q bám theo và khi chỉ cách bà B 0,5 m liền rút súng bắn. Đúng lúc này, bà B di chuyển người và giơ tay gọi nhân viên mở cổng nên viên đạn đã đi lệch, chỉ trúng cánh tay trái làm vỡ xương, gây thương tích 22%. Q và K bị lực lượng bảo vệ và người đi đường bắt tại chỗ. Tại cơ quan điều tra, Q đã khai T và A. Từ lời khai trên, ngay 13h ngày 15/08/2015, Cơ quan điều tra đã bắt khẩn cấp T và A tại nhà riêng. Ngày 16/08/2015, Thủ trưởng cơ quan điều tra đã ra lệnh tạm giam Q, K, T và A với thời hạn 4 tháng kể từ ngày 15/08/2015. Cũng trong ngày 16/08/2015, Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn các lệnh bắt khẩn cấp và lệnh tạm giam nêu trên của Cơ quan điều tra.

              Ngày 18/08/2015, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án Giết người và khởi tố các bị can: A về tội Giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS, mua bán, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng theo khoản 2 Điều 230 BLHS; T về tội Giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS, tàng trữ vũ khí quân dụng theo khoản 1 Điều 230 BLHS; Q về tội Giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng theo khoản 1 Điều 230 BLHS; K về tội Giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS và tội che giấu tội phạm theo khoản 1 Điều 313 BLHS.

            + Anh, chị có quan điểm như thế nào về các biện pháp ngăn chặn đã được cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với Q, K, T, A?

            + Anh, chị nhận xét gì về các quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra trong vụ án trên?

       Tình tiết bổ sung

              Trong quá trình điều tra, A yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật của Nhà nước Việt Nam tiến hành kê biên tài sản của mình vì sợ bà B sẽ tẩu tán hết tài sản của A.

           

     

              + Yêu cầu của A có được đáp ứng không? Cơ quan nào có thẩm quyền kê biên tài sản của A tại Việt Nam?

    Tình tiết bổ sung

              Gia đình A thuê ông H, một Luật sư danh tiếng ở Lào sang Việt Nam để bào chữa cho mình. Bà V, vợ của bị can Q, đã thuê ông X, luật sư Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội bào chữa cho Q, K, T.

              + Ông H, ông X có thể được cấp giấy chứng nhận người bào chữa để tham gia tố tụng trong vụ án này không? Tại sao?

    Tình tiết bổ sung

              Cha mẹ K đã thuê ông Y, một luật sư khác bào chữa cho con trai mình và ông Y đã được cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Thời điểm ông Y được tham gia tố tụng, hồ sơ vụ án vừa được Cơ quan điều tra chuyển sang Viện kiểm sát cùng bản kết luận điều tra đề nghị truy tố các bị can theo tội danh và điều khoản BLHS mà cơ quan điều tra đã khởi tố ban đầu.

              + Theo anh chị, ông Y nên tiến hành hoạt động nào dưới đây:

    a, Đề nghị Viện Kiểm sát đình chỉ vụ án đối với K vì vào thời điểm phạm tội, K mới 15 tuổi;

    b, Đề nghị Viện Kiểm sát xem xét, quyết định việc chỉ truy tố K về tội Giết người mà không truy tố về tội Che dấu tội phạm;

    c, Đề nghị Viện Kiểm sát xem xét, quyết định việc chỉ truy tố K về tội che dấu tội phạm mà không truy tố về tội giết người;

    d, Khuyên K khai do bị Q đánh đập, doạ sẽ giết chết nên buộc phải giúp sức Q và buộc phải im lặng trong việc giết bà B;

    e, Phương án riêng của anh, chị.

                       Tình tiết bổ sung

              Phiên toà sơ thẩm được mở ngày 24/04/2016. Vào ngày mở phiên toà, ông Y bất ngờ bị nhồi máu cơ tim nên không thể tham gia phiên toà. Hội đồng xét xử đã quyết định hoãn phiên toà vì vắng mặt người bào chữa dù bị cáo K và cha mẹ bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục phiên toà như bình thường.

              + Anh chị có nhận xét gì về quyết định của Hội đồng xét xử trong tình huống này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #418063   10/03/2016

    tội đốt nhà có ở tù hay không?

     

    Trường hợp vợ ông Hà Văn L và bà Bùi Thị B có mâu thuẩn dẫn đến đánh nhau, công an xã đang thụ lý sự việc nêu trên. và tối hôm sau con bà B ở thành phố Hồ Chí Minh hay tin mẹ mình bị đánh và về đến nhà khoảng 4g30 phút sáng ông K con bà B đem theo hai (02) lít châm lửa đốt nhà ông Hà Văn L trong khi trong nhà ông L có vợ và hai con ngủ trong nhà. May thay ở xóm phát hiện và dập lửa dẫn đến không ảnh hưởng gì đến người và tài sản. và công an xã mời và phạt ông C 2.000.000 (hai triệu đồng). bà B hay vu khống chồng bà ở với vợ ông L trên 10 năm và có con với chồng bà.

    qua sự việc vu khống trên ông L hay đi nhậu về đánh đạp vợ con, đuổi đi khỏi nhà và cho rằng bà B vu khống sự việc trên là sự thật. và một hôm ông L nhậu về quá say và nhớ lại truyện bà B nói vợ mình vụng trộm với chồng bà và châm lửa đốt nhà cháy hết không còn gì trong đó (có bàn thờ cha mình và anh ruột). qua sự việc trên vợ con ông L bỏ đi khỏi địa phương, còn ông ân hận và giăng võng ăn, ở cặp mộ của cha mình thấy thật đáng thương và đáng trách.

    Hỏi:

    1. Hành vi trên của ông C con bà B có tội gì, pháp luật nào quy định và có phạt hình sự hay không?

    2. Hành vi của bà B dẫn đến một mái ấm gia đình tan nát, vợ bỏ chồng, con xa cha gia đình tan vở. pháp luật có bắt tội bà B hay không?

    3. Bà B sống rất độc lập với làng xóm, mọi người xung quanh bà đều không có thiện cảm với gia đình bà. Gia đình nhiều lần không chấp hành giấy mời của cơ quan nhà nước, pháp luật chưa có chế tài để giải quyết triệt để vấn đề không chấp hành của bà. hành vi không chấp hành giấy mơi của bà, pháp luật điều chỉnh như thế nào?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #416870   26/02/2016

    voduyhieu2016
    voduyhieu2016

    Sơ sinh

    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    tham khao tí

    năm 2010 Nguyễn Văn A bị toà án cấp huyện tuyên phạt tù về tội Trộm cắp tài sản được hưởng án treo. Đến năm 2011, A tiếp tục thực  hiện hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản số tiền 300.000 đồng. quá trình xét xử, Toà án huyện tiếp tục tuyên phạt A về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (số tiền dưới 2.000.000 đ nhưng do chưa xoá án tích). Tuy nhiên quá trình thi hành án, phát hiện về lai lịch của A không phải tên Nguyễn Văn A mà là Nguyễn Văn B. do vậy, Viện kiểm sát tỉnh đề nghị tái thẩm 02 vụ án trên. Toà án tỉnh ra quyết định huỷ 02 bản án trên và trả hồ sơ điều tra lại. 

    Trường hợp này, hành vi Trộm cắp tài sản thì xử lý được nhưng hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn có thể xử lý được nữa hay?

    - có ý kiến cho rằng xử lý được hành vi lùa đảo về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    - có ý kiến cho rằng không xử lý được tội Lừa đảo (Vì nếu xét xử lại hành vi Trộm cắp tài sản thì không được xem là có án tích để xem xét trách nhiệm hình sự cho hành vi Lừa đảo do thời gian bản án xét xử lại có sau hành vi lừa đảo, số tiền lừa đảo chỉ 300.000đ)

    cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #413773   19/01/2016

    dungnam2211
    dungnam2211

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/01/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Định tội danh và quyết định hình phạt trong BLHS 2015

     Mình có nhận được một đề tài là: Hãy phân tích những nội dung mới về cơ sở pháp lý của định tội danh và quyết định hình phạt trong phần chung của BLHS 2015 so với BLHS 1999. 

    Bạn nào nghiên cứu và hiểu rõ về vấn đề này có thể gợi ý giúp mình phải làm những nội dung gì với đề tài này được không?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #406382   13/11/2015

    khktcg
    khktcg

    Sơ sinh


    Tham gia:15/05/2015
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 235
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 1 lần


    Thắc mắc môn Luật Hình sự

    A phạm 2 tội: tội :Cố ý gây thương tích (K3-Đ.104 BLHS) vào ngày 1/10/2010 và tội: gây rối trật tự công cộng (K1-Đ.245 BLHS) vào ngày 1/6/2011. Hãy xác định:

    1. A có bị coi là phạm tội nhiều lần không? Tại sao?

    2. Thời điểm hết thời hiệu truy cứu TNHS đối với các tội mà A đã thực hiện?

    3. Mức hình phạt cao nhất mà Tòa án có thể quyết định đối với A là bao nhiêu?

    (Trong các trường hợp: nếu A 14 tuổi; nếu A 16 tuổi; nếu A 19 tuổi)

    Chân thành mong được giải đáp thắc mắc trên!

     
    Báo quản trị |  
  • #447168   20/02/2017

    vothiphuongthu
    vothiphuongthu

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2017
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    ahuong96 viết:

    anh chị cho em hỏi ạ,

    1/ tiêu chí để phân biệt hành vị nhận hối lộ và hành vi nhận quà biếu ạ

    2/ trường hợp có hành vi đưa hối lộ thì xử lý như thế nào ạ

    Đưa hối lộ được hiểu là hành vi của người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (trực tiếp hoặc qua trung gian) để người có chức vụ, quyền hạn (người có CVQH) làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Người đưa hối lộ là người có lợi ích liên quan đến việc làm hay không làm của người có CVQH. Lợi ích này có thể là lợi ích trực tiếp của người đưa hối lộ (ví dụ, để được phân nhà, được đi học, đề bạt, bổ nhiệm…) hoặc là lợi ích của người thân quen, bạn bè hoặc cũng có thể là lợi ích của một tập thể mà người đưa hối lộ là đại diện. Hình thức đưa hối lộ rất đa dạng: có thể trực tiếp hoặc qua trung gian, dưới hình thức quà biếu, cho tặng…

    Của hối lộ có thể là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. Hành vi đưa hối lộ chỉ cấu thành tội phạm, nếu của đưa hối lộ có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên. Nếu của đưa hối lộ có giá trị dưới 2.000.000 đồng, thì hành vi đưa hối lộ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần.

    Tội đưa hối lộ hoàn thành từ thời điểm người đưa hối lộ đã đưa tiền, tài sản và yêu cầu người có CVQH làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa hối lộ (không phụ thuộc vào người có CVQH có đồng ý hay không). Trường hợp người đưa hối lộ mới chỉ yêu cầu người có CVQH mà chưa đưa tiền, tài sản cụ thể thì tội phạm chỉ hoàn thành khi người có chức vụ đồng ý nhận của hối lộ đó. Trường hợp người đưa  hối lộ nhầm tưởng rằng người mà mình đưa hối lộ là người có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của mình, nhưng trên thực tế người đó không có thẩm quyền, thì người đưa hối lộ vẫn phải chịu TNHS về tội đưa hối lộ (phạm tội chưa đạt).

    Về mức hình phạt, Điều 289-Bộ luật Hình sự quy định 4 khung hình phạt:

    - Khung 1: quy định hình phạt tù từ 1 năm đến 6 năm, áp dụng đối với trường hợp phạm tội không có tình tiết tăng nặng.

    - Khung 2: quy định hình phạt tù từ 6 năm đến 13 năm, áp dụng đối với trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết sau: có tổ chức, dùng thủ đoạn xảo quyệt, dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ, phạm tội nhiều lần, của hối lộ có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng, gây hậu quả nghiêm trọng khác.

    - Khung 3: quy định hình phạt tù từ 13 năm đến 20 năm, đối với của hối lộ có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    - Khung 4: quy định hình phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, áp dụng đối với các trường hợp: của hối lộ có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

    Ngoài bị phạt tù, người phạm tội còn có thể bị phạt bổ sung bằng tiền từ  một đến năm lần giá trị của hối lộ

    Võ Thị Phương Thu

    phuongthuhcmulaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #403831   25/10/2015

    dauthikimngan
    dauthikimngan

    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tội hiếp dâm

    quy định về tội hiếp dâm của một số nước: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc

     
    Báo quản trị |  
  • #447169   20/02/2017

    vothiphuongthu
    vothiphuongthu

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2017
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    dauthikimngan viết:

    quy định về tội hiếp dâm của một số nước: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc

    Tội hiếp dâm thực ra là một tội khó xử ngay từ khâu định nghĩa. Chẳng hạn theo luật pháp Việt Nam, chủ thể gây tội hiếp dâm là nam giới, nạn nhân là nữ giới (theo quy định ở Bộ luật Hình sự). Tuy nhiên, luật pháp của một số nước, ví dụ Mỹ, lại cho rằng chủ thể của tội này là bất kỳ kẻ nào buộc một người khác ở bất kỳ độ tuổi nào phải tham gia vào quan hệ tình dục với mình bằng cách sử dụng vũ lực, đe dọa mà người đó không đồng ý, hoặc không ý thức được, hoặc bị mất khả năng kiểm soát hành vi… Có nghĩa là chủ thể của tội này có thể là nam giới, nữ giới hoặc người đồng tính, thậm chí là hai vợ chồng, nếu một trong hai người bị buộc phải quan hệ tình dục trái ý muốn của bản thân.

    Tội hiếp dâm là thứ tội khó xử còn vì trong nhiều trường hợp, rất khó xác định nạn nhân có sự hưởng ứng với thủ phạm hay không và thế nào thì được gọi là “quan hệ tình dục”. Ở nhiều quốc gia phương Tây, cả theo chế độ thông luật lẫn dân luật, tất cả hành vi tình dục mang tính cưỡng bức, kể cả ép quan hệ qua đường hậu môn, đều bị khép vào tội này; còn chuyện vợ hoặc chồng bị xử tội hiếp dâm thì cũng khá phổ biến. Một thống kê năm 2006 ước tính các ca vợ hoặc chồng bị truy tố về tội hiếp dâm đã xảy ra ở ít nhất 104 nước. Nói riêng nước Mỹ, tất cả các bang đều coi việc vợ hoặc chồng không muốn sinh hoạt mà bị “đối tác” ép là đã cấu thành tội hiếp dâm.Hiện nay, ở phần lớn các nước trên thế giới, hình phạt chung cho tội hiếp dâm là án tù nhưng tất nhiên, quy định cũng khác nhau.

    Tại Pháp, hình phạt tối đa là 15 năm; nếu nạn nhân dưới 15 tuổi thì mức án lên tới 20 năm, nếu làm nạn nhân thiệt mạng thì tới 30 năm, nếu còn kèm hành vi tra tấn thì có thể bị tù chung thân. Tại Hungary, khung hình phạt là 2-8 năm; tại Nga là 4-10 năm (nếu có các tình tiết tăng nặng thì có thể hơn). Tại Mỹ, hình phạt dao động từ phạt tiền cho đến chung thân, tùy theo mức độ bạo hành hoặc/và tuổi của nạn nhân và có hay không có việc sử dụng ma túy hoặc độc dược để làm nạn nhân mất khả năng chống đối.

    Năm 1992, một nghiên cứu của Bộ Tư pháp Mỹ cho thấy số năm tù trung bình cho tội phạm hiếp dâm là 11,8 năm nhưng thời gian thụ án thực sự chỉ có 5,4 năm, do tội phạm thường được ân xá, giảm án. Tuy nhiên, vào năm 1996, California đã trở thành bang đầu tiên ở Mỹ tuyên bố cho phép sử dụng hóa chất để thực hiện “cung hình” (hoạn, thiến) đối với tội phạm hiếp dâm nhằm vào trẻ em dưới 13 tuổi và/hoặc phạm tội nhiều lần. Sau đó, khoảng một chục bang khác đã làm theo. Luật của bang Texas quy định hoạn bằng hình thức phẫu thuật, còn California, Georgia, Montana, Florida và Louisiana thì cho dùng hóa chất để gây rụng tinh hoàn… Nhìn chung, cũng có những ý kiến cho rằng cung hình, nếu được áp dụng trên toàn nước Mỹ, có thể làm giảm đáng kể số vụ hiếp dâm, đang là hàng chục ngàn vụ mỗi năm.

    Về khoản này, có lẽ châu Âu mạnh dạn hơn Mỹ: Đức, Anh, Đan Mạch, Thụy Điển, Ba Lan, Estonia, Moldova đều đã dùng biện pháp hoạn để “xử lý dứt điểm” loại tội phạm tình dục. Cộng hòa Czech là quốc gia duy nhất ở châu Âu dùng hình phạt hoạn bằng phẫu thuật để xử tội phạm hiếp dâm, còn Ba Lan sắp tới có thể sẽ là nước EU đầu tiên dùng hóa chất để thi hành án này. Hóa chất đó thường là các thuốc có chứa hormone, có thể làm teo hoặc gây rụng tinh hoàn hoặc buồng trứng của tội phạm.

    Các nước khác như Argentina, Úc, Israel, New Zealand... cũng áp dụng hình phạt tương tự đối với loại tội phạm này

    Võ Thị Phương Thu

    phuongthuhcmulaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #447224   20/02/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100059
    Cảm ơn: 3496
    Được cảm ơn 5362 lần
    SMod

    Không thể đồng ý với các ý gạch chân bên dưới

    Theo luật Việt Nam thì cả BLHS 1999 điều 111 hoặc BLHS 2015 điều 141 đều chỉ quy định "người nào" chứ không nói rằng chỉ có nam giới mới có thể gây tội hiếp dâm.

    Còn ở Mỹ thì 10 U.S. Code § 920 - Art. 120 cũng nói về "any person".

    Như vậy nói về chủ thể gây tội hiếp dâm thì luật của Việt Nam hay luật của Mỹ đều có quy định giống nhau.

    vothiphuongthu viết:

    Tội hiếp dâm thực ra là một tội khó xử ngay từ khâu định nghĩa. Chẳng hạn theo luật pháp Việt Nam, chủ thể gây tội hiếp dâm là nam giới, nạn nhân là nữ giới (theo quy định ở Bộ luật Hình sự). Tuy nhiên, luật pháp của một số nước, ví dụ Mỹ, lại cho rằng chủ thể của tội này là bất kỳ kẻ nào buộc một người khác ở bất kỳ độ tuổi nào phải tham gia vào quan hệ tình dục với mình bằng cách sử dụng vũ lực, đe dọa mà người đó không đồng ý, hoặc không ý thức được, hoặc bị mất khả năng kiểm soát hành vi… Có nghĩa là chủ thể của tội này có thể là nam giới, nữ giới hoặc người đồng tính, thậm chí là hai vợ chồng, nếu một trong hai người bị buộc phải quan hệ tình dục trái ý muốn của bản thân.

    ...

     
    Báo quản trị |  
  • #447343   21/02/2017

    vothiphuongthu
    vothiphuongthu

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2017
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    ntdieu viết:

    Không thể đồng ý với các ý gạch chân bên dưới

    Theo luật Việt Nam thì cả BLHS 1999 điều 111 hoặc BLHS 2015 điều 141 đều chỉ quy định "người nào" chứ không nói rằng chỉ có nam giới mới có thể gây tội hiếp dâm.

    Còn ở Mỹ thì 10 U.S. Code § 920 - Art. 120 cũng nói về "any person".

    Như vậy nói về chủ thể gây tội hiếp dâm thì luật của Việt Nam hay luật của Mỹ đều có quy định giống nhau.

     

    vothiphuongthu viết:

     

    Tội hiếp dâm thực ra là một tội khó xử ngay từ khâu định nghĩa. Chẳng hạn theo luật pháp Việt Nam, chủ thể gây tội hiếp dâm là nam giới, nạn nhân là nữ giới (theo quy định ở Bộ luật Hình sự). Tuy nhiên, luật pháp của một số nước, ví dụ Mỹ, lại cho rằng chủ thể của tội này là bất kỳ kẻ nào buộc một người khác ở bất kỳ độ tuổi nào phải tham gia vào quan hệ tình dục với mình bằng cách sử dụng vũ lực, đe dọa mà người đó không đồng ý, hoặc không ý thức được, hoặc bị mất khả năng kiểm soát hành vi… Có nghĩa là chủ thể của tội này có thể là nam giới, nữ giới hoặc người đồng tính, thậm chí là hai vợ chồng, nếu một trong hai người bị buộc phải quan hệ tình dục trái ý muốn của bản thân.

    ...

     

     

    Theo mình thấy thì tuy quy định của BLHS không chỉ rõ giới tính của chủ thể của tội hiếp dâm nhưng thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự chỉ coi nam giới là chủ thể của tội phạm này!

    Võ Thị Phương Thu

    phuongthuhcmulaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |