CÁCH HỌC HIỆU QUẢ VÀ MỘT SỐ ĐỀ THI MÔN LUẬT DOANH NGHIỆP

Chủ đề   RSS   
  • #447421 22/02/2017

    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    CÁCH HỌC HIỆU QUẢ VÀ MỘT SỐ ĐỀ THI MÔN LUẬT DOANH NGHIỆP

    >>> Toàn bộ điểm mới Luật doanh nghiệp 2014

    >>> So sánh công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần

    >>> So sánh Công ty TNHH 1 thành viên với DNTN

    >>> So sánh chi nhánh và văn phòng đại diện

    >>> Phân biệt hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp

    >>> Những điều cần biết về con dấu tròn, con dấu vuông

    >>> So sánh giữa pháp nhân và thương nhân

    >>> 18 câu hỏi – đáp phổ biến về hộ kinh doanh

    >>> Các trường hợp thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư

    >>> Sự khác nhau giữa công ty con và chi nhánh

    >>> Tập hợp văn bản hướng dẫn 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

    >>> Sơ đồ các mối quan hệ thân thiết bị cấm tại doanh nghiệp

    >>> Chuyên trang nghiên cứu dành cho doanh nghiệp

    CÁCH HỌC VÀ LÀM BÀI THI MÔN LUẬT DOANH NGHIỆP ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO

    Chúng ta cần học môn Luật doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả?

    Để học hiệu quả luật doanh nghiệp, mình vận dụng các bước sau:

    Bước thứ nhất: Chia ra theo từng chủ đề chính, làm thành các chuyên mục.

    Bước thứ hai: Trong mỗi chủ đề, cần nắm được nội dung chính của nó , khái niệm cơ bán và các văn bản pháp lí liên quan.

    Bước thứ ba: Lập sơ đồ tư duy, chi tiết hóa những nội dung trên

    Bước thứ tư: Liên hệ thực tiễn thông qua nhiêu phương tiện khác nhau.

    Sau khi vững kiến thức cơ bản cũng như có một số thông tin về một số ví dụ cụ thể trên thực tiễn, mình thường bình luận, xem xét, đưa ra quan điểm cá nhân quy định đó đã phù hợp thực tiễn hay chưa. Ngoài ra, mình còn liên hệ giữa các văn bản pháp luật liên quan khác.

    Trong những buổi học hoặc sinh hoạt với các thành viên trong nhóm luật, mình sẽ đưa chủ đề đó ra bàn luận, mọi người cùng nhau nêu ý kiến.

    Về phương pháp làm bài thi hiệu quả,mình xin chia sẻ như sau:

    Đề thi các môn luật thường có ba phần, các bạn cần đọc kĩ đề , và phân nó vào chủ đề nào bạn đã chia trước đó.

    - Phần nhận định đúng sai: Nếu đã có học bài và nắm được tinh thần của luật, khi đọc và xác định phạm vi của câu nhận định, bạn sẽ hình thành ngay quan điểm đúng/sai về câu nhận định đó trong não bộ. Vấn đề còn lại của bạn là trình bày câu trả lời và tìm điều luật quy định làm căn cứ.

    Có môt lưu ý cho các bạn như sau: Đa số, khi làm phần nhận định các bạn có xu hướng đưa  cơ sở pháp lí và kết luận ngay hoặc tìm một ví dụ sai thì câu nhận định đó sẽ sai. Cách làm của các bạn không sai nhưng sẽ không đạt được điểm tối đa. Bởi lẽ, giảng viên sẽ đặt ra một nghi vấn liệu bạn hiểu bài , có kiến thức hay chỉ “ học vẹt” hoặc đó không phải sản phẩm của bạn, thiếu tính logic,….

    - Phần lí thuyết: phần này không yêu cầu quá nhiều kĩ năng. Cốt yếu bạn phải hiểu đúng đề, trả lời đúng trọng tâm , đưa ra căn cứ rõ ràng và lập luận logic. Cá nhân mình thường xem câu trả lời có bao nhiêu ý chính, từ đó sắp xếp các ý chính thành các luận điểm theo một trình tự thích hợp.

    - Phần bài tập tình huống: các bạn cần lưu ý thời gian sự kiện pháp lí sảy ra, đối tượng mà luật điều chỉnh, hiệu lực của văn bản pháp luật,… Từ các yếu tố trên, bạn phải chọn ra đúng văn bán pháp luật phù hợp để làm căn cứ, giải quyết tình huống nêu ra.

    Sau đây là một số văn bản pháp luật Luật doanh nghiệp thường sử dụng nhất:

    Luật doanh nghiệp 2014 :được Quốc hội ban hành ngày 26/11/2014, có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2015

    Nghị định 78/2015/NĐ-CP: Được Chính phủ chính thức ban hành ngày 14/9/2015 quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đăng ký hộ kinh doanh; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2015.

    Nghị định 81/2015/NĐ-CP: : Về Công bố thông tin của Doanh nghiệp Nhà nước do Chính phủ ban hành ngày 18/9/2015, có hiệu lực kể từ ngày 5/11/2015.

    Nghị định 96/2015/NĐ-CP: Được Chính phủ chính thức ban hành ngày 19/10/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp 2014, có hiệu lực kể từ ngày 8/12/2015.

    >>> Xem toàn bộ văn bản pháp luật doanh nghiệp tại đây.

    MÌNH SẼ LIÊN TỤC ĐĂNG LÊN CÁC BÀI TẬP NHẬN ĐỊNH, TÌNH HUỐNG, CÂU HỎI LÍ THUYẾT LIÊN QUAN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP, CÁC ĐỀ THI LUẬT DOANH NGHIỆP TẠI TOPIC NÀY. CÁC BẠN NHỚ THEO DÕI THƯỜNG XUYÊN NHÉ! MỌI THẮC MẮC VUI LÒNG ĐỂ LẠI TẠI ĐÂY!

    CHÚC CÁC BẠN MỘT NGÀY LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP TỐT!

     
    67297 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn Anh_Trinh vì bài viết hữu ích
    conan1979 (26/03/2018) HIEN032012 (21/10/2017) HoaBatTu1209_d (16/10/2017) fdfdsfd (09/03/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

9 Trang <123456>»
Thảo luận
  • #447532   22/02/2017

    Anh_Trinh
    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    canh123123123 viết:

    Công ty TNHH An lành do A,B,C sáng lập, trong đó A chiếm 20%, B chiếm 30% và C chiếm 50%. C được bầu làm chủ tịch HĐTV, B là giám đốc và A làm kế toán. C đã lợi dụng chức vụ quyền hạn kí hợp đồng vượt quá thẩm quyền gây thiệt hại 1.5 tỷ cho công ty. Xử lí vụ việc trên?

    Anh chị giúp em giải quyết với

    Chào bạn!.

       Giao dịch dân sự do người được ủy quyền xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người ủy quyền đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền, trừ trường hợp người ủy quyền đồng ý hoặc biết mà không phản đối; nếu không được sự đồng ý thì người được ủy quyền phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện.​

    - Người đã giao dịch với người được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

    - Trong trường hợp người được ủy quyền và người giao dịch với người được ủy quyền cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người ủy quyền thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

    Bạn tham khảo thêm điều luật tại BLDS 2015 về việc thực hiện giao dịch vượt quá thẩm quyền

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #366210   05/01/2015

    soccon456
    soccon456

    Mầm

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2013
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 530
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 1 lần


    Cổ phần ưu đãi hoàn lại

    Xin chào các anh/chị/bạn

    Em đang có một thắc mắc liên quan đến cổ phần ưu đãi hoàn lại trong công ty cổ phần, kính mong được mọi người giải đáp giúp!

    Điều 83 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: "cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại".

    Phần hoàn lại theo các điều kiện ghi trên cổ phiếu em xin không bàn đến.

    Em chỉ đang băn khoăn là có thực sự cổ đông được công ty mua lại phần vốn góp bất cứ khi nào yêu cầu hay không hay phải có những điều kiện khác?

    Ví dụ như quy định về điều kiện để công ty mua lại phần vốn góp ở điều 92 là " sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác".Tuy nhiên, quy định này lại áp dụng cho trường hợp quy định tại điều 90. 91, và không liên quan đến cổ phần ưu đãi hoàn lại.

    Bên cạnh đó, em thấy quy định đối với việc trả cổ tức cũng vậy, dù là cổ phần ưu đãi cổ tức cũng phải đảm bảo là công ty không bị mất khả năng thanh toán.

    Thêm một điểm nữa, Luật Doanh nghiệp 2014 khi định nghĩa về cổ phần ưu đãi hoàn lại đã bỏ cụm từ "bất cứ lúc nào" (theo yêu cầu của người sở hữu)

    Mong các anh/chị/bạn góp ý giúp em về điều kiện để cổ phần ưu đãi hoàn lại được hoàn lại ạ.

    Em xin cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #393499   23/07/2015

    vian1305
    vian1305

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    các a,c giúp e giải đáp tình huống luật này với ạ :(((

    Câu 1: A, B, C và D cùng nhau thành lập công ty cổ phần Thái Bình kinh doanh sản xuất đồ gỗ, nội thất với số vốn điều lệ là 3,5 tỷ đồng, được chia thành 350.000 cổ phần. Trong đó có 200.000 cổ phần phổ thông, 100.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết và 50.000 cổ phần ưu đãi cổ tức.

    Hãy nhận xét về các sự kiện sau đây:

    1. Các cổ đông sáng lập chỉ đăng ký mua và thanh toán đủ tiền mua 200.000 cổ phần tương đương với 2 tỷ đồng.

    2. A đăng ký mua 50.000 cổ phần phổ thông, 20.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết. Nhưng hết thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp GCNĐKDN, A mới chỉ thanh toán 30.000 cổ phần phổ thông và 20.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết.

    3. B sở hữu 30.000 cổ phần phổ thông, 40.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết và 10.000 cổ phần ưu đãi cổ tức. B muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho người khác.

          4. C sở hữu 20.000 cổ phần phổ thông. C đề nghị công ty chuyển đổi toàn bộ cổ phần này thành cổ phần ưu đãi biểu quyết nhưng công ty không chấp nhận, vì vậy C yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.

    Câu 2: Theo luật doanh nghiệp 2014 thì: cơ quan có thẩm quyền cấp ĐKKD, điều kiện và thời hạn cấp ĐkKD, thời điểm khai sinh tư cách pháp lý cho doanh nghiệp và thời điểm hoạt động của doanh nghiệp.

     
    Báo quản trị |  
  • #447534   22/02/2017

    Anh_Trinh
    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    vian1305 viết:

     

    Câu 2: Theo luật doanh nghiệp 2014 thì: cơ quan có thẩm quyền cấp ĐKKD, điều kiện và thời hạn cấp ĐkKD, thời điểm khai sinh tư cách pháp lý cho doanh nghiệp và thời điểm hoạt động của doanh nghiệp.

    Chào bạn.

    Bạn xem thêm tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP: Được Chính phủ chính thức ban hành ngày 14/9/2015 quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đăng ký hộ kinh doanh; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2015. 

                                               CHÚC BẠN HỌC TẬP TỐT!

     
    Báo quản trị |  
  • #382498   09/05/2015

    MunHyukHae
    MunHyukHae

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/05/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Những ưu điểm của loại hình hộ kinh doanh so với các loại hình doanh nghiệp khác là gì ?

    Cho tôi hỏi về vấn đề hộ kinh doanh.

    Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 ( sắp có hiệu lực) thì các loại hình doanh nghiệp có : DN nhà nước, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, CTy TNHH ( 1 thành viên và 2 thành viên trở lên), công ty cổ phần.

    Hộ kinh doanh được quy định tại NĐ 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Mặc dù nó không phải là Doanh nghiệp, nhưng thực tế cho thấy vẫn có rất nhiều chủ thể lựa chọn loại hình kinh doanh này. Vậy ưu nhược điểm của Hộ kinh doanh so với các loại hình doanh nghiệp đã nêu trên là gì ? 

    Mong được mọi người giải đáp. 

    Xin cảm ơn rất nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #400895   29/09/2015

    khanhhvy
    khanhhvy

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    góp vốn thành lập doanh nghiệp mới

    mọi người giúp e bài này vs ạ ^^

    tháng 8/2014 công ty cổ phần cp và công ty cổ phần bk muốn góp vốn (bằng nhau) để thành lập một doanh nghiệp mới

     các doanh nghiệp này có thể làm như vậy được ko? vì sao? loại hình thức pháp lý của doanh nghiệp mới là gì? vì sao? hồ sơ đkí doanh nghiệp của doanh nghiệp mới này cần những loại giấy tờ gì theo quy định của pháp luật vn

     

     
    Báo quản trị |  
  • #399784   17/09/2015

    namlee95
    namlee95

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/09/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thắc mắc về góp vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân

    Doanh nghiệp Nam Thắng là 1 doanh nghiệp tư nhân do ông Nguyễn Nam thắng làm chủ sở hữu.Năm 2007,DN này mua thêm 2 xe ô tô tải và 1 xe ô tô con 4 chỗ.Xe ô tô tải phục vụ cho hoạt động kinh doanh của DN,xe ô tô con không phục vuj cho kinh doanh của DN.

    Công ty Hoàng Ngân là công ty TNHH được thành lập trên cơ sở góp vôns của ông Hoàng và bà Ngân

    Hiện tại,công ty Hoàng Ngân có nhu cầu tăng vốn điều lệ bằng hình thức tiếp nhận phần vốn góp của thành viên mới.Ông Thắng muốn góp vốn và trở thành chủ tịch hội đồng thành viên của công ty này (trong đó,ông Thắng muốn góp 1 phần vốn bằng 1 xe ô tô tải được mua năm 2007 nêu trên)

    1.Ông Thắng có thể trở thành Chủ tịch hội đồng thành viên của công ty TNHH Hoàng Ngân không?

    2.Chủ sở hữu DN tư nhân Nam Thắng có được quyền góp vốn vào Công ty TNHH hai thành viên trở lên không?Việc ông Thắng góp vốn vào công ty TNHH Hoàng Ngân bằng xe ô tô trên có được không?tại sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #399586   16/09/2015

    huongmaist
    huongmaist

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/09/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    góp vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân

    chào luật sư. cho em hỏi là chủ doanh nhân mua 1 xe tải để phục vụ sản xuất của doanh nghiệp. vậy chủ doanh nghiệp tư nhân có được mang xe tải này đi góp vốn vào công ty TNHH không và vì sao ạ?

    em xin cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #445073   10/01/2017

    TẬP ĐOÀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM . HELP HELP !!!

    Mọi người ơi cho em hỏi chút 

    Đặc hiểm hoạt động , mô hình tổ chức quản lý của 1 tập đoàn kinh tế tại Việt Nam có ảnh hưởng gì tổ chức công tác kế toán của TĐKT đó. em cảm ơn nhiều nhiều

     
    Báo quản trị |  
  • #390594   04/07/2015

    Hades_HLU
    Hades_HLU

    Male
    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2015
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chuyển đổi doanh nghiệp

    Theo Luật Doanh nghiệp 2014, tại khoản 5, Điều 196, 197, khoản 4 Điều 198 và khoản 3, Điều 199 có nội dung quy định là trong 07 ngày làm việc nhưng trong đó lại nói là theo quy định tại Khoản 1, Điều 34 có nội dung là trong 05 ngày làm việc. Điều này có mâu thuẫn và ảnh hưởng gì ko.?

     

     

    5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này;

     

     

    5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo cho các cơ quan nhà nước liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này; đồng thời cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

     

     

    4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này; đồng thời cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

     

    3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều này, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này; đồng thời cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

    Điều 34. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp

    1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp và thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đó cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan quản lý lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội; định kỳ gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp và thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng cấp, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    Di chuyển đến chuyên mục phù hợp
     
    Báo quản trị |  
  • #399583   16/09/2015

    So sánh cty TNHH 1 thành viên và cty tư nhân

    xin hỏi luật sư điểm giống và khcs nhau giữa cty TNHH 1 thành viên và Cty tư nhân

     
    Báo quản trị |  
  • #387817   14/06/2015

    luatkinhtevinh
    luatkinhtevinh

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2014
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 275
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    luật doanh nghiệp

    anh,,chị cho em hỏi vấn đề

    khi thành lập công ty TNHH 2 thành viên mà các thành viên nhất trí định giá tài sản cao hơn với giá thực tế thì vốn điều lệ của công ty tại thời điểm đăng ký thành lập là vốn thực tế hay vốn định giá ạ 

    vd công ty TNHH gồm 3 thành viên A,B,C ,ông A góp 1 chieecx xe máy với trị giá 60tr B cam kết góp cái nhà của mình trị giá thực tế 600 tr nhưng do sắp tới có quy hoạch nên được đền bù nên các bên thống nhất định giá là 700tr C góp 100tr nhưng mới góp 50tr còn 50 tr còn lại khi nào cty yc sẽ góp ,xác định vốn điều lệ của cty và tỉ lệ % góp vốn các thành viên

    mong anh chị giúp đỡ em

     
    Báo quản trị |  
  • #385982   01/06/2015

    Chỉ góp 1 phần vốn góp

    Em là sinh viên, học môn chủ thể kinh doanh có tình huống này e muốn hỏi các anh/chị/cô/chú/bác.

    Công ty TNHH AAA (TNHH 2 thành viên trở lên), anh B góp 400 triệu vào công ty nhưng chỉ góp 300 triệu còn 100 triệu thì khi nào công ty cần anh B sẽ góp đủ, công ty đồng ý. 

    Vậy trường hợp trên có hợp pháp hay không? Nếu vi phạm thì vi phạm lỗi gì? Trong trường hợp anh B góp vốn như trên khi thành lập công ty và khi công ty đang hoạt động có gì khác nhau không? Nếu sai sẽ bị xử lý như thế nào? Xin cho em biết hành vi trên vi phạm điều gì, cơ sở pháp lý. Em xin cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #384988   25/05/2015

    nguyenhue18394
    nguyenhue18394

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/05/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    doanh nghiệp tư nhân và việc góp vốn

    cho em hỏi:

    doanh nghiệp tư nhân a góp vốn vào công ty hợp danh b như vậy chủ doanh nghiệp tư nhân a có được góp vốn vào công ty hợp danh không ạ?

    doanh nghiệp tư nhân a có 1 ô tô được sử dụng vào việc kinh doanh. chủ doanh nghiệp tư nhân a có được góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên không? nếu chủ doanh nghiệp tư nhân muốn góp vốn bằng chiếc ô tô  kia thì có được không?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #343655   10/09/2014

    Rika_Giang
    Rika_Giang

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:01/09/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    tình huống hơi khó tí

    mọi người giúp dùm cái tình huống này với , cảm ơn mọi người nhiều.

    Do có mâu thuẫn từ trước nên ngày 13/11/2011, Thạch Văn Chinh (sinh năm 1994, không xác định rõ ngày tháng) đang ngồi uống cafe với bạn ở quán Hoa Đào hẻm 286 Đường 3/2, Phường T, Quận N, thành phố C thì Phạm Minh Tâm chạy xe vào cùng hai người bạn đánh Chinh nhưng được chủ quán cafe can ngăn, Tâm lên xe ra về.

    Đến khoảng 18h30 ngày 14/11/2011, Chinh cùng bạn là Nguyễn Thanh Phong đi bộ đi học tại trường phổ thông cơ sở Chu Văn An. Cả hai đi đến đầu đường 30/4 thì gặp Tâm cùng Hồ Duy, Đặng Trung Hiếu, Trần Tân Minh cùng một đám thanh niên khác chưa rõ họ tên, địa chỉ chặn đường bao vây đánh Chinh. Lập tức, Chinh rút trong cặp ra một con dao Thái Lan để chống trả và đâm trúng Tâm một nhát vào thái dương trái đồng thời trúng tay của Hiếu và Minh. Hoảng sợ trước sự việc, Chinh bỏ chạy nên làm rớt mặt dao, bỏ trốn đến ngày 24/11/2011 thì ra đầu thú tại Công an Phường T, Quận N, thành phố C. Phong không tham gia đánh và cũng không hề biết trong cặp của Chinh có dao.

    Tâm được đưa đến bệnh viện Đa khoa thành phố C cấp cứu đến ngày 16/11/2011 thì xuất viện về nhà. Gia đình Chinh hỗ trợ chi phí điều trị là 12.000.000 đồng. Đến ngày 19/11/2011 gia đình Tâm đưa đến bệnh viện Đa Khoa trung ương thành phố Cần Thơ để điều trị nhưng do vết thương quá nặng đến ngày 22/11/2011 thì Tâm tử vong.

    Bản kết luận giám định pháp y số 01/TT ngày 22/11/2011 của Trung tâm pháp y- Sở Y tế thành phố Cần Thơ kết luận: nguyên nhân gây nên cái chết của Tâm là do dập não, hoại tử toàn bộ não tráng dương trái.

    Biên bản nhận dạng Chinh dùng 01 con dao Thái Lan cán màu vàng, lưỡi dao màu trắng, nhọn, bề lưỡi bén, chiều dài cả cán và lưỡi là 21 cm, phần rộng nhất của lưỡi dao là 1,7 cm.

    Biết: Thạch Văn Chinh là người có quốc tịch Việt Nam, dân tộc Khơ-me, nghề nghiệp là học sinh (8/12), có cha là ông Thạch Sa Hây và mẹ là bà Kim Sóc Khắc, không có anh chị em ruột, không có tiền án, tiền sự.

    Ngày 24/5/2012 Tòa án nhân dân Quận N xét xử Chinh về tội cố ý gây thương tích. (Chinh bị bắt từ ngày 24/11/2011 và tạm giữ, tạm giam liên tục đến khi ra phiên tòa.)

              1. Xác định quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại, đối tượng tác động của hành vi phạm tội của Chinh trường hợp này là gì? Tính tuổi của Chinh khi thực hiện tội phạm?

                2. Cho biết loại tội phạm mà Chinh đã thực hiện khi căn cứ vào tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi?

                3. Hành vi phạm tội của Chinh thuộc trường hợp CTTP cơ bản, tăng nặng hay giảm nhẹ?

                4. Phân theo đặc điểm cấu trúc thì tội phạm Chinh thực hiện thuộc CTTP nào? 

               5. Trường hợp phạm tội của Chinh ở giai đoạn nào của quá trình thực hiện tội phạm?

               6. Dựa vào quy định và lý thuyết về phòng vệ chính đáng, hãy làm rõ vì sao hành vi của Chinh không được loại trừ TNHS?

    SO THANKS

     
    Báo quản trị |  
  • #346321   23/09/2014

    pemay
    pemay

    Sơ sinh

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    mọi người giúp em với ạ

    “Từ Anh Kiệt cùng đám bạn đi ăn khuya ở Thuận Phát, rọi đèn pha vào mặt Sinh đang ngồi nhậu. Sinh tức giận đập đèn pin và đánh Kiệt mấy bạt tay. Bị Sinh đánh, tức giận nên Kiệt đã gọi điện cho đám bạn kêu người ra đâm chết 2 người là Sinh và Hùng.

    Được tin đó, cha con Nguyễn Văn Lộc và Nguyễn Văn Thọ cùng vài người nữa đã kéo nhau ra Thuận Phát, đâm chết Sinh và Hùng ngay trong đêm đó. Sau đó, Dương Hiếu Nghĩa đã điện thoại cho cha vợ là Lý Văn Sum về Sài Gòn gấp. Sum đã lấy vé máy bay bay vào Sài Gòn ngày buổi chiều hôm sau. Vừa tới Sài Gòn, Sum gọi ngay cho Nghĩa để nắm tình hình vụ án, đồng thời sai Lê Thị Đon gọi điện cho Lộc (đệ tử của Sum) đang bỏ trốn về thành phố, để gặp Sum. Sau đó, Sum đến bệnh viện thăm Thọ đang nằm bệnh viện (do bị thương trong vụ đâm Sinh và Hùng) để hỏi tình hình. Sau khi nghe Nghĩa và Lộc kể lại sự việc, Sum đã nắm được nội dung sự việc.

    Lo sợ Thọ bị bắt, Sum đã chỉ đạo cho Nghĩa gọi cho Lộc về đầu thú, gặp gỡ những người tham gia vụ án và những người có liên quan để bố trí lời khai nhằm che dau611 hành vi của Thọ có mặt ở hiện trường và tham gia gây án.

    Khi biết Bùi Việt Anh có lệnh truy nã, Sum đã chỉ đạo cho Nghĩa và Thọ đến nhà Kim Anh để cùng bàn bạc, tổ chức cho Anh trốn sang Campuchia và tiếp theo là Canada hoặc Mỹ. Sum đã chi 20 000 USD tổ chứa cho Anh trốn đi. Thực hiện kế hoạch, Bùi Việt Anh đã trốn sang Campuchia.

    Hãy định tội cho các bị can trong vụ án.”

     

    Theo em nghĩ:

    Áp dụng điều 93 BLHS:

    Điều 93. Tội giết người

    1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Giết nhiều người;

    b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

    c) Giết trẻ em;

    d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

    đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

    g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

    h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

    i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

    k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

    l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

    m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

    n) Có tính chất côn đồ;

    o) Có tổ chức;

    p) Tái phạm nguy hiểm;

    q) Vì động cơ đê hèn.

    2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

     

     

     

     

     

    -Từ Anh Kiệt là người chủ mưu giết người áp dụng điểm q khoản 1 điều 93

    -Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Văn Thọ, Bùi Việt Anh: tội giết người áp dụng điểm a, n, o khoản 1 điều 93

    - Lý Văn Sum, Dương Hiếu Nghĩa, Nguyễn Văn Thọ, Kim Anh: phạm tội “che giấu tội phạm” điều 313 BLHS  và “tổ chứa cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép” điều 275 BLHS

     - Lê Thị Đon: không biết tội gì

    Mọi người em giúp em với ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #343827   11/09/2014

    gauconxinh123
    gauconxinh123

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2014
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 1 lần


    Câu hỏi tình huống Luật hình sư như thế này?

     Do có mâu thuẫn từ trước nên ngày 13/11/2011, Thạch Văn Chinh (sinh năm 1994, không xác định rõ ngày tháng) đang ngồi uống cafe với bạn ở quán Hoa Đào hẻm 286 Đường 3/2, Phường T, Quận N, thành phố C thì Phạm Minh Tâm chạy xe vào cùng hai người bạn đánh Chinh nhưng được chủ quán cafe can ngăn, Tâm lên xe ra về.
    Đến khoảng 18h30 ngày 14/11/2011, Chinh cùng bạn là Nguyễn Thanh Phong đi bộ đi học tại trường phổ thông cơ sở Chu Văn An. Cả hai đi đến đầu đường 30/4 thì gặp Tâm cùng Hồ Duy, Đặng Trung Hiếu, Trần Tân Minh cùng một đám thanh niên khác chưa rõ họ tên, địa chỉ chặn đường bao vây đánh Chinh. Lập tức, Chinh rút trong cặp ra một con dao Thái Lan để chống trả và đâm trúng Tâm một nhát vào thái dương trái đồng thời trúng tay của Hiếu và Minh. Hoảng sợ trước sự việc, Chinh bỏ chạy nên làm rớt mặt dao, bỏ trốn đến ngày 24/11/2011 thì ra đầu thú tại Công an Phường T, Quận N, thành phố C. Phong không tham gia đánh và cũng không hề biết trong cặp của Chinh có dao.
    Tâm được đưa đến bệnh viện Đa khoa thành phố C cấp cứu đến ngày 16/11/2011 thì xuất viện về nhà. Gia đình Chinh hỗ trợ chi phí điều trị là 12.000.000 đồng. Đến ngày 19/11/2011 gia đình Tâm đưa đến bệnh viện Đa Khoa trung ương thành phố Cần Thơ để điều trị nhưng do vết thương quá nặng đến ngày 22/11/2011 thì Tâm tử vong.
    Bản kết luận giám định pháp y số 01/TT ngày 22/11/2011 của Trung tâm pháp y- Sở Y tế thành phố Cần Thơ kết luận: nguyên nhân gây nên cái chết của Tâm là do dập não, hoại tử toàn bộ não tráng dương trái.
    Biên bản nhận dạng Chinh dùng 01 con dao Thái Lan cán màu vàng, lưỡi dao màu trắng, nhọn, bề lưỡi bén, chiều dài cả cán và lưỡi là 21 cm, phần rộng nhất của lưỡi dao là 1,7 cm.
    Biết: Thạch Văn Chinh là người có quốc tịch Việt Nam, dân tộc Khơ-me, nghề nghiệp là học sinh (8/12), có cha là ông Thạch Sa Hây và mẹ là bà Kim Sóc Khắc, không có anh chị em ruột, không có tiền án, tiền sự.
    Ngày 24/5/2012 Tòa án nhân dân Quận N xét xử Chinh về tội cố ý gây thương tích. (Chinh bị bắt từ ngày 24/11/2011 và tạm giữ, tạm giam liên tục đến khi ra phiên tòa.)
    Câu hỏi:
    1. Xác định quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại, đối tượng tác động của hành vi phạm tội của Chinh trường hợp này là gì? Tính tuổi của Chinh khi thực hiện tội phạm?
    2. Cho biết loại tội phạm mà Chinh đã thực hiện khi căn cứ vào tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi?
    3. Hành vi phạm tội của Chinh thuộc trường hợp CTTP cơ bản, tăng nặng hay giảm nhẹ?
    4. Phân theo đặc điểm cấu trúc thì tội phạm Chinh thực hiện thuộc CTTP nào? 
    5. Trường hợp phạm tội của Chinh ở giai đoạn nào của quá trình thực hiện tội phạm?
    6. Dựa vào quy định và lý thuyết về phòng vệ chính đáng, hãy làm rõ vì sao hành vi của Chinh không được loại trừ TNHS?

     
    Báo quản trị |  
  • #345850   22/09/2014

    buidoi999
    buidoi999

    Sơ sinh

    Hậu Giang, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Em có ba câu hỏi. Mọi người nhận định đúng hay sai ?

    1.Các dấu hiệu thuộc cấu thành tội phạm cụ thể luôn là bắt buộc khi xác định hành vi phạm tội tương ứng với mô hình pháp lý đó.

    2. Hành vi của người bị xô ngã vào quầy hàng pha lê gây ra thiệt hại 50.000.000 đồng không được xem là hành vi khách quan của tội hủy hoại tài sản của người khác.

    3. Trong cấu thành tội phạm mà mặt khách quan chỉ quy định một hành vi khách quan thì không thể đặt ra giai đoạn phạm tội chưa đạt cho hành vi thực tế

     
    Báo quản trị |  
  • #353164   30/10/2014

    anhnamdk123
    anhnamdk123

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/10/2014
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    miễn hình phạt nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự

    Miễn hình phạt nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. vậy cho e hỏi : phải chịu trách nhiệm hình sự ở đây là gì
     
    Báo quản trị |  
  • #447165   20/02/2017

    vothiphuongthu
    vothiphuongthu

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2017
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    anhnamdk123 viết:
    Miễn hình phạt nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. vậy cho e hỏi : phải chịu trách nhiệm hình sự ở đây là gì

    Trách nhiệm hình sự bao gồm hình phạt, biện pháp tư phát và án tích. Miễn HP là việc Tòa án không buộc người phạm tội phải chịu hình phạt về tội họ đã phạm, tuy nhiên hậu quả pháp lý của hộ là vẫn có án tích, và vẫn phải áp dụng các biện pháp tư pháp.

    Võ Thị Phương Thu

    phuongthuhcmulaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |