Bộ luật Lao động: Giấc chiêm bao chờ lời giải đáp?

Chủ đề   RSS   
  • #336298 31/07/2014

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Bộ luật Lao động: Giấc chiêm bao chờ lời giải đáp?

    Trong một buổi học môn Luật Lao động tại trường nọ, giảng viên đặt câu hỏi để sinh viên thảo luận: Theo các em, hợp đồng thử việc có phải hợp đồng lao động hay không? Tại sao?

    - Thực Văn Tiễn (liền dơ tay phát biểu): Thưa cô, theo em đây là hợp đồng lao động. Vì đối tượng ký kết hợp đồng là Người sử dụng lao động và Người lao động nhằm để thực hiện việc mua bán “hàng hóa sức lao động”, bản chất của nó hoàn toàn giống như hợp đồng lao động chính thức.

    - Lý Thị Luận (lắc đầu): Thưa cô em không đồng ý với quan điểm của bạn Tiễn. Vì Bộ luật Lao động 2012 không có quy định nào nói rằng: Hợp đồng thử việc là hợp đồng lao động nên hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động.

    - Thực Văn Tiễn (lật đật mở luật ra xem): Thưa bạn Luận! Điều 26 Bộ luật Lao động 2012 có đề cập đến hợp đồng thử việc và điều 26 năm trong chương III – Hợp đồng lao động, xin hỏi nếu nó không phải hợp đồng lao động thì là hợp đồng gì, bản chất nó chẳng khác hợp đồng lao động chính thức chút nào.

    - Lý Thị Luận (lắc đầu): Thưa bạn Tiễn! Bạn đọc kỹ điều 22 Bộ luật Lao động 2012 đi nhé! Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây: (a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; (b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn; (c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Như vậy, Luật không hề nhắc đến hợp đồng thử việc nên hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động.

    - Thực Văn Tiễn: Nghe cũng có lý. Nhưng bạn cho mình hỏi: Thực tế hiện nay lao động thử việc có bị khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân (nếu thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên) không?

    - Lý Thị Luận (cười): Nếu cá nhân có bản cam kết “tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế” và có mã số thuế thì không phải khấu trừ; nếu không thỏa trường hợp trên thì vẫn bị khấu trừ. Hình như chúng ta lạc đề rồi đó, bạn định đánh trống lảng hả?

    - Thực Văn Tiễn: Đâu có, liên quan đấy! Vậy bạn áp dụng quy định nào mà bạn trả lời thế?

    - Lý Thị Luận (tỏ vẻ tức giận):  Điểm i khoản 1 điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC chứ đâu. Mình thấy bạn đánh trống lảng lắm rồi đấy. Sai thì nhận sai đi chứ hỏi chuyện không đúng trọng tâm. Chán thật đó!

    - Thực Văn Tiễn (cười): Gì mà bạn nóng giận thế! Đang thảo luận vui mà, có liên quan đó. Theo điểm i khoản 1 điều 25 thì đối tượng bị khấu trừ 10% gồm:

    (i) Không ký hợp đồng lao động theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

    Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

    2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

    c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.

    d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác. 

    (ii) Là lao động ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng.

    Thưa bạn, chắc chắn thử việc không thuộc (i), theo phương pháp loại trừ thì thử việc sẽ thuộc (ii). Như vậy, thực tiễn coi hợp đồng thử việc là hợp đồng lao động.

    - Lý Thị Luận: Nhưng mà, mà …là…

    - Giảng viên: Gần hết giờ rồi, thôi để cô kết luận. Vấn đề là như thế này:

    Reng…reng…reng… reng… (chuông báo thức kêu)

    Ôi! Chỉ là giấc chiêm bao. Ước gì chuông báo thức chưa kêu thì được cô giáo nói đáp án rồi. Giờ này, em cũng chẳng biết hợp đồng thử việc có phải là hợp đồng lao động hay không, vì bạn Tiễn với Luận mỗi người đều có một cái lý riêng của họ. Rất mong thành viên Dân Luật giải đáp giúp em!

     
    16408 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #336321   31/07/2014

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Hay đấy, hợp đồng thử việc có phải là hợp đồng lao động hay không nhỉ?

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #336392   01/08/2014

    hakhungbi
    hakhungbi
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/03/2013
    Tổng số bài viết (525)
    Số điểm: 6431
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 143 lần


    Điều 15. Hợp đồng lao động

    Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

    Như vậy, hợp đông thử việc là hợp đồng lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #336397   01/08/2014

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Câu trả lời chính thức từ tui :

    Hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động nếu chiếu theo Luật lao động, do đó khi diễn giải các quy định của Luật lao động không thể xem nó là HĐLĐ để áp dụng cho các quy định có liên quan (ví dụ cụ thể nhất là không tính hợp đồng thử việc vào số lượng hợp đồng lao động tối đa được ký kết trước khi chuyển thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn).

    Theo Luật lao động là thế, còn theo Luật thuế thì do Hợp đồng thử việc có kỳ hạn dưới ba tháng, nên được hiểu là gom chung vào nhóm hợp đồng lao động dưới ba tháng để doanh nghiệp thực hiện khấu trừ thuế 10% khi chi trả thu nhập (trừ trường hợp đủ điều kiện được miễn khoản tạm trích thu này) vì doanh nghiệp (và cả cơ quan thuế) đâu chắc là sau hợp đồng thử việc thì người lao động còn làm việc tiếp.

    Tóm lại nước sông không phạm nước giếng, theo luật nào thì phải hiểu trong ngữ cảnh của luật đó.

    Vấn đề chủ topic muốn đề cập là tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. Nhưng ở VN thì cái vụ này còn xa vời lắm khi luật là do cơ quan hành pháp soạn  thảo nên đa phần các thuật ngữ được hiểu theo ngữ cảnh của quy định do ổng ban hành, nếu chủ topic rảnh thì xem lại các quy định liên quan thế nào thì được xem là trẻ em.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    phamthanhhuu (01/08/2014) phuocmaster (04/08/2014)
  • #336402   01/08/2014

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Unjustice viết:

    Tóm lại nước sông không phạm nước giếng, theo luật nào thì phải hiểu trong ngữ cảnh của luật đó.

    Thực ra cái này em không biết nên nhờ thành viên giải đáp đó.

    Cảm ơn anh nhiều nhé! 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi1 (01/08/2014)
  • #336454   01/08/2014

    Theo tôi, Hợp đồng thử việc là hợp đồng lao động, bởi các lẽ sau:

    1. Việc giao kết HĐ thử việc phải đảm bảo các yêu cầu tương tự yêu cầu để HĐLĐ có thể phát sinh hiệu lực, gồm có: đủ tuổi lao động, công việc không trái luật, các bên hoàn tooàn tự nguyện giao kết, nội dung quyền lợi của NLĐ không thấp hơn chuẩn mực chung tối thiểu, không cản trở quyền hoạt động công đoàn...

    2. Trong giai đoạn áp dụng HĐ Thử việc, quyền và nghĩa vụ của các bên cũng phải tuân theo BLLĐ, trừ các quy định về BHXH, đơn phương chấm dứt HĐ trước hạn và kỷ luật lao động.

    Tên gọi chính xác về mặt lý luận đối với HĐ thử việc nên là "HĐLĐ thử". Khi đó chắc sẽ không ai thắc mắc nữa!

    Hiếu - ai có tranh luận lại xin gửi đến hughnguyentrung@gmail.com 

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lexnovumlawyers vì bài viết hữu ích
    hvquyen1 (02/08/2014) luatsutraloi1 (01/08/2014)
  • #336645   02/08/2014

    hakhungbi
    hakhungbi
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/03/2013
    Tổng số bài viết (525)
    Số điểm: 6431
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 143 lần


    lexnovumlawyers viết:

    Theo tôi, Hợp đồng thử việc là hợp đồng lao động, bởi các lẽ sau:

    1. Việc giao kết HĐ thử việc phải đảm bảo các yêu cầu tương tự yêu cầu để HĐLĐ có thể phát sinh hiệu lực, gồm có: đủ tuổi lao động, công việc không trái luật, các bên hoàn tooàn tự nguyện giao kết, nội dung quyền lợi của NLĐ không thấp hơn chuẩn mực chung tối thiểu, không cản trở quyền hoạt động công đoàn...

    2. Trong giai đoạn áp dụng HĐ Thử việc, quyền và nghĩa vụ của các bên cũng phải tuân theo BLLĐ, trừ các quy định về BHXH, đơn phương chấm dứt HĐ trước hạn và kỷ luật lao động.

    Tên gọi chính xác về mặt lý luận đối với HĐ thử việc nên là "HĐLĐ thử". Khi đó chắc sẽ không ai thắc mắc nữa!

    Hiếu - ai có tranh luận lại xin gửi đến hughnguyentrung@gmail.com 

    Bạn có bình luận gì với cm của Unjustice ở trên.

     
    Báo quản trị |  
  • #336551   01/08/2014

    luatsutraloi1
    luatsutraloi1

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 656
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 25 lần


     

    Tuyệt vời quá bạn ơi

     
    Báo quản trị |  
  • #336720   02/08/2014

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Tôi tán thành lập luận của bạn lexnovumlawyers.

    Thử hỏi:

    - HĐ thử việc thì có phải là giao kết giữa NSDLĐ và NLĐ không? NLĐ có làm công việc như sau khi hết thời gian thử việc mà tiếp tục ký HĐLĐ không?

    - Đại đa số các nội dung chính trong HĐ thử việc có giống với HĐLĐ không?

    - Nếu không phải là một dạng của HĐLĐ thì sao lại để trong chương HĐLĐ (như lập luận của bạn Thực Văn Tiễn)

    Thực ra trước đây theo Bộ luật lao động cũ, thời gian thử việc được đưa vào trong HĐLĐ (lần đầu), nếu hết thời gian thử việc, NLĐ không đạt yêu cầu thử việc thì bản HĐLĐ đó được thanh lý (thể hiện trong mẫu HĐLĐ ban hành kèm theo TT số 21/2003/TT-BLĐTBXH mà hiện nay vẫn đang sử dụng do chưa có mẫu nào thay thế nó). Nhưng Bộ luật LĐ 2012 thì tách riêng thời gian thử việc ra thành một HĐ thử việc thôi. Vì vậy về bản chất chẳng có gì khác nhau cả.

    Nói thêm: Đến nay vẫn chưa có hướng dẫn về Bộ luật LĐ 2012 là hợp đồng thử việc thì quyền lợi đóng BHXH như thế nào, sẽ dẫn đến hệ lụy là HĐ thử việc không được đóng BHXH (vì dưới 3 tháng), vậy nếu trường hợp xấu nhất xảy ra là tại nạn lao động chết người thì sẽ không được hưởng chế độ tử tuất (tuất hàng tháng) mà đáng lẽ thân nhân NLĐ được hưởng. 

     

    Cập nhật bởi RIA1 ngày 03/08/2014 08:37:47 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #336895   04/08/2014

    CDTT
    CDTT

    Sơ sinh


    Tham gia:25/05/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo ý  kiến cá nhân mình thì cũng không có gì phải tranh luận nhiều xem HĐTV có phải là HĐLĐ không? Chỉ cần nắm được quyền lợi, nghĩa vụ đến từ HĐTV là gì mà thôi, có phù hợp với người thử việc không. Thử với chính thức về bản chất là vẫn khác nhau mà, thành quả lao động đem lại cũng có sự khác nhau. Ý kiến cá nhân thôi nha!

     
    Báo quản trị |  
  • #336944   04/08/2014

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Xin chào mọi người,

    Tại sao mình dám khẳng định hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động, theo luật lao động, mặc dù về bản chất thì hợp đồng này được thiết lập để điều chỉnh quan hệ lao động trong một giai đoạn đặc thù.

    Bởi vì ở góc độ pháp lý, nếu xem là hợp đồng lao động thì các quy định có liên quan đến hợp đồng lao động, phải được doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh. Nhưng đối với hợp đồng thử việc thì gần như doanh nghiệp không phải tuân thủ các quy định này, cụ thể:

    - Tiền lương tối thiểu, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

    - Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng (thường thấy là thỏa thuận có thể chấm dứt ngay khi người lao động không đạt yêu cầu mà không cần phải chờ đến khi kết thúc thời hạn thử việc);

    - Người thử việc không được hưởng các quyền lợi khác từ thỏa ước lao động tập thể như hợp đồng lao động chính thức;

    - Các trách nhiệm khác của người sử dụng lao động như tái đào tạo, bố trí công việc khi thay đổi quy trình công nghệ sản xuất, chi trả trợ cấp thôi việc,...

    - Số lượng hợp đồng lao động tối đa được ký kết (như đã nêu ở trên)

     Tóm lại quan hệ lao động thử việc phần lớn được điều chỉnh bởi chính thỏa thuận thử việc hơn là bởi các quy định pháp lý, nên việc không xem hợp đồng thử việc là hợp đồng lao động để áp dụng các quy định liên quan xuất phát từ góc độ pháp lý nhiều hơn.

    Thân.

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    vuquanghuy303 (07/11/2015)
  • #337032   04/08/2014

    KDCFIC
    KDCFIC

    Sơ sinh

    Hà Tây, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Hợp đồng thử việc có phải hợp đồng lao động không?
    Tất nhiên là hợp đồng lao động.

    Vì bản chất quan hệ thử việc cũng là quan hệ lao động. Định nghĩa cơ bản của hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

    =>  - Có sự thỏa thuận của 2 bên về nội dung hợp đồng : Check

           - Việc làm có trả lương: Check

           - Điều kiện làm việc: Check

           - Quyền và nghĩa vụ mỗi bên: Check

           - Quan hệ lao động thực tế: Double Check

    => Hợp đồng thử việc là hợp đồng lao động!

    Nhưng mình nghĩ ẩn sau vấn đề mà bạn chủ thớt muốn đặt vấn đề là liệu thời gian thử việc có được coi là thời gian làm việc chính thức không? Vì nếu đã coi là hợp đồng lao động thì thời gian thử việc cũng phải coi là thời gian trong hợp đồng lao động => Vấn đề bảo hiểm, thuế, vấn đề bảo hộ lao động.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #337787   08/08/2014

    thainguyen009
    thainguyen009

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/08/2014
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Về cơ bản thì HĐTV nhìn khá giống HĐLĐ nhưng soi kĩ thì khác nhau một số điểm cơ bản sau:

    +Theo điểm i khoản 1 Điều 23 BLLĐ 2012 thì HĐLĐ bắt buộc phải có quy định về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Nhưng tại Điều 26 quy định về thử việc thì quyền và nghĩa vụ của các bên tự thỏa thuận, tức là NSDLĐ không bắt buộc phải đóng BHXH cho NLĐ trong thời gian thử việc.  Trừ khi đã kí hợp đồng lao động chính thức mà trong đó có quy định một khoản thời gian phải thử việc.

    +Khoản 2 Điều 29 BLLĐ 2012, khoản này quan trọng nhất để phân biệt HĐTV và HĐLĐ "vì mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận". Khoản này cho thấy HĐTV hoàn toàn không có tính chất ràng buộc như HĐLĐ, tức là không có chuyện phải chịu trách nhiệm này nọ khi đơn phương chấm dứt HĐ trái Pl. Nghĩa là trong thời gian thử việc anh muốn đc nhận việc chính thức thì làm tốt, không thích thì có thể nghĩ và không phải chịu trách nhiệm gì. Ngược lại công ty có thể yêu cầu anh nghĩ trước khi thời hạn thử việc chính thức kết thúc vì theo họ anh không thể đáp ứng được công việc và đương nhiên họ không phải chịu trách nhiệm gì với quyết định "sa thải" anh trong thời gian thử việc dù quyết định đó có sai PL LĐ đi chăng nữa.

    Vì thế HĐTV chỉ là một dạng hợp đồng dân sự vì còn thiếu rất nhiều sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ được quy định riêng của PL lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #337831   08/08/2014

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Chào cả nhà!

    Rôm rã quá nên em cũng xin góp tí gió:

    Trong hợp đồng dân sự, người ta có thể chưa/không đưa vào một số điều khoản, nhưng nó vẫn là hợp đồng dân sự.

    Trong hợp đồng kinh tế, hợp đồng xây dựng, hợp đồng tín dụng,...người ta cũng có thể chưa/không đưa vào một số điều khoản nhưng bản chất nó cũng là hợp đồng mà nó mang hiện hữu.

    Hợp đồng lao động thử việc nó không có một số điều khoản quy định giống hợp đồng lao động, về cơ bản chế độ, công việc, mức độ thực hiện công việc có thể khác. Nhưng về bản chất nó là hợp đồng lao động. Bản thân hợp đồng lao động thử việc cũng được điều chỉnh bởi pháp luật về lao động (không bàn đến sự điều chỉnh chung của Bộ luật dân sự về lao động).

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #337846   08/08/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào mọi người!

    Luật lao động điều 29 khoản 1:

    "Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

    1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động."

    Như vậy giả sử HĐ thử việc và HĐ lao động là một thì điều khoản trên là vô nghĩa vì bản thân HĐ thử việc đã là HĐ lao động.

    Dó đó: 2 loại hợp đồng này khác nhau. HĐ thử việc không phải là HĐ lao động. 

    Mặt khác, nếu HĐ thử việc và HĐ lao động là một thì khi hết thời hạn thử viện sẽ tiếp tục ký nhiều HĐ thử việc khác vì luật không cấm (nhằm không phải đóng BHXH vì thử việc). 

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 08/08/2014 05:11:35 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    vuquanghuy303 (07/11/2015)
  • #339162   15/08/2014

    epic_song
    epic_song

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình theo quan điểm HĐLĐ không phải là HĐTV. 

    Các bạn bên trên lấy hết mấy ý kiến pháp lý rồi nên mình chỉ liên tưởng đến một việc  có tính chất tương tự  như kiểu "Sống thử" với "Kết hôn". 

    Rõ ràng là hoạt động diễn ra là gần giống nhau nhưng bản chất hoàn toàn khác nhau, quyền lợi hai bên cũng khác nhau. 

     
    Báo quản trị |  
  • #339166   15/08/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    epic_song viết:

    Mình theo quan điểm HĐLĐ không phải là HĐTV. 

    Các bạn bên trên lấy hết mấy ý kiến pháp lý rồi nên mình chỉ liên tưởng đến một việc  có tính chất tương tự  như kiểu "Sống thử" với "Kết hôn". 

    Rõ ràng là hoạt động diễn ra là gần giống nhau nhưng bản chất hoàn toàn khác nhau, quyền lợi hai bên cũng khác nhau. 

    Chào bạn.

    Tôi đồng ý với bạn là tương tự nhưng cũng có ít nhất 2 điểm hoàn toàn khác nhau:

    - HĐ thử việc là họp pháp; sống thử thì không chắc là hợp pháp.

    - Tỷ lệ HĐ thử việc chuyễn sang ký HĐLĐ cao hơn nhiều so với chuyễn từ sồng thử sang kết hôn

     
    Báo quản trị |  
  • #339228   16/08/2014

    em đang tập sự tại cti luật mà có đc ký hđ thử việc đâu, lương chỉ đủ tiền ở trọ , mà việc thì đi lại ngày cứ 4-50 km ,giữa trưa mà sếp cũng bảo đi :( . Nhiều lúc muốn hỏi sếp xem ngày xưa anh ấy cũng bị bảo đi lấy tài liệu tầm trưa ah ?

    Theo quan điểm của e thì hđ thử việc là hợp đồng lao động , vì mình vẫn làm việc cho NSDLD , và có hợp đồng. HĐ giống như hđ lao động ngắn ngày 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tungazba vì bài viết hữu ích
    danusa (16/08/2014)
  • #339242   16/08/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Chịu cực trước rồi sau này chịu khổ bạn ah!

    Ngay cả công ty luật mà còn làm sai quy định thì nói gì mấy công ty khác. 

     
    Báo quản trị |  
  • #397066   20/08/2015

    tamlkt
    tamlkt

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2013
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 280
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 12 lần


    Theo quan điểm của tôi muốn giải quyết vấn đề này thì ta phải đi từ đặc điểm của HĐLĐ và HĐTV:

    - Về chủ thể: NSDLĐ và NLĐ

    - Đối tượng: Việc làm có trả lương

    - Về hình thức: Văn bản hoặc có thể hình thức khác

    - Về nội dung: Quyền và Nghĩa vụ của các bên

    Như vậy chúng ta có thể thấy HĐTV và HĐLĐ về bản chất là một, tuy nhiên cũng có thể coi HĐTV là một loại HĐLĐ đặc thù riêng vì tính chất của HĐTV trong thời gian ngắn và với mục đích không chỉ là "Việc làm" mà còn để đánh giá năng lực của NLĐ để tiến tới ký kết HĐLĐ lâu dài hơn giữa NSDLĐ với NLĐ nên pháp luật có những quy định riêng biệt (Như k bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội.....) nhằm phù hợp hơn với loại hợp đồng này.

     
    Báo quản trị |  
  • #397112   20/08/2015

    cũng là câu hỏi này trong bài học đầu tiên về môn luật lao động, và mình cũng hoàn toàn nghĩ giống bạn.

     
    Báo quản trị |