Bộ luật Lao động: Giấc chiêm bao chờ lời giải đáp?

Chủ đề   RSS   
  • #336298 31/07/2014

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Bộ luật Lao động: Giấc chiêm bao chờ lời giải đáp?

    Trong một buổi học môn Luật Lao động tại trường nọ, giảng viên đặt câu hỏi để sinh viên thảo luận: Theo các em, hợp đồng thử việc có phải hợp đồng lao động hay không? Tại sao?

    - Thực Văn Tiễn (liền dơ tay phát biểu): Thưa cô, theo em đây là hợp đồng lao động. Vì đối tượng ký kết hợp đồng là Người sử dụng lao động và Người lao động nhằm để thực hiện việc mua bán “hàng hóa sức lao động”, bản chất của nó hoàn toàn giống như hợp đồng lao động chính thức.

    - Lý Thị Luận (lắc đầu): Thưa cô em không đồng ý với quan điểm của bạn Tiễn. Vì Bộ luật Lao động 2012 không có quy định nào nói rằng: Hợp đồng thử việc là hợp đồng lao động nên hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động.

    - Thực Văn Tiễn (lật đật mở luật ra xem): Thưa bạn Luận! Điều 26 Bộ luật Lao động 2012 có đề cập đến hợp đồng thử việc và điều 26 năm trong chương III – Hợp đồng lao động, xin hỏi nếu nó không phải hợp đồng lao động thì là hợp đồng gì, bản chất nó chẳng khác hợp đồng lao động chính thức chút nào.

    - Lý Thị Luận (lắc đầu): Thưa bạn Tiễn! Bạn đọc kỹ điều 22 Bộ luật Lao động 2012 đi nhé! Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây: (a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; (b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn; (c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Như vậy, Luật không hề nhắc đến hợp đồng thử việc nên hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động.

    - Thực Văn Tiễn: Nghe cũng có lý. Nhưng bạn cho mình hỏi: Thực tế hiện nay lao động thử việc có bị khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân (nếu thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên) không?

    - Lý Thị Luận (cười): Nếu cá nhân có bản cam kết “tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế” và có mã số thuế thì không phải khấu trừ; nếu không thỏa trường hợp trên thì vẫn bị khấu trừ. Hình như chúng ta lạc đề rồi đó, bạn định đánh trống lảng hả?

    - Thực Văn Tiễn: Đâu có, liên quan đấy! Vậy bạn áp dụng quy định nào mà bạn trả lời thế?

    - Lý Thị Luận (tỏ vẻ tức giận):  Điểm i khoản 1 điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC chứ đâu. Mình thấy bạn đánh trống lảng lắm rồi đấy. Sai thì nhận sai đi chứ hỏi chuyện không đúng trọng tâm. Chán thật đó!

    - Thực Văn Tiễn (cười): Gì mà bạn nóng giận thế! Đang thảo luận vui mà, có liên quan đó. Theo điểm i khoản 1 điều 25 thì đối tượng bị khấu trừ 10% gồm:

    (i) Không ký hợp đồng lao động theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

    Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

    2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

    c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.

    d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác. 

    (ii) Là lao động ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng.

    Thưa bạn, chắc chắn thử việc không thuộc (i), theo phương pháp loại trừ thì thử việc sẽ thuộc (ii). Như vậy, thực tiễn coi hợp đồng thử việc là hợp đồng lao động.

    - Lý Thị Luận: Nhưng mà, mà …là…

    - Giảng viên: Gần hết giờ rồi, thôi để cô kết luận. Vấn đề là như thế này:

    Reng…reng…reng… reng… (chuông báo thức kêu)

    Ôi! Chỉ là giấc chiêm bao. Ước gì chuông báo thức chưa kêu thì được cô giáo nói đáp án rồi. Giờ này, em cũng chẳng biết hợp đồng thử việc có phải là hợp đồng lao động hay không, vì bạn Tiễn với Luận mỗi người đều có một cái lý riêng của họ. Rất mong thành viên Dân Luật giải đáp giúp em!

     
    16409 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #397117   20/08/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Bộ luật lao động 2012 có quy định:
    "Điều 26. Thử việc
    1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
    Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.
     
    2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc."
     
    Luật đã quy định rõ cần gì bàn cãi: nếu hai bên đồng ý lập hợp đồng thử việc thì hợp đồng này chính là hợp đồng lao động vì tại quy định trên có viện dẫn Điều 23 - Hợp đồng lao động. Mặc khác việc pháp luật lao động quy định không thoả thuận BHXH, BHYT (khoản i Điều 23) là chưa phù hợp (có thể chưa theo kịp luật BHXH 2014) vì luật này quy định người lao động ký HĐLĐ từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng cũng phải tham gia BHXH bắt buộc (điểm b khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014). Riêng đối với BHYT thì đối tượng đóng phải có HĐLĐ từ 03 tháng trở lên.
     
    Do luật lao động sử dụng cụm từ "có thể" nên không thể bắt buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng khi thử việc (điều này xảy ra tranh chấp rất nhiều). Riêng đối với một số doanh nghiệp "chính quy" thì họ vẫn ký HĐLĐ thử việc và vẫn đóng đủ BHXH, BHYT và cho cả các chế độ như người lao động chính thức.
     
    Nói tóm lại theo quan điểm của tôi thì HĐ thử việc là HĐLĐ.
     
    Báo quản trị |  
  • #397187   21/08/2015

    LSHaanh
    LSHaanh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2014
    Tổng số bài viết (79)
    Số điểm: 636
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 38 lần


    Việc xa rời thực tiễn, không thể áp dụng trong thực tế và không thống nhất, thậm chí mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật đã tồn tại như thể chuyện "tất nhiên" ở Việt Nam.

    Tôi không muốn tranh luận nhiều về câu chữ, nhưng có một thực tế dễ nhận thấy là ý thức của Người sử dụng lao động và Người lao động trong việc tuân thủ các quy định pháp luật về lao động còn hạn chế. Chúng ta có thể liệt kê một vài nguyên nhân như: Ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao, quy định quá rối rắm khó thực hiện; có thể tự giải quyết, tự thỏa thuận miễn sao cả hai bên đều đạt được mục đích của mình; cơ quan quản lý, bảo vệ quyền lơi, giải quyết tranh chấp không thực hiện hoặc không muốn thực hiện chức năng nhiêm vụ của mình...

    Về cơ bản, do đặc thù của hệ thống chính trị và trình độ phát triển kinh tế, hệ thống quy phạm pháp luật về lao động có phần ưu tiên hơn trong việc bảo vệ quyền lợi cho Người lao động. Tuy nhiên, cách thức ban hành, triển khai, thực thi, tuân thủ lại làm cho cả Người sử dụng lao động và người lao động đều không thực hiện tốt, đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ của mình.

    Hiện tại Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập bằng việc gia nhập TPP, các hiệp định song phương, đa phương, FTA do đó sức ép từ quốc tế về việc cải cách các quy định pháp luật về lao động càng mạnh mẽ và cấp thiết (cải cách về chế độ làm việc, tiền lương, công đoàn). Việc cải cách này không phải về câu chữ như cái cách của Việt Nam đang làm mà phải khả thi và thật sự triển khai được trong thực tế.

    Tôi lại tự hỏi, đến khi nào thì chúng ta mới chấp nhận đổi mới tư duy từ "Cai trị, quản lý, điều hành" để chuyển sang "Hỗ trợ, hợp tác, thúc đẩy" để có thể hiện thực hóa mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh" mà Đảng, Nhà Nước, Chính Phủ đã "lặp đi, lặp lại" suốt vài chục năm qua. 

     
    Báo quản trị |  
  • #405499   06/11/2015

    thai.nguyen
    thai.nguyen

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2015
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 6 lần


    Hợp Đồng Thử Việc có phải Hợp Đồng Lao Động?

    Thưa luật sư,

    Theo quy định của BLLĐ 2012 không có nêu HĐ thử việc là loại hợp đồng gì nhưng hợp đồng thử việc lại đáp ứng đầy đủ như tại Điều 15, Điều 16 BLLĐ 2012.

    Vậy xin hỏi Luật Sư là HĐ thử việc có phải HĐ lao động không?

    Có văn bản nào quy định rõ vấn đề này không hay chỉ là phỏng đoán, suy luận?

    Trân Trọng

     
    Báo quản trị |  
  • #405658   07/11/2015

    Longvigecam
    Longvigecam
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (436)
    Số điểm: 3295
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 133 lần


    Về bản chất hợp đồng thử việc cũng là hợp đồng lao động, song là hợp đồng ngắn hạn.

     

    Tư vấn thủ tục đầu tư dự án, thành lập doanh nghiệp tại Hà nội, Ninh Bình. Tư vấn thủ tục mua bán nhà đất.

    Cung cấp thông tin doanh nghiệp

    Mobile: 0983973514 Email: hanoilegal@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #405669   07/11/2015

    LUATSUVUTAN
    LUATSUVUTAN

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2015
    Tổng số bài viết (94)
    Số điểm: 710
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 47 lần


    Mình xin góp ý một chút:

    Thử việc là một dạng Hợp đồng nhưng nói nó là Hợp đồng lao động là không chính xác. Thử việc chỉ là đang trong quá trình "quá độ".

    Các bạn hãy phân biệt "quan hệ lao động" và "Hợp đồng lao động". Nội hàm của "quan hệ lao động" nó được hiểu nghĩa rộng hơn.

    Tuy thử việc nó nằm trong chương III Bộ Luật Lao động nhưng nó được quy định thành từng điều khoản riêng biệt, về nội dung giao kết và hình thức giao kết nó đơn giản và không chặt chẽ như Hợp đồng lao động.

    Thân chào./.

    LUẬT SƯ LÊ VŨ TẤN - Nơi đặt trọn niềm tin của bạn

    Phone: 083 60000 85

    Office: VĂN PHÒNG LUẬT SƯ UY TÍN/HÃNG LUẬT UY TÍN/LUẬT SƯ UY TÍN

    Add: 19 Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

    Web: www.hangluatuytin.com - www.luatsuuytin.org

     
    Báo quản trị |