Bộ LĐTBXH yêu cầu chấn chỉnh việc chấp hành pháp luật về tài chính - NSNN theo Chỉ thị 22/CT-TTg

Chủ đề   RSS   
  • #604595 08/08/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Bộ LĐTBXH yêu cầu chấn chỉnh việc chấp hành pháp luật về tài chính - NSNN theo Chỉ thị 22/CT-TTg

    Ngày 04/8/2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Công văn 3024/LĐTBXH-KHTC về việc chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về tài chính - NSNN theo Chỉ thị 22/CT-TTg ngày 23/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

    Nhằm thực hiện Chỉ thị 22/CT-TTg ngày 23/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước, Bộ yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng tài sản công; thực hiện các kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán; trong đó tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như sau:

    Về quản lý, sử dụng tài sản công

    - Khẩn trương ban hành văn bản quy định việc phân cấp trong quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý; các tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công; tài sản chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định của Bộ để làm căn cứ lập kế hoạch, dự toán và kiểm soát chi ngân sách.

    - Tổ chức rà soát, sắp xếp lại tài sản công bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy định và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ;

    Đồng thời, xử lý tài sản không còn nhu cầu sử dụng để tạo nguồn tài chính bổ sung ngân sách nhà nước phục vụ cho đầu tư phát triển và các nhu cầu khác theo quy định; kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, không để lãng phí thất thoát tài sản công.

    - Khai thác, sử dụng hiệu quả tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; chấm dứt và xử lý nghiêm việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định.

    - Đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo tiết kiệm, công khai, minh bạch.

    Về đôn đốc, kiểm tra, xử lý, công khai, báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị, kết luận của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, thanh tra:

    - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ; nâng cao trách nhiệm giải trình trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính - ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài sản công. 

    Song, thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính - ngân sách nhà nước tiết kiệm, không thất thoát, lãng phí.

    - Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính - ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài sản công trong việc chậm thực hiện các kiến nghị, kết luận của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, thanh tra đối với các vi phạm xảy ra trong quản lý thu - chi ngân sách nhà nước thuộc trách nhiệm được giao quản lý. 

    Định kỳ cuối năm, tổng hợp tình hình, kết quả xử lý vi phạm của các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan báo cáo về Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để theo dõi, tổng hợp báo cáo các cơ quan chức năng theo quy định.

    - Thực hiện việc báo cáo kết quả xử lý các kiến nghị, kết luận của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, thanh tra cùng với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm, báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng hàng năm hoặc báo cáo theo yêu cầu của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, thanh tra và của Bộ.

    Trong đó phải nêu rõ những thiếu sót, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính - ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài sản công đã được khắc phục, chưa khắc phục và thời gian, biện pháp để khắc phục trong thời gian tới và xử lý dứt điểm các kiến nghị, kết luận còn tồn đọng từ các năm trước.

    Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm toàn diện về sai phạm trong quản lý thu - chi ngân sách nhà nước; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý, sử dụng tài sản công và việc chậm thực hiện các kết luận, kiến nghị của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, thanh tra thuộc phạm vi trách nhiệm được giao quản lý.

    Trường hợp đơn vị không chấp hành chế độ báo cáo kết quả xử lý các kiến nghị, kết luận của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, thanh tra theo quy định của pháp luật hoặc báo cáo chậm, Bộ sẽ tổng hợp gửi danh sách sang Bộ Tài chính đề nghị tạm dừng rút dự toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

    Ngoài ra, Bộ còn yêu cầu một số nhiệm vụ trọng tâm khác như về hoàn thiện thể chế, về thu ngân sách nhà nước, về quản lý chi ngân sách nhà nước, về quản lý viện trợ và về quyết toán ngân sách nhà nước.

    Xem chi tiết tại Công văn 3024/LĐTBXH-KHTC ngày 04/8/2023.

     
    353 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận