Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ xếp hạng đạo đức giáo viên

Chủ đề   RSS   
  • #584114 21/05/2022

    BachHoLS
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ xếp hạng đạo đức giáo viên

    Đó là một trong những điểm mới được điều chỉnh ở dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư số 01,02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên.
     
    Bộ GD-ĐT cho hay, khi triển khai thực hiện các Thông tư 01, 02, 03, 04, có ý kiến cho rằng việc phân chia đạo đức nhà giáo theo hạng là không phù hợp và không cần thiết. Bởi lẽ, mọi giáo viên ở bất kỳ hạng nào, có thâm niên nhiều hay ít, ở bất cứ cơ sở giáo dục nào cũng phải bảo đảm có chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp nói chung và đạo đức nhà giáo nói riêng. Giống như đạo đức xã hội là chuẩn mực chung, phải là giá trị phổ quát cho mọi người, do đó không nên tách ra để xếp hạng một cách máy móc theo từng loại. 
     
    dao-duc-nghe-nghiep-giao-vien
     
    Bộ GD-ĐT lý giải rằng thực tế, bản chất các quy định tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông theo từng hạng chức danh nghề nghiệp tại Thông tư 01, 02, 03, 04 không phải là “phân hạng đạo đức”. Giáo viên ở tất cả các hạng phải bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp chung (như đã quy định cho giáo viên ở hạng thấp nhất tương ứng với mỗi cấp học) nhưng mức độ yêu cầu khác nhau theo hướng giáo viên ở hạng cao thì yêu cầu mức độ đáp ứng, tính gương mẫu, tác động lan tỏa, ảnh hưởng tới đồng nghiệp cao hơn để bảo đảm có thể thực hiện tốt vai trò của người giáo viên tiên phong trong công tác giảng dạy, giáo dục và người hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp.
     
    Do đó, để thống nhất với các quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp ở các văn bản quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp khác và không làm xáo trộn việc đánh giá tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non, phổ thông như quy định trước đây, Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ quy định tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp ở từng hạng chức danh nghề nghiệp và bổ sung quy định đạo đức nghề nghiệp chung cho giáo viên ở tất cả các hạng. 
     
    Không yêu cầu giáo viên tiểu học, THCS hạng I phải có trình độ thạc sĩ 
     
    Theo quy định tại Thông tư số 02,03/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021, giáo viên tiểu học, THCS hạng I phải có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học/THCS hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên.
     
    Đối với cấp tiểu học, hạng I theo quy định tại Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT là hạng mới được bổ sung so với quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV để bảo đảm việc chia hạng phù hợp với quy định về nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học theo Luật Giáo dục 2019 và những yêu cầu của việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. Bên cạnh đó, giáo viên tiểu học hạng II để được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I mới khi được xác định là người trúng tuyển trong kì thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học (khoản 2 Điều 7 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT). Như vậy, khi Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT được ban hành thì trong thực tiễn tạm thời chưa có giáo viên tiểu học hạng I. Khi nào cơ quan có thẩm quyền tổ chức việc thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II lên hạng I thì mới có trường hợp được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I.
     
    Đối với cấp THCS, việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I sẽ có 2 trường hợp xảy ra. Trường hợp thứ nhất: giáo viên THCS sở hạng I cũ đạt tiêu chuẩn của hạng I mới (bao gồm cả đạt trình độ thạc sĩ theo quy định) thì được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I mới (khoản 1 Điều 7 Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT). Trường hợp thứ hai: giáo viên hạng I cũ chưa đạt tiêu chuẩn của hạng I mới (trong đó có trường hợp chưa có bằng thạc sĩ theo quy định) thì tạm thời bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II mới và giáo viên vẫn được bảo đảm về chế độ, chính sách hiện hưởng; sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng I mới thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I mới mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng.
     
    Theo Bộ GD-ĐT, ở trường hợp thứ hai, dù việc bổ nhiệm tạm thời vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II mới không phải là “rớt hạng” như tâm tư của một số giáo viên, mà là bổ nhiệm hạng tương ứng với mức độ đạt tiêu chuẩn theo quy định của hạng. Đồng thời, mọi chế độ, chính sách mà giáo viên hiện hưởng vẫn được bảo đảm, không có sự điều chỉnh nào. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cho rằng, việc này vẫn làm ảnh hưởng đến tâm lý của một bộ phận giáo viên THCS.
     
    Nắm bắt tâm tư của đội ngũ, Bộ GD-ĐT đã rà soát lại quy định về trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học, THCS trên cơ sở nghiên cứu yêu cầu của việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục. Theo đó, mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học THCS. Mục tiêu của giáo dục THCS là nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp. Như vậy, với yêu cầu giảng dạy, cung cấp các kiến thức cơ bản và nền tảng, việc quy định giáo viên tiểu học, THCS hạng I phải có trình độ thạc sĩ là không cần thiết.
     
    Do đó, dự thảo thông tư mới không còn yêu cầu giáo viên tiểu học, THCS hạng I phải có trình độ thạc sĩ.
     
    >>> Xem toàn văn Dự thảo trong file đính kèm bên dưới

     

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    619 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    admin (21/05/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #584221   24/05/2022

    Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ xếp hạng đạo đức giáo viên

    Ngoài điểm mới trên, dự thảo Thông tư của Bộ còn bỏ quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo hạng. Theo đó, giáo viên chỉ cần một chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chung thay vì các chứng chỉ từng hạng, tương ứng với từng cấp học đang giảng dạy.

    Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng dự kiến không yêu cầu giáo viên tiểu học, THCS hạng I phải có trình độ thạc sĩ. Theo quy định hiện hành, giáo viên tiểu học, THCS hạng I phải có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên, chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục.

     
    Báo quản trị |  
  • #584547   29/05/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ xếp hạng đạo đức giáo viên

    Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ thông tin này.

    Theo mình thấy việc phân loại đạo đức này bãi bỏ là cần thiết vì nếu không sẽ dễ gây ra tình trạng áp dụng máy móc và lúc này ý nghĩa của quy định cũng không còn. Hơn nữa, dù giáo viên ở cấp bậc nào thì cũng cần có đạo đức như nhau, không thể vì mình dạy ở cấp bậc thấp hơn mà đạo đức có quyền được yếu kém hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #584644   30/05/2022

    Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ xếp hạng đạo đức giáo viên

    Cám ơn bạn vì bài viết hữu ích này! Mình thấy điểm mới được điều chỉnh ở dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư số 01,02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT về bỏ xếp hàng đạo đức giáo viên là hợp lý. Vì trong quá trình đào tạo nhà giáo, họ đã đảm bảo được yếu tố này. Ngoài ra, khi sửa đổi các văn bản hướng dẫn các điều khoản chuyển tiếp, điều luật mới thay đổi sẽ gây khó khăn khi áp dụng cho yếu tố này.

     
    Báo quản trị |  
  • #584721   31/05/2022

    Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ xếp hạng đạo đức giáo viên

    Mọi giáo viên ở bất kỳ hạng nào, có thâm niên nhiều hay ít, ở bất cứ cơ sở giáo dục nào cũng phải bảo đảm có chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp nói chung và đạo đức nhà giáo nói riêng. Giống như đạo đức xã hội là chuẩn mực chung, phải là giá trị phổ quát cho mọi người, do đó không nên tách ra để xếp hạng một cách máy móc theo từng loại.

     
    Báo quản trị |  
  • #585109   05/06/2022

    trinh16399
    trinh16399
    Top 500
    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (139)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 9 lần


    Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ xếp hạng đạo đức giáo viên

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn. Theo mình thấy nếu bải bỏ xếp hạng đạo đức giáo viên là điều không nên. Bởi dù là bậc tiểu học hay trung học cơ sở thì đều dạy con trẻ, cũng phải có đạo đức tốt để con trẻ noi theo. Bởi vấn đề đạo dức, cách hành xử của giáo viên trong nhà trường là vấn đề nhạy cảm hiện nay. Bởi quan niệm dạy học con trẻ bây giờ không phải như xưa là thương cho roi cho vọt. Mà bây giờ giáo viên phải biết cách ứng xử, xử lý sao cho hợp, sao cho con trẻ hiểu trong trường hợp con trẻ làm sai.

     
    Báo quản trị |