BÌNH LUẬN VỤ VIỆC VỀ TRANH CHẤP NỘI BỘ CÔNG TY CỔ PHẦN

Chủ đề   RSS   
  • #301265 07/12/2013

    luatnvs1

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2013
    Tổng số bài viết (115)
    Số điểm: 1141
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 18 lần


    BÌNH LUẬN VỤ VIỆC VỀ TRANH CHẤP NỘI BỘ CÔNG TY CỔ PHẦN

     

    Diễn biến sự việc

    Ngày 23/10/2004, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) công ty cổ phần (CTCP) Bạch Đằng thành lập, bầu ra Hội đồng quản trị (HĐQT) 5 người gồm ông Phúc, ông Lâm và các bà Phương, Hiền, Oanh. Các thành viên HĐQT đều là cổ đông sáng lập của Công ty. Ngày 2/11/2004, ông Phúc – Chủ tịch HĐQT đã đứng ra bán 17.602 cổ phần, bán cho người ngoài doanh nghiệp là ông Cường với giá hơn 3,363 tỷ đồng. Bà Hiền, kế toán trưởng cũng đã chuyển nhượng 1.000 cổ phần trong tổng số 1.353 cổ phần của mình cho người khác.

    Việc mua bán cổ phần này bị các cổ đông phát giác và đề nghị tổ chức Đại hội cổ đông thường niên. Tuy nhiên, ông Phúc và một số thành viên HĐQT Công ty Bạch Đằng đã không tiến hành đại hội theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Theo điều 16, khoản 2 điều lệ Công ty, ĐHCĐ thường niên do chủ tịch HĐQT triệu tập vào quý I hàng năm, nhưng đến hết quý II/2005, ông Phúc vẫn không triệu tập.

    Ngày 4/5/2005, nhóm cổ đông nắm giữ 52,41% cổ phần liên tục sáu tháng đã gửi đơn đề nghị HĐQT triệu tập Đại hội cổ đông bất thường. Ngày 13/5/2005, HĐQT do bà Phó Chủ tịch HĐQT đại diện đã có thông báo không triệu tập họp ĐHĐCĐ. Ngày 17/6/2005, nhóm cổ đông nắm giữ 52,41% cổ phần đã đứng ra triệu tập Đại hội cổ đông bất thường vào ngày 2/7/2005.

    Tại đại hội, các cổ đông tham dự đã bỏ phiếu bãi miễn 3 thành viên HĐQT, trong đó có ông Phúc, bà Hiền. Do đó, ông Quang – Chủ tịch HĐQT (mới) – đồng thời là cổ đông trong nhóm cổ đông 53,04% (nhóm cổ đông đã tham dự cuộc họp ngày 2/7/2005), đã kiện ra toà án yêu cầu: Công nhận kết quả Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 2/7/2005 là hợp pháp. Buộc các thành viên HĐQT bị bãi miễn, các thành viên Giám đốc điều hành bị bãi miễn phải bàn giao quyền, nghĩa vụ quản trị, điều hành, kiểm soát Công ty cho HĐQT, giám đốc mới.

    Tuy vậy, bên bị kiện lại đề nghị hủy bỏ toàn bộ nội dung ĐHĐCĐ bất thường ngày 2/7/2005 vì cho rằng đây là hoạt động bất hợp pháp.

    Bình luận tình huống

    Luật áp dụng. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Diễn biến tranh chấp trong nội bộ CTCP nêu trên diễn ra trong thời gian từ năm 2004 đến 2005, do vậy Luật áp dụng để giải quyết tình huống này là Luật doanh nghiệp 1999 (Luật Doanh nghiệp 1999 chấm dứt hiệu lực từ 1/7/2006 và được thay thế bằng Luật Doanh nghiệp 2005).

     

    Chuyển nhượng cổ phần của ông Phúc – Chủ tịch HĐQT và bà Hiền

    Đầu tiên cần bàn đến là tư cách cổ đông sáng lập của hai đối tượng này. Khoản 10 điều 3 Luật Doanh nghiệp 1999: “Cổ đông sáng lập là thành viên sáng lập công ty cổ phần”. Cũng theo điều luật này thì “Thành viên sáng lập” là người tham gia thông qua Điều lệ đầu tiên của công ty. Người tham gia thông qua điều lệ đầu tiên là người ký tên vào bản điều lệ đó. Do vậy, ông Phúc và bà Hiền chỉ là cổ đông sáng lập nếu họ ký tên vào bản điều lệ đầu tiên của công ty. Cần lưu ý rằng, Công ty cổ phần Bạch Đằng là công ty được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá một bộ phận của Công ty nhà nước nên không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập. 
    Thứ hai, cổ phần của các CĐSL bị hạn chế chuyển nhượng trong ba năm đầu tiên kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chỉ là cổ phần phổ thông (CPPT). Do vậy, cần xem kỹ cổ phần ông Phúc và bà Hiền chuyển nhượng là CPPT hay cổ phần ưu đãi thì mới có thể kết luận chính xác việc chuyển nhượng không thông qua ĐHĐCĐ của họ là đúng hay sai. 
    Thứ ba, nếu ông Phúc và bà Hiền đều là cổ đông sáng lập và cổ phần họ chuyển nhượng là CPPT thì việc chuyển nhượng này là không có giá trị pháp lý vì không thông qua ĐHĐCĐ (Khoản 1 điều 58 Luật Doanh nghiệp 1999). Giao dịch chuyển nhượng này vô hiệu, không làm phát sinh tư cách cổ đông cho những người nhận chuyển nhượng, ông Phúc và bà Hiền vẫn là cổ đông với nguyên vẹn số cổ phần mà họ nắm giữ ban đầu.

    Thẩm quyền triệu tập ĐHĐCĐ

    Đầu tiên cần lưu ý, Theo điểm b khoản 1 điều 71 Luật Doanh nghiệp 1999, các cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số CPPT trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng chỉ có quyền yêu cầu họp ĐHĐCĐ trong trường hợp Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người quản lý quy định tại Điều 86 của Luật này, Hội đồng quản trị ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao, các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty. Đối chiếu qui định này, có thể khẳng định việc ông Phúc và bà Hiền chuyển nhượng CPPT với tư cách cá nhân một cổ đông, dù không đúng Luật nhưng đây không phải là trường hợp làm phát sinh quyền yêu cầu họp ĐHĐCĐ của nhóm cổ đông nắm giữ 52,41% cổ phần. Cở sở duy nhất làm phát sinh quyền yêu cầu họp ĐHĐCĐ cho nhóm cổ đông này là việc HĐQT đã không tiến hành họp dù đã sang quí II năm 2005, nghĩa là HĐQT đã vi phạm điều lệ công ty.

    Thứ hai, tình huống không nêu ra việc Ban kiểm soát có tham gia vào việc triệu tập ĐHCĐ hay không. Bởi lẽ, theo khoản 3 điều 71 Luật Doanh nghiệp 1999: “Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập thì Ban kiểm soát phải thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này. Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập thì cổ đông, nhóm cổ đông có yêu cầu quy định tại điểm b khoản 2 Điều này (sở hữu trên 10% số CPPT trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng) có quyền thay thế Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này.” Như vậy, nhóm cổ đông nắm giữ 52,41% cổ phần chỉ có thể triệu tập ĐHĐCĐ nếu cả HĐQT và Ban kiểm soát (BKS) không triệu tậu sau khi có yêu cầu hợp lệ từ nhóm cổ đông này. Cần lưu ý là công ty CP Bạch đằng thời điểm đó có đến 67 cổ đông, nghĩa là thuộc trường hợp bắt buộc phải có BKS (Khoản 1 điều 88 Luật Doanh nghiệp 1999). Do vậy, nếu nhóm cổ đông này đã “qua mặt” BKS triệu tập ĐHCĐ trong trường hợp này là không đúng luật và do vậy các quyết định tại ĐHCĐ đó không hợp lệ và có thể bị hủy bỏ bởi Tòa án theo qui định tại điều 79 Luật Doanh nghiệp 1999.

    Bài học cho doanh nghiệp (áp dụng theo Luật Doanh nghiệp 2005)

    - Về nguyên tắc cổ phần được tự do chuyển nhượng, chỉ có có hai trường hợp hạn chế: (i) CP ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng (muốn chuyển nhượng phải chuyển đổi sang CPPT); (ii) trong 3 năm đầu tiên thành lập công ty, CPPT của CĐSL được tự do chuyển cho CĐSL khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng CPPT của mình cho người không phải là CĐSL nếu được sự chấp thuận của ĐHĐCĐ, người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành CĐSL của công ty. Sau thời hạn ba năm này, các hạn chế đối với CPPT của CĐSL đều được bãi bỏ. 
    - Thẩm quyền triệu tập ĐHĐCĐ đương nhiên thuộc về HĐQT, nếu HĐQT không triệu tập thì quyền này thuộc về BKS, Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số CPPT trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty chỉ có quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ khi thỏa mãn 2 điều kiện: (i) họ đã yêu cầu HĐQT triệu tập; (ii)HĐQT và BKS không triệu tập. Trong trường hợp này, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể giám sát việc triệu tập.

    - Các quyết định tại ĐHĐCĐ là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục triệu tập, nội dung chương trình họp và thể thức tiến hành họp không được thực hiện đúng như quy định nếu quyết định được thông qua với số cổ đông trực tiếp và uỷ quyền tham dự đại diện 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

     

     

     
    13498 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #301263   07/12/2013

    luatnvs1
    luatnvs1

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2013
    Tổng số bài viết (115)
    Số điểm: 1141
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 18 lần


    TRANH CHẤP GIỮA LỢI ÍCH CỦA CÔNG TY VÀ CỔ ĐÔNG: TRANH CHẤP QUYỀN MUA CỔ PHẦN

     

    Trong rất nhiều trường hợp chúng ta thấy nguyên nhân của tranh chấp chính là sự lạm quyền của giám đốc, sự thiếu giám sát, tắc trách, tiền hậu bất nhất của HĐQT. Các thành viên HĐQT chưa thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cẩn trọng vì lợi ích của Cty và cổ đông.

     

    Phiên toà đầu tiên tại Thái Bình xử vụ tranh chấp cổ phần với nguyên đơn là các cổ đông bị mất quyền mua cổ phần phát hành mới, trong khi lãnh đạo công ty gốm sứ lý giải việc “tước” quyền vì số đông người lao động.

    Cty CP gốm sứ Thái Bình tiền thân là Xí nghiệp sứ Thái Bình (cổ phần hoá năm 2005) với vốn điều lệ là 2,5 tỷ đồng, chia thành 250.000 cổ phần cho 272 cổ đông. Mặc dù hoạt động chưa được 5 năm nhưng nội bộ công ty đã nhiều lần xảy ra mâu thuẫn.

    Tháng 4/2008, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) công ty nhất trí thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 2,5 tỷ lên 5 tỷ đồng (chia thành 500.000 cổ phần) theo phương thức phát hành cổ phiếu phổ thông để huy động vốn.

    Tuy nhiên, danh sách cổ đông được lập đưa quá nửa số người lao động chưa từng có cổ phần tại Cty vào trong khi lại cố ý bỏ qua nhiều người đang nắm giữ tỷ lệ gần nửa số cổ phần vào thời điểm đó.

    Ngày 15/2/2009, ông Nguyễn Viết Xuân – Chủ tịch HĐQT Cty ký Nghị quyết chào bán 12.280 đồng/cổ phần. Theo đó, thành viên HĐQT mỗi người được mua 10.000 cổ phần.

    Riêng Chủ tịch HĐQT và GĐ được ưu ái thêm 10.000 cổ phần, phó GĐ tăng thêm 5.000 cổ phần, Trưởng, phó các phòng, quản đốc… mỗi người được tăng 10.000 cổ phần, kế toán trưởng được thêm 5.000 cổ phần, nhân viên quản lý là 2.000 cổ phần/người, người lao động làm việc thường xuyên mỗi người được 300 cổ phần… Xác minh trước toà, chỉ 40% số người được mua cổ phần theo sự phân chia này là cổ đông của công ty. Còn các cổ đông không phải là lao động của Cty hoàn toàn không được đả động trong khi nếu được mua đúng quyền, số này sẽ nắm quyền kiểm soát Cty.

     

    Hai cổ đông phổ thông là ông Ngô Duy Thân và Lương Xuân Định đại diện cho 14 người khác đệ đơn kiện yêu cầu được trả lại quyền mua đúng, mua đủ cổ phần mới phát hành theo tỷ lệ vốn họ đang sở hữu. Nguyên đơn cũng đề nghị Toà huỷ Nghị quyết “chia chác” quyền mua cổ phần mới.

    “Chọi” lại yêu cầu của nguyên đơn, bảo vệ quan điểm “bài” cổ đông bên ngoài, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Viết Xuân biện minh, việc phát hành cổ phần mới lần này ưu tiên cho người quản lý và người lao động với mục đích là để gắn thêm trách nhiệm, tâm huyết của người lao động với Cty.

    Cuộc tranh luận chứng lý chỉ được kết lại bằng phán quyết của HĐXX. Bản án tuyên ngày 15/5/2009, TAND tỉnh Thái Bình nhận định, việc tăng vốn điều lệ được ĐHĐCĐ thông qua bằng phương pháp phát hành cổ phần phổ thông thì buộc Cty phải thực hiện theo nghị quyết này. Việc Cty phát hành cổ phần kiểu “bài” cổ đông không phải người lao động trong Cty là trái với nghị quyết của ĐHĐCĐ năm 2008, trái điều lệ của Cty CP gốm sứ Thái Bình. Cty đã không thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục phát hành cổ phần phổ thông, tước mất quyền ưu tiên được mua cổ phần chào bán theo đúng tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của các cổ đông trong Cty quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 79 luật DN 2005.

    Toà đã chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, tuyên buộc Công ty CP gốm sứ Thái Bình trả lại quyền được mua cổ phần mới chào bán theo tỷ lệ cổ phần đang sở hữu của cổ đông phổ thông cho ông Ngô Duy Thuân, Lương Xuân Định và 14 người có quyền nghĩa vụ liên quan. Về yêu cầu huỷ Nghị quyết “phân chia” quyền mua cổ phần cho người quản lý và người lao động của ban lãnh đạo Cty, Toà án Thái Bình cho rằng, thực tế, việc đưa danh sách cổ đông vào biểu quyết tại ĐHĐCĐ năm 2009 dựa trên danh sách bán cổ phần sai đã lập. Danh sách này không hợp lệ là vô hiệu, toà đã tuyên huỷ và giao Cty phải tổ chức lại việc phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ theo trình tự phát hành cổ phần phổ thông và ĐHĐCĐ thường niên 2009.

     

     

     
    Báo quản trị |