Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Chủ đề   RSS   
  • #13329 12/04/2008

    tinchanh

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 700
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

    Nếu rượu của tôi làm thành phẩm để bán.Tôi muốn bảo vệ công thức của mình thì tôi có thể đăng ký theo pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ko? Mong được tư vấn giúp.Tôi xin cảm ơn.
    Cập nhật bởi rongcon83 ngày 11/03/2010 05:09:14 PM Cập nhật bởi rongcon83 ngày 11/03/2010 10:35:25 AM
     
    33900 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #38851   21/11/2008

    Lucy_3112
    Lucy_3112
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2008
    Tổng số bài viết (253)
    Số điểm: 807
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Dịch tài liệu từ nước ngoài để đăng trên các báo trong nước có vi phạm gì không?


    Đối với các trường hợp dịch sách của nước ngoài với mục đích kinh doanh mà không xin phép và mua bản quyền đều bị coi là vi phạm.
    Cho tôi hỏi trong trường hợp lấy thông tin các bài viết ngắn (tin tức) đăng trên các báo Quốc tế (hoặc Website của các báo nước ngoài) về dịch rồi gửi đăng ở các báo, tạp chí trong nước mà không xin phép chủ nhân (hoặc tổ chức đã đăng thông tin đó) thì có vi phạm gì không?
    Rất mong nhận được lời giải đáp của những người am hiểu vấn đề này.
    Xin chân thành cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #38852   13/11/2008

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Chào bạn, tôi xin đưa ra quan điểm về vẫn đề này

    "Cho tôi hỏi trong trường hợp lấy thông tin các bài viết ngắn (tin tức) đăng trên các báo Quốc tế (hoặc Website của các báo nước ngoài) về dịch rồi gửi đăng ở các báo, tạp chí trong nước mà không xin phép chủ nhân (hoặc tổ chức đã đăng thông tin đó) thì có vi phạm gì không."
     * Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ VN (ko biết nước ngoài quy định thế nào) thì các tin tức về thời sự thuần tuý không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả, bởi đây chỉ mang tính cung cấp thông tin rộng rãi cho cộng đồng (độc giả) khắp nơi trên thể giới được biết về một sự kiện đang và đã diễn ra.
    - Vì vậy theo tôi có thể dịch các tin tức thời sự từ báo chí nước ngoài để đăng lại trên báo ở VN ( nhưng phải ghi rõ nguồn tờ báo có thông tin đầu tiên).
     Hy vọng câu trả lời này đúng để được nhận bông hoa hồng thật đẹp của bạn he he!!!
     
    Báo quản trị |  
  • #38853   19/11/2008

    Lucy_3112
    Lucy_3112
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2008
    Tổng số bài viết (253)
    Số điểm: 807
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Cảm ơn bạn

    Cho mình hỏi thêm, trong trường hợp mình dịch từ báo chí nước ngoài về nhưng có chỉnh sửa  một vài thông tin cho phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt thì có phải trích dẫn nguồn lấy từ đâu không? Nếu không ghi thì có bị coi là "đạo văn" hay là "lấy" ý tưởng của người khác không?
    Vì mình đã đọc nhiều bài báo mới đăng nhưng lại có cảm giác là giồng một bài báo khác của nước ngoài hoặc một tờ báo trong nước nhưng được đăng cách đấy một thời gian.
     
    Báo quản trị |  
  • #38854   19/11/2008

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Chào bạn

    Theo tôi thì những thông tin mang tính thời sự, bạn có thể dịch để đăng lại trên báo VN,(phải ghi nguồn),  bạn có thể đóng,mở ngoặc để giải thích những từ, cụm từ để độc giả dễ hiểu, nhưng tốt nhất nên dịch sát nguyên bản.Tất các bài báo đã được đăng trên báo khác, mà mình lại làm thành của mình để gửi đăng báo khác thì chắc chắn là vi phạm pháp luật rồi.
     
    Báo quản trị |  
  • #39042   20/02/2009

    huyen_my
    huyen_my

    Sơ sinh

    Lạng Sơn, Việt Nam
    Tham gia:15/07/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    bảo hộ tên miền

    Các bác có thể đưa ra một số ý kiến vè việc bảo hộ tên miền .
    Có thể coi tênmiền là đối tượng đuợcbảo hộ sở hữu trí tuệhay không? nếu có thì nên như thế nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #39043   19/02/2009

    haminhgiap
    haminhgiap
    Top 500
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2008
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Chào bạn, tôi xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    + TÊN MIỀN, là tên được sử dụng để định danh các địa chỉ Internet (trích mục 3.1 Thông tư số 10/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008 quy định về giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia Việt Nam '.vn'), không phải là đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật Sở Hữu Trí Tuệ. Do đó, Tên Miền không được bảo hộ sở hữu trí tuệ.

    + Liên quan đến tranh chấp tên miền bạn có thể tham khảo văn bản nêu trên. Ngoài ra tôi cũng xin lưu ý bạn 01 điểm là khi đăng ký tên miền, nếu tên miền mà bạn đã hoặc đang chuẩn bị xin đăng kýtrùng với 01 nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt nam trước đó thì bạn sẽ đứng trước nguy cơ không đăng ký được tên miền như mong muốn hoặc bị thu hồi tên miền đã đăng ký (trường hợp bị thu hồi tên miền sẽ xảy ra khi chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký có đơn lên Cục SHTT) - Dưới đây là 01 ví dụ để bạn tham khảo:




     
    Báo quản trị |  
  • #39044   20/02/2009

    huyen_my
    huyen_my

    Sơ sinh

    Lạng Sơn, Việt Nam
    Tham gia:15/07/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn bạn.

    Cám ơn câu trả lời của bạn, Vậy theo bạn có nên xếp tên miền là đối tượng của SHTT?
     
    Báo quản trị |  
  • #39158   30/04/2009

    NulluN
    NulluN

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/12/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Làm thế nào để đảm bảo tác phẩm của mình k bị sao chép ?

    Xin hỏi mọi người , mình có sáng tác một số truyện nhỏ . Mình rất muốn tìm một nhà xuất bản để hợp tác nhưng chắc sẽ phải qua trung gian   Làm thế nào để bảo đảm ý tưởng cũng như nội dung tác phẩm của mình được an toàn ?  Trong trường hợp này mình đã đủ điều kiện để đăng kí bản quyền tác giả cho tác phẩm đó chưa ?  Làm ơn giúp mình , cảm ơn mọi người nhiều

    Cập nhật bởi xmen_8711 vào lúc 25/04/2009 10:33:33
     
    Báo quản trị |  
  • #39159   25/04/2009

    VietThuong
    VietThuong
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 46
    Được cảm ơn 60 lần


    Theo quy định tại Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ ( Luật SHTT) thì :

    Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

    Điều 9. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

    Tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Tác phẩm của bạn sẽ được PL bảo vệ khi bạn làm đơn Đăng ký quyền tác giả và tác phẩm của bạn thuộc loại hình tác phẩm được nhà nước bảo hộ.

    Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

    1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

    a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

    b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

    c) Tác phẩm báo chí;

    d) Tác phẩm âm nhạc;

    đ) Tác phẩm sân khấu;

    e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

    g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

    h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

    i) Tác phẩm kiến trúc;

    k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

    l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

    m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

    2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

    3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

    4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.

    Ngoài ra bạn có thể tham khảo tại Chương 5 Luật Sở Hữu trí tuệ

     
    Báo quản trị |  
  • #39160   25/04/2009

    NulluN
    NulluN

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/12/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


     cảm ơn chị nhiều lắm ạ ^^
     
    Báo quản trị |  
  • #39177   07/08/2009

    hisi
    hisi

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/05/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật SHTT về bản quyền phần mềm

    Kính gửi ban biên tập - Luật sư - Thành viên Lawsoft
    Tôi có thời gian làm việc tại một cty, có hợp đồng lao động đầy đủ, trong quá trình làm việc tại đây, tôi có làm nhiều dự án (viết phần mềm), trong đó có một số phần mềm được đăng ký shtt cùng với hai tác giả nữa (một người là đồng nghiệp LTV, và một người là tổng giám đốc cty). Sau khi tôi xin nghỉ việc, tôi có làm cho một cty khác, và cũng phát triển dự án giống như những dự án tôi từng làm (cty làm cùng nghành nghề với nhau), vậy tôi muốn hỏi là khi đó tôi sử dụng lại phần mềm cũ mà tôi từng viết để sử dụng và phát triển thêm, như vậy có đúng hay sai, và sai như thế nào?Và phần mềm tôi từng đứng tên sở hữu cùng một số tác giả khác, sau này tôi có được "hưởng lợi" gì từ các phần mềm đó nữa hay không, mặc dù tôi đã nghỉ làm!? Rất mong nhận được phản hồi sớm nhất từ lawsoft, xin cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #39178   07/08/2009

    LawSoft01
    LawSoft01
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2009
    Tổng số bài viết (175)
    Số điểm: 519
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Gợi ý

    Chào bạn
    Theo tôi trường hợp của bạn, nếu bạn và đồng nghiệp của bạn đã ký hợp đồng với công ty củ của bạnđể thiết kế, phát triển phần mềm cho công ty thì phần mềm này thuộc sở hữu của công ty củ của bạn.
    Việc bạn tiếp tục phát triển dựa vào nền tảng phần mềm thiết kế ở công ty củ là vi phạm luật sở hữu trí tuệ.
    Tuy chủ sở hữu phần mềm thuộc công ty của bạn nhưng bạn và các tác giả còn lại vẫn được hưởng các quyền tác giả theo qui dịnh của luật sở hữu trí tuệ.
    Thân chào!
     
    Báo quản trị |  
  • #17352   16/07/2008

    Trojan
    Trojan
    Top 500
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2008
    Tổng số bài viết (287)
    Số điểm: 9193
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 12 lần


    Quyền sở hữu trí tuệ

    Tại sao những quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hà Lan lại bảo vệ các phát minh; các tác phẩm nghệ thuật và văn học; các biểu tượng, hình ảnh, tên, thiết kế dùng trong thương mại: thông tin và lời nói được dùng lần đầu của những cá nhân sáng tạo ra chúng được gọi là sở hữu trí tuệ (IP)?
    Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 09/03/2010 06:25:35 PM Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 09/03/2010 06:24:23 PM

    ============================

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    ============================

     
    Báo quản trị |  
  • #17353   31/03/2008

    Trojan
    Trojan
    Top 500
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2008
    Tổng số bài viết (287)
    Số điểm: 9193
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 12 lần


    CÁC LOẠI SỞ HỮU TRÍ TUỆ QUAN TRỌNG

    Các quốc gia này làm như vậy bởi lẽ họ biết rằng bảo vệ những quyền sở hữu này thì mới thúc đẩy được phát triển kinh tế, khuyến khích phát minh kỹ thuật và thu hút được đầu tư để tạo ra công ăn việc làm mới và những cơ hội cho công dân của họ. Báo cáo về Triển vọng Kinh tế Toàn cầu của Ngân hàng Thế giới năm 2002 đã khẳng định tầm quan trọng ngày càng tăng của sở hữu trí tuệ đối với các nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay và phát hiện ra rằng “với các mức thu nhập khác nhau thì quyền sở hữu trí tuệ (IPR) thường gắn liền với thương mại và các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn hơn và nhờ vậy có tốc độ phát triển kinh tế nhanh hơn”.

    Chẳng hạn như tính riêng ở Hoa Kỳ thì các nghiên cứu trong thập kỷ vừa qua đã ước tính rằng hơn 50% lượng hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ hiện nay phụ thuộc vào việc bảo vệ các loại sở hữu trí tuệ so với dưới 10% trước đây 50 năm.

    Những người có năng khiếu nghệ thuật hoặc sáng tạo có quyền ngăn chặn việc sử dụng hay mua bán trái phép những sáng tạo của mình, giống như người sở hữu những tài sản hữu hình như xe hơi, nhà ở, cửa hàng. Tuy nhiên, so với những người làm ra ghế, tủ lạnh hay những hàng hóa hữu hình khác thì những người sở hữu các sản phẩm vô hình gặp nhiều khó khăn hơn trong việc kiếm sống nếu như khiếu nại của họ về các sáng tạo của họ không được tôn trọng. Nghệ sỹ, tác giả, nhà phát minh và những người khác không thể dùng khóa hay hàng rào để bảo vệ tác phẩm của họ hoặc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để ngăn những người khác kiếm lợi từ thành quả lao động của họ.

    Ngoài việc để cho các nhà phát minh và nghệ sỹ có thể nhận được bồi thường xứng đáng và để cho các quốc gia thu hút được đầu tư và công nghệ nước ngoài thì việc bảo vệ sở hữu trí tuệ còn rất quan trọng đối với người tiêu dùng. Chúng ta không thể có những tiến bộ trong ngành giao thông, truyền thông, nông nghiệp và chăm sóc y tế nếu không bảo vệ mạnh mẽ quyền sở hữu trí tuệ.

    Việc thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng tăng cũng liên quan rất nhiều tới mức sống được nâng cao nhanh chóng ở những quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ. Chỉ vài năm trước đây, Ấn Độ đã không thể giữ được các kỹ sư và chuyên gia máy tính hàng đầu của mình. Việc thiếu các quy định về bảo vệ sở hữu trí tuệ đã buộc các chuyên gia này di cư sang những quốc gia nơi mà thành quả lao động của họ được bảo vệ và những đối thủ cạnh tranh không được phép khai thác trái phép những tiến bộ khoa học. Sau đó vào năm 1999, Quốc hội Ấn Độ đã thông qua một đạo luật bảo vệ sản phẩm trí tuệ của các chuyên gia máy tính. Kết quả là Ấn Độ đã có ngành công nghiệp công nghệ cao sản xuất những phần mềm tiên tiến nhất thế giới và sử dụng hàng ngàn nhân công mà lẽ ra đã rời Ấn Độ để sang những nước giàu có hơn.

    CÁC LOẠI SỞ HỮU TRÍ TUỆ QUAN TRỌNG

    Những hình thức sở hữu trí tuệ chủ yếu là bằng sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu và bí mật thương mại. Do sở hữu trí tuệ cũng có nhiều đặc tính của sở hữu cá nhân và sở hữu tài sản thực sự nên những quyền lợi gắn liền với sở hữu trí tuệ cho phép chúng ta có thể mua, bán, cấp phép hay thậm chí là cho không sở hữu trí tuệ của chúng ta như tài sản thông thường. Luật về sở hữu trí tuệ cho phép chủ sở hữu, người phát minh và tác giả bảo vệ tài sản của mình trước việc sử dụng trái phép.

    Bản quyền

    Bản quyền là một thuật ngữ pháp lý mô tả quyền lợi kinh tế của người sáng tác ra các tác phẩm văn học và nghệ thuật, trong đó bao gồm quyền tái bản, in ấn và trình diễn hay trưng bày tác phẩm của mình trước công chúng. Bản quyền chủ yếu nhằm bảo vệ âm nhạc, phim ảnh, tiểu thuyết, thơ ca, kiến trúc và các tác phẩm nghệ thuật có giá trị văn hóa khác. Khi nghệ sỹ và người sáng tác đưa ra những hình thức thể hiện khác thì những loại hình thể hiện mới này cũng được bao gồm trong trong những công trình được bảo hộ bản quyền. Các chương trình máy tính và ghi âm giờ đây cũng được bảo vệ.

    Bản quyền cũng được bảo vệ lâu hơn nhiều so với một số hình thức sở hữu trí tuệ khác. Công ước Berne, công ước quốc tế được ký năm 1886, theo đó các nước tham gia công ước công nhận các tác phẩm được bảo hộ bản quyền của các nước thành viên, quy định rằng thời gian bảo hộ bản quyền là 50 năm kể từ khi tác giả qua đời. Theo Công ước Berne thì các tác phẩm văn học, nghệ thuật và các tác phẩm có giá trị khác được bảo hộ bản quyền ngay từ khi ra đời. Tác giả không cần phải đăng ký chính thức quyền bảo hộ cho tác phẩm của mình tại những quốc gia là thành viên của Công ước đó.

    Tuy nhiên, Công ước Berne cho phép cấp bản quyền có điều kiện, chẳng hạn như trường hợp của Hoa Kỳ chỉ bảo hộ bản quyền đối với những tác phẩm được sáng tác theo những hình thức nhất định. Nhiều nước cũng có các trung tâm bản quyền quốc gia để quản lý hệ thống bản quyền. Chẳng hạn như ở Hoa Kỳ, Hiến pháp cho phép Quốc hội ban hành luật để thiết lập hệ thống bản quyền và hệ thống này do Phòng Bản quyền thuộc Thư viện Quốc hội quản lý.

    Phòng Bản quyền của Hoa Kỳ là nơi nhận các khiếu nại về bản quyền và là nơi các văn bản liên quan tới bản quyền được lưu giữ khi đáp ứng được các yêu cầu của luật bản quyền Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đối với tất cả các tác phẩm - kể cả tác phẩm nước ngoài - thì việc đăng ký bản quyền mau lẹ ở Hoa Kỳ sẽ đem lại những thuận lợi với chi phí không đáng kể.

    Khả năng nhanh chóng đăng ký quyền bảo hộ bản quyền đã làm cho các ngành công nghiệp giải trí khổng lồ của Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ. Theo báo cáo năm 2004 của Stephen Siwek về các ngành công nghiệp được bảo hộ bản quyền trong nền kinh tế Hoa Kỳ thì các ngành công nghiệp được bảo hộ bản quyền “chủ yếu” ở Hoa Kỳ đóng góp 6% vào GDP năm 2002 của Hoa Kỳ, hay 626,2 tỷ đô-la Mỹ. Báo cáo định nghĩa các ngành công nghiệp được bảo hộ bản quyền “chủ yếu” là ngành báo chí, xuất bản sách, ghi âm, âm nhạc, tạp chí thường kỳ, phim ảnh, chương trình truyền hình và phát thanh, phần mềm máy tính. Trong báo cáo năm 2004 thì cửa hàng sách và quầy bán báo cũng được đưa thêm vào danh sách các ngành công nghiệp “chủ yếu”.

    Chỉ tác giả hay những người được tác giả trao quyền - chẳng hạn như nhà xuất bản- mới có toàn quyền khiếu nại về bản quyền. Tuy nhiên cho dù là ai đang sở hữu bản quyền đi chăng nữa thì quyền đó cũng có giới hạn. Ví dụ như ở Hoa Kỳ người ta có thể sao chép lại một phần tác phẩm với mục đích học tập, phê bình, đưa tin hay giảng dạy. Những quy định tương tự về “sử dụng hợp lý” cũng có ở những quốc gia khác. Phạm vi về những ngoại lệ này được trao đổi kỹ hơn trong bài “Thế nào là ‘sử dụng hợp lý’?”.

    Bản quyền bảo vệ việc xử lý số liệu nhưng không bảo vệ những số liệu mới được thu thập. Hơn nữa, bản quyền không bảo vệ ý tưởng hay quy trình mới; nếu ý tưởng hay quy trình được bảo hộ thì sẽ được bảo hộ trong bằng sáng chế.

    Bằng sáng chế

    Người ta có thể nói rằng bằng sáng chế là hợp đồng giữa một bên là toàn thể xã hội và một bên là cá nhân nhà phát minh. Theo các điều khoản của hợp đồng này, nhà phát minh được toàn quyền ngăn chặn người khác không được áp dụng, sử dụng và bán một phát minh đã được cấp bằng sáng chế trong một khoảng thời gian nhất định - hầu hết các nước quy định là 20 năm - để đổi lại việc nhà phát minh phải công bố chi tiết phát minh của mình cho công chúng.

    Nếu không có sự bảo hộ của bằng sáng chế thì nhiều sản phẩm đã không bao giờ xuất hiện, đặc biệt là những sản phẩm cần vốn đầu tư lớn nhưng một khi đã bán ra thị trường thì dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh bắt chước làm theo. Ít nhất là kể từ năm 1474 khi nước Cộng hòa Venice lần đầu tiên cấp bằng sáng chế thì việc bảo hộ bằng sáng chế đã thúc đẩy sự phát triển và phổ biến những công nghệ mới.

    Nếu không có bằng sáng chế thì sẽ không thể có sự phát triển công nghệ. Nếu các nhà sáng chế phải bảo vệ sáng chế của mình bằng cách giữ bí mật về những sáng chế đó thì điều quan trọng hơn là những sáng chế không được công bố này sẽ bị mai một đi.

    Tuy nhiên, việc xin cấp bằng sáng chế không hề đơn giản. Bằng sáng chế không được cấp cho những ý tưởng mơ hồ mà chỉ được cấp cho những đơn xin cấp bằng được trình bày một cách cụ thể và cẩn thận. Nhằm tránh việc bảo hộ cho những công nghệ đã được phổ biến hay công nghệ mà đến thợ thủ công bình thường cũng dễ dàng làm được, những đơn xin cấp bằng sáng chế phải được các chuyên gia xem xét. Do đơn xin cấp bằng sáng chế khác nhau rất nhiều về giá trị của công nghệ mà đơn đòi bảo hộ, người xin cấp bằng sáng chế phải nói rõ phạm vi bảo hộ hợp lý. (Phạm vi bảo hộ buộc người nộp đơn xin cấp bằng sáng chế phải rất thận trọng trong việc đưa ra giới hạn về phát minh của mình và những gì sẽ được bảo hộ khỏi sự xâm phạm). Việc này thường mất hai năm hoặc lâu hơn và rất tốn kém.

    Bí mật thương mại

    Bất cứ thông tin nào có thể được sử dụng trong việc điều hành doanh nghiệp và có giá trị lớn trong việc tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai hay trong thực tại đều được coi là bí mật thương mại. Ví dụ về bí mật thương mại có thể là công thức sản xuất ra các sản phẩm, chẳng hạn như công thức sản xuất Coca-Cola; việc thu thập thông tin nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho một doanh nghiệp, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu về danh sách khách hàng; bí mật thương mại thậm chí gồm cả chiến lược quảng cáo và quy trình phân phối.

    Khác với bằng sáng chế, bí mật thương mại về lý thuyết được bảo vệ vô thời hạn và không cần thủ tục đăng ký gì. Tuy nhiên, bí mật thương mại thường dễ bị lộ và việc bảo vệ bí mật thương mại thì phải trả tiền. Trường hợp tốt nhất là các công ty phải hạn chế sự ra vào văn phòng và sự tiếp cận với các tài liệu, giáo dục các nhân viên chủ chốt và thanh tra chính phủ và giám sát chặt chẽ các ấn phẩm và các buổi thuyết trình về sản phẩm. Cho dù việc giữ bí mật rất tốn kém nhưng các công ty lớn chủ yếu dựa vào việc giữ bí mật khi không xin được bằng sáng chế. Công ty càng lớn thì lại càng cần pháp luật bảo vệ bí mật thương mại.

    Những công ty không thể dựa vào tòa án để bảo vệ những bí mật quan trọng thì phải dựa vào chính mình. Chẳng hạn như họ có thể hạn chế nghiêm ngặt số lượng người có thể tiếp cận các thông tin cạnh tranh quan trọng. Tương tự như vậy, thông tin cần thiết cho những hoạt động quan trọng sẽ chỉ được tiết lộ khi bí mật thương mại được bảo vệ đầy đủ. Nếu không thì chỉ đào tạo trên mức cần thiết một số rất ít nhân viên để làm những nhiệm vụ lắp ráp không đòi hỏi chuyên môn cao.

    Nhãn hiệu

    Nhãn hiệu là chỉ số chỉ dẫn thương mại, là dấu hiệu phân biệt để xác định một loại hàng hóa hay dịch vụ do một cá nhân hay công ty cụ thể sản xuất hoặc cung cấp. Tại các làng xã, thợ chữa giày dùng tên của mình để làm chức năng này. Nhãn hiệu đặc biệt quan trọng khi người sản xuất và tiêu dùng ở cách xa nhau. Trẻ nhỏ đòi mua búp bê Barbie, đồ chơi lắp ghép Lego và xe ô tô đồ chơi Hot Wheel. Một số người lớn mơ ước chiếc xe Ferrari, nhưng đa số đều có thể mua xe hơi hiệu Honda hay Toyota. Những khách hàng này cần nhãn hiệu để tìm kiếm hay né tránh hàng hóa và dịch vụ của các công ty khác.

    Ở hầu hết các nước trên thế giới, nhãn hiệu cần phải được đăng ký thì mới có thể bảo hộ được và việc đăng ký cần phải được gia hạn. Thế nhưng trong khi bản quyền và bằng sáng chế tự hết hạn thì tên của công ty phục vụ khách hàng tốt sẽ ngày càng trở nên có giá. Nếu giả sử nhãn hiệu cũng bị hết hạn thì khách hàng cũng bị thiệt hại chẳng kém gì người sở hữu nhãn hiệu. Chúng ta thử tưởng tượng sẽ hỗn loạn như thế nào khi các công ty vô danh lại bán sản phẩm của mình với nhãn hiệu của công ty khác. Và chúng ta hãy thử xem xét trường hợp chất lượng đáng ngờ của tân dược giả và những điều tệ hại, thậm chí là tử vong, có thể xảy ra khi người sử dụng không hề nghi ngờ gì về chất lượng của thuốc.

    Việc bảo hộ nhãn hiệu cũng được sử dụng rộng rãi trong các môn thể thao và ước tính chiếm tới 2,5% giá trị thương mại toàn cầu. Chẳng hạn như hầu hết nguồn tài trợ cho các kỳ Thế vận hội Olympic không phải là từ các chương trình truyền hình có bản quyền mà là từ việc mua bán các quyền được nhãn hiệu bảo hộ.

    Lúc đầu, người mua những sản phẩm mang tên hay biểu trưng của các đội thể thao hay sự kiện nổi tiếng có thể cho rằng là không có sự liên hệ nào giữa sản phẩm với đội thể thao hay sự kiện, và đội thể thao không bảo đảm cho chất lượng của sản phẩm, ví dụ như chiếc mũ lưỡi trai chơi bóng chày có in biểu tượng của đội. Nhưng càng ngày khách hàng càng cho rằng có sự liên quan giữa sản phẩm và đội thể thao. Tính tới thời điểm năm 1993, chỉ riêng các đội bóng chày của Mỹ đã cấp phép sử dụng nhãn hiệu của họ cho số hàng hóa trị giá tới 2,5 tỷ đô-la.

    Các loại sở hữu trí tuệ khác

    Trong số các hình thức sở hữu trí tuệ cơ bản còn có rất nhiều loại hình bảo hộ đa dạng và đặc biệt. Ví dụ như các chỉ dẫn địa lý cho chúng ta biết được một loại sản phẩm có xuất xứ từ một địa phương mà tên địa lý của vùng gắn chặt với chất lượng, danh tiếng hay đặc trưng của sản phẩm đó. Một số nước bảo hộ riêng chỉ dẫn địa lý cho hàng hóa như rượu cô-nhắc của Pháp hay rượu whisky của Scotland. Ở Hoa Kỳ, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cùng với dấu hiệu và dấu hiệu chứng nhận. Chỉ dẫn địa lý được coi là một bộ phận của nhãn hiệu nhằm giúp khách hàng không bị nhầm lẫn và giúp bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp. Tương tự như vậy, các vận động viên và người biểu diễn nổi tiếng ở Hoa Kỳ có thể cấp phép hoặc cấm việc gian lận hay sử dụng tên và hình ảnh của mình vì mục đích thương mại sai trái. Dựa trên nhãn hiệu hay các quyền quảng cáo chưa hoàn thiện có liên quan, những người nổi tiếng thường kiếm được nhiều tiền hơn từ việc cho phép dùng tên và hình ảnh của mình hơn là từ những hoạt động dựa vào danh tiếng của họ.

    Tương tự như vậy, kiểu dáng mỹ thuật hay kiểu dáng trang trí của các đồ điện, ghế và các vật dụng khác cũng được bảo hộ theo nhiều cách khác nhau. Nhiều kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc như đối với sáng chế về kiểu dáng. Các nước khác đặc biệt là ở châu Âu còn có các loại hình bảo hộ tương tự như bản quyền. Ở Hoa Kỳ, các tác phẩm có kiểu dáng mỹ thuật thuần túy như đồ trang sức hay các mẫu vải có thể áp dụng cho các loại sợi được bảo hộ bằng bản quyền. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn bảo hộ theo luật định hai loại hình đặc biệt là các giống cây trồng mới, kiểu thân tàu độc đáo và con chíp máy tính. Kiểu dáng chỉ nhằm mục đích chỉ rõ nguồn gốc thương mại có thể được bảo hộ theo luật về nhãn hiệu.

    NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐANG NỔI LÊN: TÊN MIỀN TRÊN INTERNET

    Nhu cầu về các loại hình sở hữu trí tuệ mới đôi khi nảy sinh và việc chuyển nhượng địa chỉ trên Internet đã đặt ra những vấn đề thực sự khó khăn. Giống như số điện thoại, địa chỉ Internet có dạng cơ bản “123.456.123’. Nếu chỉ có vậy thôi thì đã chẳng có vấn đề gì.

    Cho tới nay vẫn chưa có các thư mục hữu dụng nên hầu hết các địa chỉ đều có kiểu kết hợp cả chữ lẫn số như “BBC.uk”, “BBC.com”, hay ‘yale.edu”. Phần đặc trưng của mỗi địa chỉ (“BBC” hoặc “Yale”) được đăng ký là “tên miền”. Cũng giống như địa chỉ thư báo xác định địa điểm duy nhất trên thực tế, tên miền xác định địa điểm duy nhất trong “không gian mạng”.

    Một vài tổ chức quản lý việc đăng ký, gia hạn và chuyển nhượng tên miền tùy theo phần cuối của các địa chỉ gồm chữ và số. Những địa chỉ kết thúc bằng mã quốc gia là “fr” hay “uk” sẽ chịu sự điều chỉnh tương ứng của luật Pháp và luật Anh. Những địa chỉ kết thúc bằng “edu” theo thỏa thuận với Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ do Educause, một tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ, quản lý. Những địa chỉ kết thúc bằng “com” và một số chữ khác sẽ được truy cập toàn cầu. Những địa chỉ này, cũng theo thỏa thuận với Bộ Thương mại Hoa Kỳ, được điều chỉnh bằng quy định của Công ty Internet chỉ định Tên và Số (ICANN).

    Do tên miền thường chứa tên, nhãn hiệu và những thứ tương tự của các công ty hay các danh nhân nên ít người coi tên miền là địa chỉ thuần túy. Khi Internet mới ra đời, người ta đã nhanh chóng biết rằng các tên miền có đuôi “.com” được đăng ký để bán với số phí khổng lồ. Chẳng hạn như một hãng du lịch đăng ký tên miền là “Barcelona.com”, một hành động bị thành phố Barcelona ở Tây Ban Nha lên án và sau đó thành phố tiếp tục khiếu nại lên cấp cao hơn để giành lại tên miền này. Người sở hữu các tên miền có ý định chọn tên miền với mục đích gây liên tưởng trái phép bị kết tội “chiếm dụng không gian mạng trái phép”. Ngay sau đó, người ta phải thiết lập các quy trình nhằm ngăn chặn những việc đăng ký tên miền sai trái hay việc tên miền của mình bị chuyển cho người khác khi khiếu nại lên cấp cao hơn về tính hợp pháp của tên miền.

    Tuy nhiên trong những trường hợp dễ dàng nhất thì việc chuyển một tên miền cho người khác cũng tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Nhiều địa chỉ cũng có thể do cùng một người hay công ty gợi ý tài trợ một cách sai trái. Kinh nghiệm cho thấy rằng hủy bỏ những tên miền này là chưa đủ nếu như những người khác lại có thể tiếp tục đăng ký tên miền đó. Nhưng duy trì việc đăng ký hàng trăm các địa chỉ giả mạo cũng rất tốn kém.

    Những vấn đề này đã được hạn chế bằng cách đưa ra những hình phạt dân sự và hình sự nghiêm khắc đối với những người chiếm dụng không gian mạng trái phép. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp chưa xử lý được và chúng ta cần có nhiều biện pháp hơn thì mới ngăn chặn được những hành động gây hại cho người sử dụng máy tính trên toàn thế giới.

    CÓ RẤT NHIỀU VẤN ĐỀ VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

    Cho dù những công ước đầu tiên bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ - Công ước Paris về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và Công ước Berne bảo vệ các tác phẩm văn học và nghệ thuật - đã được ký kết từ những năm 1880 nhưng sự phối hợp giữa các nước trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho tới nay vẫn chưa đầy đủ.

    Vấn đề quyền sở hữu trí tuệ lần đầu tiên được đưa ra thảo luận tại các Vòng đàm phán Uruguay của GATT (Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch) từ năm 1986 đến 1993 với Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại (TRIPS). Hiệp định TRIPS yêu cầu các nước tham gia ký kết tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công dân nước mình và công dân nước khác trong việc nắm bắt và thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho dù Hiệp định này không quy định về tên miền như đã nêu ở trên.

    Các quốc gia ký kết Hiệp định TRIPS cần phải biết rằng nếu luật sở hữu trí tuệ của họ, trên văn bản, có vẻ như ủng hộ phát minh và bảo vệ sở hữu trí tuệ nhưng trên thực tế lại không như vậy thì họ sẽ chẳng thu được gì ngoài những lời chỉ trích giễu cợt. Ngược lại, những biện pháp ít tốn kém nhằm đảm bảo, chuyển giao và thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ thúc đẩy được phát triển văn hóa, nâng cao mức sống và cải thiện an sinh và y tế cộng đồng.

    Mặc dù việc thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu đã đem lại những kết quả kinh tế quan trọng nhưng nó cũng giúp đạt được một số những mục tiêu xã hội khác. Bằng cách tạo ra cơ hội cho các công ty dược phẩm bù đắp những khoản đầu tư trong nghiên cứu, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ có thể giúp loại bỏ những nguy cơ về các loại bệnh hiểm nghèo. Ngoài việc thúc đẩy phát minh ra các công nghệ mới thì luật về nhãn hiệu và bằng sáng chế còn giúp ngăn chặn những tác hại nghiệm trọng do nạn hàng giả gây ra. Chẳng hạn như những người chủ tâm đánh tráo các sản phẩm y tế bằng cách gắn nhãn mác giả có thể không màng tới việc những sản phẩm y tế đó không có tác dụng hay thậm chí có hại cho người sử dụng không hề mảy may nghi ngờ chất lượng của dược phẩm.

    Nền văn hóa của các quốc gia cũng bị đe dọa. Những tác phẩm của các họa sỹ, nhà văn, nhạc sỹ và những người sáng tác khác thường được hỗ trợ bằng những cách tương đối độc lập với nhu cầu vốn rủi ro của cá nhân. Tuy nhiên, dù việc này có thực đi chăng nữa thì những tác phẩm này cũng thường không thể cạnh tranh nổi trước việc mua bán bất hợp pháp những bản nhạc, bộ phim hoặc sách báo một cách rẻ mạt hay miễn phí có xuất xứ từ nước ngoài. Những tác phẩm này sẽ có giá bán cao hơn rất nhiều nếu bản quyền đối với những tác phẩm nói trên được thực thi.

    Những ai trên khắp thế giới quan tâm tới việc gìn giữ và phát triển văn hóa cũng như là vấn đề nâng cao chăm sóc y tế và phát triển kinh tế đều nên hiểu rằng việc bảo hộ sở hữu trí tuệ sẽ giúp đạt được những mục tiêu trên như thế nào.

     

     

    ___________________________________________
    Giáo sư Thomas G. Field Jr. đã giúp thành lập Trung tâm Luật Franklin Pierce ở New Hampshire năm 1973. Ông dành nhiều kiến thức của mình trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cho sinh viên theo học từ xa ở nước ngoài. Cuốn sách Nhập môn sở hữu trí tuệ là một trong số những ấn phẩm gần đây nhất của ông. Để biết thêm thông tin hãy truy cập vào địa chỉ: http://www.piercelaw.edu/tfield/tgf.htm.

    ============================

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    ============================

     
    Báo quản trị |  
  • #17354   12/04/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Còn sở hữu trí tuệ ở Việt Nam thì sao hả bác?

    Tôi muốn đăng ký bảo hộ cho rượu do tôi sản xuất thì phải làm sao? Ai có địa chỉ tư vấn dịch vụ thì cho tôi liên hệ nha.
     
    Báo quản trị |  
  • #17169   23/01/2010

    danghiendhl
    danghiendhl

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/01/2010
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhãn hiệu nổi tiếng

    Mình đang làm đề tài về "bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng tại VN". Mọi người cho mình ý kiến về vấn đề này với nhé. Thực sự mình cũng chưa có hướng giải quyết
     
    Báo quản trị |  
  • #17170   21/01/2010

    cerano
    cerano
    Top 200
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2008
    Tổng số bài viết (400)
    Số điểm: 500
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    bạn nói còn chung chung quá!! cụ thể hơn đi bạn
     
    Báo quản trị |  
  • #17171   22/01/2010

    danghiendhl
    danghiendhl

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/01/2010
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhãn hiệu nổi tiếng

    Nhãn hiệu nổi tiếng thì bao gồm những cái gì nhỉ?có phải phân tích nó trong mối quan hệ với các quyền SHCN khác không?
     
    Báo quản trị |  
  • #17172   23/01/2010

    danghiendhl
    danghiendhl

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/01/2010
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    thực sự mình cũng rất băn khoăn vì nhãn hiệu nổi tiếng là một loại nhãn hiệu hang hóa đặc thù, rất khó để phân biệt các cơ chế xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng so với cơ chế xác lập quyền sở hữu với nhãn hiệu nói chung

    Các điều kiện để một nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Việt Nam là gi?
    Mong các bạn cho mình ý kiến giúp nha^^
    thank các bạn nhìu nhìu!
     
    Báo quản trị |  
  • #50768   19/04/2010

    traunuoc
    traunuoc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về việc đăng ký sở hữu trí tuệ

    Chào luật sư
    Tôi có nghiên cứu và chế tạo 1 thiết bị dùng trong chuyên môn, Thiết bị của tôi được cải tiến từ 1 thiết bị khác được sản suất ở nước ngoài (có bán tại thị trường VN). Tôi chỉ giữ lại phần động cơ của thiết bị và cấu tạo vỏ ngoài của động cơ, sau đó tôi chế tạo thêm các bộ phận khác để lắp vào để trở thành 1 thiết bị chuyên dùng trong công tác của tôi. Xin hỏi tôi có thể đăng ký sở hữu trí tuệ đối với thiết bị của tôi không, (ngoài thị trường cũng có 1 thiết bị có tính năng tương tự , nhưng kiểu dáng khác và hiệu suất thấp hơn thiết bị của tôi, do nhóm nghiên cứu khác chế tạo theo đơn đặt hàng của khách và số lượng rất ít. Những người từng sử dụng thiết bị của nhóm này thiết bị của tôi đều nhận xét thiết bị của tôi hiệu quả hơn).

    Một câu hỏi nữa là nếu tôi muốn sản xuất và bán thiết bị của tôi cho các đơn vị khác (thuộc khối nhà nước) thì tôi phải làm như thế nào, vì các đơn vị này buộc tôi phải có hóa đơn GTGT
     
    Báo quản trị |