Trong lịch sử phát triển của ngân hàng nói riêng hay các tổ chức tín dụng nói chung, để huy động được một lượng tiền “nhàn rỗi” khổng lồ trong xã hội thì các ngân hàng đã phát hành các loại giấy tờ có giá - đây được xem là loại hình giao dịch “sinh sau đẻ muộn” so với giao dịch nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng. Chứng thư tiền gửi là loại giấy tờ có giá đầu tiên do tổ chức tín dụng phát hành ra công chúng để huy động vốn và được công chúng chấp nhận như một loại “tiền”,
Giấy tờ có giá là thuật ngữ chuyên ngành, chỉ được sử dụng và tìm thấy trong khải niệm liên quan đến ngân hàng và tái chính – tiền tệ. Giấy tờ có giá nói chung, được hiểu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong đó xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định (tổ chức, cá nhân) xét trong mối quan hệ pháp lý với các chủ thể khác. Theo pháp luật, cụ thể là Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 có hiệu lục ngày 01/01/2011 (LNHNNVN) quy định thì “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.” Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam còn liệt kê giấy tờ có giá bao gồm:
+ Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu;
+ Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác;
+ Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và các công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ;
+ Các loại chứng khoán (Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định;
+ Trái phiếu doanh nghiệp.