Ban giám hiệu nhà trường có thẩm quyền "lấy lời khai" học sinh hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #509378 03/12/2018

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Ban giám hiệu nhà trường có thẩm quyền "lấy lời khai" học sinh hay không?

    Ban giám hiệu nhà trường có thẩm quyền

    Những ngày gần đâ dư luận xôn xao bàn tán rất nhiều về sự việc cô giáo bắt các bạn trong lớp cùng nhau tát vào mặt một học sinh tổng cộng 230 cái tát. Mọi chuyện chưa đến hồi kết khi hôm nay dự luận lại dậy sóng với hành động "lấy khẩu cung" của Ban Giám hiệu nhà trường đối với các em học sinh trong lớp. Mình sẽ không bàn đến tính đúng sai của cô giáo ngay lúc này, mọi chuyện có pháp luật phân xử và hạ hồi sẽ rõ. Mình chỉ để ý đến hành động "lấy lời khai" của Ban giám hiệu nhà trường. Đây là một hành động mang tính "đặc thù", mà không phải cá nhân, tổ chức nào cũng có thẩm quyền thực hiện.

    19 câu hỏi được BGH nhà trường đặt ra dành cho các em học sinh trong lớp, để các em cung cấp "lời khai" bao gồm:

    1. Cô T quy định phạt tát thời gian nào?
    2. Bạn N bị tát vào thời gian nào?
    3. Khi tát bạn N cô T có mặt ở lớp không?
    4. Em tát vào mặt bạn N bao nhiêu cái?
    5. Em tát vào bạn N mạnh hay nhẹ?
    6. Bạn N có nói tục không?
    7. Khi tát bạn N có khóc không?
    8. Sau khi tát má bạn N có đỏ không?
    9. Cô T vào đã tát được mấy bạn?
    10. Cô T có bắt tát nhẹ phải tát mạnh không?
    12. Cô T tát bạn N mấy cái?
    13. Sau khi tát bạn N có bị chảy máu không?
    14. Sau khi tát bạn N cả lớp có sợ hãi bật khóc không?
    15. Trước khi tát bạn N cô T có ra lệnh tát phạt mấy bạn?
    16. Khi tát bạn N cô T ra lệnh hay tự ý?
    17. Cô T có phải là người cuối cùng tát bạn N không?
    18. Cô T đứng cùng chiều hay ngược chiều bạn N?
    19. Sau khi tát bạn N có ở lại học không?

    Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015, những người có thẩm quyền lấy lời khai bao gồm là Tòa Án, cụ thể là Thẩm phán;

    Trong tố tụng hình sự, những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền lấy lời khai bao gồm:

    - Bộ đội biên phòng;

    - Hải quan;

    - Kiểm lâm;

    - Cảnh sát biển;

    - Kiểm ngư;

    Cục trưởng, Trưởng phòng của các cơ quan an ninh và các cá nhân được phân công nhiệm vụ;

    Cục trưởng, Giám đốc, Trưởng phòng, Giám thị của các cơ quan Cảnh sát và các cá nhân được phân công nhiệm vụ;

    - Trong Quân đội: Giám thị trại giam; Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương.

    - Điều tra viên;

    - Kiểm sát viên

    - Kiểm tra viên

    - Người giám định;

    Căn cứ pháp lý:

    Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

    Bộ luật tố tụng hình sự 2015;

    Luật tố tụng hành chính 2015;

    Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015.

    Như vậy, có thể thấy rằng pháp luật hiện hành không có quy định nào về thẩm quyền lấy lời khai của ban Giám hiệu nhà trường đối với các em học sinh. Hành động của BGH không chỉ gây nên dư luận xấu trong xã hội mà còn có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi đối với với accs quy định hiện hành.

    Đây là chữ ký

     
    8582 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #524746   31/07/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn nha. Tuy nhiên, mình có ý kiến sau đây: bạn dùng Bộ luật tố tụng dân sự 2015 ra để dẫn chiếu việc lấy lời khai chỉ là thẩm quyền của Toá án, đương nhiên rồi vì phạm vì điều chỉnh của Bộ luật này chỉ bao gồm các hoặt động của Toà án thôi mà. Còn vấn đề này nằm ngoài thủ tục tố tụng được ghi nhận trong bộ luật tố tụng dân sự mà. Mình nghĩ thì việc lấy thông tin nêu trên thì không có gì là không phù hợp cả. Đơn giản chỉ đẻ làm căn cứ xử phạt cô giáo cũng như làm rõ sự việc hơn thôi

     
    Báo quản trị |  
  • #524852   01/08/2019

    Thực ra về bản chất thì việc Ban giám hiệu nhà trường lấy lời khai học sinh không phải thuộc sự điều chỉnh của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, lấy lời khai này chỉ là việc bổ sung thêm thông tin để có đủ thông tin làm rõ sự việc cũng như làm căn cứ xử phạt cô giáo này. Giống như ngày xưa đi học hay làm bản tường trình viết lại sự kiện đã xảy ra thôi. 

     
    Báo quản trị |