Chào unjustice!
Về vấn đề này thì mình hoàn toàn không đồng ý với bạn và bác bachthanh.
Như bạn nói, nếu như người thừa kế có thể viện lý do rằng trước khi chết người để lại di sản thừa kế đã di chúc bằng miệng việc để lại di sản thừa kế để làm vô hiệu di chúc trước đó thì vấn đề này cần phải xem xét. Không phải cứ viện lý do có di chúc miệng là có thể hủy bỏ ngay di chúc bằng văn bản trước đó.
Bạn nên nhớ rằng, để di chúc miệng hợp pháp, nó phải đảm bảo những điều kiện nhất định của pháp luật, đó là: có ít nhất
2 người làm chứng -
không thuộc hàng thừa kế, không phải là người thừa kế. Sau hai ngày(cái này lâu không học, có thể mình quên nhưng chỉ xê dịch 1 2 ngày thui), kể từ ngày lập di chúc miệng thì
những người chứng kiến phải lập thành văn bản và đi công chứng, chứng thực di chúc đó thì mới có hiệu lực pháp lý về việc chứng minh tính tồn tại của di chúc. Việc lập di chúc miệng cũng chỉ được chấp nhận trong một số trường hợp nhất định...
Do đó, không phải cứ lấy đại một lý do là có di chúc miệng để hủy bỏ di chúc trước đó dễ dàng.
Còn nếu thực sự là có di chúc miệng, và di chúc đó là sự thể hiện ý chí cuối cùng của người để lại di chúc thì nó cũng sẽ có giá trị pháp lý thay thế di chúc trước.
Luật Dân sự khác với luật hình sự ở nguyên tắc suy đoán. Ở Luật Hình sự, có nguyên tắc suy đoán vô tội. Còn luật Dân sự, thì không thể nói có nguyên tắc suy đoán có lợi cho đương sự được. Vì nếu có lợi cho đương sự này thì sẽ bất lợi cho đương sự kia.
Còn một điều nữa là khái niệm di chúc và khái niệm di chúc hợp pháp là khác nhau. Khi luật quy định rằng di chúc sau có hiệu lực di chúc trước có nghĩa là người ta thừa nhận cả di chúc hợp pháp và di chúc không hợp pháp.
Ví dụ: Ông A có 1 người con là B. Ông đã viết di chúc để lại toàn bộ di sản thừa kế cho B. Nhưng do sau đó, B đã lấy C (người ông A không đồng ý). Nên ông đã thay đổi di chúc. Ông lập một di chúc khác là sẽ để lại toàn bộ di sản cho B nếu B bỏ C.
Rõ ràng, di chúc sau là di chúc không hợp pháp, nhưng ta vẫn phải công nhận tính hiệu lực thay thế của nó đối với di chúc trước. Bởi lẽ, di chúc sau là sự thể hiện ý chí cuối cùng của người để lại di sản trước khi chết.
Còn về ví dụ bạn đưa ra để chứng minh cho luận điểm của mình:
"hợp đồng chỉ bị thay thế hoặc sửa đổi khi có văn bản có giá trị pháp lý (được ký kết bởi các đại diện có thẩm quyền) chứ không phải bởi bất kỳ văn bản "vớ vẩn" nào. Vì nếu thế thì sẽ không tạo ra sự ổn định." thì theo mình, bạn không thể lấy một quy đinh của một chế định này để chứng minh cho chế định khác. Bởi lẽ, hai chế định này hoàn toàn khác nhau về bản chất.
Hợp đồng DS là giao dịch dân sự nhiều bên, còn di chúc là giao dịch dân sự 1 bên.
Trên đây là một số ý kiến của mình về vấn đề này. Mong sự đóng góp ý kiến của các bạn.
Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 20/01/2011 09:54:13 PM
căn chỉnh
Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!