Áp dụng di chúc nào đây?

Chủ đề   RSS   
  • #68775 16/11/2010

    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Áp dụng di chúc nào đây?

    Các bạn ơi cùng nhau làm bài thùa kế này cho vui nè ,

    A có vợ là B có  con là C và D, A có khối tài sản riêng là 1 căn nhà 100tr và một khoản tiền mặt là 50tr

    A bị bệnh sắp qua đời nên A lập di chúc 

    Ngày 1/2/2010 A lập di chúc với nội dung là cho 2 con hưởng căn nhà(mỗi người mỗi nữa) còn cho B hưởng 50 tr tiền mặt

     Ngày 1/3/2010 vì phát hiện ra B có hành vi ngoại tình nên A lập một di chúc khác cho C hưởng toàn can nhà(100tr) và cho D hưởng 50tr tiền mặt

     Ngày 5/3/ 2010  vì hành vi ngoại tình của B quá lộ liễu nên A đã quyết định lập di chúc mới với nội dung như sau: để toàn bộ tài sản cho D(150 tr) với điều kiện D đánh chết người tình của B

    Ngày 13/3/2010 A chết 

    Hỏi trong tình huống trên chia di sản của A như thế nào?( mặc định cả 3 di chúc đề phù hợp về mặt hình thức)

     Thân@
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 15/01/2011 05:40:38 PM sửa tiêu đề
     
    18336 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #80539   22/01/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chào anh Unjustice, em lại không đồng ý kiến của anh đưa ra về vấn đề ngầm định này trong di chúc. Theo cách giải thích của anh về nguyên tắc ngầm định: "Một khi luật đã có định nghĩa hoặc giải thích một quan hệ nào đó như thế nào thì được xem là hợp pháp thì sau đó khi trích dẫn lại quan hệ hoặc vấn đề đó luật không nhất thiết phải thêm từ "hợp pháp" ngay phía sau." Nói như anh thì điều 646 quy định về thế nào là di chúc, không cần biết nó có hợp pháp hay không; đến điều 652 quy định về di chúc hợp pháp thì từ điều 652 trở đi không cần phải nhắc lại từ di chúc hợp pháp trong các quy phạm điều chỉnh vấn đề thừa kế, mà chỉ cần sử dụng thuật ngữ di chúc !?

    Như vậy thừ điều 647 đến đến điều 651, các quy định về di chúc không yêu cầu tính hợp pháp của cái gọi là di chúc, còn các quy định từ điều 653 trở đi, và các văn bản dưới luật điều chỉnh quan hệ thừa kế lại yêu cầu tính hợp pháp của di chúc. Nếu hiểu như vậy thì phải chăng là quá vô lý !?

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |