Nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2020, quy định mức xử phạt cao hơn nhiều đối với nhiều vi phạm giao thông. Trong đó có tăng mạnh mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với ô tô, xe máy và ban hành quy định mới về xử phạt nếu đi xe đạp mà có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép cũng bị xử lý.
Cụ thể mức xử phạt như thế nào: Xem chi tiết TẠI ĐÂY
Khi Nghị định 100 được ban hành và thực thi rất nhiều thắc mắc liên quan đến trái cây đồ ăn mà được lên men ví dụ như cơm rượu thì có bị xử lý hay không?
Theo nội dung mình tìm hiểu tại Báo điện tử gia đình thì cơm rượu nếp chứa lượng cồn rất thấp. Vì vậy, khả năng gây say của cơm rượu gần như không có. Vì khi làm cơm rượu, người chế biến chỉ ủ trong 3 ngày, trong khi rượu sẽ ủ 7-10 ngày. Thời gian ủ càng lâu, lượng đường chuyển hóa thành cồn càng lớn. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng cơm rượu rất khó gây nên cảm giác say xỉn như các loại rượu thông thường.
Nhưng mình vẫn chưa thấy nghiên cứu nào chứng minh nồng độ cồn cụ thể của cơm rượu, mọi người có ai có căn cứ cũng như rành về vấn đề này thì trả lời vướng mắc giúp mình với nhé!
Cập nhật bởi shin_butchi ngày 16/01/2020 02:21:23 CH