Vốn đầu tư công có vai trò quan trọng trong việc để đầu tư vào các dự án cần thiết phục vụ đời sống của nhân dân và sự phát triển của cộng đồng và khi tổ chức sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích sẽ bị xử phạt như thế nào.
1. Vốn đầu tư công là gì
Theo khoản 15 Điều 4 Luật đầu tư công năm 2019 được quy định dùng để chỉ nguồn vốn mà Nhà nước chi tiền ngân sách ra, để đầu tư vào các dự án cần thiết phục vụ đời sống của nhân dân và sự phát triển của cộng đồng.
Theo đó, vốn đầu tư công có 2 đặc điểm
Theo Điều 1 Luật Đầu tư Công 2019, vốn đầu tư công bao gồm là vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư,…
Vốn đầu tư công được sử dụng để đầu tư vào các chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
Sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật là hành vi bị cấm trong đầu tư công được quy định tại điều 16 Luật đầu tư công 2019.
2. Mức phạt tổ chức sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về sử dụng vốn đầu tư công phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả lại số vốn đã sử dụng vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng đối với hành vi vi phạm
Như vậy, bên cạnh việc bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền, thì người có hành vi sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hoàn trả lại số vốn đã sử dụng vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng
3. Thẩm quyền xử phạt tổ chức sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích
Theo Khoản 4 Điều 73, Khoản 3 Điều 74 Nghị định 122/2021/NĐ-CP Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt tổ chức sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích.
Cụ thể theo khoản 2 Điều 77 Nghị định 122/2021/NĐ-CP về phân định thẩm quyền xử phạt của Những người có thẩm quyền của Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 122/2021/NĐ-CP đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đầu tư
Theo khoản 2 Điều 74 Nghị định 122/2021/NĐ-CP Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đấu thầu, đầu tư với mức phạt tiền đến 300.000.000 đồng.
Theo khoản 4 Điều 73 Nghị định 122/2021/NĐ-CP Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền phạt tiền đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đầu tư.
Do tổ chức sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phat tiền cao nhất là 300.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền xử phạt tổ chức này.
Vậy Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có Thẩm quyền xử phạt tổ chức sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích.