Thiếu nợ, trả không đúng hạn

Chủ đề   RSS   
  • #472200 25/10/2017

    Hoangkhanh781

    Male
    Sơ sinh

    Hậu Giang, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thiếu nợ, trả không đúng hạn

    E tên khánh e muốn nhờ luat su tư vấn giúp e về vấn đề nợ của mẹ e. Khoảng 1 năm trước mẹ e có hỏi mươn 2 chủ nợ mổi ng 1 ít. Cộng lại khoảng 30tr.. số tiền đó dùng đề làm ăn trồng cây. Và đến hạn trả mẹ e k có tiền trả kiệp nên đả gia hạn 1 tháng. Rồi đến hẹn lại k có mẹ r đả xin gia hạn thêm 1 tháng. Đến hẹn mẹ e chỉ trả dc 50% số tiền nợ. Họ k chịu.. 1 chủ nợ trong số 2 ng đòi xiết nợ con trai họ(là tôi).. họ nói sẻ lấy chiếc xe cua tôi trong ít ngày tới . 1 ng con lai thì đòi thưa mẹ em. Luat su cho e hoi. Họ xiet nợ em như vậy có đúng pháp luật ko? Và mẹ e bị thưa vì số tiền còn lại chua trả đủ sẻ dc pháp luật sử ra sao. Có ở tù hay gì không? Nhà e rất hoang mang mog luat su giúp đở

     
    4873 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #472207   25/10/2017

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn, tôi tư vấn như sau:

    Như bạn cung cấp, mẹ bạn có vay nợ người khác và chủ nợ đòi xiết nợ lấy chiếc xe của bạn, nếu việc xiết nợ mà không có sự đồng ý của bạn thì người xiết nợ có hành vi vi phạm pháp luật là cưỡng đoạt tài sản của bạn được quy định tại điều 135 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009 thì tội Cưỡng đoạt tài sản được quy định:

    1.  Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    đ) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm;

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm;

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

     5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

    Đe doạ sẽ dùng vũ lực là việc sử dụng lời nói hoặc hành động làm cho người bị đe doạ sợ nếu không giao tài sản cho người phạm tội thì sẽ bị đánh đập tra khảo, bị đau đớn về thể xác. Ngoài ra còn có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần là những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng ngoài việc đe doạ sẽ dùng vũ lực và thủ đoạn này đã uy hiếp tinh thần của người có tài sản hoặc của người có trách nhiệm về tài sản.

     Tuy những người con của chủ nợ đòi nợ  bắt bạn trả tiền nhưng thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên chúng tôi không nắm được khi đòi nợ những người đó có lời nói, hành động  nào gây áp lực cho bên vay buộc họ trả tiền hay không.  Do đó, chúng tôi không thể cho bạn một câu trả lời chính xác về việc bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối về tội Cưỡng đoạt tài sản hay không. Việc xác minh, làm rõ sự thật khách quan của vụ án thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra. Nếu những người giúp bạn đòi nợ có một trong những hành vi chúng tôi nêu trên đây thì bản thân họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cưỡng đoạt tài sản.

    Về nguyên tắc, việc mẹ bạn nợ tiền các chủ nợ là quan hệ dân sự, các chủ nợ chỉ có quyền khởi kiện ra toà án hoặc dùng các biện pháp dân sự khác để đòi tiền mẹ bạn.

    Trên đây là nội dung trả lời của tôi cho vấn đề ông đang vướng mắc. Nếu có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại theo số 1900 6280 để được luật sư tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
  • #473142   31/10/2017

    Cho em hỏi, vay tiền như vậy có phải có hợp đồng hay cam kết gì không? Nếu chỉ nói qua miệng thì Pháp luật sẽ xử lý ra sao? 

     
    Báo quản trị |  
  • #473219   01/11/2017

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Pháp luật dân sự hiện hành không có quy định bắt buộc hợp đồng vay phải được lập thành văn bản. Do đó, việc bạn cho vay tiền nhưng không lập thành văn bản mà chỉ giao kết bằng lời nói thì hợp đồng này vẫn có giá trị pháp lý, 2 bên vẫn có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận.

     

    Trường hợp người bạn kia không trả đủ số tiền đã vay tức là đã vi phạm nghĩa vụ của mình, bạn có thể khởi kiện đến tòa án nhân dân quận/huyện nơi người đó đang cư trú để yêu cầu người này thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Khi nộp đơn khởi kiện bạn có thể kèm theo giấy chuyển tiền qua ngân hàng để làm căn cứ chứng minh, việc có chứng minh được tồn tại hơp đồng vay tài sản hay không còn phụ thuộc vào lời khai của các bên, lời khai của người làm chứng, bạn cũng có thể thu thập thêm một số chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
  • #473435   02/11/2017

    Còn ví dụ như vay tiền hằng ngày, chỉ qua lời nói không có giây tờ gì, vậy khi kiện ra tòa án, vậy có được giải quyết không ạ? Nhưng hợp đồng nào thì cần có giấy tờ hẳn hoi ạ?

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;