05 vấn đề cần biết về xử lý vi phạm hành chính

Chủ đề   RSS   
  • #515758 26/03/2019

    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 122 lần


    05 vấn đề cần biết về xử lý vi phạm hành chính

    05 vấn đề cần biết về xử lý vi phạm hành chính

    1. Cách tính mức phạt vi phạm hành chính

    Phạt tiền là hình thức xử phạt hành chính phổ biến nhất. Nhiều người thắc mắc tại sao khung hình phạt là 100.000 – 200.000 đồng mà mình lại bị xử phạt 150.000 đồng.

    Ví dụ: Điểm c, Khoản 3, Điều 6, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định 

    3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

    Khi bị phạt sẽ số tiền nộp phạt là 150.000 đồng.

    Lý giải: Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó trừ trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng (Khoản 4, Điều 23, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012)

    Do đó: Mức phạt hành chính = (Mức thấp nhất + Mức cao nhất của khung hình phạt ) : 2 

    2. Được coi là chưa bị xử lý hành chính nếu trong thời gian quy định không tái phạm

    Nếu như trong hình sự có quy định về việc xóa án tích thì Luật xử lý vi phạm hành chính cũng có quy định tương tự.

    Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

    Như vậy hết thời gian kể trên, người vi phạm hành chính mà không tái phạm thì coi như là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, một hành vi được thực hiện sau thời gian này coi như là một hành vi mới thực hiện lần đầu.

    3. Đã bị xử lý vi phạm hành chính mà tiếp tục vi phạm có thể bị xử lý hình sự

    Như trong một số vụ việc về xử lý vi phạm hành chính, nhiều người nói rằng chấp nhận nộp phạt để thực hiện hành vi đó nhiều lần, như chẳng hạn cho vay mà lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước..

    Tuy nhiên, nếu một hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý mà tiếp tục vi phạm nhưng không thuộc trường hợp 2 kể bên trên có thể bị xử lý hình sự với hành vi đó.

    Ví dụ: Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:

    Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản   

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản… 

    Một số trường hợp khác

    Hành vi

    Quy định xử lý vi phạm hành chính

    Quy định trách nhiệm hình sự

    Trộm cắp tài sản

    Điểm a, Khoản 1, Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP

    Điểm a, Khoản 1, Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

    Đánh bạc

    Điều 26, Nghị định 167/2013/NĐ-CP

    Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

    Cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

    Điều 55, Nghị định 167/2013/NĐ-CP

    Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015

    Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

    Điểm d, Khoản 2, Điều 11, Nghị định 167/2013/NĐ-CP

    Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

    Hành nghề mê tín, dị đoan

    Điểm a, Khoản 2, Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP

    Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015

    4. Mức phạt tiền của tổ chức gấp đôi với cá nhân

    Cùng một hành vi vi phạm, nhưng nếu tổ chức vi phạm hành vi đó thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi với cá nhân

    Như quy định tại Khoản 2, Điều 11, Nghị định 46/2016/NĐ-CP

    2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức để vật che khuất biển báo, đèn tín hiệu giao thông.

    5. Xử phạt không cần lập biên bản

    Người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ trong trường hợp phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức (trừ trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ).

    Nếu thuộc trường hợp trên thì người vi phạm có thể yêu cầu người có thẩm quyền xử phạt tại chỗ.

    Thêm một lưu ý là 250.000 đồng này là mức phạt cao nhất của hành vi đó chứ không phải mức tiền chúng ta bị xử phạt.

    Ví dụ: Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

    Khi bị xử phạt người này nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì mức xử phạt là 200.000 đồng, tuy nhiên hành vi này phải bị lập biên bản vì mức cao nhất của hành vi vi phạm này là 300.000 đồng (> 250.000 đồng).

     
    6221 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận