Như bạn
anhdv352 đã phân tích, không thể chứng minh được B đánh ông A vì phòng vệ chính đáng (hoặc hành vi của B là vượt quá phòng vệ chính đáng) bởi chỉ xem xét 2 trường hợp này nếu B gây thương tích cho A trong khi A đang gây thương tích cho B (cụ thể, khi B dùng dao chém vào bụng A thì B né được và thuận tay đánh vào vai A chẳng hạn).
Trong trường hợp B có khả năng bị khởi tố thì sẽ bị khởi tố về tội Cố ý gây thương tích theo Điều 104, BLHS 1999. Ông A chém B không gây thương tích, do đó, hành vi chạy về nhà lấy búa rồi chạy sang đánh ông A của B sẽ không được xem xét với tình tiết giảm nhẹ thực hiện hành vi trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, một trong những yếu tố để xem xét việc khởi tố B về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 105, BLHS 1999.
Do đó, Việc đầu tiên, B nên làm là xác định chính xác xem, với thương
tật của A thì đã đủ khiến cho B bị truy cứu TNHS hay chưa ? B có thể "bí mật" gặp bác sĩ điều trị của A,ốc thể "ngoại giao" để nắm được thông tin này. Vì là bác sĩ chuyên môn, nên người đó có thể đưa ra "một kết luận tương đối" về tỷ lệ thương tật của A dựa trên hồ sơ bệnh án:
+ Nếu như quan điểm của bác sĩ cho rằng, tỷ lệ thương tật của ông A chỉ khoảng 10% trở xuống và có thể điều trị khỏi hoàn toàn sau một thời gian, thì B hoàn toàn có thể yên tâm rằng, với tỷ lệ thương tật đó không đủ để truy cứu TNHS của B với hành vi đánh ông A. Khi đó, B có thể "bác" mọi yêu cầu vô lý từ phía A, và sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường về mặt dân sự theo quy định của pháp luật.
+ Nếu như quan điểm của bác sĩ cho rằng, tỷ lệ thương tật của ông A có thể từ 11% trở lên, với tỷ lệ thương tật đó đã
đủ để truy cứu TNHS của B với hành vi đánh ông A (theo khoản 1, Điều 104, BLHS). Trong vụ việc này, ông hàng xóm A nắm đằng chuôi, còn bạn của bạn B thì lơ lửng đằng lưỡi (Nếu B am hiểu pháp luật liên quan một chút)! Bởi nếu B là người khôn ngoan, dù ông A có "đưa ra yêu cầu bất hợp lý" nhưng vẫn trong khả năng B có thể thực hiện thì B sẽ phải làm. Trường hợp khiến ông A phật ý, ông A sẽ nộp đơn yêu cầu cơ quan công an khởi tố đối với hành vi đánh người của B, B gần như chắc chắn bị truy cứu TNHS và chỉ có thể trông mong vào các tình tiết tiết giảm nhẹ (có thể được hưởng "án treo"), tuy nhiên, sẽ rất mất nhiều thời gian và các chi phí liên quan khác. Nếu như thỏa thuận được với ông A về việc bồi thường, B nên yêu cầu A phải lập biên bản thỏa thuận sẽ không yêu cầu khởi tố B (có thể lên xin xác nhận Ủy ban, tổ trưởng tổ dân phố. Đây là tôi mới phân tích nếu B có khả năng bị truy cứu TNHS theo khoản 1, Điều 104, BLHS. Trường hợp B bị truy cứu TNHS theo khoản 2, Điều 104, BLHS thì lúc này không cần đơn yêu cầu của phía người bị hại, bất cứ lúc nào cơ quan công an nhận được tin báo đều có thể tiến hành khởi tố theo quy định của pháp luật.
Có lẽ tôi phân tích hơi vượt quá yêu cầu của bạn, nhưng vì áp dụng trong thực tiễn các phương pháp giải quyết trong trường hợp này cũng khá hay nếu đứng trên góc độ nghiên cứu nên có hơi dài dòng !
.......................................................................................................................................................................................
Trong phần thảo luận trên, tôi đã bỏ qua một chi tiết quan trong. B dùng búa đinh đánh ông A, mà búa đinh được coi là "phương tiện nguy hiểm". Nói cách khác, B có thể bị truy cứu TNHS trong mọi trường hợp nếu không không thỏa thuận được với A (nếu A am hiểu pháp luật liên quan). Cụ thể, nếu tỷ lệ thương tật của A là trong khoảng dưới 11% nhưng do B dùng búa đinh để đánh lên đã thỏa mãn tình tiết định khung tăng nặng hình phạt là "Dùng hung khí nguy hiểm" theo điểm a, khoản 1, Điều 104, BLHS nên A có thể nộp đơn yêu cầu cơ quan công an khởi tố A theo điểm a, khoản 1, Điều 104, BLHS.
Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 16/01/2012 08:20:15 CH
Bổ sung
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.