Chào em hanghell
Hôm nay Dinhlex mới có thời gian đọc bài dự thi của em, về nội dung bài này, để đảm bảo tính khách quan cũng như giá trị của 1 bài dự thi, Dinhlex xin phép được làm người phản biện cho Bài Luận về Tội phạm này nhé.
Về bài luận của bạn, dinhlex có 1 số ý kiến như sau:
#ff0000;">
* Thứ 1: KHÔNG ĐỦ CĂN CỨ QUY VỀ: TỘI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN - Điều 139 BLHS
Hành vi nhắn tin vào ĐTDĐ như hanghell nói chưa đủ căn cứ để xác định là Tội chiếm đoạt TS thông qua tin nhắn,
Bởi 03 lý do sau (chỉ cần 1 trong 3 căn cứ là đủ):
- 1. Không đủ căn cứ xác định: Hành vi nt qua ĐT là Hành Vi lừa đảo:
bởi nội dung các tin nhắn trên có thể là hoàn toàn đúng sự thật:
hanghell viết: chúc mừng bạn chủ thuê bao số 0123…..bạn đã trúng một giải thưởng của chương trình khuyến mại …..để xác nhận giải thưởng bạn hãy nhắn tin theo cú pháp: ABC… gửi tới XYZ….
Hoặc một số tin nhắn còn có trình độ “lừa” cao hơn ví dụ như:
bạn đã được thuê bao số bao nhiêu đó gửi tặng món quà âm nhạc. Để thưởng thức quà tặng của mình bạn hãy soạn tin theo cú pháp ABC….gửi đến tổng đài 87xx….
=> Nhà cung cấp dịch vụ Giá trị gia tăng (dịch vụ được Nhà nước cho phép) hoàn toàn có thể dựng lên Chương trình khuyến mại (nhỏ) với giải thưởng (cũng nhỏ) để hợp pháp hóa hành vi nhắn tin này. Hay họ có thể dùng cái số ĐT của mình để thành cái "số bao nhiêu đó" và gửi tặng 1 món quà âm nhạc cho Hanghell, thì nếu ai hỏi, chủ nhân số ĐT đó nói đúng là tui gửi tặng.
Nếu Dinhlex là Luật sư riêng cho các Cty này, hoặc được các Cty này mời bảo vệ theo Đơn tố cáo, khởi kiện của Hanghell thì Dinhlex hoàn toàn có thể dựng lại Bộ Chương trình và Giải thưởng này.
- 2. Giả sử đúng là Hành vi lừa đảo thì cũng: Ko Đủ yếu tố Cấu thành Tội phạm theo Điều 139
Điều 139 là Cấu thành TP vật chất: tức là phải đảm bảo yếu tố vật chất của hành vi lừa đảo - hậu quả phải là thiệt hại trên 2 triệu đồng (trước là 500K); hoặc dưới 2 triệu nhưng gây Hậu quả Nghiêm trọng, đã bị xử phạt hành chính, đã bị kết án (chưa xóa án tích).
+ Với hậu quả thiệt hại từ 2 triệu trở lên:
Như hanghell nói mỗi lần chỉ mất 15-50K, nhưng n1 lần có thể nhiều người mất, và thậm chí 1 người có thể mất nhiều lần...
Nhưng, tất cả đó chỉ là lý thuyết, Và nếu không có con số thiệt hại cụ thể, có con người thiệt hại cụ thể, và có căn cứ rõ ràng là thiệt hại này là hậu quả trực tiếp của việc nhận tin nhắn điện thoại, thì chắc chắn rằng KHông 1 Tòa Án nào dám Kết Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản với số Tài sản bị chiếm đoạt là " 1 Con Số Rất Nhiều" - nhưng ko bít bao nhiêu.
+ Với hậu quả là dưới 2tr nhưng gây hậu quả nghiêm trọng:
hanghell viết: Thứ nhất thì rõ ràng đây là hành vi gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. tuy rằng việc lừa đảo qua tin nhắn thì cũng chỉ thiệt hại mỗi người một lần 15- 50 000 VND. Tuy nhiên mỗi một lần tội phạm thực hiện thì có rất nhiều đối tượng bị thiệt hại về tài sản. Đó là về mặt vật chất, về mặt tinh thần của nạn nhân cũng bị ảnh hưởng lớn ví dụ như làm mất thời gian của nhiều người, có thể gây rối hay làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của nhiều đối tượng khác nhau.
Hanghell có đọc qua TTLT 02/2011 (hanghell đã dẫn ở trên) thì chắc chắn sẽ hiểu rằng: hậu quả nghiêm trọng ở đây sẽ không phải là thiệt hại về Tiền nữa - bởi thiệt hại về Tiền nếu có thì ko cần xem xét Dưới 2 tr rùi (xem điểm 3.3 phần I của Thông tư).
Vì vậy, hậu quả nghiêm trọng ở đây là về Tính mạng, sức khỏe, cho trật tự xã hội, hoặc cái j` đó khác theo hướng dẫn của Thông tư trên và có thể 1 số Hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TATC.
Những thiệt hại này thì Hanghell chưa hề có căn cứ để chứng minh => Có nghĩa rằng Không thể nói là có Hậu quả Nghiêm trọng trong trường hợp này.
- 3. Giả sử đúng là Hành vi Lừa đảo, và đủ yếu tố cấu thành tội phạm vật chất (thiệt hại > 2 tr) thì cũng: Chưa đủ xét xử Hình Sự bởi yếu tố Chủ Thể
Yếu tố chủ thể ở đây chính là Cá Nhân hay Pháp Nhân: Hầu hết các tin nhắn đều là của các Công ty kinh doanh Dịch vụ Giá trị gia tăng - là các Pháp Nhân.
=> Mà Pháp Nhân thì Không phải là Chủ thể của Tội Phạm - ko phải chịu Trách Nhiệm Hình Sự.
Mặc dù cá nhân là người trực tiếp nhắn tin, nhưng việc này làm là với tư cách của Pháp nhân - giống như hành vi xả thải của VEDAN xuống sông Thị Vải vậy, cá nhân xả - với tư cách của Công ty VEDAN.
#ff0000;">* Thứ 2: GIẢ SỬ đủ căn cứ quy vào Tội Lừa Đảo CĐTS - thì cũng: KHÔNG CẦN PHẢI ĐƯA VÀO 1 ĐIỀU LUẬT RIÊNG
hanghell viết:
Như Hanghell đã nêu ở trên vấn đề mà mình muốn đưa ra đây chính là một đề xuất của hanghell muốn: đưa việc xử lý tội phạm lừa đảo bằng tin nhắn vào một điều luật do luật hình sự điều chỉnh.
Hanghell muốn đưa việc xử lý TP Lừa đảo bằng tn "Vào 1 Điều luật do LHS điều chỉnh" theo Dinhlex là Không Cần Thiết,
Bởi vì: bản thân Điều 139 BLHS đã đầy đủ các yếu tố đảm bảo cho việc xử lý hình sự đối với hành vi nhắn tin kiểu này.
Vấn đề là có xác minh được các yếu tố Cấu Thành Tội Phạm của Hành vi này hay không.
Hanghell chỉ cần xác định được hành vi nhắn tin là có:
- 1. Nội dung sai sự thật
- 2. Có thiệt hại vật chất từ 2 tr trở lên, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội - cái này mang tính tương đối (vì hậu quả này ko định lượng được bằng vật chất - nên tùy khả năng thuyết phục của LS); hoặc là chủ thể nhắn tin đã bị xử lý hành chính, bị kết án chưa xóa án tích
- 3. Cá thể hóa trách nhiệm của Bên gửi Tin nhắn (tách cá nhân ra khỏi Pháp nhân)
=> Chỉ cần như vậy thì Điều 139 BLHS là quá đủ để Hanghell áp dụng mà Xử lý Hình sự đối với bọn "Nấm mọc sau mưa" này.
hanghell viết: Tuy nhiên theo cách nhìn nhận của riêng bản thân em thì cần có những quy định cụ thể hơn nữa về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên lĩnh vực công nghệ thông tin mà cụ thể ở đây là hanghell đề xuất về một lĩnh vực nhỏ trong nhóm lớn ấy đó chính là xử lý hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tin nhắn di động.
=> Thì Dinhlex cho rằng việc "cần có những quy định cụ thể hơn nữa" là ất tốt, tuy nhiên, nội dung "quy định cụ thể hơn nữa này có chăng mình nên cho vào các văn bản Hướng dẫn như Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, hoặc các Thông tư liên tịch kiểu giống như TT02/2001 nói trên.
#ff0000;">* Thứ 3: VỀ CÁC CĂN CỨ CỦA HANGHELL CÓ PHẦN CHƯA HỢP LÝ
Hanghell có đưa ra 04 căn cứ:
hanghell viết: Về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua tin nhắn điện thoại em xin đưa ra một số căn cứ lý luận mà hanghell cho rằng nên xử lý hình sự sau:
- Thứ nhất thì rõ ràng đây là hành vi gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. tuy rằng việc lừa đảo qua tin nhắn thì cũng chỉ thiệt hại mỗi người một lần 15- 50 000 VND. Tuy nhiên mỗi một lần tội phạm thực hiện thì có rất nhiều đối tượng bị thiệt hại về tài sản. Đó là về mặt vật chất, về mặt tinh thần của nạn nhân cũng bị ảnh hưởng lớn ví dụ như làm mất thời gian của nhiều người, có thể gây rối hay làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của nhiều đối tượng khác nhau.
- Thứ hai đây là loại tội phạm có tổ chức.
- Thứ ba việc lừa đảo qua tin nhắn điện thoại theo hanghell là tội phạm có tính chất chuyên nghiệp. Kẻ phạm tội sử dụng nhiều máy móc công nghệ hiện đại để phục vụ cho việc lừa đảo của mình. Có thể nói những phần tử phạm tội đều là những người thông minh thông thạo sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại để phục vụ cho “sự nghiệp lừa đảo” của mình.
- Thứ tư là tội phạm được thực hiện với ý thức chủ quan, cố ý vi phạm, thực hiện nhiều lần. Do đặc thù đây là tội phạm liên quan đến vấn đề lừa đảo qua tin nhắn nên tội phạm có thể thực hiện một cách dễ dàng mặt khác thì do tâm lý của chúng ta thường là không để ý mấy đến việc đó nên thường là không có người tố giác tội phạm làm cho tội phạm được dịp “lấn tới” nên thực hiện nhiều lần.
Về các căn cứ này, trước hết Dinhlex hoàn toàn nhất chí với quan điểm của hanghell là "nên xử lý hình sự"
Tuy nhiên, Dinhlex có mấy ý như sau:
1. Căn cứ thứ 1 và thứ 4: mới phù hợp để giải thích quan điểm "nên Xử lý hình sự"
Căn cứ 1: đây là hành vi gây hậu quả nghiêm trọng cho Xã hội - Về mặt lý luận là hoàn toàn có thể coi Hành vi nhắn tin nói trên là hành vi gây hậu quả Nghiêm trọng cho xã hội.
Căn cứ 4: hành vi có lỗi cố ý - cơ bản là chắc chắn có lỗi (chưa cần xác định cố ý hay vô ý)
=> Căn cứ và đối chiếu với khái niệm Tội phạm trong BLHS (Đ8) thì: " TP là Hành vi Nguy hiểm cho xã hội... do người có năng lực TNHS thực hiện cố ý hoặc vô ý"
và căn cứ Điều 139 BLHS
Thì có thể thấy rằng, 2 căn cứ này của Hanghell chính là các Căn Cứ Định Tội Danh cho hành vi Lừa đảo CĐTS băng Tin nhắn ĐT.
=> Vì thế, Dinhlex thấy rằng: trong số các căn cứ mà hanghell đưa ra, thì đây là căn cứ duy nhất có thể giải thích cho quan điểm của Hanghell về việc "nên xử lý hình sự" với hành vi nhắn tin nói trên.
Căn cứ Thứ 1 này có thể coi là Căn cứ Định Tội Danh cho tội Lừa Đảo CĐTS bằng tn ĐT.
2. Với 02 căn cứ còn lại: Có tổ chức, chuyên nghiệp,
02 căn cứ này Hanghell nêu ra nếu để giải thích cho quan điểm "nên xử lý Hình Sự" là ko hợp lý.
Bởi 2 căn cứ này chỉ là Căn Cứ Định Khung hình phạt, hoặc là Căn Cứ Tăng Nặng, Giảm Nhẹ:
Các căn cứ định khung, và định tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ chỉ có tác dụng Sau Khi đã Định Tội Danh - Tức là đã thừa nhận việc "Nên Xử lý Hình sự" rồi.
Khi sử dụng 2 căn cứ này, thì có nghĩa rằng: hành vi Nhắn tin nói trên đã phải được "Xử Lý Hình Sự" rồi => Tiếp đó mới xét đến Khung hình phạt (khoản 1 hay khoản 2, 3), và Tăng nặng, giảm nhẹ cho người nhắn tin đó.
Định tội là định vào Điều 139, định khung là Định vào Khoản 2 (có tổ chức hay ko có tổ chức, chuyên nghiệp hay ko chuyên nghiệp...) và sau cùng sẽ là định tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cho Tội Danh đã định, Khung hình phạt (khoản 1, hay 2) đã định.
------------------------------------------------------------------
Mới là 1 Sinh Viên Luật năm thứ 2 nhưng Hanghell đã có những tư duy pháp lý và thực tế thực sự rất tốt, Dinhlex rất vui được trao đổi cùng em.
Chúc hanghell học tốt và thành công.
Cập nhật bởi Dinhlex ngày 04/03/2011 02:08:18 AM
Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com