vướng mắc về Hợp đồng Lao Động

Chủ đề   RSS   
  • #92290 01/04/2011

    tuanday90

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2010
    Tổng số bài viết (36)
    Số điểm: 455
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 4 lần


    vướng mắc về Hợp đồng Lao Động

    Các bạn cho mình hỏi:
    Nếu trong hợp đồng lao động hai bên có sự thỏa thuận là " Hợp đồng Lao Động sẽ chấm dứt nếu phát hiện người lao động thiếu trung thực trong công việc".
    các bạn cho mình hỏi thỏa thuận như vậy có trái quy định của pháp luật lao động không?

    never giver up!!!!

    Đặng Văn Tuấn

    tuanhlu0911@gmail.com

     
    4597 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #92315   02/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào bạn!

     Trong hợp đồng lao động, nguyên tắc là hai bên tự do thỏa thuận với nhau.

     Người SDLĐ và NLĐ đã chấp nhận sự thỏa thuận này.

     

    Điều 36. BLLĐ năm 1994

    Hợp đồng lao động chấm dứt trong những trường hợp sau đây:

    1- Hết hạn hợp đồng;

    2- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;

    #ffc000;">3- Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng;

    4- Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của Toà án;

    5- Người lao động chết; mất tích theo tuyên bố của Toà án.

      Sự thỏa thuận này không trái luật với pháp luật lao động.

     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #92317   02/04/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Theo tôi nghĩ trong trường hợp này phải xác định rõ thế nào là "thiếu trung thực trong công việc".

    Thử tưởng tượng một hôm nào đó NLĐ này xin nghỉ đi chơi với bạn trai/bạn gái, nhưng vì mắc cỡ nên xin phép nghỉ để "chăm sóc mẹ ốm", như vậy có bị coi là " thiếu trung thực trong công việc" hay không ?
     
    Báo quản trị |  
  • #92357   02/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào anh ntdieu

     Trong trường hợp này, ta hiểu rằng sự trung thực ở đây là trung thực trong công việc, mà giữa hai bên giao kết với nhau. Chẳng hạn như: Khi ép đế giày Nike chẳng hạn, thời gian để nấu chín chiếc đế giày trong khuôn là 4 phút chẳng hạn, thì hàng mới đạt chất lượng. Tuy nhiên, để làm ra được nhiều sản phẩm thì NLĐ mới "cướp giờ" tức bấm nút cho khuôn ra sớm để đưa nhiên liệu vô tiếp. Và làm như vậy là thiếu trung thực rồi. (Ngày xưa khi còn làm công nhân, tôi đã từng làm, vì có người chỉ cho cách "cướp giờ"

     (Khi Chủ quản người nước ngoài bắt được thì sẽ bị đuổi việc, khi trong hợp đồng ghi điều khoản thỏa thuận này)

     Xin anh cho thêm ý kiến nhé!
     Em hiểu trường hợp trên của bạn ấy tương tự như vậy.

     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #92364   02/04/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Chào Khắc Duy.

    Tôi vẫn bảo lưu quan điểm về việc trong trường hợp này cần xác định rõ thế nào là "thiếu trung thực".

    Xét cụ thể ví dụ trên của Khắc Duy, nếu không quy định rõ thế nào là thiếu trung thực thì có thể xảy ra trường hợp một ngày đẹp trời đồng hồ của nhân viên chạy nhanh bất thường, hoặc hôm đó sáng dậy quên rửa mặt. Thay vì phải chờ đủ 4 phút nhưng do nhầm lẫn mà 3 phút 30 giây đã bấm nút cho khuôn ra rồi.

    Nếu chủ công ty muốn dựa vào lý do này để nói rằng "nhân viên thiếu trung thực" thì có ổn không ? Trong trường hợp này thì hiện tượng là giống nhau (3,5 phút thay vì 4 phút) nhưng nguyên nhân khác nhau (nhân viên gian dối <=> nhân viên nhầm lẫn), chủ DN có thể muốn hiểu theo cách nào cũng được hay không ?
     
    Báo quản trị |  
  • #92407   02/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    ntdieu viết:
    Chào Khắc Duy.

    Tôi vẫn bảo lưu quan điểm về việc trong trường hợp này cần xác định rõ thế nào là "thiếu trung thực".

    Xét cụ thể ví dụ trên của Khắc Duy, nếu không quy định rõ thế nào là thiếu trung thực thì có thể xảy ra trường hợp một ngày đẹp trời đồng hồ của nhân viên chạy nhanh bất thường, hoặc hôm đó sáng dậy quên rửa mặt. Thay vì phải chờ đủ 4 phút nhưng do nhầm lẫn mà 3 phút 30 giây đã bấm nút cho khuôn ra rồi.

    Nếu chủ công ty muốn dựa vào lý do này để nói rằng "nhân viên thiếu trung thực" thì có ổn không ? Trong trường hợp này thì hiện tượng là giống nhau (3,5 phút thay vì 4 phút) nhưng nguyên nhân khác nhau (nhân viên gian dối <=> nhân viên nhầm lẫn), chủ DN có thể muốn hiểu theo cách nào cũng được hay không ?


     Anh Điều à!

     Anh chưa qua công nhân ép đế giày Nike nên anh chưa hiểu "cướp giờ" như thế nào rồi. Quy trình để cướp giờ như sau:

     Đầu tiên là bấm khuôn lên, sau đó khuôn ép lại, rồi chờ cho khuôn rớt xuống, lên hai 2, 3 lần tùy vào mặt hàng ( khuôn rớt lên xuống là nhằm mục đích đế giày không bị phồng, nếu không là như vậy đế giày sẽ bị => Loại C không xuất khẩu được.) Quy trình tiếp theo  là khi cướp giờ là, lúc khuôn lên lần thứ 3 vừa đứng lại ta dùng xà beng nậy khuôn chọt xuống cò thời gian, tay còn lại bấn nút đỏ trên cùng.

     Như vậy ta đã chủ động được thời gian, không còn mặt định nữa, nếu như lúc nào mặt định là 4 phút, nhưng ta muốn làm nhanh, 2 phút ta bấm xuống rồi, và lấy đế ra tiếp tục quy trình tiếp theo. Nhưng chú ý là phải khoản 3 phút mới bấm nút xanh xuống, nếu sớm quá (2 phút) thì đế giày sẽ sống => hàng C

     Nói chung là quy trình cướp giờ phải cẩn thận, nếu chủ quản thấy thì sẽ kỷ luật, có khi sa thải. Nếu như trong hợp đồng có điều khoản này mà hai bên đã giao kết, thì người lao động vi pham rồi. NSDLĐ có thể chấm dứt hợp đồng. Nhưng trong thực tế thì các công ty thường dùng hình thức kỷ luật, khiển trách hoặc phạt tiền...

     Ở trên chỉ là những phân tích trong thực tế về sự thiếu trung thực, gian dối trong sản xuất của NLĐ.

    Tuy nhiên trong  tình huống trên ta cần tìm hiểu "sự trung thực" của chủ topic nêu là gì?
     Chủ topic có thể nói ra sự trung thực mà bạn nói ở đây là gì không, trong tình huống bạn nêu ? Để chúng tôi cùng anh Điều giải đáp cho bạn.

     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #92365   02/04/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Chào Khắc Duy, ngoài ra tôi còn có ý kiến khác về việc đây có phải là hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hay không.

    Theo tôi hiểu thì việc ghi "Hợp đồng Lao Động sẽ chấm dứt nếu phát hiện người lao động thiếu trung thực trong công việc" là hai bên đang thỏa thuận về việc "điều kiện để chấm dứt hợp đồng" chứ không phải là "thỏa thuận chấm dứt hợp đồng"
     
    Báo quản trị |  
  • #92408   02/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Vâng em cũng nhận định đây là một trong những điều kiện để chấm dứt hợp đồng lao động do hai bên thỏa thuận!
     Thân ái!
     Chúc anh vui vẻ!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #92436   02/04/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    khacduy25 viết:
     Vâng em cũng nhận định #ff0000;">đây là một trong những điều kiện để chấm dứt hợp đồng lao động do hai bên thỏa thuận!
     Thân ái!
     Chúc anh vui vẻ!


    Chào bạn !
    Đây không phải là một trong các điều kiện để chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp. Chỉ có các điều kiện quy định tại điều 36 BLLĐ mới được coi là điều kiện hợp pháp để chấm dứt HĐLĐ mà thôi.

    Điều khoản mà các bên thỏa thuận tại ví dụ ở đề bài không thuộc các trường hợp tại điều 36 BLLĐ nên nó là trái pháp luật lao động.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #92464   02/04/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    boyluat viết:
    . #ff0000;">Chỉ có các điều kiện quy định tại điều 36 BLLĐ mới được coi là điều kiện hợp pháp để chấm dứt HĐLĐ mà thôi.

    .


    Lâu ngày mới thấy anh Boy nhà mình xuất hiện! hì hì.

    Nhưng vụ này có vẻ không ổn rồi, cậu để quên Điều 37 và Điều 38 rồi. hi hi
     
    Báo quản trị |  
  • #92477   03/04/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Sr mọi người vì nói không kỹ. Ý của mình trong trường hợp này là hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt, chứ không phải trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu là đơn phương chấm dứt thì cần gì phải thỏa thuận giữa các bên.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |