Vướng mắc về hoạt động của Hội đồng quản trị

Chủ đề   RSS   
  • #29733 29/07/2008

    ducbks

    Mầm

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2007
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 880
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vướng mắc về hoạt động của Hội đồng quản trị

    Tôi là thành viên Hội đồng quản trị tại công ty cổ phần có vốn chi phối của Nhà nước (làm việc kiêm nhiệm). Số lượng thành viên HĐQT là 5 người, nhiệm kỳ HĐQT 2006-2009. Nay do điều kiện gia đình, tôi làm đơn xin rút khỏi HĐQT và đã được HĐQT nhất trí đưa vào chương trình báo cáo đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2008 dự kiến tổ chức trong th 6/2008.
    Điều lệ công ty quy định số lượng thành viên HĐQT là từ 3 đến 5 người. Vì thế HĐQT dự kiến bổ sung vào chương trình Đại hội thường niên năm 2008 các nội dung sau:
    1/ Thay đổi số lượng thành viên HĐQT từ 5 người xuống còn 3 người.
    2/ Tiến hành bầu lại thành viên HĐQT trong số 4 người còn lại để chọn 3 người.
    Hỏi: Việc thay đổi số lượng thành viên HĐQT khi chưa hết nhiệm kỳ Luật DN 2005 có cho phép hay không.
    Cập nhật bởi navelvu ngày 25/02/2010 03:19:17 PM Cập nhật bởi navelvu ngày 25/02/2010 03:17:37 PM
     
    23520 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #31009   26/02/2009

    hoalaw
    hoalaw

    Sơ sinh

    Hà Giang, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thành viên Hội đồng quản trị

    Hỏi việc là thành viên hội đồng quản trị cua 2 công ty cổ phần tư vấn thiết kế có hợp pháp không? (2 công ty mang tính chất cạnh tranh trực tiếp)
     
    Báo quản trị |  
  • #31010   20/02/2009

    Lg_NguyenTienDung
    Lg_NguyenTienDung

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (91)
    Số điểm: 482
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào bạn!
    Pháp luật hiện không cấm việc một cá nhân có thể là thành viên hội đồng quản trị của 02 hay nhiều công ty cổ phần.
    Thân mến.

     
    Báo quản trị |  
  • #31011   21/02/2009

    hoalaw
    hoalaw

    Sơ sinh

    Hà Giang, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn luật sư!
    Tôi muốn hỏi thêm:Là 2 công ty có tính chất cạnh tranh, nếu 1 người là thành viên thì sẽ không tránh khỏi tiêu cực. Để đảm bảo các bí mật về kinh doanh thì doanh nghiệp thựchiện theo cách nào
     
    Báo quản trị |  
  • #31012   21/02/2009

    luattructuyen
    luattructuyen

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Điều này pháp luật chưa có quy định bạn ah
     
    Báo quản trị |  
  • #31013   21/02/2009

    luattructuyen
    luattructuyen

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Pháp luật chỉ quy định giám đốc của công ty cổ phần này không đồng thời là giám đốc của công ty cổ phần khác, chứ chưa có quy định về việc thành viên hội đồng quản trị này có tham gia hội đồng quản trị ở một công ty khác hay không.
    Thân mến

     
    Báo quản trị |  
  • #31014   26/02/2009

    thang_43
    thang_43

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:26/12/2008
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ngay từ đầu trong điều lệ của Công ty phải quy định rõ tiêu chuẩn thành viên hội đồng quản trị . Nếu pháp luật không quy định thì điều lệ có thể quy định vì đây là vấn đề nội bộ của công ty . Một số Công ty có điều lệ quy định rõ thành viên HĐQT của Công ty không thể là thành viên HĐQT của công ty khác có hoạt động cùng ngành nghề .
     
    Báo quản trị |  
  • #31226   24/03/2009

    kienlawyer
    kienlawyer
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 4455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 71 lần


    HỎI VỀ TRANH CHẤP NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP

    Chào các Luật Sư đáng kính!
    Em đang có một vụ việc rất mong anh chị trả lời sớm:
    Một công ty Cổ phần có 5 cổ đông, khi mới thành lập, các cổ đông bầu một người là chủ tịch Hội đồng quản trị đồng thời là đại diện theo pháp luật, người này chỉ chiếm 20% tổng số vốn điều lệ (các cổ đông sáng lập mua 100% vốn), trong quá trình điều hành, người này chọn thuê giám đốc, kế toán...và đến nay cty hoạt động được gần 2 năm, tình hình kinh doanh thua lỗ nặng, không có khả năng thanh tán các khoản nợ và nỗi này là do lỗi của ông chủ tịch trong quản lý điều hành, ông chủ tịch đã trốn tránh trách nhiệm, giao lại đkkd cho một cổ đông khác. Các cổ đông công ty muốn vực lại công ty, muốn thay đổi người đại diện theo pháp luật, bãi miễn chủ tịch, giám đốc...thông qua cuộc họp HĐQT/ĐHCĐ. nhưng chắc chắn ông chủ tịch-người đại diện theo pháp luật không chịu ký vào các giấy tờ của công ty, đồng thời không chịu giao dấu pháp nhân.
    Hỏi:
    - Công ty cần tiến hành thủ tục họp HĐQT hay ĐHĐCĐ?
    - Công ty cần làm gì để Phòng đkkd thụ lý hồ sơ vì người đại diện theo pháp luật không ký vào hồ sơ thay đổi đkkd, không có con dấu pháp nhân?
    - Trường hợp này công ty nên giải quyết theo cách nào?


    Rất mong nhận được câu trả lời sớm của các luật sư.

    Trân thành cảm ơn!


    Trân Trọng.

    Luật sư Đặng gia Kiên

    Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

    Mobile: 0986 99 8668

    Email: kien.danggia@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #31227   24/03/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần



    Câu hỏi của bạn xem qua thì vô cùng đơn giản, những ai đã học luật thì đều có thể mở Luật Doanh nghiệp 2005 (Điều 112) và đọc:  

    Điều 112. Cuộc họp Hội đồng quản trị

    1. Trường hợp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch thì cuộc họp đầu tiên của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị để bầu Chủ tịch và ra các quyết định khác thuộc thẩm quyền phải được tiến hành trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc bầu cử Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đó. Cuộc họp này do thành viên có số phiếu bầu cao nhất triệu tập. Trường hợp có nhiều hơn một thành viên có số phiếu bầu cao nhất và ngang nhau thì các thành viên đã bầu theo nguyên tắc đa số một người trong số họ triệu tập họp Hội đồng quản trị.

    2. Hội đồng quản trị có thể họp định kỳ hoặc bất thường. Hội đồng quản trị có thể họp tại trụ sở chính của công ty hoặc ở nơi khác.

    3. Cuộc họp định kỳ của Hội đồng quản trị do Chủ tịch triệu tập bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết, nhưng mỗi quý phải họp ít nhất một lần.

    4. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Hội đồng quản trị khi có một trong các trường hợp sau đây:

    a) Có đề nghị của Ban kiểm soát;

    b) Có đề nghị của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc ít nhất năm người quản lý khác;

    c) Có đề nghị của ít nhất hai thành viên Hội đồng quản trị;

    d) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

    Đề nghị phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ mục đích, vấn đề cần thảo luận và quyết định thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

    5. Chủ tịch phải triệu tập họp Hội đồng quản trị trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị quy định tại khoản 4 Điều này. Trường hợp Chủ tịch không triệu tập họp Hội đồng quản trị theo đề nghị thì Chủ tịch phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra đối với công ty; người đề nghị có quyền thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Hội đồng quản trị.

    6. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người triệu tập họp Hội đồng quản trị phải gửi thông báo mời họp chậm nhất năm ngày làm việc trước ngày họp nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Thông báo mời họp phải xác định cụ thể thời gian và địa điểm họp, chương trình, các vấn đề thảo luận và quyết định. Kèm theo thông báo mời họp phải có tài liệu sử dụng tại cuộc họp và phiếu biểu quyết của thành viên.

    Thông báo mời họp được gửi bằng bưu điện, fax, thư điện tử hoặc phương tiện khác, nhưng phải bảo đảm đến được địa chỉ của từng thành viên Hội đồng quản trị được đăng ký tại công ty.

    7. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người triệu tập phải gửi thông báo mời họp và các tài liệu kèm theo đến các thành viên Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc như đối với thành viên Hội đồng quản trị.

    Thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không phải là thành viên Hội đồng quản trị, có quyền dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị; có quyền thảo luận nhưng không được biểu quyết.

    8. Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự họp.

    Thành viên không trực tiếp dự họp có quyền biểu quyết thông qua bỏ phiếu bằng văn bản. Phiếu biểu quyết phải đựng trong phong bì kín và phải được chuyển đến Chủ tịch Hội đồng quản trị chậm nhất một giờ trước giờ khai mạc. Phiếu biểu quyết chỉ được mở trước sự chứng kiến của tất cả những người dự họp.

    Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp chấp thuận; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

    9. Thành viên phải tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng quản trị. Thành viên được uỷ quyền cho người khác dự họp nếu được đa số thành viên Hội đồng quản trị chấp thuận.

    Thế nhưng, trong thực tế cuộc sống, thực tế hoạt động DN thì hoàn toàn không đơn giản như vậy. Ngay ở LawSoft này cũng có nhiều chủ đề tương tự về vấn đề này:

    Xử lí vụ tranh chấp tại Cty Bông Bạch Tuyết: Ông chủ tịch TP Hồ Chí Minh có vi phạm pháp luật?

     
    Báo quản trị |  
  • #31342   11/04/2009

    hoaianhphan
    hoaianhphan

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:16/02/2009
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Loại hình Trường Trung cấp nghề do 1 Cty cổ phần thành lập có cần thiết phải có hội đồng quản trị nhà trường không ?

    #ccc" align="center">

    Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu!

    Các bài viết không dấu sẽ bị xem là bài viết vi phạm!
    Bài viết vi phạm sẽ bị xóa!

    Công ty của tôi là Công ty cổ phần, hoạt động kinh doanh đa ngành, trong đó lĩnh vực kinh doanh chính là giấy. Vừa qua Công ty đã được UBND Tỉnh Đồng Nai cho phép thành lập trường Trung cấp nghề ( loại hình tư thục ) để đào tạo cán bộ kỹ thuật trình độ trung cấp, CNKT phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty và cung cấp cho thị trường lao động trong khu vực. Khi xây dựng Điều lệ nhà trường, vì là chỉ do 01 pháp nhân ( là Công ty của tôi ) làm chủ đầu tư nên chúng tôi không quy định nhà trường phải có Hội đồng quản trị. Trong Điều lệ mẫu do Bộ LĐTB&XH ban hành theo quyết định số 52/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 5/5/2008, tôi thấy tình huống như Công ty của tôi chưa được khẳng định rõ ràng  ( bắt buộc phải có hay không cần thiết có HĐQT ). Sở LĐTBXH địa phương hiện yêu cầu trường của Công ty chúng tôi phải có HĐQT nhà trường. Vậy xin hỏi trong trường hợp này Trường của chúng tôi có cần thiết phải có HĐQT hay không ?
    Xin chân thành cảm ơn ./.

     
    Báo quản trị |  
  • #31343   11/04/2009

    quoc007
    quoc007
    Top 500
    Male
    Chồi

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2008
    Tổng số bài viết (247)
    Số điểm: 1262
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Trao đổi thêm.

    Theo điều lệ mẫu tại quyết định số 52/2008/QĐ-BLĐTBXH, tại chương 3, điều 8, khoản 1 thì việc tổ chức cơ cấu tổ chức của trường như sau:
    "Hội đồng trường đối với trường trung cấp nghề công lập, Hội đồng quản trị đối với trường trung cấp nghề tư thục có từ hai thành viên góp vốn trở lên."
    trường bạn do 1 thành viên góp vốn là Cty CP của bạn đầu tư thành lập, thì chiếu theo mẫu điều lệ quy định bạn không cần thành lập HDQT.
    Thân chào !
     
    Báo quản trị |  
  • #31426   30/10/2009

    tbinh1012
    tbinh1012

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giải quyết tranh chấp nội bộ công ty cổ phần

    Xin được hỏi vấn đề sau:

    Tháng 08/2008, tôi cùng 3 người nữa thành lập công ty cổ phần với vốn điều lệ đăng ký là 1.000.000.000VNĐ (một tỷ) và tỷ lệ đăng ký trên giấy phép kinh doanh cụ thể như sau:

    Ông A  : 35% (350.000.000)                - Giữ chức Chủ tịch HĐQT

    Ông B  : 30 % (300.000.000)               - Giữ chức Giám đốc, đại diện pháp luật

    Ông C  : 10% (100.000.000)                - Thành viên

    Tôi       : 25 % (250.000.000)               - Thành viên.

    Cả 4 người đều là cổ đông sáng lập

    Nhưng trên thực tế, chúng tôi chỉ góp vốn được 180.000.000VNĐ, trong đó:

     Ông A  : 70.000.000               

    Ông B  : 60.000.000   

    Ông C  : 20.000.000               

    Tôi       : 30.000.000   

    Trong quá trình hoạt động đã xảy ra mâu thuẩn giữa giám đốc với chủ tịch HĐQT, qua cuộc họp đại hội đồng cổ đông, tình hình chia thành 2 phe: Phe chủ tịch HĐQT (phe A) gồm : CT HĐQT và ông C; Phe Giám đốc (phe B) gồm : Giám đốc và tôi.

    1./  Phe A : đòi giải thể công ty, không tiếp tục hợp tác để Cty hoạt động nữa

    2./  Phe B : đề nghị đổi tên công ty, bổ sung ngành nghề để đưa công ty phát triển (do trước đây tên cty lấy tên cá nhân của CTHĐQT).

    Hiện cả 2 bên đều không thể thống nhất quan điểm dẫn đến tình hình hoạt động cty ngưng trệ, chúng tôi muốn giải quyết dứt điểm vấn đề để kinh doanh thuận lợi.

    Vậy cho hỏi :

    - Với tỷ lệ vốn góp như trên, tôi và giám đốc (phe B) có thể thay đổi nội dung giấy phép kinh doanh như ý muốn để cty  tiếp tục hoạt động được không ?

    - Có thể bầu Giám đốc kiêm chức chủ tịch HĐQT thay thế ông A được không?

    - Nếu ông A chỉ muốn giải thể Cty, không nhượng lại cổ phần cho người khác thì phe A có giải thể Cty được khô?

    Thành thật cám ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #31427   03/06/2009

    LS_NguyenThanhDam
    LS_NguyenThanhDam

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 622
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Vốn điều lệ là số vốn do các cổ đông góp và được ghi vào Điều lệ công ty. Các cổ đông khi góp vốn phải lập thành văn bản. Trường hợp, các bên góp chưa đủ theo tỉ lệ thì phải cam kết góp trong một thời hạn nhất định.

    Những vấn đề bạn hỏi như thay đổi nội dung giấy phép kinh doanh, bầu chủ tịch Hội đồng quản trị, giải thể công ty thì thẩm quyền thuộc Đại hội đồng cổ đông công ty, vì vậy các bên không thể đơn phương quyết định được những vấn đề này. Các bên nên ngồi lại và thống nhất vấn đề trên tình thần lợi ích chung. Trường hợp các bên không thống nhất được thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết.  

    Trân trọng chào bạn.

    Luật sư Nguyễn Thanh Đạm

    Điện thoại : 0989 350 262

    Địa chỉ liên lạc: 235 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP. Hồ Chí Minh. 

     

    Luật sư Nguyễn Thanh Đạm

    Địa chỉ: 235 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.

    Điện thoại : 0989 350 262

     
    Báo quản trị |  
  • #31428   29/10/2009

    daoh
    daoh

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2008
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 221
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 7 lần


    Vụ này có gì đâu? Cứ tiếp tục hoạt động đi, đại diện theo pháp luật là "người nhà" mà, chưa cần đổi tên công ty.
    Nếu bên kia hợp tác thì tiếp tục cùng làm cùng hưởng, còn không thì có thể triệu tập họp đại hội mà bầu lại chủ tịch. Khi nắm giữ vốn nhiều và giữ các chức danh quan trọng thì lo gì các cổ đông khác.
     
    Báo quản trị |  
  • #32097   23/08/2009

    lieuthao
    lieuthao

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thành viên HĐQT trong Công ty cổ phần là cá nhân hay là tổ chức ?

    Kính gửi các luật sư tư vấn!

    Tôi có một vấn đề cần được tư vấn gấp để tôi thực hiện tốt công việc của mình :
      Cụ thể : Trường hợp công ty A góp vốn vào Cty Cổ phần B với mức góp là 30% và Cty A cũng có phần vốn góp khá lớn vào Ngân hàng X và hiện nay người đại diện trong Cty A đang là chủ tịch HĐQT của Ngân hàng X. Vậy khi Cty CP B vay vốn tại Ngân hàng X thì có bị giới hạn bởi điều khoản 77 và 78 của Luật các Tổ chức tín dụng hay không? 
    * Vậy đối với trường hợp này thì thành viên HĐQT trong Công ty cổ phần là cá nhân hay là tổ chức ?
    (Nếu xác nhận là thành viên HĐQT là cá nhân thì trường hợp vay vốn trên không bị vướng các điều khoản trong Luật của tổ chức tín dụng).

    vui lòng hồi đáp gấp giúp tôi, để tôi có cơ sở thực hiện (Vui lòng diễn giải rõ để tôi có cơ sở trình cấp trên giải quyết). Xin cảm ơn.

    Trân trọng

     

     
    Báo quản trị |  
  • #32098   23/08/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Bạn tham khảo quy định tại Luật doanh nghiệp 2005

    Điều 110. Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị

    1. Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

    a) Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;

    b) Là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

    2. Đối với công ty con là công ty mà Nhà nước sở hữu số cổ phần trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.


     
    Báo quản trị |  
  • #32099   23/08/2009

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Thành viên hội đồng quản trị là cá nhân.

    Theo quy định của Pháp luật thì thành viên hội đồng quản trị là cá nhân. Nhưng cần phân biệt cá nhân có phần vốn góp (thuộc sở hữu của cá nhân) và tổ chức có phần vốn góp (do cá nhân làm đại diện).
    Như trường hợp bạn nêu là cá nhân đại diện cho tổ chức (có phần vốn góp - Công ty A ) chứ không phải cá nhân

     
    Báo quản trị |  
  • #32616   22/01/2010

    phuongnhithui
    phuongnhithui

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2009
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị như thế nào?

    Xin các bạn vui lòng tư vấn giúp: Chúng tôi là Công ty CP có Hội đồng quản trị (05 người). Hiện nay, có 01 thành viên Hội đồng quản trị vì lý do chuyển công tác đã có đơn xin rút khỏi thành viên Hội đồng quản trị. Vậy xin hỏi, theo quy định của Luật DN, thành viên trên sẽ bị miễn nhiệm. Nhưng thủ tục miễn nhiệm như thế nào? Hội đồng quản trị được phép ra quyết định miễn nhiệm không hay phải chờ đến Đại hội cổ đông mới quyết định việc miễn nhiệm và bầu người thay thế?
    Công ty chúng tôi đã niêm yết cổ phiếu trên HNX, vậy thủ tục như thế nào để thành viên trên không bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần (do là thành viên Hội đồng quản trị Công ty)
    Trân trọng cảm ơn và rất mong sớm nhận được ý kiến phản hồi của Quý vị.

     
    Báo quản trị |  
  • #32617   22/01/2010

    lengalawyer
    lengalawyer
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (231)
    Số điểm: 1454
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 34 lần


    Vấn đề bạn quan tâm, xin được tư vấn như sau:


    1. Về việc bãi nhiệm thành viên HĐQT

    Theo quy định tại Điều 96 Luật Doanh nghiệp thì việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

    Tuy nhiên, điều 115 Luật Doanh nghiệp cũng cho phép “Trường hợp số thành viên Hội đồng quản trị bị giảm quá một phần ba so với số quy định tại Điều lệ công ty thì Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày số thành viên bị giảm quá một phần ba để bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị.

    Trong các trường hợp khác, tại cuộc họp gần nhất, Đại hội đồng cổ đông bầu thành viên mới thay thế thành viên Hội đồng quản trị đã bị miễn nhiệm, bãi nhiệm” (Khoản 3)

    Như vậy, nếu Điều lệ công ty quy định Hội đồng quản trị gồm năm thành viên thì Hội đồng quản trị không phải triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường để bầu thành viên Hội đồng quản trị bổ sung. Giả sử Điều lệ công ty quy định Hội đồng quản trị gồm bảy thành viên (từ chức làm cho số thành viên Hội đồng quản trị giảm quá 1/3 so với quy định tại Điều lệ) thì Hội đồng quản trị phải triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường để bầu thành viên Hội đồng quản trị bổ sung.

    Luật doanh nghiệp không quy định cụ thể thủ tục bãi nhiệm trong trường hợp không phải triệu tập Đại hội đồng cổ đông. Tuy nhiên, theo tôi, nếu thành viên xin từ chức đã thực hiện đầy đủ các quy định tại Điều lệ và Bộ luật lao động (nếu có) thì có thể nghỉ. Việc quyết định bãi nhiệm sẽ được Đại hội đồng cổ đông chính thức quyết định tại kỳ họp gần nhất.


    2. Về việc hạn chế quyền chuyển nhượng cổ phần

    Nếu thành viên Hội đồng quản trị thuộc đối tượng bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần khi đang đảm nhiệm vị trí này hoặc sau đó một thời gian khi thôi đảm nhiệm theo quy định của pháp luật đối với công ty HNX hoặc quy định của Điều lệ công ty thì thành viên đó bắt buộc phải tuân theo quy định này.


    Nếu cần tư vấn rõ hơn, vui lòng liên hệ với Luật sư.
    Trân trọng.

    Cập nhật bởi lengalawyer vào lúc 22/01/2010 22:35:49

    Luật sư LÊ NGA

    Mobile: 0915.939.333

    Email: lengalawyer@gmail.com

    ---------

    TƯ VẤN DOANH NGHIỆP 

    TƯ VẤN ĐẦU TƯ 

    TƯ VẤN/GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 

    TƯ VẤN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ KHÁC 

    ĐẠI DIỆN/TRANH TỤNG TẠI CÁC CƠ QUAN TỐ TỤNG

     
    Báo quản trị |