Vốn cổ phần có phải toàn bộ vốn điều lệ tại công ty cổ phần

Chủ đề   RSS   
  • #78980 14/01/2011

    maintp

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/01/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 220
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vốn cổ phần có phải toàn bộ vốn điều lệ tại công ty cổ phần

    Khi tính tỷ lệ sở hữu người ta hay nói "Ông A đang nắm giữ x% vốn cổ phần của công ty B". Xin hỏi vốn cổ phần ở đây được tính như thế nào? Vốn cổ phần có phải là vốn điều lệ trong công ty cổ phần hay không? Nếu không phải xin phân biệt giúp tôi 2 khái niệm trên.

    Trường hợp công ty có vốn điều lệ là 50 tỷ, trong đó cổ đông đã góp là 40 tỷ, 10 tỷ cam kết góp thì vốn cổ phần được tính là bao nhiêu? Nếu công ty mua lại cổ phiếu quỹ trị giá 5 tỷ thì vốn cổ phần là bao nhiêu?

     
    37234 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #80889   25/01/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Khái niệm vốn cổ phần như người hỏi nêu không tìm thấy một khái niệm chính xác, nhưng dựa vào điểm a, khoản 1 điều 77 Luật doanh nghiệp có thể hiểu vốn cổ phần chính là vốn điều lệ của công ty cổ phần; 

    Điều 77. Công ty cổ phần

    1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

    a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

    b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;

    c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

    d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.

    2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    3. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

    Trường hợp công ty có vốn điều lệ 50 tỷ nhưng chưa được cổ đông góp đủ hay công ty mua lại cổ phiếu quỹ thì vốn cổ phần vẫn được tính là 50 tỷ.

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #80954   26/01/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Gửi bạn,

    Hiya xin chia sẻ như sau:

    Vốn cổ phần đâu là cách gọi "chuẩn" luật vì không có một văn bản pháp luật nào quy định hay sử dụng cụm từ này cả. Theo mình cách gọi này để nhận biết được phần vốn này được góp vào CTCP. Vốn cổ phần này theo mình không thể xem là vốn điều lệ. Bởi lẽ,

    Thứ nhất, tại thời điểm ĐKDN thì 1CP=a đồng, nhưng sau quá trình hoạt động, thương hiệu và uy tín công ty tăng lên lúc này 1CP= a+b đồng (CTCP có thể điều chỉnh tăng vốn điều lệ hoặc không). Do đó, cách gọi ông A có x% vốn cổ phần tức là ông A chiếm x% trong tổng số vốn điều lệ ban đầu + phần giá trị tăng thêm sau thời gian hoạt động.

    Thứ hai, trước đây LDN và các văn bản pháp hướng dẫn có quy định chung Vốn điều lệ là vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty - K6Đ4LDN.

    Như vậy, luật không yêu cầu vốn điều lệ của công ty phải là tiền hiện đã góp vốn thành lập công ty mà được góp nhiều đợt. Đối với CTCP, luật chỉ buộc CĐ sáng lập phải mua ít nhất 20% tổng số CP được quyền chào bán.

    Theo quy định này thì CĐSL chỉ cần có số vốn nhỏ (20% vốn điều lệ) nhưng công ty vẫn có đủ tiền để hoạt động, do đó, vốn điều lệ lúc này được hiểu là đã bao gồm cả giá trị của số CP được quyền chào bán.

    LDN và NĐ 139 được thay thế bởi NĐ102 đã khẳng định cách hiểu này, luật cho phép trong trường hợp các CĐSL không đăng ký mua hết số CP được quyền chào bán thì số CP còn lại phát hành ra thị trường bên ngoài trong thời hạn 03 năm, nếu không bán hết thì phải điều chỉnh giảm vốn (điều 15 NĐ 139, điểm c K5 điều 23 NĐ 102).

    Do đó, vốn điều lệ trong trường hợp trên sẽ là 50 tỷ. Nhưng đến NĐ 43/2010/NĐ-CP thì Vốn điều lệ CTCP bị hạn chế là không bao gồm giá trị của số CP được quyền chào bán (cụm từ góp/cam kết góp bị xóa bỏ). Quy định này dẫn tới một huệ lụy rằng Vốn điều lệ CTCP phải là "tiền tươi" đang có tại công ty và trên thực tế có cán bộ Sở/Phòng ĐKKD đã hiểu như NĐ43.

    Vì thế, trường hợp Cty có Vốn điều lệ là 50 tỷ, trong đó CĐ đã góp 40 tỷ, còn lại 10 tỷ cam kết góp thì Cán bộ hiểu theo NĐ 43 yêu cầu Cty điều chỉnh giảm vốn điều lệ còn 40 tỷ mới chấp nhận cấp GPĐKDN đấy bạn.

    Trường hợp CTCP mua lại CP quỹ trị giá 5 tỷ thì vốn cố phần là bao nhiêu? Mình không biết phần này, mong các bạn góp ý kiến.

    Thân ái,
    D.T.L
    P/s: Happy lunar new years mọi người.

    Cập nhật bởi hiyatuongda ngày 26/01/2011 11:39:21 AM sửa lỗi

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hiyatuongda vì bài viết hữu ích
    admin (26/01/2011) Tada12 (16/09/2020)
  • #80967   26/01/2011

    kienlawyer
    kienlawyer
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 4455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 71 lần


    Đồng ý với ý kiến của Hyatuongda!

    Các bạn chú ý phân biệt Vốn điều lệ của doanh nghiệp và phần Cổ phần có quyền phát hành. Thực tế trong một thời gian dài kể từ khi Luật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực đến trước khi Nghị định 102/2010/NĐ-CP có hiệu lực, cả cơ quan đkkd và hầu hết các đơn vị, cá nhân tư vấn Luật đã hiểu và áp dụng sai quy định pháp luật.

    Luật doanh nghiệp đã có khái niệm rõ về "Vốn điều lệ" (Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.) và có quy định về việc CĐ sáng lập phải mua ít nhất 20% tổng số CP được quyền chào bán.

    Tuy nhiên từ các quy định khác của pháp luật về việc góp vốn và thời gian góp vốn tối đa (90 ngày), các bạn hiểu rằng tổng số CP được quyền chào bán ở đây không đồng nghĩa với Tổng số vốn điều lệ. Tuy nhiên hầu hết khi đkkd, cơ quan nhà nước lấy:

     Số vốn điều lệ công ty = số vốn các cổ đông sáng lập góp/cam kết góp(*) + số cổ phần chào bán.
    (*) ở đây lẽ ra mới chính là vốn điều lệ theo quy định của Luật doanh nghiệp.

    Tuy nhiên để mọi người hiểu và áp dụng đúng Luật hơn, Chính phủ đã ban hành Nghị định #5c7996;">102/2010/NĐ-CP
    quy định rõ lại về điều này, các bạn có thể tham khảo điều 6 Nghị định này như sau:

    ".......4. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã phát hành. Số cổ phần đã phát hành là số cổ phần mà các cổ đông đã thanh toán đủ cho công ty. Tại thời điểm đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá các cổ phần do các cổ đông sáng lập và các cổ đông phổ thông khác đã đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty; số cổ phần này phải được thanh toán đủ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    5. Số cổ phần được quyền phát hành của công ty cổ phần là số cổ phần mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ phát hành để huy động thêm vốn. Số cổ phần được quyền phát hành của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký kinh doanh là tổng số cổ phần do cổ đông sáng lập và các cổ đông phổ thông khác đã đăng ký mua tại thời điểm đăng ký kinh doanh và số cổ phần sẽ phát hành thêm trong thời hạn 03 năm, kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được ghi tại Điều lệ công ty."

    Trân Trọng.

    Luật sư Đặng gia Kiên

    Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

    Mobile: 0986 99 8668

    Email: kien.danggia@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kienlawyer vì bài viết hữu ích
    chung.nq (01/03/2011)
  • #81004   26/01/2011

    hieppoe
    hieppoe

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2009
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 255
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 14 lần


    Vốn cổ phần (capital stock) là cách gọi để chỉ phần vốn góp bằng cổ phần tại công ty cổ phần. Vốn cổ phần có ý nghĩa phân biệt với vốn góp trong công ty TNHH. Khái niệm vốn cổ phần và vốn điều lệ là khác nhau. Vốn cổ phần dùng để chỉ phần vốn đã thực góp bằng việc mua/nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần. Vốn điều lệ là phần vốn do cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty (Khoản 6 Điều 4 Luật Doanh nghiệp).

    Khoản 4 Điều 6 Nghị định 102 quy định: Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá số cổ phần đã phát hành. Số cổ phần đã phát hành là số cổ phần đã cổ đông đã thanh toán đủ cho công ty. Tại thời điểm đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá các cổ phần do các cổ đông sáng lập và các cổ đông phổ thông khác đăng ký mua và được ghi vào điều lệ công ty, số cổ phần này phải được thanh toán đủ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.


    Về mặt thực tế, Vốn cổ phần có thể bằng hoặc không bằng vốn điều lệ. Cụ thể:

    Vốn cổ phần bằng vốn điều lệ khi các cổ đông đã thanh toán đủ số cổ phần tương ứng với số vốn điều lệ của công ty cổ phần. Ví dụ: Công ty cổ phần X có vốn điều lệ 10 triệu và phát hành 1000 cổ phần. Có 3 cổ đông sở hữu số cổ phần đã góp tương ứng: A sở hữu 50%; B sở hữu 30% và C sở hữu 20%. Vì vốn điều lệ đã được góp đủ, do vậy mọi quyền và nghĩa vụ sẽ đều tương ứng với tỷ lệ sở hữu. Lúc này, ta có thể nói: A sở hữu 50% vốn điều lệ của công ty cổ phần X hoặc A sở hữu 50% vốn cổ phần của công ty cổ phần X đều được.

    Vốn cổ phần không bằng vốn điều lệ khi các cổ đông chưa thanh toán đủ số cổ phần tương ứng với số vốn điều lệ của công ty cổ phần. Ví dụ: Tương tự ví dụ trên nhưng sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp, lúc này A mới chỉ thanh toán được 40% số cổ phần trong số 50% số cổ phần đã đăng ký mua, và không có người khác mua cũng như các cổ đông B; C cũng không  mua. Lúc này, về mặt nguyên tắc, áp dụng theo quy định của Luật Doanh nghiệp cũng như nghị định102/2010/NĐ-CP thì số cổ phần tương ứng 10% vốn điều lệ được chuyển thành số cổ phần được quyền chào bán. Và A chỉ được quyền biểu quyết, nhận cổ tức,… tương ứng với số cổ phần 40% đã thanh toán (Điểm b Khoản 5 Điều 23 Nghị định102/2010/NĐ-CP). Lúc này, nói về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của A sẽ là 40%, nhưng về tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần của A sẽ là: 44,44%.

    Tương tự, Công ty cổ phần có đăng ký vốn điều lệ 50 tỷ đồng, nhưng chỉ góp 40 tỷ đồng hoặc Công ty mua lại 10 tỷ đồng cổ phiếu quỹ thì tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần của các cổ đông công ty sẽ thay đổi theo.

    Trên đây là một số ý kiến của Hiệp, gửi các bạn tham khảo.

    Cập nhật bởi hieppoe ngày 26/01/2011 02:13:30 PM

    Luật sư Nguyễn Hiệp

    Phone: 0904 727 115 - 092 8989 798

    Email: hiepnguyen@luatviban.com

    http://www.luatviban.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hieppoe vì bài viết hữu ích
    hienlkd (27/01/2011) Tada12 (16/09/2020)
  • #81038   26/01/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Đã có những 3 người có ý kiến khác với tôi, ý kiến của tôi vẫn không thay đổi:
    Tôi vẫn cho rằng vốn điều lệ và vốn cổ phần là một, vì:

    - Theo NĐ 102 quy định 

    4. Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã phát hành. Số cổ phần đã phát hành là số cổ phần mà các cổ đông đã thanh toán đủ cho công ty. Tại thời điểm đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá các cổ phần do các cổ đông sáng lập và các cổ đông phổ thông khác đã đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty; #ff0000;">số cổ phần này phải được thanh toán đủ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
     
    Như vậy số cổ phần mà chưa được thanh toán (mới ở dạng đăng ký góp vốn) ở thời điểm đăng ký doanh nghiệp và được ghi là vốn điều lệ thì bắt buộc phải được thanh toán;

    Nếu người đăng ký mua không mua được, thì số cổ phần này sẽ được phân bổ cho những cổ đông khác...

    Trường hợp trong 3 năm không bán hết thì phải điều chỉnh giảm vốn như bạn Hiya nói thì chẳng phải vốn điều lệ được điều chỉnh theo số lượng cổ phần thực góp sao; có nghĩa là khi đó vốn điều lệ và số cổ phần thực sự bằng nhau. Do đó khi tính tỷ lệ % góp vốn của các cổ đông phải được tính trên số vốn điều lệ tại thời điểm hiện tại của công ty, chứ sao có thể tính theo số vốn thực góp, số vốn thực góp thay đổi từng thời điểm...

    Mong các bạn cho thêm ý kiến để hiểu vấn đề hơn 

    Cập nhật bởi hasosa ngày 26/01/2011 04:08:37 PM Cập nhật bởi hasosa ngày 26/01/2011 04:06:30 PM

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #81094   27/01/2011

    kienlawyer
    kienlawyer
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 4455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 71 lần


    hasosa viết:
    Đã có những 3 người có ý kiến khác với tôi, ý kiến của tôi vẫn không thay đổi:
    Tôi vẫn cho rằng vốn điều lệ và vốn cổ phần là một, vì:

    - Theo NĐ 102 quy định 

    4. Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã phát hành. Số cổ phần đã phát hành là số cổ phần mà các cổ đông đã thanh toán đủ cho công ty. Tại thời điểm đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá các cổ phần do các cổ đông sáng lập và các cổ đông phổ thông khác đã đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty; #ff0000;">số cổ phần này phải được thanh toán đủ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
     
    Như vậy số cổ phần mà chưa được thanh toán (mới ở dạng đăng ký góp vốn) ở thời điểm đăng ký doanh nghiệp và được ghi là vốn điều lệ thì bắt buộc phải được thanh toán;
    Nếu người đăng ký mua không mua được, thì số cổ phần này sẽ được phân bổ cho những cổ đông khác...

    Trường hợp trong 3 năm không bán hết thì phải điều chỉnh giảm vốn như bạn Hiya nói thì chẳng phải vốn điều lệ được điều chỉnh theo số lượng cổ phần thực góp sao; có nghĩa là khi đó vốn điều lệ và số cổ phần thực sự bằng nhau. Do đó khi tính tỷ lệ % góp vốn của các cổ đông phải được tính trên số vốn điều lệ tại thời điểm hiện tại của công ty, chứ sao có thể tính theo số vốn thực góp, số vốn thực góp thay đổi từng thời điểm...

    Mong các bạn cho thêm ý kiến để hiểu vấn đề hơn 



    Xin trả lời bạn như sau:

    1. Ý kiến tôi nêu ở trên không khác gì với ý kiến bạn, bởi tôi không đề cập gì đến thuật ngữ gọi là " vốn cổ phần" vì khái niệm này không có trong luật.

    2. Đối với bài viết ở trên, tôi nghĩ bạn đã nhầm lẫn một chút, cụ thể bạn có nói:
    "Trường hợp trong 3 năm không bán hết thì phải điều chỉnh giảm vốn như bạn Hiya nói thì chẳng phải vốn điều lệ được điều chỉnh theo số lượng cổ phần thực góp sao; có nghĩa là khi đó vốn điều lệ và số cổ phần thực sự bằng nhau. Do đó khi tính tỷ lệ % góp vốn của các cổ đông phải được tính trên số vốn điều lệ tại thời điểm hiện tại của công ty, chứ sao có thể tính theo số vốn thực góp, số vốn thực góp thay đổi từng thời điểm..."

    Nhưng tôi xin lưu ý lại bạn, bạn xem lại quy định bạn vừa trích dẫn theo Nghị định 102 nhé, quy định đó khẳng định lại một điều là:
    Thứ nhất: VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÔNG TY LÀ SỐ VỐN MÀ CÁC CỔ ĐÔNG ĐÃ GÓP HOẶC CAM KẾT GÓP. ĐỐI VỚI SỐ VỐN CAM KẾT GÓP THÌ PHẢI THANH TOÁN ĐỦ TRONG THỜI HẠN 90 NGÀY, (NẾU KHÔNG THÌ PHẢI THỰC HIỆN THEO QUY ĐỊNH PL VỀ VIỆC XỬ LÝ VỐN KHÔNG GÓP CỦA CỔ ĐÔNG). 
    Thứ hai: VỐN ĐIỀU LỆ NÀY KHÔNG BAO GỒM CỔ PHẦN CÓ QUYỀN PHÁT HÀNH. Do đó, việc bạn nói "Trường hợp trong 3 năm không bán hết thì phải điều chỉnh giảm vốn như bạn Hiya nói thì chẳng phải vốn điều lệ được điều chỉnh theo số lượng cổ phần thực góp sao..." là không đúng, vì sau 3 năm không bán hết thì phải điều chỉnh SỐ CỔ PHẦN ĐƯỢC QUYỀN PHÁT HÀNH chứ không phải là điều chỉnh giảm
    VỐN ĐIỀU LỆ.

    VD thêm cho các bạn hiểu:

    Công ty A có 3 cổ đông X,Y,Z. Các cổ đông góp/cam kết góp số vốn góp là 3.000.000.000 đồng, chia làm 300.000 cổ phần (mệnh giá 10.000đ/1 cổ phần). Ngoài ra công ty đăng ký số cổ phần phát hành là 300.000 cổ phần nữa. Sau 3 năm số cổ phần đã đăng ký phát hành được mua là 200.000 cổ phần. Như vậy, vốn của công ty A như sau:
    - Vốn điều lệ ban đầu khi đăng ký: 3 tỷ.
    - Cổ phần được quyền phát hành (lúc đầu khi đăng ký): 300.000 cổ phần (3 tỷ)
    - Cổ phần đã phát hành: 200.000 cổ phần
    - Điều chỉnh cổ phần được quyền phát hành của công ty sau 3 năm = đúng cổ phần đã phát hành (200 cổ phần).

    Dẫn chứng:
    - Dẫn chứng 1: Bạn xem mẫu Giấy CN ĐKDN mới nhất của phòng dkkd - Sở KHĐT Hà Nội là thấy rõ ngay

    - Dẫn chứng 2:
    + K5Đ6 NĐ102/2010/NĐ-CP: Số cổ phần được quyền phát hành của công ty cổ phần là số cổ phần mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ phát hành để huy động thêm vốn. Số cổ phần được quyền phát hành của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký kinh doanh là tổng số cổ phần do cổ đông sáng lập và các cổ đông phổ thông khác đã đăng ký mua tại thời điểm đăng ký kinh doanh và số cổ phần sẽ phát hành thêm trong thời hạn 03 năm, kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được ghi tại Điều lệ công ty.
    + K9Đ23 Nghị định 102/2010/NĐ-CP:
    Sau 03 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, nếu số cổ phần được quyền phát hành quy định tại khoản 4 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp không được bán hết, công ty phải đăng ký điều chỉnh giảm số vốn được quyền phát hành ngang bằng với số cổ phần đã phát hành. Công ty cổ phần không được tăng số cổ phần được quyền phát hành khi số cổ phần hiện có chưa được bán hết.
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 27/01/2011 11:05:35 AM

    Trân Trọng.

    Luật sư Đặng gia Kiên

    Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

    Mobile: 0986 99 8668

    Email: kien.danggia@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kienlawyer vì bài viết hữu ích
    chung.nq (01/03/2011)
  • #81055   26/01/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Dear all!

    Đồng ý với Hasosa cùng góp ý để hiểu vấn đề hơn. HIện tại bây giờ không chỉ chúng ta mà cán bộ Sở/Phòng đăng ký kinh doanh cũng có người hiểu thế này thế kia nữa đây.Hiya gửi bài viết này cùng đọc và cùng suy nghĩ nhé "Nghị định .."đá" luật".
    http://www.phapluatvn.vn/danhnhanvaphapluat/201010/Khi-nghi-dinh-da-luat-2010948/
    Thân ái,
    D.T.L

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
  • #81136   27/01/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Cám ơn Kienlawer nhá, tranh luận thế này hiểu vấn đề nhanh thật...
    Tóm lại:
    1/ Vốn được quyền phát hành là lớn nhất (tinh cho cả 3 năm luôn);
    2/ Vốn điều lệ là thứ 2 nhỏ hơn số vốn được quyền phát hành;
    3/ Vốn cổ phần (không có khái niệm chuẩn), mà chỉ nên hiểu là chính là vốn điều lệ.

    Liệu tôi hiểu như vậy đã đúng chưa nhỉ./.

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #81213   28/01/2011

    kienlawyer
    kienlawyer
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 4455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 71 lần


    hasosa viết:
    Cám ơn Kienlawer nhá, tranh luận thế này hiểu vấn đề nhanh thật...
    Tóm lại:
    1/ Vốn được quyền phát hành là lớn nhất (tinh cho cả 3 năm luôn);
    2/ Vốn điều lệ là thứ 2 nhỏ hơn số vốn được quyền phát hành;
    3/ Vốn cổ phần (không có khái niệm chuẩn), mà chỉ nên hiểu là chính là vốn điều lệ.

    Liệu tôi hiểu như vậy đã đúng chưa nhỉ./.


    Vẫn chưa đúng bạn ah.
    1. Như tôi đã nói, vốn điều lệ và vốn được quyền phát hành không nằm trong nhau và nằm tách biệt với nhau.
    2. Vốn điều lệ có thể nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn cổ phần được quyền phát hành. Điều này là do đăng ký ban đầu của các cổ đông sáng lập bạn ah.

    Như ví dụ trên tôi đã nêu, vốn điều lệ của công ty là 3 tỷ đồng còn số cổ phần có quyền phát hành cũng bằng vốn điều lệ (300.000 cổ phần). Tuy nhiên các cổ đông có thể đăng ký số cổ phần có quyền phát hành là 400.000 cổ phần (tức cổ phần được quyền phát hành > vốn điều lệ) hoặc có thể đăng ký cổ phần được quyền phát hành là 100.000 cổ phần (cổ phần được quyền phát hành < vốn điều lệ).

    Để bạn hiểu hơn tôi xin trích một mẫu dkkd mới mà phòng dkkd đã/sẽ áp dụng như thế này nhé:

    Trong mục vốn trên Giấy CNĐKDN sẽ ghi:
    - Vốn điều lệ: ..............(ví dụ 3 tỷ đồng);
    - Số cổ phần được quyền phát hành: .............(ví dụ 1 tỷ hoặc 2 tỷ hoặc 3 tỷ...);

    Sau khi đăng ký như vậy, nếu có cá nhân đăng ký nhận chuyển nhượng toàn bộ/một phần vốn của cổ đông sáng lập/góp bổ sung vốn (trong thời hạn 3 năm) thì công ty THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ; Trường hợp có cổ đông mua số cổ phần được quyền phát hành thì công ty đăng ký SỐ CỔ PHẦN ĐÃ PHÁT HÀNH.(là số cổ phần nằm trong số cổ phần được quyền phát hành đã thực bán được).

    Như vậy chốt lại một câu nữa là: VỐN ĐIỀU LỆ VÀ CỔ PHẦN ĐƯỢC QUYỀN CHÀO BÁN KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN NHAU, KHÔNG BAO HÀM NHAU bạn nhé, vì vậy không thể nói loại nào lớn hơn loại nào được!!!

    Trân Trọng.

    Luật sư Đặng gia Kiên

    Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

    Mobile: 0986 99 8668

    Email: kien.danggia@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #81215   28/01/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào các ban,

    Chúng ta cãi nhau về một thuật ngữ không chuẩn "vốn cổ phần" làm gì nhỉ. Bởi vì về pháp lý và tài chính chỉ có các thuật ngữ sau:

    - Vốn điều lệ
    - Vốn pháp định
    - Vốn chủ sở hữu (theo mình thì có khả năng chủ topic muốn đề cập đến thuật ngữ này).


    - số cổ phần doanh nghiệp được phép (được quyền) phát hành
    - số cổ phần đã phát hành và
    - số cổ phần còn được phép phát hành.

    Nếu nắm vững các thuật ngữ trên thì đã đủ để diễn đạt các vấn đề có liên quan đến nội dung có liên quan đến vốn góp của chủ sở hữu tại công ty cổ phần.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    hienlkd (19/02/2011)
  • #81269   28/01/2011

    kienlawyer
    kienlawyer
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 4455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 71 lần


    Unjustice viết:
    Chào các ban,

    Chúng ta cãi nhau về một thuật ngữ không chuẩn "vốn cổ phần" làm gì nhỉ. Bởi vì về pháp lý và tài chính chỉ có các thuật ngữ sau:

    - Vốn điều lệ
    - Vốn pháp định
    - Vốn chủ sở hữu (theo mình thì có khả năng chủ topic muốn đề cập đến thuật ngữ này).


    - số cổ phần doanh nghiệp được phép (được quyền) phát hành
    - số cổ phần đã phát hành và
    - số cổ phần còn được phép phát hành.

    Nếu nắm vững các thuật ngữ trên thì đã đủ để diễn đạt các vấn đề có liên quan đến nội dung có liên quan đến vốn góp của chủ sở hữu tại công ty cổ phần.

    Thân.


    Chào bạn, bạn có thể xem lại các bài viết ở trên. Tôi nghĩ chúng ta đang trao đổi, phân tích cho nhau hiểu rõ vấn đề. Thông thường những người đưa ra câu hỏi/thắc mắc là những người không biết/không rõ/không chắc về vấn đề họ cần hỏi, vì thế nhiệm vụ chúng ta là đưa ra sự tư vấn, phân tích để họ cũng như những người khác và biết đâu là chính chúng ta cũng hiểu vấn đề hơn. Không thể nói đó là CÃI NHAU được. Còn vấn đề thuật ngữ không chuẩn "vốn cổ phần" thì tôi cũng đã nói rồi.

    Dù sao cũng cảm ơn bạn đã góp ý!

    Trân Trọng.

    Luật sư Đặng gia Kiên

    Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

    Mobile: 0986 99 8668

    Email: kien.danggia@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #81290   28/01/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào kienlawyer,

    Mình chỉ thấy tranh cãi (có thể từ này mình dùng hơi quá) một hồi lại đưa thêm một số thuật ngữ "không chính thống" vào như "vốn được quyền phát hành" ???

    Rồi sau đó lại so sánh "vốn điều lệ có thể nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn cổ phần được quyền phát hành". Một cái chỉ giá trị tính bằng VND, một cái chỉ số lượng tính bằng đơn vị cổ phiếu thì làm sao có thể so sánh.

    Người đọc một hồi lại vướng vào ma trận thuật ngữ mất thôi.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #81291   28/01/2011

    kienlawyer
    kienlawyer
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 4455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 71 lần


    Rất cảm ơn bạn đã góp ý!!!

    Trân Trọng.

    Luật sư Đặng gia Kiên

    Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

    Mobile: 0986 99 8668

    Email: kien.danggia@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #82528   12/02/2011

    thuongluatsu
    thuongluatsu

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/02/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo tôi, vốn pháp định khác với vốn cổ phần. Bởi vì.

    Vốn pháp định đước ghi trong giấy ĐKKD

    Vốn cổ phần lúc đầu trùng với vốn pháp định, nhưng trong quá trình KD, Cty có thể phát hành thêm CP làm cho vốn cổ phần tăng lên mà không thay đổi giấy ĐKKD. Do đó Vốn pháp định # vốn cổ phần.

    Việc Cty mua lại CP quĩ không làm thay đổi vốn pháp đinh và vốn cổ phần, số CP quĩ này đến một lúc nào đó Cty lại có thể đem bán ra thị trường.
     
    Báo quản trị |  
  • #82566   12/02/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Gửi ban thuongluatsu

    Hình như ban đã nhầm Vốn pháp định và Vốn điều lệ rồi, nên mới đem Vốn pháp định đi so sánh với Vốn cổ phần. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Tức là Vốn pháp định chỉ có đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề pháp luật đồi hỏi có mức vốn tối thiểu nhất định. Do đó, không phải công ty cổ phần nào cũng có vốn pháp định đâu bạn.

    Trân trọng,

    D.T.L

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
  • #82598   13/02/2011

    thuongluatsu
    thuongluatsu

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/02/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cám ơn bạn D.T.L

    Đúng là Tôi đã nhầm vốn Điều lệ và vốn Pháp định. Do đó ý kiên trên của Tôi thay từ (Vốn Pháp định thành Vốn điều lệ) mới đúng.

    Xin chân thành cám ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #84779   23/02/2011

    maintp
    maintp

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/01/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 220
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào các bạn,

    Trước hết cảm ơn các bạn đã tham gia thảo luận để cùng tìm hiểu về khái niệm "vốn cổ phần". Cũng xin nói rằng chủ topic này không phải là dân luật mà là dân tài chính. Cũng vì trong lĩnh vực tài chính có sử dụng khái niệm này khá nhiều nhưng tôi ko tìm thấy khái niệm chuẩn trong luật nên mới tạo topic trên để học hỏi thêm.

    Qua tìm hiểu của tôi thì xin khẳng định vốn cổ phần không phải là vốn điều lệ bởi theo hướng dẫn của Bộ tài chính khi hạch toán tài khoản 411 - Vốn chủ sở hữu có ghi " Đối với công ty cổ phần, vốn góp cổ phần của các cổ đông được ghi theo giá thực tế phát hành cổ phiếu, nhưng được phản ánh chi tiết theo hai chỉ tiêu riêng:

    Vốn đầu tư của chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần. Vốn đầu tư của chủ sở hữu được phản ánh theo giá mệnh giá của cổ phiếu.

    Thặng dư vốn cổ phần phản ánh khoản chênh lệch tăng giữa số tiền thực tế thu được so với mệnh giá khi phát hành lần đầu, hoặc phát hành bổ sung cổ phiếu và chênh lệch tăng, ghỉam giữa số tiền thực tế thu được so với giá mua lại cổ phiếu khi tái phát hành cổ phiếu quỹ..."

    Như vậy vốn cổ phần phải tính đến yếu tố cổ phiếu được phát hành với giá thực tế cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá nên ko phải là vốn điều lệ (chỉ tính đến mệnh giá). Tuy nhiên sau khi kết thúc đợt phát hành thì công ty CP có thể điều chỉnh tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #84798   23/02/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Gửi Phương Mai

    Cám ơn Mai đã đem đến một topic hay để mọi người tham khảo và sự góp ý về một kía cạnh  khác của vấn đề. Lần sau  Mai tranh thủ lên cùng thảo luận với mọi người nhanh nhất có nhé.

    Thân ái,

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |