Việc quản lý chất lượng môi trường nước mặt thì kế hoạch được pháp luật quy định ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #607338 07/12/2023

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (435)
    Số điểm: 3330
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 52 lần


    Việc quản lý chất lượng môi trường nước mặt thì kế hoạch được pháp luật quy định ra sao?

     

    Hiện nay việc bảo về các nguồn tài nguyên hết sức quan trọng trong đó phải nói đến môi trường nước. Vì vậy việc quản lý chất lượng môi trường nước mặt thì kế hoạch được pháp luật quy định ra sao? Môi trường nước dưới đất phải được bảo vệ như thế nào? 

    Việc quản lý chất lượng môi trường nước mặt thì kế hoạch được pháp luật quy định ra sao?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Bảo vệ Môi trường 2020 quy định về kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt như sau:

    - Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ Môi trường 2020 phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

    - Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt bao gồm:

    + Đánh giá, dự báo xu hướng thay đổi chất lượng môi trường nước mặt; mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác định khu vực sinh thủy;

    + Thực trạng phân bố các nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm diện phát sinh chất ô nhiễm môi trường nước trong vùng tác động; nguy cơ ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới;

    + Loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước mặt;

    + Đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải; xác định mục tiêu và lộ trình giảm xả thải vào môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải;

    + Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin và quản lý ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới;

    + Giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng nước mặt;

    + Tổ chức thực hiện.

    Như vậy, việc quản lý chất lượng môi trường nước mặt thì kế hoạch được pháp luật quy định như trên.

    Bên cạnh đó, thì nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt cũng sẽ được quy định cụ thể như trên.

    Thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt như sau:

    - Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường được ban hành đối với từng sông, hồ liên tỉnh theo quy định sau:

    + Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan lập, phê duyệt, triển khai đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh;

    + Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để lấy ý kiến bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: tờ trình; dự thảo kế hoạch; dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan;

    + Căn cứ yêu cầu quản lý nhà nước và đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định việc giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan có liên quan thực hiện.

    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng, lấy ý kiến và hoàn thiện dự thảo kế hoạch theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này; gửi hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

    - Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ nội tỉnh có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường được xây dựng chung cho toàn bộ sông, hồ nội tỉnh hoặc riêng cho từng sông, hồ nội tỉnh và theo quy định sau:

    + Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan lập, phê duyệt và thực hiện đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt sông, hồ nội tỉnh;

    + Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh gửi dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt sông, hồ nội tỉnh đến các Ủy ban nhân dân cấp huyện, các sở, ban, ngành liên quan và cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp ranh để lấy ý kiến bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm: tờ trình; dự thảo kế hoạch; dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan.

    - Việc xác định sông, hồ có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường được căn cứ vào hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, hiện trạng nguồn thải, nhu cầu sử dụng nguồn nước cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt và các yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khác.

    - Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Trường hợp quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia chưa được ban hành, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh phải phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia khi được ban hành.

    - Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ nội tỉnh phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Trường hợp quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chưa được ban hành, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ nội tỉnh phải phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh khi được ban hành.

    - Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, cơ quan phê duyệt kế hoạch chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch kỳ trước, xây dựng, phê duyệt kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo để làm cơ sở đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn.

    Như vậy, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt sẽ được pháp luật quy định cụ thể trong từng trường hợp như trên.

    Môi trường nước dưới đất phải được bảo vệ như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Bảo vệ Môi trường 2020 về bảo vệ môi trường nước dưới đất như sau:

    - Các nguồn nước dưới đất phải được quan trắc, đánh giá để có biện pháp ứng phó kịp thời khi phát hiện có thông số môi trường vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia hoặc có sự suy giảm mực nước theo quy định.

    - Hoạt động khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất phải có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường nước dưới đất.

    - Cơ sở có sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước dưới đất.

    - Cơ sở, kho, bãi chứa, lưu giữ nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, khu vực lưu giữ, xử lý chất thải phải được xây dựng bảo đảm an toàn kỹ thuật, không gây ô nhiễm môi trường nước dưới đất.

    - Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm môi trường nước dưới đất có trách nhiệm xử lý ô nhiễm.

    - Việc bảo vệ môi trường nước dưới đất phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc bảo vệ môi trường nước dưới đất.

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước dưới đất trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, môi trường nước dưới đất phải được bảo vệ bằng những biện pháp trên.

    Từ những căn cứ nêu trên, có thể thấy việc quản lý chất lượng môi trường nước mặt là một trong những mục tiêu đặt lên hàng đầu. Để có thể quản lý tốt thì phải đặt ra kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh, việc này có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội

     
     
    50 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận