Khoản 3 Điều 50 Bộ luật lao động 2012:
"Điều 50. Hợp đồng lao động vô hiệu
3. Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu."
Do đó, thỏa thuận của các bên hạn chế quyền sinh con của người lao động nữ bị coi là trái pháp luật.
Khoản 3 điều 155 - Bộ luật Lao động năm 2012 cũng nêu rõ: “Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”.
Như vậy, mặc dù các bên có thỏa thuận trong hợp đồng lao động về quyền được chấm dứt hợp đồng lao động nhưng ngay từ đầu, Hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động đã vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật.
Nếu trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ với lý do NLĐ mang thai hay sinh con là sai vì không có căn cứ, pháp luật cũng không quy định đây là trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
Ngoài ra, khi hợp đồng đã bị tuyên bố là vô hiệu thì sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận nên trường hợp này chị còn được trả tiền lương và các khoản tiền khác (nếu có) trong thời gian NLĐ đã làm việc cho Doanh nghiệp.