Vì sao cha mẹ lại tạo áp lực học tập cho con ?

Chủ đề   RSS   
  • #468230 20/09/2017

    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Vì sao cha mẹ lại tạo áp lực học tập cho con ?

    Trẻ con không có quyền điểm thấp?

    Gần đây có vụ việc thương tâm xảy ra trong giáo dục, một đứa trẻ tự tử vì trầm cảm do kết quả học tập. Chuyện buồn như thế này không hiếm, khi mà trầm cảm trở thành một thứ bệnh của thời đại.

    Trước cái chết đau lòng của đứa trẻ, người ta lại mổ xẻ nguyên nhân, đưa ra các phân tích bằng những lời thông thái, rồi chuyện lại qua đi tiếp tục sẽ có những đứa trẻ khác u uất vì kết quả học hành, có khi có đứa không vượt qua để rồi chọn lấy cái chết để giải thoát. Bởi chúng không có quyền được học dốt.

    Không ai biết nguyên nhân đứa trẻ chọn cái chết khi bị điểm kém, áp lực, sức ép phải học giỏi. Không nhiều người thực sự biết giới hạn của những đứa trẻ, cho đến khi chọn cái chết.

    Rất nhiều người trong chúng ta coi con cái là tài sản, là “của để dành”. Của cải thì phải mỗi ngày một nhiều hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ, khoe khoang của người sở hữu. Những đứa con, những món “của để dành” của các ông bố bà mẹ cũng thế, luôn phải đáp ứng nhu cầu khoe khoang không giới hạn của mẹ cha. Những đứa trẻ không có bất cứ sự lựa chọn nào, bởi người ta mặc định rằng chúng biết gì mà lựa chọn. Bởi đã bao giờ trong đầu các phụ huynh mất đi ý niệm “dạy dỗ” bọn trẻ đâu.

     

    Từ bao giờ, và vì sao cái ý niệm con cái là “của để dành” trở nên phổ biến trong xã hội chúng ta? Có lẽ đã từ rất lâu rồi, khi mà câu nói “trẻ cậy cha, già cậy con” trở thành thành ngữ. Có lẽ chỉ đến bây giờ, khi mà nhu cầu khoe của trở nên mạnh mẽ hơn với sự hỗ trợ của các hình thức truyền thông mới thì sức ép phải trở nên lung linh của những đứa trẻ mới khiến căn bệnh trầm cảm của trẻ con bùng phát.

    Các bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con mình hạnh phúc. Song, không ít người dễ dàng cảm nhận được hạnh phúc của bản thân hơn là hạnh phúc của con trẻ. Rất khó để cảm nhận niềm vui của con trẻ khi chúng được làm điều chúng thích, song cảm giác hưng phấn của việc đếm like khi khoe con thì lại rất sung sướng. Con trẻ cần hạnh phúc, song của cải thì phải để khoe!

    Liệu pháp luật về trẻ em có dành hoặc đưa ra những quy định để xử lý cha mẹ vi phạm trong những trường hợp như vầy? 

     
    64437 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

8 Trang 12345>»
Thảo luận
  • #468233   20/09/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Đối với suy nghĩ, quan điểm của các bậc cha mẹ Châu Á, đa phần (hoặc ít nhiều) coi con cái như một suất bảo hiểm trọn đời nên vô hình dung cũng tạo áp lực. Nhưng mình nghĩ khi làm ba mẹ thì sẽ có suy nghĩ khác, cái gì cũng muốn con mình là nhất, là số 1 nên đặt rất nhiều kỳ vọng, đầu tư tất cả miễn sao con được hưởng những gì tốt nhất. Tuy nhiên, thời buổi bây giờ mình thấy các bậc cha mẹ cũng đang dần dần thay đổi suy nghĩ này rồi, không ép buộc hoặc đặt quá nhiều áp lực lên con cái nữa, chỉ cần đứa con khỏe mạnh, vui vẻ, làm điều mình thích là được rồi

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thanhvan312 vì bài viết hữu ích
    DT_DA (21/09/2017) phuong2792003 (23/03/2018)
  • #468235   20/09/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Vấn đề bố mẹ luôn coi con cái là niềm tự hào cho mình. Con cái giỏi giang thì mát mày mắt mặt với thiện hạ, rồi con cái hư hỏng thì bôi tro chát chấu vào mặt mình dó đó, suy nghĩ con học giỏi thì sẽ tốt cho bản thân con thì ít chứ việc bảo vệ danh dự của mình còn nhiều hơn.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn haianh1648 vì bài viết hữu ích
    Erica-Capensis (18/10/2018) DT_DA (21/09/2017)
  • #468256   20/09/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Cha mẹ muốn con mình học giỏi thì cũng là nuyện vọng chính đáng, nhưng cái cách mà cha mẹ  làm cho con mình học giỏi có kết quả cao trong học tập thì không đúng,  bằng cách tạo áp lực trong việc học tập vô tình đẩy con mình vào sự bế tắc hay so sánh với con người ta cũng làm cho trẻ suy nghĩ, thay vì động viên, chia sẻ để con mình sẽ thoải mái hơn từ đó có khi lại học tốt hơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn yenlinh2010 vì bài viết hữu ích
    DT_DA (21/09/2017)
  • #468266   20/09/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Mình thấy cũng vì nhiều lý do, nhưng lý do lớn nhất mình nghĩ là xuất phát từ tấm lòng của cha mẹ. Không xét đến việc tạo áp lực là đúng hay sai nhé, mà chỉ nói đến xuất phát điểm của lý do tạo áp lực, thì thường là suy nghĩ của cha mẹ rằng con mình có học hành thì dễ kiếm được công việc ổn định trong tương lai hơn, đỡ bươn chải vất vả hơn. Tất nhiên đôi khi cũng có những yếu tố khác tạo nên sự áp lực này cho con cái ví dụ như con học giỏi làm cha mẹ nở mày nở mặt, không thua kém bạn bè v.v... nhưng hầu như mình thấy lý do vì lo cho con là nhiều hơn cả. Đáng tiếc đôi khi sự lo lắng ấy lại đem lại tác động ngược, đứa trẻ chưa kịp giỏi giang ra đời thì đã stress phát điên.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thaonguyen27 vì bài viết hữu ích
    DT_DA (21/09/2017)
  • #468293   20/09/2017

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Giáo dục Việt Nam chú trọng lý thuyết hơn thực tế, học theo một khuôn khổ chung và vấn đề điểm số luôn được đặt nặng. Trong khi mình thấy các nước phương Tây luôn hướng học sinh phát huy thế mạnh của mình, học sinh mạnh ở điểm nào thì sẽ được định hướng theo đó chứ không ép buộc. Cha mẹ các em học sinh bây giờ cũng đang chạy đua thành tích theo thầy cô luôn rồi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytrangak vì bài viết hữu ích
    DT_DA (21/09/2017)
  • #468312   20/09/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Re

    Cha mẹ muốn con cái học giỏi cũng chỉ vì thương con, muốn con sau này có cuộc sống ổn định, thành đạt, sống sung túc. Nhưng cách dạy của cha mẹ ơn VN hầu hết là sai, thực tế là ép buộc chứ k phải là tạo nên nguồn cảm hứng, khơi gợi sự tò mò của con cái, dẫn đến các con bị áp lực kinh khủng
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danghaa_ vì bài viết hữu ích
    DT_DA (21/09/2017)
  • #468315   20/09/2017

    thanhtamlkt
    thanhtamlkt
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2014
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 1228
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 32 lần


    Sinh con ra cha mẹ nào chẳng muốn con mình học hành giỏi giang, bằng bạn bằng bè, đạt được thành công. Tuy nhiên, cách giáo dục của mỗi bậc phụ huynh không giống nhau. Nhiều cha mẹ vì quá kỳ vọng vào đứa con của mình mà gây sức ép, bắt buộc con phải đạt được cái này cái khác. Nhưng liệu họ có biết rằng, mỗi đứa trẻ có môt khả năng khác nhau, một thế mạnh khác nhau, đâu thể cứ bắt ép chúng phải đi theo một con đường mà mình đã vạch sẵn, rồi so sánh chúng với những đứa trẻ khác. Một khi đã có những sự việc đau lòng xảy ra, lúc đó cha mẹ hối hận còn kịp???

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtamlkt vì bài viết hữu ích
    DT_DA (21/09/2017)
  • #468322   21/09/2017

    chinamnhi
    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


    Cha mẹ nào cũng muốn tốt cho con cái mới "ép" con cái học hành tử tế, nếu không thương con thì đã cho nghỉ học bắt đi làm công nhân, lao động phổ thông để kiếm tiền rồi (1 số cha mẹ có tư tưởng như vậy và hay đổ lỗi là điều kiện kinh tế gia đình khó khăn). Cha mẹ muốn con học tốt cốt yếu cũng là để bản thân sau này không thua kém bạn bè, có một cuộc sống no đủ.

    Tuy nhiên cách mà cha mẹ "ép" con học hành đến mức ảnh hưởng đến sức khỏe theo mình con số đó không chiếm số lượng lớn và một phần cũng do lỗi của nhà trường nói riêng và hệ thống giáo dục nói chung. Nhà trường bệnh thành tích, áp chỉ tiêu học sinh giỏi khá lên từng khối, từng lớp, thầy cô giáo lại tạo áp lực cho phụ huynh, phụ huynh lại tạo áp lực cho học sinh. Cuối cùng bản thân học sinh chính là những người chịu toàn bộ áp lực.

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    Báo quản trị |  
  • #468324   21/09/2017

    Ngày xưa bố mẹ mình cũng không ép mình học nhiều và để mình rất thoải mái nên mình cũng chưa trải qua như nhiều bạn bị bố mẹ ép học để lấy điểm cao. MÌnh nghĩ để con cái thoải mái thì sẽ tốt hơn. Dù sao ép học vậy cũng là tốt cho chúng ta sau này.

     
    Báo quản trị |  
  • #468328   21/09/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    áp lực học tập cho trẻ en khá nhiều và cần lên tiềng cảnh bảo bởi chính bản thân trẻ em đang bị áp vào cuồng quay học tập, bệnh thành tích để có kết quả tốt nhất cho bố mẹ vui. Nhiều phụ huynh cũng nghĩ nó sẽ tốt cho con em họ nhưng lại chưa biết đến những hậu quả lâu dài của nó, cần biết rằng mỗi cá nhân đều có giới hạn.

    Trẻ em biết răng phải cần những kiến thức nền trước rồi mới có thể phát triển sau này nhưng thời gian học tập cũng không nên cứ chăm chăm gây áp lực  để cho con học. Phụ huynh nào cũng muốn con mình bằng bạn bằng bè và đương nhiên con ngươi ta học gì thì con mình cũng phải vậy. Không phủ nhận hoàn toàn nhu cầu đó nhưng như thế thì bố mẹ lại đang là những tác nhân gây áp lực lên chính con của mình.

    Đã từng trả qua thời gian đó, bố mẹ nào cũng muốn con đi học thì phải đạt điểm cao để bố mẹ nở mày nở mặt nhưng cũng đừng ép quá,. mỗi người cũng có một giới hạn riêng nhất định, nếu ép conn quá thì liệu có được kết quả như bố mẹ đó mong không hay lại là kết quả trái ngược hoàn toàn.
     

    Bố mẹ muốn tốt cho con nhưng cũng đừng quá nên gây áp lực cho con như thế, nó là bước tiến sai. hãy để con học và làm những gì con thích, tạo sự thoải mái cho con thì con mới có thể học tập và đạt kết quả cao. Nếu cứ chằm chằm điểm số cho con, điểm thấp thì bị đánh thì không phải là phương pháp tốt nhất mà có khi đang cho con cuộc sống áp lực từ nhỏ.

    Mỗi gia đình có một suy nghĩ và cách dạy con riêng, cho nên cần tìm nhưng biện pháp tốt nhất để dạy con và cùng con học tập. Hãy cho con học theo cách của con, nên học những gì thiết yếu, điểm số chỉ là một phần thooiu quan trọng con phải biết. Cấp tiểu học bây giờ thì học sinh giỏi quá dễ nhưng cứ để con thoải mái học, điểm thấp thì cố gắng để có điểm cao hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #468359   21/09/2017

    pukachi_kw
    pukachi_kw

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2017
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 995
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 34 lần


    Bản thân cha mẹ bị áp lực từ bên ngoài nên quay trở lại kỳ vọng vào con: Điều này thể hiện rõ nhất trong những lời hỏi han thường xuyên của người ngoài hoặc người trong gia đình về việc học của con, chẳng hạn như con học trường nào, học giỏi không, xếp thứ mấy… hay so sánh con với bạn hàng xóm hay anh em họ hàng. Có thể ban đầu, họ chưa có kỳ vọng vào con nhưng do bị tác động bởi những lời hỏi han này lại khiến họ kỳ vọng vào con cái mình.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn pukachi_kw vì bài viết hữu ích
    Erica-Capensis (18/10/2018)
  • #468388   21/09/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Mình nghĩ cha mẹ tạo áp lực học tập cho con có hai mặt, nếu việc tạo áp lực giúp trẻ cố gắng học tập tốt thì điều đáng khuyến khích. Tuy nhiên, thực trạng ở Việt Nam nền giáo dục coi trọng bằng cấp, thành tích việc tạo áp lực đôi khi làm làm trẻ thêm lo lắng, tinh thần lúc nào cũng lo sợ, dễ bị trầm cảm...

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #468390   21/09/2017

    Việc cha mẹ tạo áp lực cho con học tập cũng có mặt tích cực và tiêu cực. Nhìn chung là đều muốn con mình tốt hơn, học tập hiệu quả hơn, sau này có công việc ổn định... Tuy nhiên, việc tạo áp lực một cách thái quá, chưa nhìn nhận vào khả năng thực tế, hoàn cành của con mình như thế nào, vô hình dung lại đẩy con mình vào một trạng thái tâm lý căng thẳng, mệt mỏi..Sự kỳ vọng quá mức cũng gây ra tâm lý nặng nề cho đứa trẻ. Thiết nghĩ, các bậc cha mẹ cần xây dựng phương pháp khuyến khích, động viên con học tập một cách khoa học như: an ủi, động viên con học tập, cùng học với con, chia sẻ vấn đề cùng con...

     
    Báo quản trị |  
  • #468550   23/09/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Câu hỏi ở cuối chủ đề, mình nghĩ dù pháp luật có điều chỉnh về vấn đề này thì cũng khó mà thực hiện. Bởi giáo dục con cái là chuyện của mỗi nhà, người khác không thể xen vào để xem điều đó có phù hợp hay không được. Vấn đề quan trọng nhất để cải thiện tình trạng trên là sự thay đổi về nhận thức. Cả cha mẹ, thầy cô, mọi người xung quanh học sinh cần hiểu biết điều gì là cần thiết nhất để một học sinh có thể phát triển, phát huy được năng lực của bản thân. Và thay đổi nhận thức cũng là điều khó nhất trên đời.

     
    Báo quản trị |  
  • #468574   24/09/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Hiện nay gần như cả xã hội chuộng hình thức nên hầu hết phụ huynh học sinh cũng bị bệnh hình thức khi tư duy. Chuyện 1 lớp học có 45 học sinh nhưng có tới 40 em là học sinh giỏi, còn lại 5 em là học sinh tiên tiến không khó để nhận ra là hiện tượng bất bình thường và nếu có quan tâm tới việc học của con em, đương nhiên phụ huynh sẽ hiểu rõ con em mình giỏi thật hay chỉ là giỏi ảo. Vì bệnh hình thức, thấy con em người khác đạt danh hiệu học sinh giỏi thì con em mình cũng phải đạt, nhiều phụ huynh tưởng rằng cứ học nhiều, đọc nhiều ..v..v... thì sẽ giỏi, bất chấp qui luật tự nhiên là không phải ai cũng học được như nhau. Nắm được tâm lý này của nhiều phụ huynh nên "các nhà giáo dục" đã cho ra đời "các trường đại học ngoài công lập" rầm rộ như nấm mọc sau mưa, tranh nhau "vét" tới nổi chỉ cần đậu tốt nhiệp THPT là được học Đại học. Hệ quả là đất nước có vô số Cử nhân nhưng hỡi ôi, bằng Cử nhân bây giờ có người ví giá trị của nó chỉ như cái bằng chứng nhận thoát mù chữ mà thôi.

    Tôi quan tâm việc học của con rất sát sao nhưng không tạo áp lực.Với tôi chỉ cần con nắm được những kiến thức cơ bản của lớp và cấp đang học là đã thuộc hàng giỏi và là giỏi thật vì do đích thân tôi kiểm tra và chấm điểm ! Trên cơ sở đó, con có năng khiếu môn nào thì tôi mới cho học mở rộng thêm môn đó nếu nó có đề nghị, vì là năng khiếu, yêu thích và tự nguyện nên tự nhiên con học rất tự giác mà không cần tôi phải nhắc nhở gì nhiều. Tôi thừa biết danh hiệu "học sinh giỏi" ở Trường là như thế nào, cho nên tôi chẳng những không buồn, không trách con khi nó thường xuyên chỉ đạt "học sinh tiên tiến" mà còn động viên, chỉ cho con thấy cái nào là "thật", cái nào là "ảo" trong danh hiệu đó. Cứ như vậy, dần dần con tôi cũng thích nghi. Nhờ vậy tôi không tốn nhiều thì giờ vào việc học của con mà con cũng có nhiều thời gian nghĩ ngơi, vui chơi nên lúc nào nó cũng tươi vui, hiếu động đúng với lứa tuổi chứ không mệt mỏi như nhiều bạn "học sinh giỏi" trong lớp.

    Năm 2015, năm đầu tiên áp dụng thi "2 trong 1" con tôi đạt 25,5 điểm cho tổ hợp Toán (8,5 điểm), Văn (8 điểm) và Anh văn (9 điểm), trong khi 40 bạn "học sinh giỏi" từ lớp 10 tới lớp 12 của lớp không có bạn nào đạt được điểm số như vậy và hơn 1/2 trong số đó thậm chí không đủ điểm để được xét tuyển vào các Đại học thuộc tốp trên như Ngoại thương, Bách khoa, Kinh tế TPHCM.....

     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (25/09/2017) chinamnhi (25/09/2017)
  • #468684   25/09/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    Mình nghĩ việc đưa ra quy định về xử lý cha mẹ trong trường hợp này không phù hợp. Vì rất khó xây dựng được một chuẩn mực để xử lý trong trường hợp này. Và nguyên do thật sự của tình trạng trên đó là do ba mẹ quá kỳ vọng vào con cái, muốn con có cuộc sống tốt, muốn con trưởng thành, không thua kém ai. Do đó, việc xây dựng một quy tắc chế tài vấn đề này mình thấy rất khó có thể thực hiện.

     
    Báo quản trị |  
  • #468697   25/09/2017

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Mình nghĩ vấn đề này phụ thuộc phần lớn vào tư tưởng, cha mẹ mong muốn con học giỏi để tương lai sau này rộng mở hơn mình hoặc cũng mong muốn con học giỏi để mình được mở mày mở mặt với nhưng người khác; nhưng đa phần mình thấy việc tạo áp lực học tập cho còn dùng đúng hay sai thì phần lớn đều xuất phát từ tâm ý của bố mẹ nên nếu dùng pháp luật để xử lý thì mình thấy còn cứng nhắc quá.

     
    Báo quản trị |  
  • #468710   25/09/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Mình nghĩ việc cha mẹ bắt buộc con phải học xuất phải từ nguyện vọng muốn con mình giỏi, không thua kèm bạn bè vì cha mẹ thường hay so sánh điểm số học tập của con cái với các bạn khác. Tuy nhiên, trẻ em hiện nay bị bắt học quá nhiều, mình nghĩ nên cho trẻ thời gian học chơi hợp lý, cho trẻ phát triển các kỹ năng sống là điều quan trọng

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #468739   25/09/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Mình thấy hiện nay việc các bậc phụ huynh ép con học đủ thứ chương trình, thể loại một phần lớn cũng là do tác động của nền giáo dục nước ta hiện nay khi mà khối lượng kiến thức bắt buộc học sinh ở mọi lứa tuổi phải nắm có thể coi là "quá tải" so với nhận thức của các em. Do vậy mà phụ huynh nóng lòng, không muốn con thua thiệt so với bạn bè, sợ con không theo nổi chương trình học nên mới đặt nặng sự kỳ vọng và trách nhiệm lên vai trẻ, vô hình dung lại gây ra tác dụng ngược, trẻ không những không tiếp thu được kiến thức mà còn sợ phải học, sợ bị dồn nén, nhồi nhét bao nhiêu thứ vào đầu.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
  • #468748   26/09/2017

    lamthanhtruc
    lamthanhtruc
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (278)
    Số điểm: 2015
    Cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 64 lần


    Là cha mẹ ai cũng muốn con mình được điểm cao, muốn con mình đứng nhất vì họ muốn con mình sẽ có một tương lai tốt đẹp. Và đối với chương trình học hiện nay có vẻ khá nặng nếu mà không ép thì các em sẽ không theo kịp. Hầu hết các bậc phụ huynh hiện nay đều ép con em mình học đủ mọi chương trình để cho bằng bạn bằng bè.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamthanhtruc vì bài viết hữu ích
    hongphuong1993 (30/09/2017)