Vì sao cha mẹ lại tạo áp lực học tập cho con ?

Chủ đề   RSS   
  • #468230 20/09/2017

    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Vì sao cha mẹ lại tạo áp lực học tập cho con ?

    Trẻ con không có quyền điểm thấp?

    Gần đây có vụ việc thương tâm xảy ra trong giáo dục, một đứa trẻ tự tử vì trầm cảm do kết quả học tập. Chuyện buồn như thế này không hiếm, khi mà trầm cảm trở thành một thứ bệnh của thời đại.

    Trước cái chết đau lòng của đứa trẻ, người ta lại mổ xẻ nguyên nhân, đưa ra các phân tích bằng những lời thông thái, rồi chuyện lại qua đi tiếp tục sẽ có những đứa trẻ khác u uất vì kết quả học hành, có khi có đứa không vượt qua để rồi chọn lấy cái chết để giải thoát. Bởi chúng không có quyền được học dốt.

    Không ai biết nguyên nhân đứa trẻ chọn cái chết khi bị điểm kém, áp lực, sức ép phải học giỏi. Không nhiều người thực sự biết giới hạn của những đứa trẻ, cho đến khi chọn cái chết.

    Rất nhiều người trong chúng ta coi con cái là tài sản, là “của để dành”. Của cải thì phải mỗi ngày một nhiều hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ, khoe khoang của người sở hữu. Những đứa con, những món “của để dành” của các ông bố bà mẹ cũng thế, luôn phải đáp ứng nhu cầu khoe khoang không giới hạn của mẹ cha. Những đứa trẻ không có bất cứ sự lựa chọn nào, bởi người ta mặc định rằng chúng biết gì mà lựa chọn. Bởi đã bao giờ trong đầu các phụ huynh mất đi ý niệm “dạy dỗ” bọn trẻ đâu.

     

    Từ bao giờ, và vì sao cái ý niệm con cái là “của để dành” trở nên phổ biến trong xã hội chúng ta? Có lẽ đã từ rất lâu rồi, khi mà câu nói “trẻ cậy cha, già cậy con” trở thành thành ngữ. Có lẽ chỉ đến bây giờ, khi mà nhu cầu khoe của trở nên mạnh mẽ hơn với sự hỗ trợ của các hình thức truyền thông mới thì sức ép phải trở nên lung linh của những đứa trẻ mới khiến căn bệnh trầm cảm của trẻ con bùng phát.

    Các bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con mình hạnh phúc. Song, không ít người dễ dàng cảm nhận được hạnh phúc của bản thân hơn là hạnh phúc của con trẻ. Rất khó để cảm nhận niềm vui của con trẻ khi chúng được làm điều chúng thích, song cảm giác hưng phấn của việc đếm like khi khoe con thì lại rất sung sướng. Con trẻ cần hạnh phúc, song của cải thì phải để khoe!

    Liệu pháp luật về trẻ em có dành hoặc đưa ra những quy định để xử lý cha mẹ vi phạm trong những trường hợp như vầy? 

     
    64459 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

8 Trang «<345678>
Thảo luận
  • #501352   02/09/2018

    Họ tạo áp lực chẳng qua vì lo lắng cho tương lai của con mình thôi. Thử hỏi trong một xã hội mà nhà nhà đều học, người người đều học và ai ai cũng chú trọng con điểm như thế mà không hối thúc, tạo áp lực để con mình học thì tương lai của nó sẽ đi về đâu. Đó không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công nhưng là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công.

     
    Báo quản trị |  
  • #501909   12/09/2018

    Cha mẹ áp lực đối với con cái trong việc học tập chỉ vì cũng muốn tốt cho con mai này. Giúp con có trí tuệ và biết cách cư xử với mọi người trong xã hội. Tuy nhiên, cần phải có sự khôn khéo mềm dẻo tránh để con rời vào trạng thái áp lực quá mức mà tự kỷ, suy nghĩ tiêu cực và thậm chí là xa lánh với gia đình. Vì vậy, trước khi muốn tốt cho con cái, cha mẹ phải hiểu tâm lý của trẻ như thế nào để có hướng giáo dục tốt nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #504933   15/10/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Đây là tư tưởng của không ít bật phụ huynh, xuất phát từ cả ý tốt nhưng hậu quả để lại có thể không tốt. Phụ huynh muốn con đứng nhất, học giỏi để nở mày nở mặt, xem đó là điều cần thiết để các em bước vào tương lai. Do nhiều phụ dỡ dang việc học nên mong muốn con em mình thực hiện thay. 

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
  • #504975   16/10/2018

    hailetran
    hailetran
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2017
    Tổng số bài viết (174)
    Số điểm: 2349
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 40 lần


    Có hai loại áp lực là áp lực lành mạnh và không lành mạnh, lành mạnh là động viên hỗ trợ trẻ, mang lại điều tốt nhất cho trẻ, kiểu áp lwucj này tạo động lực để trẻ học tập tốt hơn. Áp lực không lành mạnh chính là kiểu thúc đẩy thuyết phục trẻ vào những hoạt động đáp ứng nhu cầu của chính cha mẹ.

    Tuy nhiên áp lực nào cũng xuất phát từ ý định tốt của bố mẹ là muốn con mình học tập tốt hơn, cha mẹ thường tạo áp lực và quyết định thay cho trẻ, muốn trẻ thực hiện những điều mà bố mẹ chưa thực hiện được

    Sự việc này là hệ lụy của rất nhiều thứ, gây ra cảm giác tiêu cực với việc học, kết quả học tập giảm sút, thái độ bất cẩn, buông bỏ, nặng hơn là trầm cảm, và tự tử.

    Tất nhiên cha mẹ nào cũng kỳ vọng vào con cái. Tuy nhiên, khi kỳ vọng thái quá cha mẹ đã vô tình tạo áp lực tới trẻ dẫn đến những trường hợp đáng tiếc. Vì vậy, cha mẹ không nên quá đề cao đến điểm số của kỳ thi mà can thiệp vào những lựa chọn của con, hãy để con tự quyết định học cái  gì, như thế nào... Nếu thất bại thì có thể động viên cho đến khi con hiểu ra và tiếp tục học để đạt mục tiêu, ước mơ của mình.

    Theo mình, áp lực tốt nhất chính là bản thân tự đặt áp lực cho chính mình để quyết tâm vươn lên và đạt mục đích.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #505338   22/10/2018

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Ngày nay cứ thấy ba mẹ nào cũng bắt con em mình học đủ các thứ từ bé, cảm thấy lịch học của nó kín hơn cả lịch làm việc nữa ấy, không biết là học nhiều có tốt không mà chưa chi thấy tốn kém quá rồi, lại còn không có thời gian cho trẻ con ăn chơi nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #505357   22/10/2018

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Theo mình thấy, bất kỳ cha mẹ nào cũng có thể kỳ vọng vào con cái, đó là quyền lợi chính đáng của các bậc làm cha làm, làm mẹ. Tuy nhiên, khi kỳ vọng thái quá, cha mẹ đã vô tình tạo áp lực tới trẻ. Thực tế cho thấy, nhiều trẻ ở tuổi vị thành niên mắc bệnh trầm cảm, tâm thần, thậm chí tự tử khi không đạt kết quả học tập như bố mẹ kỳ vọng, đặc biệt ở các kỳ thi quan trọng như thi vào cấp trung học phổ thông hay thi đại học, cao đẳng...Cha mẹ nên biết nguyện vọng của con như thế nào, để hướng cho con đi đúng theo sở thích, đúng theo niềm đam mê của con. Không nên ép buộc trẻ phải học như bạn này, học như bạn kia. Đừng cố áp đặt con cái theo mong muốn của cha mẹ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #505367   22/10/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Cuộc chiến trên ghế nhà trường thuộc về các em học sinh, các bậc cha mẹ bên ngoài lo cơm áo gạo tiền, thương trường như chiến trường, còn các con trên ghế nhà trường thì thi cử như chiến trường, kẻ chiến thắng sẽ được vinh danh và tung hô như anh hùng, còn kẻ thất bại thì chỉ làm nên cho kẻ chiến thắng thêm vang dội mà thôi. Ba mẹ nào cũng muốn con mình bằng bạn, bằng bè vì vậy vô tình đã buộc con em mình phải học vì điểm số để có thể khoe khoang vs bạn bè đồng nghiêp, đỡ mất mặt khi đc hỏi đến, áp lực lên đôi vai của con em

     
    Báo quản trị |  
  • #506385   31/10/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Mình thấy thời đại ngày nay thì từ nhà trường, thầy cô cho tới phụ huynh đều chạy đua cho kịp xu hướng bằng cách bắt các em học sinh phải đạt được những thành tích mà họ mong muốn. Vô hình điều này tác động trực tiếp khiến cho các bị cảm thấy bị áp lực, dần dần là học cho bố mẹ, thầy cô chứ không phải vì bản thân của các em nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #506420   31/10/2018

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Đó là văn hóa giáo dục của phụ huynh Việt Nam thời trước và còn tiếp diễn đến tận bây giờ. Bởi trong suy nghĩ của bậc làm cha mẹ, chúng ta phải tạo áp lực học tập cho các con thì các bé mới chịu học. Bởi trong suy nghĩ của bố mẹ, các con không thể tự lập và chủ động nếu chúng ta không thúc ép được! Đó cũng là một cách yêu thương của bố mẹ dành cho con (khác biệt với giáo dục phương tây) 

     
    Báo quản trị |  
  • #507725   15/11/2018

    Mình không đồng tình với suy nghĩ của những phụ huynh hiện nay về cách học tập cho con nhỏ, tỷ lệ tự tử ở Nhật đa phần là học sinh, sinh viên, bởi vì sao, vì họ chịu quá nhiều áp lực từ xã hội, bạn bè, và đặt biệt là cha mẹ, bởi vì sao những nước phát triển học sinh không quan trọng quá nhiều vào học lý thiết trên sách vở mà họ học lý thuyết bằng cách thực hành, vì khi thực hành họ vừa hiểu nhanh, hiểu sâu mà không phải áp lực về vấn đề sách vở, vì thế các bậc cha mẹ hiện nay đừng áp lực học tập cho con nhỏ nữa, hay tạo sự thích thú về học tập thay vì áp lực cho con nhỏ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #507772   15/11/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Áp lực học tập không phải là vấn đề mới, nhưng hiện tượng này vẫn lặp đi lặp lại hàng năm. Đáng chú ý, các hành vi gây hại cho các em đang có xu hướng gia tăng.
    Những nghiên cứu trước đây về tỷ lệ lo âu trầm cảm trong giới học sinh tại một số trường cho thấy, 1/3 các em đang học trong các cấp học có nguy cơ bị trầm cảm. Càng học ở trường “top”, áp lực, lo âu, trầm cảm của các em càng nhiều. Theo chia sẻ của các em, nguyên nhân chủ yếu là điểm số hay mối quan hệ. Đó có thể là mối quan hệ với các thầy cô, quan hệ tình cảm tuổi mới lớn. Bên cạnh đó còn là áp lực nhu cầu được thể hiện bản thân, áp lực về các vấn đề trên mạng xã hội…
    Môi trường mạng có rất nhiều thông tin không đúng sự thật về các kỳ thi, nhưng lại khiến các em lo lắng, hoang mang về vị trí của mình trong xã hội. Tất cả tạo thành áp lực chung đè nặng lên học sinh, nhiều em không thể chịu đựng sẽ dẫn đến những hành động tự hủy hoại bản thân.
    Trước đây, khi sống trong xã hội có yếu tố truyền thống nhiều hơn, một đứa trẻ được hỗ trợ tâm lý bởi nhiều mạng lưới. Trong đó, bố mẹ chỉ là một đối tượng, ngoài ra còn có ông bà, họ hàng, làng xóm. Ngày nay, trong xã hội đô thị hóa, mỗi gia đình sống trong các căn hộ biệt lập, trách nhiệm chính trong việc giáo dục con cái thuộc về bố mẹ. Nhưng chính bố mẹ cũng không có thời gian tâm sự với con. Một số bố mẹ tâm lý, buổi tối chủ động dành thời gian nói chuyện cùng con, nhưng được vài câu lại chăm chú vào điện thoại, máy tính…
    Bởi vậy, những đứa trẻ ngày nay ngày càng cô đơn, không có môi trường để giải tỏa những căng thẳng. 
     
    Báo quản trị |  
  • #509090   30/11/2018

    nguyenducphong_123456
    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 124 lần


    Chuyện này đa phần là xuất phát từ tâm lý của cha mẹ, có nhiều nguyên nhân khiến cha mẹ phải làm thế này. Một là so sánh con người ta với con mình và không muốn con mình thua kém có người ta vì như thế cha mẹ sẽ cảm thấy mình thua kém với người ta. Hai là có những cha mẹ vì lúc còn trẻ đã không làm được vài điều nên muốn con mình phải làm những điều đó thay mình. Nguyên nhân thứ ba có thể xuất phát từ cái gọi là thói quen, lúc trước có quãng thời gian ba mẹ cũng chịu những áp lực như thế và đã quen với điều đó và họ cũng nghĩ là con mình cũng sẽ như mình thời đó, rồi nó sẽ quen và trưởng thành. Áp lực cũng có thể trở thành hai mặt, một đứa con sẽ trở thành một viên kim cương, hai là có có thể khiến tan nát cuộc đời của một đứa trẻ.

     
    Báo quản trị |  
  • #513229   30/01/2019

    coikt
    coikt

    Sơ sinh


    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (64)
    Số điểm: 392
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Cha mẹ sinh con ra thì ai cũng muốn con mình giỏi, muốn được khoe con mình giỏi như thế nào. Do đó cha mẹ luôn đặt nguyện vọng quá cao cho con cái, nhưng không thật sự hiểu rõ là con muốn gì. Mình thấy mấy em nhỏ bây giờ học quá nhiều, mới lớp 2 thôi mà đã đi học thêm quá trời, mình thấy như vậy vô tình đánh mất tuổi thơ của con. Mình nghĩ thời gian đầu con còn nhỏ nên cho con thoải mái tự do, tới lúc con biết được mong muốn của mình là gì thì lúc đó sẽ tự khắc sẽ cố găng mà học tập. Còn một số trường hợp học không vô, có học cũng không giỏi được siêng năng cần cù nhưng cũng không giỏi thì mình nghĩ nên động viên và khen ngợi con đã làm tốt thì như vậy tư duy con trẻ sẽ phát triển tốt hơn. Đừng biến mong muốn của mình thành mong muốn của con trẻ

     
    Báo quản trị |  
  • #534541   03/12/2019

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Cha mẹ dù thế nào cũng chỉ muốn con cái mình thành đạt, không phải khổ như họ ngày trước. Mà con đường duy nhất để con không khổ, đối với họ chỉ duy nhất 1 con đường là học hàn. Cũng chính vì vậy mà cha mẹ vô tình tạo áp lực lên con cái, khi thấy con không được điểm cao như các bạn thì hay nói con nhà cô A học giỏi, còn con mình thì.. sẽ khiến con cái tổn thương. Do vậy vẫn nên ở mức độ vừa phải, để con cái không phải áp lực quá lớn và dẫn đến những sự việc không mong muốn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #535535   24/12/2019

    Tình huống trẻ bị trầm cảm đói với áp lực học hành, thi cử là rất nhiều vì phụ huynh họ xem đó là kết quả, là cả quá trình học hành của con. Ít phụ huynh nào quan tâm con mình thực chất cũng rất giỏi ở 1 khía cạnh nào đó,họ luôn muốn con mình phải giỏi toàn diện. Điều này từ tâm lý các phụ huynh hay lấy con cái làm điều để khoe khoang với nhau, mà ai cũng muốn mình hơn nên vô tình chung tạo nên cái áp lực lên con mình. Câu nói mà chúng ta nghe nhiều nhất trong khoảng thời gian đi học là "con nhà người ta". Nhưng làm con rất khó mà bậc làm cha làm mẹ còn khó khăn gấp bội lần.

     
    Báo quản trị |  
  • #535660   26/12/2019

    Cảm ơn về bài viết hữu ích mà bạn đã chia sẻ. Việc đặt áp lực về điểm số lên con cái có lẽ xuất phát từ tư tưởng học giỏi thì cuộc sống sau này mới khá, sau này không khổ như đời bố mẹ mà ít khi đặt vào vị trí của con cái để suy nghĩ. Các phụ huynh thường nghĩ con cái được đi học là sướng mà còn không điểm cao nữa là phạt đòn. Nhìn chung cha mẹ cũng muốn tốt cho con nhưng ép quá dễ dẫn đến suy nghĩ tiêu cực ở con trẻ.

    Cập nhật bởi trandothucuyen96@gmail.com ngày 26/12/2019 06:07:43 CH sửa lỗi chính tả
     
    Báo quản trị |  
  • #546249   17/05/2020

    somiphuongthao
    somiphuongthao

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tôi thấy việc này đã tạo áp lực cho tôi. tôi học thêm kín lịch cả tuần và được 9 điểm kiểm tra thì bố mẹ mắng

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn somiphuongthao vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/05/2020)
  • #546351   18/05/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Cha mẹ gây áp lực cho con có nhiều lý do: Cha mẹ mong muốn con có cuộc sống tốt hơn nhưng vô hình dung lại gây áp lực lớn lên vai con nhỏ; cha mẹ hi vọng con cái có thể đem lại niềm tự hào cho họ, tất cả là cha mẹ muốn tốt cho con mình nhưng thật ra không đúng cách nên gây áp lực cho bọn nhỏ.

     
    Báo quản trị |  
  • #551134   01/07/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Thực ra ai làm cha làm mẹ cũng mong con mình giỏi giang, hơn người này người nọ thôi. Tuy nhiên có lẽ là do cách truyền đạt của mỗi gia đình khác nhau nên vô tình lại tạo áp lực đối với con. Mình thấy bố mẹ nên làm bạn với con, chia sẻ với con nhiều hơn thì việc học tập của con sẽ tốt hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #551586   12/07/2020

    Cha mẹ tạo áp lực cho con là điều chẳng có gì sai cả, nhưng nó bị mong manh giữa ranh giới của một bên là theo sức của con và bên kia là theo nguyện vọng của cha mẹ. Việc thúc đẩy con mình phấn đấu để đạt mức mà năng lực con xứng đáng ở đó chứ không phải thấp hơn khác với việc bắt con phải đứng đầu chứ không ở vị trí khác, chính vì ranh giới đó mà không ít phụ huynh đã làm cho việc thúc đẩy dần trở nên tiêu cực hơn.  

     
    Báo quản trị |