Vì sao cha mẹ lại tạo áp lực học tập cho con ?

Chủ đề   RSS   
  • #468230 20/09/2017

    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Vì sao cha mẹ lại tạo áp lực học tập cho con ?

    Trẻ con không có quyền điểm thấp?

    Gần đây có vụ việc thương tâm xảy ra trong giáo dục, một đứa trẻ tự tử vì trầm cảm do kết quả học tập. Chuyện buồn như thế này không hiếm, khi mà trầm cảm trở thành một thứ bệnh của thời đại.

    Trước cái chết đau lòng của đứa trẻ, người ta lại mổ xẻ nguyên nhân, đưa ra các phân tích bằng những lời thông thái, rồi chuyện lại qua đi tiếp tục sẽ có những đứa trẻ khác u uất vì kết quả học hành, có khi có đứa không vượt qua để rồi chọn lấy cái chết để giải thoát. Bởi chúng không có quyền được học dốt.

    Không ai biết nguyên nhân đứa trẻ chọn cái chết khi bị điểm kém, áp lực, sức ép phải học giỏi. Không nhiều người thực sự biết giới hạn của những đứa trẻ, cho đến khi chọn cái chết.

    Rất nhiều người trong chúng ta coi con cái là tài sản, là “của để dành”. Của cải thì phải mỗi ngày một nhiều hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ, khoe khoang của người sở hữu. Những đứa con, những món “của để dành” của các ông bố bà mẹ cũng thế, luôn phải đáp ứng nhu cầu khoe khoang không giới hạn của mẹ cha. Những đứa trẻ không có bất cứ sự lựa chọn nào, bởi người ta mặc định rằng chúng biết gì mà lựa chọn. Bởi đã bao giờ trong đầu các phụ huynh mất đi ý niệm “dạy dỗ” bọn trẻ đâu.

     

    Từ bao giờ, và vì sao cái ý niệm con cái là “của để dành” trở nên phổ biến trong xã hội chúng ta? Có lẽ đã từ rất lâu rồi, khi mà câu nói “trẻ cậy cha, già cậy con” trở thành thành ngữ. Có lẽ chỉ đến bây giờ, khi mà nhu cầu khoe của trở nên mạnh mẽ hơn với sự hỗ trợ của các hình thức truyền thông mới thì sức ép phải trở nên lung linh của những đứa trẻ mới khiến căn bệnh trầm cảm của trẻ con bùng phát.

    Các bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con mình hạnh phúc. Song, không ít người dễ dàng cảm nhận được hạnh phúc của bản thân hơn là hạnh phúc của con trẻ. Rất khó để cảm nhận niềm vui của con trẻ khi chúng được làm điều chúng thích, song cảm giác hưng phấn của việc đếm like khi khoe con thì lại rất sung sướng. Con trẻ cần hạnh phúc, song của cải thì phải để khoe!

    Liệu pháp luật về trẻ em có dành hoặc đưa ra những quy định để xử lý cha mẹ vi phạm trong những trường hợp như vầy? 

     
    63542 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

8 Trang <123456>»
Thảo luận
  • #469388   30/09/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    lamthanhtruc viết:

    Là cha mẹ ai cũng muốn con mình được điểm cao, muốn con mình đứng nhất vì họ muốn con mình sẽ có một tương lai tốt đẹp. Và đối với chương trình học hiện nay có vẻ khá nặng nếu mà không ép thì các em sẽ không theo kịp. Hầu hết các bậc phụ huynh hiện nay đều ép con em mình học đủ mọi chương trình để cho bằng bạn bằng bè.

    Mà thực tế ở Việt Nam mình việc đặt áp lực cho con chưa bằng một số nước đâu, đơn cử như Hàn Quốc chẳng hạn. Ở nước này, học sinh bị đặt áp lực rất nặng, xảy ra rất nhiều trường hợp tự tử, nhưng hiện nay, nếu nói là xử lý trong trường hợp này thì vẫn chưa được, vì rất khó để xác định được ba mẹ vi phạm thế nào? Và cách thức xử lý ra sao.

     
    Báo quản trị |  
  • #468842   26/09/2017

    nguyenduy303
    nguyenduy303
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 2154
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 53 lần


    Việc cha mẹ đặt kỳ vọng nhiều vào con cái có thể thấy xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nhưng tựu chung lại đều là do tình yêu thương và hướng đến mục tiêu mong muốn con mình có một tương lai tốt đẹp hơn.
     
    Có thể liệt kê ra đây một số lý do mà cha mẹ thường hay đặt ra cho con mình, gây ra một áp lực không hề nhỏ cho các em trong chuyện học tập:
     
    Thứ nhất, bản thân cha mẹ của các em là những người học cao, hiểu rộng, có địa vị trong xã hội, nên từ đó họ luôn có suy nghĩ "con tôi phải giỏi giống tôi", “chuyện học giỏi là điều đương nhiên, đó là gen duy truyền, làm sao có thể học kém được” “nó không làm được như vậy thì rõ ràng là nó lười”. Chính từ những suy nghĩ đó đã gây ra cho các em một tâm lý lúc nào cũng phải học chăm, học giỏi.
     
    Thứ hai, là do cha mẹ của các em không hài lòng với quá khứ của chính mình. Khi mà ước mơ, mong muốn của họ không thề thực hiện được thì họ mong con mình sẽ thực hiện giúp thông qua việc cha mẹ truyền đam mê của chính bản thân họ cho con họ. Từ đó có nhiều câu chuyện phát sinh như ép con chơi nhạc cụ, chơi thể thao,...theo sở thích của cha mẹ.
     
    Thứ ba, do chính những áp lực từ xã hội nên họ kỳ vọng vào con mình nhiều hơn qua cái suy nghĩ "con người ta giỏi thì con mình cũng phải giỏi". Chính từ những sự hỏi han của những người xung quanh về việc học của con như: Học giỏi không? Xếp hạng mấy?...hay việc so sánh giữa con em hàng xóm, họ hàng với nhau. Từ những việc này nên cha mẹ càng đặt kỳ vọng vào con mình nhiều hơn nữa.
     
    Thứ tư, do cha mẹ lo lắng cho tương lai của con mình, sợ con lớn lên không bằng ai, cuộc sống cơ cực, vất vả, không đủ sức tồn tại trong một xã hội đầy sự cạnh tranh như hiện nay.
     
    Bất kỳ cha mẹ nào cũng có thể kỳ vọng vào con cái. Tuy nhiên, khi kỳ vọng thái quá thì đã vô hình tạo ra những áp lực không đáng có, điều này thì không nên chút nào.
     
    Báo quản trị |  
  • #469337   30/09/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Tạo áp lực cũng có nhiều cách khác nhau. Ngày nay thấy có trẻ còn học mẫu giáo thôi đã học ca học kíp từ sáng tới tối khuya, cuối tuần cũng không được nghỉ. Đó là áp lực xấu khiến trẻ ko còn thời gian vui chơi phát triển bản thân tự nhiên, giao tiếp bên ngoài. 

     
    Báo quản trị |  
  • #469339   30/09/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Việc tạo áp lực học tập cho coon nhiều khi còn tạo ra nhiều hệ lụy. Nếu như trẻ em quá nhiều áp lu755c trong chuyện học tập cũng như áp lực từ cha mẹ sẽ gây cho tâm lý trẻ bất ổn ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của bản thân về sau này.

     
    Báo quản trị |  
  • #469378   30/09/2017

    thanhdatvo95
    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    Mình thấy một điều kỳ lạ là những nền giáo dục được đánh giá tiên tiến nhất là những nơi các em học sinh phải học ít nhất, ở đó họ chú ý đến việc phát triển nhân cách , thế mạnh , năng khiếu của từng em học sinh, tạo cơ hội cho các em biết được bản thân mạnh về  cái gì nhất, yêu thích cái gì nhất. Từ đó các em mới có thể định hướng cho mình, biết mình cần cái gì, thiếu cái gì để mà bổ sung, cảm thấy yêu thích việc tới lớp, việc học. Còn cứ thúc ép học môn này tới môn khác, áp đặt điểm số phải là 9 là 10 thì vô hình chung đưa các em đến 1 khuôn mẫu nhất định mà bé nào cũng như bé nào, không phát triển được năng lực , năng khiếu của từng bé.

     
    Báo quản trị |  
  • #469383   30/09/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Theo mình thì áp lực cũng là yếu tố không thể thiếu để thúc đẩy sự phát triển. Việc tạo áo lực về điểm số, kết quả học tập một cách vừa phải sẽ giúp cho trẻ rèn tính kỷ luật cũng như chí cầu tiến trong từ những việc nhỏ nhất.

    Việc gì cũng vậy, khi hình thành được thói quen sẽ giúp đỡ rất nhiều cho quá trình làm việc, quan hệ xã hội sau này

     

     
    Báo quản trị |  
  • #469399   30/09/2017

    Hoaithuong2709
    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    Việc cha mẹ "ép" con học hành là từ xưa đến nay rồi. Mỗi gia đình mỗi cảnh, mỗi đứa con mỗi tính. Không ép thì con lười không học, mà ép thì áp lực cho con. Ở đây chẳng có gì tuyệt đối, tuy nhiên các bậc cha mẹ ngoài việc nghiêm khắc chấn chỉnh thái độ học tập của con còn phải xét đến nguyện vọng, sức học, sở thích của con,... từ đó mới cân đối được, giảm bớt áp lực cho con.

     
    Báo quản trị |  
  • #469419   30/09/2017

    phamquan2017
    phamquan2017
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 2308
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 47 lần


    Theo mình thì cha mẹ nào cũng không muốn tạo áp lực việc học hành lên con mình cả! Do cuộc sống ngày càng phát triển, xã hội ngày một đổi mới nên cha mẹ sợ con mình không theo kịp nên đã vô tình bắt buộc con mình phải học thật giỏi, cái gì cũng phải biết để sau này lớn lên có điền kiện tốt, có cuộc sống tốt hơn cuộc sống của mình bây giời! Tâm lý của người làm cha làm mẹ !

     
    Báo quản trị |  
  • #469445   30/09/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Đứng trước tình hình xã hội trong thời buổi hiện nay, việc cha mẹ luôn tạo áp lực cho con cái là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, điều gì cũng có 2 mặt, không nên vì vậy mà đánh giá là đúng hay sai. Hiện nay, việc cha mẹ bận rộn là làm ăn, bỏ bê việc học của con cái dẫn đến việc con cái hư hỏng, dễ dính vào các tệ nạn, thói hư tật xấu nên ở khía cạnh này thì việc cha mẹ tạo áp lực định hướng cho con cái con đường học hành cũng là một điều tốt. Tuy nhiên, việc cha mẹ tạo áp lực quá đáng dẫn đến trẻ em không có thời gian để nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động khác lại là điều cần xem xét lại. Bởi vậy, dựa trên hai khía cạnh trên thì không nên đánh giá là nên hay không nên, đúng hay sai mà cần xem xét và tìm ra đâu là mức "tạo áp lực" phù hợp.

     
    Báo quản trị |  
  • #469452   30/09/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Xã hội việt nam luôn coi trọng vấn đề thành tích. Các bậc phụ huynh trong suy nghĩ luôn áp đặt cho các con định hướng con đường nghề nghiệp theo suy nghĩ của bố mẹ. Nên từ khi ngồi trên gế nhà trường các em đã phải đối mặt với vấn đề thành tích, điểm, xếp hạng... trở thành áp lực và gánh nặng cho các con. Chúng ta cần nhìn nhận lại để cho thế hệ trẻ phát triển toàn diện đúng theo năng khiếu sở trường của các con.

     
    Báo quản trị |  
  • #469515   01/10/2017

    Tạo áp lực cho con không phải là hoàn toàn không tốt. Theo mình, có một số trường hợp, cha mẹ tạo áp lực cho con cái bằng việc dạy dỗ những điều hay, lẽ phải, từ đó giúp trẻ học tập, làm việc tốt hơn. 
    Việc có áp lực học tập lên con là do muốn con có tương lại tốt đẹp hơn, con đường học hành, trang bị kiến thức là con đường trạng bị kiến thức cho bản thân. Tuy nhiên, việc tạo áp lực để con học tập lại bị ảnh hưởng bởi mội trường giáo dục nói chung: số lượng các môn học, yêu cầu của giáo viên, kết quả phải đạt sau mỗi kỳ thi,...
    Theo mình, mặc dù cũng có những tác động tích cực, tuy nhiên, áp lực học tập sẽ ảnh hưởng đa phần là tiêu cực lên trẻ em. Việc bị phê bình bởi vì thành tích học tập kém, khiến phụ huynh thất vọng, khiến cho nhiều học sinh cảm thấy áp lực, thấy mình vô dụng kém cỏi. Những đánh giá của người lớn vô tình tạo áp lực chồng chất lên tinh thần của các em, để rồi đến một ngày thông tin về việc học sinh tự tử khiến cho mọi người không khỏi bàng hoàng, nhiều khi chính cha mẹ các em không hiểu được tại sao.
    Tuy nhiên, việc quy định cấm hành vi tạo áp lực lên trẻ em hay quy định lỗi phạt thì mình không thể hình dung sẽ như thế nào. Vì việc cha mẹ đặt kỳ vọng, hay quyết định thay giúp con cái này, cái kia khó có thể chứng minh, cũng như không phải lúc nào cũng có hậu quả rõ ràng, mà phần lớn là ảnh hưởng đến tinh thần các em, các trường hợp dẫn đến tự tử là có nhưng không quá nhiều. 
     
    Báo quản trị |  
  • #470050   08/10/2017

    hailetran
    hailetran
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2017
    Tổng số bài viết (174)
    Số điểm: 2349
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 40 lần


    Áp lực học tập cũng đều xuất phát từ ý định tốt của cha mẹ là muốn con cái của mình học tập tốt, một lí do nữa là khi con cái học hành giỏi giang thì bố mẹ sẽ được hãnh diện.

    Cha mẹ thường tạo áp lực và quyết định thay cho trẻ và muốn trẻ thực hiện những điều mà cha mẹ chưa thực hiện được. Nỗi sợ con thua bạn kém bè như mình ngày trước, cha mẹ tạo mọi điều kiện để bù đắp cho con, và khi kỳ vọng quá nhiều vào con thì áp lực đặt lên vai con là đương nhiên. Họ nghĩ mình có quyền định đoạt cuộc sống của con, quyết định thay cho con

     
    Báo quản trị |  
  • #480693   30/12/2017

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Suy ngẫm lại vấn đề này thì việc các bậc phụ huynh bây giờ luôn bắt các con của mình học tập liên tục với khối lượng kiến thức khổng lồ. Và mục đích cuối cùng là để con không thua kém so với bạn bè và để có một công việc ổn định trong tương lai. Tuy nhiên, việc tạo áp lực học tập cũng dễ khiến cho các em bị trầm cảm, stress vì những bài tập trên lớp cũng như về đến nhà. Thực tế là mỗi sáng vẫn thường thấy những đứa trẻ học cấp 1 mang những balo còn to hơn cả người các em, vẫn thấy những đứa trẻ vừa đi trên xe vừa ngủ.... Điều này là đáng lo ngại khi những đứa trẻ này không có thời gian nghỉ ngơi cũng như vui chơi giải trí.

     
    Báo quản trị |  
  • #480746   31/12/2017

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Sinh con ra, nhất là đôí với những đứa con đầu lòng; các bậc cha mẹ thường gửi gắm rất nhiều niềm tin và hy vọng của mình. Ngày xưa bố mẹ không có đủ điều kiện để theo học, do đó họ dành tất cả cho con song lại không đúng phương pháp, không tìm hiểu tâm tư, không biết đến năng lực của con. Vô hình chung điều đó đã tạo áp lực học tập lên trẻ, khiến trẻ không được hồn nhiên, vô tư sống đúng với lứa tuổi của mình. 

     
    Báo quản trị |  
  • #481633   10/01/2018

    ha2308
    ha2308
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 19 lần


    Ở hầu hết các nước phương Đông mình thấy còn nhiều suy nghĩ hơi phong kiến khi cho rằng con cái phải là người tiếp nối sự nghiệp và con đường của mình, hay đặt hy vọng vào việc con cái sẽ trở thành một người thành công để có thể nuôi dưỡng cha mẹ khi về già, đặc biệt là các cậu con trai đích tôn dòng họ. Đặt lên vai những đứa con ghánh nặng về việc phải là đứa học sinh giỏi trong lớp, thi đậu vào trường đại học danh tiếng, trở thành công an, bác sĩ hay luật sư.. an cư lập nghiệp và sinh ra con trai nối dõi tông đường.

    Điều này hoàn toàn trái ngược với phương Tây, mình thấy việc sinh con trai hay con gái không quan trọng, đều được yêu thương, cho con cái tự do phát triển bản thân, đặt ra mơ ước dù trở thành một người làm bánh hay pha chế. Ở độ tuổi 16 con cái có thể tự lo cho bản thân, học môn học và ngành nghề mình mong muốn, tất nhiên việc con cái là một học sinh giỏi là điều rất đáng tự hào, nhưng đó là thực lực và không phải ai cũng là nguời giỏi tất cả các môn.

    Việc chạy đua theo thành tích dẫn đến những tình huống bi hài như một lớp mà có đến 80% học sinh có giấy khen và cả 12 năm học sinh giỏi cũng bị rớt Đại Học, khiến cho lớp trẻ bị mất niềm tin, tự tử vì gây ra thất vọng quá lớn, quá shock cho gia đình.

    Cập nhật bởi ha2308 ngày 10/01/2018 01:20:57 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #481637   10/01/2018

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Thực ra việc cha mẹ muốn coi giỏi giang là một điều dễ hiểu và xuất phát cũng từ lòng yêu thương con cái, muốn giành cho con những điều tốt và muốn sau này con có một tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, hiện nay cách dạy con của các bậc cha mẹ lại sai phương pháp, khiến cho con bị trầm cảm, chịu áp lực tâm lý mà các bậc phụ huynh nhiều khi còn không biết. 

    Theo ý kiến của mình, yêu thương con là cái tốt nhưng các bậc cha mẹ cũng nên xem lại cách mình đưa ra vấn đề và yêu cầu với con trong việc học tập. Như thế là tốt cho con chưa? Như thế là có phù hợp với khả năng của con chưa? Và như thế con có bị áp lực gì không? Trẻ con đang là tuổi ăn tuổi chơi, cứ để cho con phát triển một cách tự nhiên nhất, không cần tạo quá nhiều áp lựa và không cần đặt nặng vấn đề điểm số. Con có thể có điểm chưa tốt, có thể con học kém hơn các bạn khác nhưng các bậc cha mẹ không nên chỉ vì thế mà tạo áp lực bắt con phải đạt được cái này cái kia, thay vì la mắng thì hãy tìm hiểu lý do vì sao con như vậy? Khuyến khích trẻ theo cách bản năng của trẻ, tạo động lực thì trẻ sẽ tự cố gắng.

    Biết rằng cha mẹ yêu thương con nhưng hãy giáo dục con đúng cách và định hướng con đúng nơi. Cha mẹ hãy là nguồn yêu thương và đừng để con của mìn phải thấy "sợ" vì sự yêu thương đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #481647   10/01/2018

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 179 lần


    Cha mẹ luôn muốn con mình học giỏi, học chăm một phần họ hy vọng rằng nếu con mình học giỏi thì tương lai sẽ thành công, sẽ sáng lạn hơn. Nhưng mình thấy đôi lúc nhiều bố mẹ chỉ tạo áp lực để con mình có thể đứng tốp trong lớp, để họ có thể tự hào đi khoe con mình với những nguời hàng xóm, những nguời bạn của họ mà không thực sự quan tâm tới con mình. 

     
    Báo quản trị |  
  • #482292   15/01/2018

    danghaa_
    danghaa_
    Top 200
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Re

    Cha mẹ ép buộc con cái học cũng chỉ vì lo nghĩ cho tương lại của con mình. Tuy nhiên, hầu hết người Việt nam đều suy nghĩ phải học có tấm bằng thì mới làm nên chuyện. Cha mẹ ép buộc con mình học mà không biết sở trường của con mình là gì. Mỗi người có một sở trường riêng, cha mẹ nên phát huy sở trường của con mình. Không phải ai học giỏi cũng thành công
     
    Báo quản trị |  
  • #482306   15/01/2018

    Cha mẹ luôn muốn con mình học hành thật giỏi, trở thành người tốt đẹp. Tuy nhiên những ước mong đó vô tình tạo thành sức ép nặng nè đè nặng lên vai trẻ con. Điều tốt nhất cha mẹ nên làm là tạo cho con mình cơ hội tốt nhất để phát triển không nên quá ép buộc con cái.

     
    Báo quản trị |  
  • #482311   15/01/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1981)
    Số điểm: 14204
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Cha mẹ lúc nào cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con mình, mong muốn con là niềm tự hào của mình. Tuy nhiên, những mong muốn này vô hình chung đã gây ra nhiều áp lực cho con mình về điểm số, thành tích, rồi so sánh với những người khác,ép buộc con mình đi học thêm đủ kiều để điểm cao cho bằng bạn bằng bè, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của Acác em.

     
    Báo quản trị |