Quyền sở hữu bản quyền cấp cho chủ sở hữu quyền duy nhất để sử dụng tác phẩm, với một số trường hợp ngoại lệ. Khi một người tạo tác phẩm gốc, cố định trong một môi trường hữu hình, họ nghiễm nhiên sở hữu bản quyền đối với tác phẩm đó.
Nhiều loại tác phẩm có đủ điều kiện để bảo vệ bản quyền, ví dụ:
- Tác phẩm nghe nhìn, chẳng hạn như chương trình truyền hình, phim và video trực tuyến
- Bản ghi âm thanh và bản soạn nhạc
- Tác phẩm viết, chẳng hạn như các bài giảng, bài báo, sách và bản soạn nhạc
- Tác phẩm trực quan, chẳng hạn như bức tranh, áp phích và quảng cáo
- Trò chơi video và phần mềm máy tính
- Tác phẩm kịch chẳng hạn như kịch và nhạc
Dù là phim ảnh, sách, âm nhạc, tác phẩm nghệ thuật hay phần mềm đi nữa thì khái niệm sở hữu trí tuệ vẫn chưa được nhìn nhận một cách nghiêm túc ở Việt Nam. Và ở một thị trường nơi mà vi phạm bản quyền đã trở nên phổ biến một cách báo động thì các nhà đầu tư vẫn chưa thể mặn mà với việc kinh doanh ở Việt Nam được.
Theo tiến sĩ Lê Thị Nam Giang của Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, trong khi hiện nay mới chỉ có năm nhà phát hành sách được cấp bằng tại Việt Nam thì hàng trăm website cung cấp ebook lậu một cách miễn phí vẫn mọc lên nhan nhản. Việc truyền bá sách như thế này được tiến hành dưới danh nghĩa trao đổi kiến thức cho công đồng và với khẩu hiệu “Đã là thông tin thì phải được miễn phí”. Tất nhiên, các website như thế này đều có mục đích của mình, đó là kiếm lợi nhuận từ việc quảng cáo.
Tương tự, theo tiến sĩ Nam Giang thì đã có nhà sản xuất phim có bản quyền đã cố gắng phát triển ở Việt Nam, nhưng họ không thể cạnh tranh được 180 website cung cấp thả cửa các bộ phim một cách miễn phí cho người xem ở đây.
Luật pháp thì vẫn chỉ tồn tại trên giấy tờ.
Hai năm trước, các nhà kinh doanh dường như thở phào nhẽ nhõm khi Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch cùng với Bộ Công nghệ - Thông tin cùng đưa ra một quyết định về việc các website có hành vi vi phạm luật bản quyền sẽ phải ngừng hoạt động.
Từ đó trở đi, đã có hàng nghìn website vi phạm đã bị đem ra ánh sáng. Nhưng đến nay vẫn chưa có trang nào bị xử phạt chứ chưa nói gì đến việc đóng cửa họ.
Một CEO của công ty công nghệ thông tin Lạc Việt khi được phỏng vấn đã nói: “Bạn chỉ cần gõ một chữ “truyện” thôi cũng có thể ra hàng nghìn kết quả tìm kiếm về các đầu sách có sẵn miễn phí download”.Đông Phước Vinh, giám đốc công ty Youth E-book mới thành lập cách đây vài năm nói rằng, các nhà phát hành sách e-book tại Việt Nam không thể tồn tại được ở mảng thị trường bán lẻ.
Hiện tại công ty vẫn chỉ tồn tại dựa vào các hợp đồng cung cấp sách bản quyền cho một hãng điện thoại.
Ông Vinh cũng nó rằng các công ty e-book có bản quyền đang bị trong một vòng tròn luẩn quẩn. Khi các quyền bản quyền không thể được bảo vệ thì các tác giả sẽ từ chối ký hợp đồng với các nhà xuất bản. Điều này sẽ làm cho nhà xuất bản khó khăn trong việc cung cấp các sản phẩm chất lượng cao để đưa ra thị trường.
Ông Vinh cũng nói thêm rằng “Các nhà phát hành e-book không chỉ gặp khó khăn trong việc cung cấp sản phẩm , phải chịu sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan nhà nước mà còn phải cạnh tranh với vô số kẻ đang vi phạm bản quyền. Điều đó làm cho các nhà cung cấp e-book chân chính bị lâm vào thế đường cùng.”
Sự bế tắc của các giải pháp kỹ thuật
Các nhà phát hành e-book vẫn đang cố gắng dùng mọi cách để bảo vệ quyền bản quyền bao gồm việc sử dụng các giải pháp kỹ thuật thậm chí là dù người đọc có thể không thấy thoải mái.
Tuy nhiên, các biện pháp kỹ thuật chỉ gây khó khăn được cho những người thật thà còn với những kẻ ranh mãnh thì các biện pháp đó vẫn rất dễ dàng vượt qua.
Theo giáo sư Hoàng Lê Minh, giám đốc cho viện nghiên cứu nội dung phần mềm kỹ thuật số và công nghệ nói rằng việc quản lý người sử dụng internet thông qua địa chỉ IP đã không còn mang tính khả thi nữa.
Ông Lê Minh cũng bày tỏ ý kiến của mình: “Vì môi trường kỹ thuật số đang trở nên ngày một phức tạp, Việt Nam cần phải có đủ các biện pháp kỹ thuật và luật pháp để bảo vệ quyền bản quyền. Tôi cho rằng xây dựng một hệ thống cấp quốc gia chịu trách nhiệm giám sát các vấn đề về bản quyền là rất cần thiết”.
Ông Vinh - Giám đốc công ty E-book Tuổi trẻ cũng nói rằng các giải pháp kỹ thuật mã hóa e-book vẫn không đủ để làm anh cảm thấy sự an toàn. Anh hi vọng các thiết chế pháp luật mới sẽ được tìm ra để giải quyết các vấn đề hiện nay.