Xin chào, Về câu hỏi của bạn, phòng tư vấn dân sự công ty luật Ltd kingdom địa chỉ tại phòng 1936, tòa HH4C, khu đô thị Linh Đàm, xin phép được trả lời như sau:
Thứ nhất, về quyền sở hữu đối với căn nhà trên:
Căn nhà đứng tên mẹ bạn, ba mẹ bạn không đăng ký kết hôn. Vậy, không thể coi đây là tài sản chung của ba mẹ bạn. => Quyền sở hữu hợp pháp với căn nhà trên là của mẹ bạn.
Thứ hai, về chia di sản (căn nhà nêu trên) sau khi mẹ bạn mất:
Trong câu hỏi của bạn không nêu rõ mẹ bạn mất có để lại di chúc hay không, vậy nên chúng tôi sẽ đưa ra 2 trường hợp:
- TH1: Nếu mẹ bạn mất có để lại di chúc (hợp pháp), thì việc chia di sản phải tuân thủ theo di chúc của mẹ bạn.
- TH2: Nếu mẹ bạn mất không để lại di chúc, việc chia di sản sẽ chia theo quy định của pháp luật. Quy định tại điều 676 – BLDS 2005 – Thừa kế theo pháp luật:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Vậy, theo hàng thừa kế thứ nhất, nếu ông bà bạn đã mất và mẹ bạn không còn người con nào khác thì di sản trên sẽ thuộc về bạn.