#ff0000;">Bài dự thi dân luật cùng vui số 1
Quan hệ giữa Long và Tiến trong trường hợp này là quan hệ mua bán tài sản. Với dữ kiện mà khatvongttk đưa ra không thể có kết luận chính xác hành vi giữa Long và Tiến thực là hành vi thương mại, hay hành vi dân sự. Do đó chỉ có thể chia trường hợp.
Trường hợp 1 là hành vi giữa Long và Tiến là hành vi mua bán tài sản mang tính chất dân sự. Như vậy, theo điều 440 Bộ luật dân sự 2005 quy định về thời điểm chịu rủi ro:
1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản mua bán cho đến khi tài sản được giao cho bên mua, còn bên mua chịu rủi ro đối với tài sản mua bán kể từ khi nhận tài sản, nếu không có thoả thuận khác.
2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, kể cả khi bên mua chưa nhận tài sản, nếu không có thoả thuận khác.
Trong đề bài của khatvongttk:Long chưa kịp đếm áo trả tiền cho Tiến, như vậy là bên bán chưa giao tài sản cho bên mua. Như vậy thì nếu giữa Long và Tiến không có thỏa thuận về thời điểm chịu rủi ro thì Long phải chịu toàn bộ thiệt hại do 5000 chiếc áo bị cháy.
Nếu có căn cứ chứng minh có thiệt hại xảy ra do việc cung cấp 5000 chiếc áo của Long không đúng hạn gây thiệt hại cho Tiến thì Tiến có quyền yêu cầu Long bồi thường thiệt hại. Nếu hành vi phát sinh cháy là do lỗi chủ quan bên phía Long thì nguyên nhân giao hàng không đúng hạn là do lỗi của Long, Tiến có quyền hủy hợp đồng mua bán 5000 chiếc áo này.
Trường hợp 2 là hành vi giữa Long và Tiến là hành vi thương mại, hoặc các bên lựa chọn luật thương mại để điều chỉnh. Tiến đã trả tiền, tức là các bên đã giao kết hợp đồng. Khi đó:
Nếu Tiến là người nhận hàng, thì Long chưa kịp đếm áo cho Tiến, tức là chưa có hành vi chuyển giao hàng hóa giữa Long và Tiến thì theo điều 59 luật thương mại 2005, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, thiệt hại xảy ra đối với việc 5000 chiếc áo bị cháy là của Long. Khi đó thì quyền của Tiến được xác định tương tự như trường hợp áp dụng Bộ luật dân sự bên trên.
Nếu Tiến đã trả tiền Long, áo đang được vận chuyển đến nơi nhận hàng của Tiến để Tiến đếm tại đó, mà cháy trên đường vận chuyển thì theo điều 60 luật thương mại 2005, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, thiệt hại xảy ra đối với 5000 chiếc áo bị cháy là của Tiến. Khi đó Tiến không có quyền gì cả với Long.
Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.
Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.
Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.
Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)
M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.