VĂN BẢN HỢP NHẤT sẽ làm hệ thống pháp luật đơn giản hơn hay rắc rối thêm?

Chủ đề   RSS   
  • #209034 23/08/2012

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    VĂN BẢN HỢP NHẤT sẽ làm hệ thống pháp luật đơn giản hơn hay rắc rối thêm?

    Hợp nhất văn bản là việc đưa nội dung sửa đổi, bổ sung trong văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản đã được ban hành trước đó vào văn bản được sửa đổi, bổ sung theo quy trình, kỹ thuật quy định tại Pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật số 01/2012/UBTVQH13 (Sau đây gọi gọn là Pháp lệnh Hợp nhất). Nhằm góp phần bảo đảm cho hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

    Tuy nhiên, Văn bản hợp nhất chưa thực hiện được sứ mệnh tốt đẹp của nó thì lại gây ra nhiều khó khăn cho nhân dân.

    1.Ngày có hiệu lực của văn bản hợp nhất là ngày nào?

    Pháp lệnh Hợp nhất có quy định: Việc hợp nhất văn bản không được làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất. Văn bản hợp nhất được sử dụng chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật. Nhưng không đề cập gì đến ngày hiệu lực của văn bản hợp nhất.

    Nếu không có ngày hiệu lực thì ai sẽ dám áp dụng văn bản hợp nhất?

    2.Tình trạng của văn bản hợp nhất là sao đây?

    Rõ ràng theo quy định của Pháp lệnh Hợp nhất thì Văn bản hợp nhất được sử dụng chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật. Nhưng không thể để tình trạng của nó là “Có hiệu lực” được. Bởi không xác định được ngày hiệu lực của nó là bao nhiêu thì làm sao xác định được nó có hiệu lực. Vậy tình trạng của Văn bản hợp nhất là gì đây?

    Lại một lần nữa phải đặt lên câu hỏi mà không có lời đáp, ai sẽ dám áp dụng văn bản hợp nhất khi không biết tình trạng nó như thế nào?

    3.Áp dụng văn bản hợp nhất đầy rủi ro

    Như chúng ta đã biết, Pháp luật sẽ định hướng hành vi của con người, nếu ai đó tin tưởng và áp dụng theo văn bản hợp nhất một cách tuyệt đối thì điều gì sẽ xảy ra với họ. Nếu văn bản hợp nhất không có gì sai sót thì chẳng có vấn đề gì. Nhưng trong truờng hợp Văn bản hợp nhất bị sai sót về kỹ thuật dẫn đến nội dung của văn bản hợp nhất khác với nội dung của văn bản được hợp nhất thì áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất. Thì khi đó rủi ro pháp lý cho những ai áp dụng văn bản hợp nhất là điều không thể lường trước được.

    Lần thứ ba phải đặt lên câu hỏi: Ai sẽ dám áp dụng văn bản hợp nhất?

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 23/08/2012 03:07:50 CH
     
    15799 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/08/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #209131   23/08/2012

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    Chào bạn, để xây dựng một xã hội pháp quyền thì trình độ lập pháp là một trong những nội dung cần xây dựng. Pháp luật phải công khai, rõ ràng, thống nhất thì mới bảo đảm được tôn trọng và tuân thủ. Việc hợp nhất văn bản chính là một trong những con đường để đi đến mục tiêu đó.

    Những điều bạn băn khoăn có lẽ là những điều mà Pháp lệnh không đề cập, hi vọng sẽ có văn bản hướng dẫn rõ hơn. Tuy nhiên mình nghĩ như sau:

    Điều 4 của Pháp lệnh 01/2012/UBTVQH quy định:

    "Văn bản hợp nhất được sử dụng chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật."

    Điều 5 đến điều 8 cho thấy kết quả của việc hợp nhất sẽ là văn bản hợp nhất được người có thẩm quyền ký xác thực và được đăng tải trên website chính thức.

    Như vậy, trừ trường hợp trong văn bản có chỉ rõ ngày hiệu lực thì có thể căn cứ vào ngày ký xác thực để xác định hiệu lực của văn bản hợp nhất (vì thông tin cho ngày đăng lên web hiện chỉ là số liệu kỹ thuật, chưa có biện pháp xác định giá trị pháp lý).

    Khi đã có ngày hiệu lực thì văn bản hợp nhất chỉ hết hiệu lực khi nó bị thay thế, hủy bỏ toàn bộ bởi quyết định của cơ quan có thẩm quyền (cũng giống như văn bản pháp luật bình thường).

    Khoản 1 điều 9 quy định ưu tiên áp dụng văn bản được hợp nhất chứ không phải văn bản hợp nhất là điều tất nhiên. (gần giống như hợp đồng có bản dịch nước ngoài thì giá trị bản dịch không thể nào thay cho bản gốc, nếu Nghị định hướng dẫn Luật sai thì áp dụng theo Luật ...).

    Cho nên, dù đọc văn bản chưa hợp nhất hay văn bản hợp nhất thì bạn cũng cần hiểu rõ và đầy đủ các nội dung của nó, để áp dụng chính xác.

    Việc áp dụng văn bản hợp nhất sai sót nếu có thiệt hại thì sẽ tiến hành theo thủ tục quy định tại Luật bồi thường trách nhiệm Nhà nước số 35/2009/QH12.                     

    Cập nhật bởi NgoThuyKhanh ngày 23/08/2012 09:15:44 CH

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NgoThuyKhanh vì bài viết hữu ích
    daonhan (10/12/2012)
  • #209175   24/08/2012

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Chào bạn NgoThuyKhanh

    Trước hết xin cảm ơn ý kiến chia sẻ của bạn.

    Sau đây mình sẽ đưa ra một văn bản hợp nhất. Nhưng văn bạn này không nói ngày hiệu lực, vậy mình có thể coi ngày ký xác thực là ngày có hiệu lực hay không?

     

                                     

                                 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

     

    PHÁP LỆNH

    ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

     

    Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi:

    1. Pháp lệnh số 35/2007/PL-UBTVQH11 ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2007;

    2. Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

     

    Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

    Pháp lệnh này quy định về ưu đãi người có công với cách mạng[1].

    CHƯƠNG I

    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1

    Pháp lệnh này quy định về đối tượng, phạm vi, điều kiện, tiêu chuẩn, các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ.

    Điều 2

    Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Pháp lệnh này bao gồm:

    1.[2] Người có công với cách mạng:

    a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

    b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

    c) Liệt sĩ;

    d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

    đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

    e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

    g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

    h) Bệnh binh;

    i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

    k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

    l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

    m) Người có công giúp đỡ cách mạng.

    2. Thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại khoản 1 Điều này.

    Điều 3

    1. Các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

    2. Hàng năm Nhà nước dành phần ngân sách bảo đảm thực hiện các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ.

    Điều 4[3]

    Người có công với cách mạng và thân nhân được Nhà nước, xã hội quan tâm chăm sóc, giúp đỡ và tuỳ từng đối tượng được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây:

    1. Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần;

    2. Bảo hiểm y tế;

    3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;

    4. Nhà nước có chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở và huy động sự tham gia của xã hội, gia đình người có công với cách mạng;

    5. Được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học;

    6. Chính phủ quy định cụ thể thời điểm hưởng, mức hưởng và các chế độ ưu đãi tại Điều này.

    Điều 5

    1. Cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có trách nhiệm vận động, chăm sóc, giúp đỡ người có công với cách mạng và thân nhân của họ bằng nhiều hình thức, nội dung thiết thực.

    2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên giám sát việc thực hiện và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện tốt chính sách, chế độ ưu đãi quy định trong Pháp lệnh này.

    Điều 6

    1. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được xây dựng ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn bằng sự đóng góp theo trách nhiệm và tình cảm của tổ chức, cá nhân.

    2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì vận động xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.

    3. Chính phủ quy định chế độ quản lý, sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.

    Điều 7[4]

    Chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

    1. Người có công với cách mạng thuộc hai đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 trở lên được hưởng trợ cấp, phụ cấp đối với từng đối tượng, các chế độ khác được hưởng mức ưu đãi của một đối tượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 10, khoản 5 Điều 26 và khoản 5 Điều 33 của Pháp lệnh này;

    2. Người có công với cách mạng chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng, trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng theo chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

    Trường hợp người có công với cách mạng thuộc hai đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh này trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất của một đối tượng.  

    Trường hợp thân nhân hưởng trợ cấp tiền tuất của hai đối tượng người có công với cách mạng trở lên mà thuộc diện được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng thì được hưởng thêm một suất trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;

    3. Người có công với cách mạng, thân nhân quy định tại điểm e khoản 2 Điều 14 và khoản 2 Điều 27 của Pháp lệnh này chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản này đồng thời là đối tượng điều chỉnh của Luật bảo hiểm xã hội thì mai táng phí do Bảo hiểm xã hội chi trả.

    Điều 8

    Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

    1. Khai man, giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;

    2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của người có công với cách mạng;

    3. Vi phạm nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa;

    4. Lợi dụng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng để vi phạm pháp luật.

    CHƯƠNG II

    ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN VÀ CÁC CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI

    Mục 1

    NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TRƯỚC NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 1945

    Điều 9[5]

    1. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.

    2. Các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 bao gồm:

    a) Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng;

    b) Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết;

    c) Cấp tiền mua báo Nhân dân; được tạo điều kiện tham gia sinh hoạt văn hoá, tinh thần phù hợp;

    d) Được Nhà nước hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao và hoàn cảnh của từng người.

    3. Các chế độ ưu đãi khi người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 chết bao gồm:

    a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 đang hưởng chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều này mà chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp;

    b) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 đã chết mà chưa hưởng chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều này thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần;

    c) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng.

    Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng sống cô đơn không nơi nương tựa, con mồ côi cả cha mẹ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;

    d) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.

    4. Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này.

    5. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.

     

     

    Mục 2

    NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TỪ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 1945 ĐẾN TRƯỚC TỔNG KHỞI NGHĨA 19 THÁNG TÁM NĂM 1945

    Điều 10[6]

    1. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

    2. Các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 bao gồm:

    a) Trợ cấp hàng tháng;

    b) Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết;

    c) Cấp tiền mua báo Nhân dân; được tạo điều kiện tham gia sinh hoạt văn hóa, tinh thần phù hợp;

    d) Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao và hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương.

    3. Các chế độ ưu đãi khi người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 chết bao gồm:

    a) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đang hưởng chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều này mà chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp;

    b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã chết mà chưa hưởng chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều này thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần;

    c) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng.

    Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng sống cô đơn không nơi nương tựa, con mồ côi cả cha mẹ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;

    d) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.

    4. Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này.

    5. Người đã được công nhận và hưởng các chế độ ưu đãi quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này thì không thuộc đối tượng áp dụng của Điều này.

    6. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

    Mục 3

    LIỆT SĨ

    Điều 11

    1.[7] Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công" thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

    b) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

    c) Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh;

    d) Làm nghĩa vụ quốc tế;

    đ) Đấu tranh chống tội phạm;

    e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

    g) Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

    h) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;

    i) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;

    k) Thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Pháp lệnh này chết vì vết thương tái phát;

    l) Người mất tin, mất tích trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản này.

    2. Liệt sĩ được tổ chức báo tử, truy điệu, an táng. Nhà nước và nhân dân xây dựng, quản lý, chăm sóc, giữ gìn các công trình ghi công liệt sĩ, bao gồm phần mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sĩ.

    Điều 12

    1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị của liệt sĩ có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi gia đình liệt sĩ cư trú tổ chức trọng thể lễ truy điệu liệt sĩ.

    2.[8] Chính phủ quy định việc thông tin, tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính, quản lý, chăm sóc, giữ gìn, thăm viếng và di chuyển phần mộ liệt sĩ; xây dựng, quản lý nghĩa trang, đài tưởng niệm, đền thờ, bia ghi tên liệt sĩ; thông báo cho Uỷ ban nhân dân và gia đình liệt sĩ biết về phần mộ liệt sĩ.

    Điều 13

    1. Việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, tu bổ phần mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sĩ được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước và sự đóng góp của nhân dân.

    2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý các công trình ghi công liệt sĩ.

    Điều 14

    1. Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ" bao gồm:

    a) Cha đẻ, mẹ đẻ;

    b) Vợ hoặc chồng;

    c) Con;

    d) Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.

    2.[9] Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ bao gồm:

    a) Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử;

    b) Trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo các mức thân nhân của một liệt sĩ, thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, con liệt sĩ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

    Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng liệt sĩ cô đơn không nơi nương tựa, con liệt sĩ mồ côi cả cha mẹ quy định tại điểm này thì được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;

    c) Khi báo tử, liệt sĩ không còn thân nhân quy định tại khoản 1 Điều này thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng "Tổ quốc ghi công" được hưởng khoản trợ cấp tiền tuất một lần như đối với thân nhân liệt sĩ;

    d) Liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người được giao thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp mỗi năm một lần;

    đ) Thân nhân liệt sĩ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này;

    e) Cha đẻ, mẹ đẻ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc chồng; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.

    Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con mà người con đó là liệt sĩ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ có hai con là liệt sĩ trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;

    g) Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp;

    h) Con liệt sĩ được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này.

    Mục 4

    BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG

    Điều 15[10]

    1. Các chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng bao gồm:

    a) Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ quy định tại Điều 14 của Pháp lệnh này;

    b) Phụ cấp hàng tháng;

    c) Trợ cấp người phục vụ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình;

    d) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;

    đ) Nhà nước và xã hội tặng nhà tình nghĩa hoặc hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này.

    2. Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.

    Mục 5

    ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN,                                                 ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN[11]

    Điều 16

    Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến[12] được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh này bao gồm:

    1. Người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" theo quy định của pháp luật;

    2. Người được Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến[13] vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến.

    Điều 17[14]

    Các chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến bao gồm:

    1. Trợ cấp hàng tháng;

    2. Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ hai năm một lần; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết;

    3. Hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này;

    4. Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này; khi chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp.

    Điều 18[15]

    1. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần.

    2. Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.

    3. Con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này.

    Mục 6

    THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH

    Điều 19[16]

    1. Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

    b) Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

    c) Làm nghĩa vụ quốc tế;

    d) Đấu tranh chống tội phạm;

    đ) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

    e) Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

    g) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;

    h) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm.

    2. Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quân nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh".

    3. Thương binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên , công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993.

    4. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh loại B quy định tại Điều này được gọi chung là thương binh.

    5. Thương binh có vết thương đặc biệt tái phát được khám và giám định lại tỷ lệ suy giảm khả năng lao động theo quy định của Chính phủ.

    Điều 20[17]

    Các chế độ ưu đãi đối với thương binh bao gồm:

    1. Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh;

    2. Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước;

    3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;

    4. Được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này; căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động;

    5. Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này.

     

    Điều 21[18]

              1. Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống ở gia đình được trợ cấp người phục vụ.

    Người phục vụ thương binh quy định tại khoản này được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.

    2. Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được Nhà nước mua bảo hiểm y tế cho cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

              3. Khi thương binh chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp.

    4. Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau:

    a) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng;

    b) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng và trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng.

    5. Con của thương binh được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này.

    Điều 22

    Cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, bệnh binh được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được miễn hoặc giảm thuế, vay vốn ưu đãi theo quy định của pháp luật.

    Mục 7

    BỆNH BINH

    Điều 23[19]

    1. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận bệnh binh" thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

    b) Hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ mười lăm tháng trở lên;

    c) Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa đủ mười lăm tháng nhưng đã có đủ mười năm trở lên công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;

    d) Đã công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ mười lăm năm nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí;

    đ) Làm nghĩa vụ quốc tế;

    e) Thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

    g) Khi đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao.

    2. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994.

    3. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh khi thực hiện nhiệm vụ thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều này đã xuất ngũ về gia đình, nay bị rối loạn tâm thần có liên quan đến bệnh cũ làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

    Điều 24[20]

    Các chế độ ưu đãi đối với bệnh binh bao gồm:

    1. Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động;

    2. Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước;

    3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;

    4. Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này.

    Điều 25[21]

              1. Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống ở gia đình được trợ cấp người phục vụ.

    Người phục vụ bệnh binh quy định tại khoản này được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.

              2. Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được Nhà nước mua bảo hiểm y tế cho cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

    3. Khi bệnh binh chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp.

              4. Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết thì thân nhân được trợ cấp tiền tuất như sau:

    a) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất  hàng tháng;

    b) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ sống cô đơn không nơi nương tựa; con mồ côi cả cha mẹ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng và trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng.

              5. Con của bệnh binh được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này.

    Mục 8

    NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC HOÁ HỌC

    Điều 26[22]

     1. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hoá học và do nhiễm chất độc hoá học dẫn đến một trong các trường hợp sau đây:

    a) Mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên;

    b) Vô sinh;

    c) Sinh con dị dạng, dị tật.

    2. Chế độ trợ cấp hàng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học như sau:

    a) Người thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động theo các mức từ 21% đến 40%, từ 41% đến 60%, từ 61% đến 80% và từ 81% trở lên;

    b) Người thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều này mà không mắc bệnh quy định tại điểm a khoản 1 Điều này hoặc mắc bệnh với mức độ suy giảm khả năng lao động dưới 61% thì được hưởng trợ cấp hàng tháng như người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60%; trường hợp mắc bệnh với mức độ suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp hàng tháng tương ứng với mức độ suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%, từ 81% trở lên quy định tại điểm a khoản này.

    3. Các chế độ ưu đãi khác đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học bao gồm:

    a) Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước;

    b) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp người suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;

    c) Người suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được hưởng phụ cấp hàng tháng, nếu sống ở gia đình được trợ cấp người phục vụ.

    Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học quy định tại điểm này được Nhà nước mua bảo hiểm y tế;

    d) Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật, được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này;

    đ) Khi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp.

    4. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như đối với thân nhân của bệnh binh.

    5. Người đủ điều kiện công nhận và hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Điều này và Điều 24 của Pháp lệnh này được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng như sau:

    a) Bệnh binh mắc thêm bệnh quy định tại điểm a khoản 1 Điều này do nhiễm chất độc hóa học được khám giám định tổng hợp để hưởng trợ cấp hàng tháng tương ứng với mức độ suy giảm khả năng lao động;

    b) Bệnh binh thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp hàng tháng đối với bệnh binh và trợ cấp hàng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học suy giảm khả năng lao động từ  41% đến 60%;

    c) Bệnh binh mắc thêm bệnh quy định tại điểm a khoản 1 Điều này do nhiễm chất độc hóa học và thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều này được chọn hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

    Điều 27[23]

    1. Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bao gồm:

    a) Con đẻ bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học không tự lực được trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt được hưởng trợ cấp hàng tháng; được Nhà nước mua bảo hiểm y tế, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào tình trạng dị dạng, dị tật;

    b) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được Nhà nước mua bảo hiểm y tế;

    c) Con được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này.

    2. Khi con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đang hưởng trợ cấp hàng tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí.

    Mục 9

    NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG HOẶC HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN BỊ ĐỊCH BẮT TÙ, ĐÀY

     

    Điều 28

    Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày là người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị tù, đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch.

    Điều 29[24]

    1. Các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày bao gồm:

    a) Tặng Kỷ niệm chương;

    b) Trợ cấp hàng tháng;

    c) Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước.

    2. Khi người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp.

    3. Trường hợp người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần.

    Mục 10

    NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN GIẢI PHÓNG DÂN TỘC,                          BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ LÀM NGHĨA VỤ QUỐC TẾ

    Điều 30

    Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi quy định tại Điều 31 của Pháp lệnh này là người tham gia kháng chiến được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến.

    Điều 31

    Các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế bao gồm:

    1. Trợ cấp một lần;

    2. Bảo hiểm y tế;

    3. Khi người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí.

     

    Mục 11

    NGƯỜI CÓ CÔNG GIÚP ĐỠ CÁCH MẠNG

    Điều 32

    Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm:

    1. Người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước";

    2. Người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945;

    3. Người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến;

    4. Người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến.

    Điều 33

    1. Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước" và người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước" được hưởng trợ cấp hàng tháng và các chế độ ưu đãi khác như đối với thân nhân liệt sĩ quy định tại Pháp lệnh này.

     2. Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huân chương kháng chiến và người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến được hưởng trợ cấp hàng tháng; Nhà nước mua bảo hiểm y tế; khi chết thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí.

    3. Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huy chương kháng chiến và người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Huy chương kháng chiến được hưởng trợ cấp một lần; Nhà nước mua bảo hiểm y tế; khi chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí.

    4. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công", Bằng "Có công với nước”, Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến.

    5. Người đã được công nhận và hưởng các chế độ ưu đãi quy định tại Điều 9, Điều 10 hoặc Điều 30 thì không thuộc đối tượng áp dụng của Điều này.

     

    CHƯƠNG III

    TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC                                VỀ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

    Điều 34   

    1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng.

    2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng.

    3. Bộ, ngành có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng.

    4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng trong phạm vi địa phương mình; cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng tại địa phương.

    Điều 34a[25]

    Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

    1. Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về người có công với cách mạng;

    2. Quy hoạch, tổ chức quản lý hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng;

    3. Quy hoạch, hướng dẫn thực hiện quy hoạch các công trình ghi công liệt sĩ; quy định về công tác quản lý các công trình ghi công liệt sĩ;

    4. Hướng dẫn, chỉ đạo công tác tiếp nhận hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin và thông tin về mộ liệt sĩ;

    5. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức các phong trào đền ơn đáp nghĩa, quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; tuyên truyền, vận động, tổng kết, đánh giá, nhân rộng điển hình tiên tiến và công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực người có công với cách mạng;

    6. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định chế độ, định mức, phương thức trang cấp dụng cụ chỉnh hình và phương tiện trợ giúp cho người có công với cách mạng;

    7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực hiện pháp luật về người có công với cách mạng;

    8. Thực hiện hợp tác quốc tế về người có công với cách mạng;

    9. Thực hiện công tác thống kê về người có công với cách mạng.

    Điều 35[26]

    1. Bộ Quốc phòng chỉ đạo công tác xác minh, cung cấp thông tin, tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trong và ngoài nước; ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện chính sách, chế độ của Pháp lệnh này.

    2. Bộ Công an ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng do Bộ Công an trực tiếp quản lý theo quy định của Pháp lệnh này.

    Điều 36

    Bộ Tài chính bảo đảm ngân sách, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc miễn, giảm thuế đối với người có công với cách mạng và hỗ trợ cơ sở vật chất, nguồn vốn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trường, lớp dạy nghề cho thương binh, bệnh binh.

    Điều 37

    Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi về hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh này phù hợp với khả năng của Nhà nước và địa phương.

    Điều 38

    Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi đối với người sử dụng đất là người có công với cách mạng; đất dành riêng cho các công trình ghi công liệt sĩ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương binh, bệnh binh, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng cho thương binh, bệnh binh và những người có công với cách mạng khác.

     

     

    Điều 39

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện chế độ ưu tiên, ưu đãi trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp bằng các hình thức ưu tiên giúp đỡ về giống, vật nuôi, cây trồng, thuỷ lợi phí, chế biến nông sản, lâm sản, áp dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất; ưu đãi trong khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến diêm và phát triển ngành nghề ở nông thôn đối với người có công với cách mạng.

    Điều 40[27]

    Bộ Y tế có trách nhiệm sau đây:

    1. Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy chế chuyên môn, kỹ thuật bảo đảm việc xác nhận, giám định sức khỏe đối với thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, bảo hiểm y tế đối với người có công với cách mạng;

    2. Tổ chức khám, giám định đối với thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật.

    Điều 41

     Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ưu tiên, ưu đãi đối với người có công với cách mạng và con của họ theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

    CHƯƠNG IV

    KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

    Điều 42

    1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh này theo quy định của pháp luật.

    2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật.

    Điều 43

    1. Người giả mạo giấy tờ để được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thì bị đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi và phải hoàn trả số tiền đã nhận; tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

    2. Người khai man giấy tờ để được hưởng thêm chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thì bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi và phải hoàn trả số tiền đã nhận do khai man; tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

    3. Người chứng nhận sai sự thật hoặc làm giả giấy tờ cho người khác, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của người có công với cách mạng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    4. Người vi phạm quy định về quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    5. Người lợi dụng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng để vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Điều 44

    1. Người có công với cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi mà phạm tội không thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia, bị phạt tù có thời hạn nhưng không được hưởng án treo thì trong thời gian chấp hành hình phạt tù bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi.

    2. Người có công với cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi mà phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội khác bị phạt tù chung thân thì vĩnh viễn bị đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

    3. Người có công với cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi mà xuất cảnh trái phép thì trong thời gian định cư ở nước ngoài bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi.

    4. Người có công với cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi mà mất tích thì bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi.

     

     

    Điều 45

    Việc quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi, quyết định hoàn trả số tiền đã nhận quy định tại Điều 43 và Điều 44 của Pháp lệnh này được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

    CHƯƠNG V

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[28]

    Điều 46

    Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2005.

    Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng ngày 29 tháng 8 năm 1994; Pháp lệnh sửa đổi Điều 21 của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng ngày 14 tháng 2 năm 2000; Pháp lệnh sửa đổi Điều 22 và Điều 23 của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng ngày 04 tháng 10 năm 2002.

    Điều 47

    Chế độ ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh này được áp dụng đối với người có công với cách mạng đang hưởng chế độ trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực và những người được tiếp tục xem xét công nhận sau ngày Pháp lệnh có hiệu lực.

    Điều 48

    Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.


    VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

     

     
     
     

    Số: 01/VBHN-VPQH

     

     

     

     

    Nơi nhận:

    - Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);

    - Trung tâm Tin học-VPQH

      (để đăng trên trang TT điện tử QH);

    - Lưu HC, TH.

     

    XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

     

     

     

    Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2012

    CHỦ NHIỆM

     

     

     

     

    Nguyễn Hạnh Phúc

     

     

     

     

     



    [1] Pháp lệnh số 35/2007/PL-UBTVQH11 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng có căn cứ ban hành như sau:

    “Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

    Pháp lệnh này sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2005.”

    Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng có căn cứ ban hành như sau:

    “Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

    Căn cứ Nghị quyết số 07/2011/QH13 ngày 06 tháng 8 năm 2011 của Quốc hội khóa XIII về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011;

    Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 35/2007/PL-UBTVQH11.”

    [2] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [3] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [4] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [5] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [6] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [7] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [8] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [9] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [10] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [11] Cụm từ “Anh hùng Lao động” được thay thế bởi cụm từ “Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến” theo quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [12] Cụm từ “Anh hùng Lao động” được thay thế bởi cụm từ “Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến” theo quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [13] Cụm từ “Anh hùng Lao động” được thay thế bởi cụm từ “Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến” theo quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [14] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [15] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [16] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [17] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [18] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [19] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [20] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [21] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [22] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 18 Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [23] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [24] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [25] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 21 Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [26] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 22 Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [27] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 23 Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    [28] Điều 2 của Pháp lệnh số 35/2007/PL-UBTVQH11 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2007 quy định như sau:

    Điều 2

    Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2007.”

    Điều 3 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012 quy định như sau:

    Điều 3

    1. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    2. Thời điểm thực hiện quy định về các chế độ ưu đãi bổ sung đối với người có công với cách mạng và thân nhân theo quy định của Pháp lệnh này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

    3. Trợ cấp hàng tháng đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; trợ cấp người phục vụ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được thực hiện từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.

    4. Chế độ trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được thực hiện như sau:

    a) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận trước ngày 01 tháng 9 năm 2012, hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì tiếp tục hưởng chế độ hiện hưởng.

    Người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động dưới 81% thì tiếp tục hưởng chế độ cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2012 và được chuyển sang hưởng trợ cấp của người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

    Trường hợp người đã được chuyển sang hưởng trợ cấp của người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% mà có yêu cầu thì có thể được giám định lại và được hưởng trợ cấp tương ứng với mức độ suy giảm khả năng lao động theo kết quả giám định;

    b) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận từ ngày 01 tháng 9 năm 2012 được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định của Pháp lệnh này;

    c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn việc xác định, chuyển đổi mức trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

    5. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 35/2007/PL-UBTVQH11 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực.

    6. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.”

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    daonhan (10/12/2012)
  • #220479   17/10/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Hiểu và sử dụng văn bản hợp nhất như thế nào? Theo kinh nghiệm của mình

    Văn bản hợp nhất chỉ là loại văn bản nhằm giúp cho người sử dụng tránh khỏi phải thực hiện các công việc đối chiếu loại bỏ các điều khoản ở các văn bản trước đó đã hết hiệu lực do bị thay thế hoặc do bị sửa đổi, bổ sung sau đó. Còn mọi vấn đề liên quan đến hiệu lực đều phải căn cứ theo văn bản đầu tiên hoặc các văn bản điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung văn bản đó sau đó.

    Việc gán cho văn bản hợp nhất bất kỳ một ngày hiệu lực nào cũng mang tính phiến diện và không chính xác. Vì vậy việc áp dụng văn bản hợp nhất cho các vụ việc quá khứ (xảy ra trước khi văn bản hợp nhất được công bố) phải hết sức cẩn trọng, chú ý về thời điểm có hiệu lực của điều khoản được áp dụng.

    Tóm lại, nếu bạn đứng trước một tá văn bản cùng điều chỉnh một vấn đề thì mơ ước của bạn là có ai đó tổng hợp chúng thành một văn bản hợp nhất lại cho bạn để bạn dễ sử dụng. Nhưng khi đó thì bạn gặp phải một vấn đề mới phát sinh là không phải mọi điều khoản trong văn bản hợp nhất này đều có ngày hiệu lực như nhau. Nhưng giải quyết vấn đề này thì tương đối nhẹ nhàng hơn là phải tổng hợp một tá văn bản lại thành một văn bản duy nhất đúng không? và thông thường thì văn bản hợp nhất cũng sẽ hỗ trợ bạn trong việc xác định ngày hiệu lực của điều khoản đó

    Thế nên theo quan điểm của mình thì có văn bản hợp nhất vẫn tốt hơn là không có.

    Thân.

     

     

     

    Cập nhật bởi Unjustice ngày 17/10/2012 03:24:50 CH

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    daonhan (10/12/2012)
  • #220567   17/10/2012

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Hiện tại http://congbao.chinhphu.vn đã đăng 5 văn bản hợp nhất. Và một vấn đề "mới" xuất hiện nhưng chẳng mới chút nào đó là: Ngày có hiệu lực của văn bản hợp nhất đó là ngày nào? (đây là 1 trong 3 câu hỏi mà mình đã đặt ra trong bài viết vào ngày 23/8/2012). Nhưng giờ lời đáp của câu hỏi này vẫn còn trong sự bế tắc. Bởi:

    Một là, đối với văn bản hợp nhât 01/VBHN-VPQH, 02/VBHN-VPQH thì ngày có hiệu lực lần lượt của hai văn bản này là 30/7/2012 và 7/8/2012. Trường hợp này có thể suy đoán rằng: người xác định ngày có hiệu lực của văn bản hợp nhất này đã chọn "ngày ký xác thực văn bản hợp nhất" làm ngày có hiệu lực cho văn bản hợp nhất.

    Hai là, đối với văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH thì ngày có hiệu lực là 1/1/2011. Trường hợp này có thể suy đoán rằng: người xác định ngày có hiệu lực của văn bản hợp nhất này đã chọn "ngày có hiệu lực của văn bản được hợp nhất sau cùng" làm ngày có hiệu lực cho văn bản hợp nhất.

    Ba là, đối với văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH thì ngày có hiệu lực là 1/7/2004. Trường hợp này có thể suy đoán rằng: người xác định ngày có hiệu lực của văn bản hợp nhất này đã chọn "ngày có hiệu lực của văn bản được hợp nhất đầu tiên" làm ngày có hiệu lực cho văn bản hợp nhất.

    Bốn là, đối với văn bản hợp nhật 03/VBHN-VPQH thì ngày có hiệu lực là 12/3/2013. Đối với trường hợp này thì tôi không thể suy đoán được người xác nhận ngày có hiệu lực của văn bản hợp nhất này đã dựa vào cơ sở nào để chọn ngày 12/3/2013 làm ngày có hiệu lực cho văn bản hợp nhất.

    Từ những vấn đề trên rõ ràng việc xác định ngày có hiệu lực của văn bản hợp nhất không theo một nguyên tắc thống nhất nào cả, mà là tùy tiện, mới chỉ có 5 văn bản hợp nhất mà đã có 4 cách xác định ngày có hiệu lực. Liệu văn bản hợp nhất số 6, 6+ lại có một cách xác định ngày có hiệu lực khác nữa không?

    Theo tôi, trên "tình thần" của Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật thì văn bản hợp nhất sẽ không có ngày có hiệu lực, mà thay vào đó là ngày ký xác thực văn bản hợp nhất, và ngày này được xem là ngày "có giá trị áp dụng" văn bản hợp nhất.

    Rất mong sự góp ý của "CỘNG ĐỒNG DÂN LUẬT" về chủ đề này!

    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 11/09/2013 11:16:40 SA
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    daonhan (10/12/2012) phuthuy052000 (17/10/2014)
  • #232213   09/12/2012

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Mọi người ơi! Cùng nhau bàn luận về vấn đề đầy "nan giải" này chứ! Chẳng lẽ Dân Luật chúng ta để "chìm xuồng" về câu chuyện "hợp nhất" này chăng?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    phuthuy052000 (17/10/2014)