Văn bản hết hiệu lực, có thể dùng làm căn cứ để áp dụng quy định tương tự của pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #68537 15/11/2010

    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Văn bản hết hiệu lực, có thể dùng làm căn cứ để áp dụng quy định tương tự của pháp luật

    Mình có một vấn đề thắc mắc đó là hiện nay có khá nhiều vấn đề không có văn bản hướng dẫn ban hành kèm theo khi thay đổi luật. Điều này dẫn đến một tình trạng là có nhiều quan điểm khác nhau dẫn trong cùng một vấn đề.

    Vậy vấn đề đặt ra là các văn bản hướng dẫn luật đã hết hiệu lực, nhưng chưa có văn bản thay thế, mà các quy định cần hướng dẫn trong văn bản này không trái với các quy định của luật mới ban hành, thì có được dùng làm căn cứ để áp dụng quy định tương tự của pháp luật hay không.


    Mong nhận được ý kiến trao đổi của các bạn.

    Thân !

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    16810 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #68542   15/11/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào boyluat mình xin có ý kiến như sau:

    Về nguyên tắc thì khi có sự thay đổi của điều luật thì các cơ quan liên quan có trách nhiệm ban hành các văn bản hướng dẫn phải kịp thời ban hành để điều luật đó được thi hành

    Còn vấn đề bạn nêu ra thì theo mình nghĩ là không thể áp dụng văn bản đã hết hiệu lực được vì theo quy định tạ:


    Điều 83. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

    1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

    Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.

    2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

    3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.

    4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.

    Thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #68545   15/11/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Cám ơn bạn đã có ý kiến trao đổi, nhưng vấn đề mình thắc mắc là áp dụng quy định tương tự của pháp luật chứ không phải là áp dụng văn bản QPPL đang có hiệu lực.

    #0070c0;">Điều 3 BLDS
    #0070c0;">chỉ quy định là quy quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này mà không nói về hiệu lực pháp lý của quy định tương tự đó; như vậy có thể hiểu là chỉ cần không trái với các quy định của BLDS thì có thể áp dụng cả văn bản đã hết hiệu lực thi hành.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #68548   15/11/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    hehe. mình không biết là bạn hỏi về luật dân sự tưởng la bạn hỏi chung chứ, còn về vấn đề áp dụng tương tự pháp luật thì được đó bạn à. (chỉ cần nó không trái với luật và đạo đức xã hội là được)

    Thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #68552   15/11/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Ngoài lập luận mà mình nêu trên, bạn có thể tìm được lập luận nào khác để dùng các quy phạm PL hết hiệu lực để chứng minh không.

    Vì mình thấy có nhiều tài liệu sử dụng định nghĩa này: Áp dụng tương tự pháp luật là dùng những quy phạm pháp luật đang có hiệu lực đối với những quan hệ tương tự như quan hệ cần xử lí để điều chỉnh quan hệ cần xử lí đó nhưng không có quy phạm trực tiếp điều chỉnh quan hệ đó (như dùng quan hệ vay để xử lí quan hệ hụi họ hay dùng các quan hệ về dịch vụ để điều chỉnh quan hệ đổi công cho nhau....).

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #68560   15/11/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào các bạn,

    Theo quan điểm của mình là không, vì theo lý luận pháp luật thì chỉ áp dụng pháp luật tương tự trong hai trường hợp, với thứ tự ưu tiên như sau: 


    a) Sử dụng qui phạm pháp luật tương tự, yêu cầu qui phạm pháp luật đó phải còn có hiệu lực tại thời điểm áp dụng.


    b) Sử dụng nguyên tắc, ý chí chủ đạo của hệ thống pháp luật.


    Do đó ta thấy rằng nếu không có qui phạm pháp luật tương tự có hiệu lực thì ta phải sử dụng phương án b. Dĩ nhiên nếu qui phạm pháp luật đã hết hiệu lực phù hợp với nguyên tắc, ý chí chủ đạo của hệ thống pháp luật thì cơ quan áp dụng có thể tham khảo nhưng khi viện dẫn lúc áp dụng thì phải viện dẫn nguyên tắc, ý chí chủ đạo của hệ thống luật pháp chứ không thể viện dẫn qui phạm pháp luật đã hết hiệu lực.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #68581   15/11/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Anh Unjustice cho em hỏi là văn bản nào quy định chuyện quy phạm tương tự cần sử dụng phải còn hiệu lực vậy, em không tìm được văn bản nào quy định chuyện này cả.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #68588   15/11/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào Boyluat!

    Nó nằm ngay trong định nghĩa của qui phạm pháp luật đấy. Một qui phạm chỉ được xem là qui phạm pháp luật khi nó được ban hành bởi một một cơ quan có thẩm quyền theo một qui định về trình tự thủ tục chặt chẽ (bao gồm cả qui định về tính hiệu lực) do pháp luật qui định.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #68605   15/11/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Hình như anh nói đúng, nhưng mà nếu thế, thì làm thế nào để xác định được những vấn đề cần giải quyết, khi không có văn bản hướng dẫn nhỉ.

    Ví dụ như chuyện con nuôi, cháu nuôi vậy, theo Mục 4 điểm D Nghị quyết số 02/1990/NQ-HĐTP thì con nuôi không đương nhiên là cháu nuôi, nhưng thay bằng luật mới, thì lại không có văn bản hướng dẫn xem con nuôi có đương nhiên là cháu nuôi hay không. Ngoài ra còn nhiều ví dụ khác nữa.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #68618   15/11/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Mình đồng ý với boyluat chỗ này nha,

    Ví dụ như chuyện con nuôi, cháu nuôi vậy, theo Mục 4 điểm D Nghị quyết số 02/1990/NQ-HĐTP thì con nuôi không đương nhiên là cháu nuôi, nhưng thay bằng luật mới, thì lại không có văn bản hướng dẫn xem con nuôi có đương nhiên là cháu nuôi hay không.


    Thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #68624   15/11/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào boyluat

    Như vậy là em nghĩ do pháp lệnh thừa kế hết hiệu lực vì được thay thế bởi BLDS 1995 nên cái Nghị quyết 02/HĐTP cũng hết hiệu lực.

    Từ lúc em lập chủ đề, anh đã đoán là em phân vân ở chỗ này nhưng chưa dám chắc, giờ thì đúng rồi.

    Cách nghĩ của em như vậy là không đúng. Không phải một văn bản luật bị hết hiệu lực thì các văn bản hướng dẫn nó cũng hết hiệu lực theo. 

    Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 cho đến nay vẫn còn nguyện hiệu lực chứ không hề bị hết hiệu lực.

    Theo Điều 9 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì một văn bản QPPL chỉ hết hiệu lực trong hai trường hợp:

    1. Bị thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản QPPL khác của chính cơ quan nhà nước đã ban hành ra nó.

    2. Bị đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Cho đến này, TAND Tối cao cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền cao hơn TAND Tối cao chưa hề ban hành văn bản nào thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ hay đình chỉ việc thi hành Nghị quyết trên. Vì vậy nó vẫn còn hiệu lực và vẫn được áp dụng.

    Đối với các văn bản khác nếu thuộc trường hợp tương tự như trên thì cũng vậy.

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #68657   15/11/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Cám ơn anh BachThanhDC, hì, quy định này học từ năm ngoái, năm nay tự nhiên quên mất, hic.

    Nhưng làm thế nào để biết được một văn bản đã hết hiệu lực chưa nhỉ, em chỉ biết mỗi thư viện pháp luật của trang này là có ghi hiệu lực với khá nhiều văn bản, nhưng mà có nhiều VB chưa cập nhật lắm, mà cũng khó tìm cơ, em tìm cái nghị quyết này ở thư viện mà mãi không tìm được.

    Nhưng mà luật ban hành VB QPPL có hiệu lực đối với các VB QPPL đã ban hành trước đó không hả anh, nếu theo như các luật thông thường khác, thì nếu không có quy định, thì sẽ không có hiệu lực trở về trước, như vậy thì Luật ban hành VBQPPL chắc là không thể dùng làm căn cứ pháp lý để lập luận trong trường hợp này.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #69133   17/11/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Ồ! Chào #ff8c00;">boyluat!

    Sao anh không biết em có bài viết này nhỉ? Hôm nay đảo tìm bài viết của mình cho tình huống tương tự mới thấy.

    Em không tìm được Nghị quyết này là đúng rồi. Tại em gõ thông tin về ký hiệu văn bản không đúng. Thời đó ký hiệu của nó đang là #0070c0;">02/HĐTP chứ không phải như bây giờ phải là 02/1990/NQ-HĐTP như em gõ.

    Các trang web cung cấp văn bản nhiều khi khong cập nhật được kịp thời và đầy đủ đâu. Nên dẫn đến có những văn bản cho thông tin về hiệu lực khong chính xác.
    Muốn biết chính xác và đầy đủ, tốt nhất là cập nhật trang Công báo.

    Về nguyên tắc, pháp luật Việt Nam không quy định hiệu lực trở về trước, ngoại trừ những trường hợp cần thiết quy định tại Điều 79 Luật ban hành ăn bản QPPL.

    Luật ban hành văn bản QPPL vẫn dùng làm căn cứ để lập luận trong trường hợp này được. Vì khoản 2 Điều 95 quy định thế này:

    "Những văn bản quy phạm pháp luật bao gồm nghị quyết của Chính phủ; chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; văn bản liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được ban hành trước khi Luật này có hiệu lực thì vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi bị bãi bỏ, hủy bỏ hoặc được thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác".

    Hơn nữa, trước Luật.... 2008 thì có Luật.... 2002, Luât... 1996, Quy chế xây dựng luật và pháp lệnh ban hành kèm theo Nghị quyết số 91 NQ/HĐNN8 ngày 06/8/1988. Quy định về hiệu lực của văn bản QPPL tại các văn bản này đều tương tự nhau cả.

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #69139   18/11/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Một lần nữa cám ơn anh BachThanhDC.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #69315   18/11/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    @ boyluat

    Thtc theo n bản lp quy. Th tc y đưc ghi nhn tại #0070c0; letter-spacing: -0.1pt;">Ng#0070c0;">hị đnh 83-CP ngày 10/10/1998 vđăng ký h tịch, nhưng lại không đưc ghi nhn trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

     #0070c0;">Luật hôn nhân gia đình năm 2000 ch quan m đến việc nhn con hoặc nhn cha mẹ theo th tc tư pháp. Thực ra, ta đã biết rằng Nghị đnh s83-CP đã dn không phải văn bn hưng dn thi hành Luật này;


    Nhưng điu tế nh là: dù được ban hành sau Nghị đnh, Luật không lấy lại (và tiếp tục hoàn thiện) các quy tắc trong Nghị định. Có lẽ người làm luật còn mun tiếp tc thử nghiệm các giải pháp ca văn bn lập quy trong mt thời gian.(giáo trình hôn nhân gia đình-khoa luật -Đại học Cần Thơ)


    Mới phát hiện ra cái này chắc được nè!

     


     
    Báo quản trị |  
  • #69369   19/11/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    @ quyetquyen945: Mình không hiểu ý bạn lắm, bạn có thể nói cụ thể hơn được không.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #69372   19/11/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    @boyluat
    trong cuốn giáo trình tớ send cho cậu có đó trang 32 a, còn ý của tớ là cái đó là 1  ví dụ chứng minh 1 văn bản hết hiệu lực nhưng cũng có thể được áp dụng khi chưa có văn bản thay thế đó mà,
    thân@
     
    Báo quản trị |